Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Văn Hải ngoại sau 1975 (kỳ 23): Kiệt Tấn (3)

Nguyễn Manh Trinh


Nhà văn Kiệt Tấn

Viết là một cung cách sống. Nhưng, ở Kiệt Tấn, viết là một cung cách sống hết mình và trong thế giới văn chương ông không cảm thấy một điều gì khiến mình úy kị để giới hạn không gian, thời gian của mình. Thế giới của Kiệt Tấn, cũng là thế giới quen thuộc đời thường nhưng lại là thế giới của chất ngất cảm giác. Giữa biên giới của dung tục thô thiển và phóng khoáng không câu thúc, giữa tính dục và tình yêu, với ngôn ngữ diễn tả có phong cách riêng, vẫn nổi bật một chân dung nghệ thuật. Viết về những người nữ, tuy bằng ngôn ngữ đời thừơng quen thuộc vẫn là những hình tượng đẹp, của những cảm giác xao xuyến đến cực độ của những người hiểu được sự trân quý của tình cảm con người.Viết về quê hương, dù là trong trí nhớ hay thì hiện tại, vẫn là những tình cảm sâu đậm của một người luôn nhung nhớ quê nhà. Viết về cuộc đời mình, của những giây phút cô đơn cùng cực, lạc lõng trong thế giới hỗn mang, vẫn là cái tâm trong sáng của một tấm lòng chơn chất đôn hậu.
Kiệt Tấn là một khuôn mặt nổi bật của văn học Việt Nam hải ngoại. Những truyện ngắn của ông xuất hiện trên những tạp chí văn học nghệ thuật của những năm thập niên 80, 90 đã tạo được những hiện tượng văn học ở hải ngoại. Nửa tự truyện nửa hư cấu, với phong cách tự nhiên của người dám sống thực và viết thực, Kiệt Tấn tạo dựng được một thế giới văn chương độc đáo mà trong đó nhân vật là những mẫu người thật sinh động, mà dấu ấn của thời cuộc cũng như cá tính của một người bất bình thường nhưng lại có nét đáng yêu của một nghệ sĩ với những nét lãng mạn riêng.

Kiệt Tấn kể chuyện với cái phong cách riêng của ông. Vừa nâng niu hoài niệm vừa hóm hỉnh cợt đùa với chữ nghĩa. Người đọc qua diễn tả của ông như thấy lại một thời thơ ấu của tuổi trẻ ngây thơ ăn chưa no lo chưa tới nhưng hừng hực nhiệt tình đời sống. Một cậu học trò công tử vườn được sống lại trong cái đáng yêu và cái đáng ghét của nó. Chính thị là Kiệt Tấn nhưng cũng có thể là một hình bóng nào của chúng ta của những ngày mới lớn.Cái cảm giác nóng hôi hổi dục tính hay cái lạnh lẽo của cô đơn kiếp người dù rất riêng tư nhưng vẫn có nét gần cận với đời sống ở một phút tiếp cận nào đó của hoài niệm nhớ ve,à của hân hoan chia sẻ. Cuộc đời thường và nghiệp sống văn chương Kiệt Tấn có khi là một nhưng ở trong một bất kỳ chạnh lòng nào đó lại phân hai thành hai thế giới của những chân dung đối chọi nhau của mâu thuẫn nội tâm của những ray rứt có thể từ tâm tính bất định của một cuộc sống mà thực và ảo không chỉ là giản đơn của hư cấu và thực tại. Có một cái gì đó, của một người có lúc cũng xa lạ với chính mình…

Có lẽ chúng ta nên biết một chút về tiểu sử của nhà văn/ nhà thơ Kiệt Tấn. Ông tên thật là Lê Tấn Kiệt sinh năm 1939 tại làng Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Học tiểu học ở Bạc Liêu, trung học ở Vĩnh Long, Mỹ Tho, Sài Gòn và đại học ở Quebec, Canada. Hiện sống với gia đình ở Pháp. Có bài đăng trên tạp chí Sáng Tạo. Nhiều năm không viết văn không làm thơ. Cầm bút lại năm 1985. Ðã cộng tác với các tạp chí văn học nghệ thuật như Văn Học, Văn, Làng Văn, Thế Kỷ 21, Hợp Lưu.. Ðã xuất bản: Ðiệp khúc Tình yêu và Trái Phá, thơ, 1966; Nụ Cười Tre Trúc, tập truyện 1987; Lớp lớp Phù Sa, truyện dài, 1988; Thương Nàng Bấy Nhiêu, tập truyện, 1988; Nghe Mưa,tập truyện 1989; Em Ơi Biết ÐâuTìm, tập truyện1994;Việt Nam ThươngKhưc, trường thi, 1999;Tuyển Tập Kiệt Tấn, 2002.

Ðó là khuôn mặt đời thường Kiệt Tấn. Còn chân dung văn chương Kiệt Tấn thì sao?

Chân dung Kiệt Tấn? Một thi sĩ tác giả “ Ðiệp Khúc Tình Yêu và Trái Phá” hay” Việt Nam Thương Khúc”? Một nhà văn miệt vườn tác giả “ Lớp Lớp Phù Sa”? Một nhà văn nặng về tính dục tác giả “ Ðêm Cỏ Tuyết”, “ Thương Nàng Bấy Nhiêu? Một người điên viết “ Em Ðiên Xõa Tóc”?Một người viết tự truyện có duyên và không bị những cấm cản đời thường bó buộc? Có rất nhiều khuôn mặt và ở chân dung nào cũng có nét độc đáo riêng. Sống thật, sống hết mình. Viết thật, viết hết mình. Nhưng, đó có phải là chân dung của một người bình thường không? Nhiều người đã nhận xét về tác phẩm của nhà văn Kiệt Tấn như thế.

Kiệt Tấn có khi đã đi chữa bệnh ở nhà thương chuyên trị bệnh tâm thần. Như vậy có thể gọi ông là một nhà văn điên không? Rất nhiều người có ít nhiều quý mến thân thuộc với ông đã đặt câu hỏi ấy. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Nhà văn nữ Phan Thị Trọng Tuyến. Nhà văn nữ Ðặng Mai Lan. Nhà văn nữ Mạch Nha.

Ví dụ như Nguyễn Hưng Quốc đã viết:” Ðiên là những kẻ mất tri giác, không còn khả năng lý luận. Ðộng tác, cử chỉ của một người điên là những tác động không thể có nơi một người bình thường. Thế mới gọi là điên. Và một người điên sau khi đã bình phục, họ có thể nhớ lại được không những gì đã trải qua, những gì họ đã làm trong cơn điên ấy? Ðây là những suy nghĩ rất tầm thường. Dĩ nhiên. Tôi không cố công tìm hiểu phân tích sâu xa hơn về chứng bịnh tâm thần này vì nó chẳng liên hệ gì đến cá nhân tôi. Nhưng câu hỏi- sau cơn điên người điên có nhớ gì không? Nó cứ đeo theo tôi kể từ khi tôi đọc“ Em điên xõa tóc “ của Kiệt Tấn. Ông Kiệt Tấn điên rồ hay chỉ khủng hoảng tâm lý? Ông điên Kiệt Tấn không thể viết văn nhưng ông nhà văn Kiệt Tấn thì có thể dựng bao nhiêu truyện tình lồng vào những cơn điên loạn tuyệt vời. Ðương nhiên là tôi biết thừa điều đó nhưng câu hỏi vẫn nhất định không bứt ra khỏi đầu tôi.

Tôi tin Kiệt Tấn. Tôi ít tin nhà văn nào như tôi đã tin Kiệt Tấn. Ở những nhà văn khác tôi thấy sự tài hoa. Ơû Kiệt Tấn tôi vừa thấy tài hoa vừa thấy sự thành thật”

Nhưng dù thế nào, điên hay tỉnh. Chắc có lẽ chẳng có một độc giả nào thắc mắc bởi vì trong văn chương, cái điên có khi là kết quả của cái tỉnh táo nhất, của những điều uẩn ức mà người thường khó ngỏ và của tấm lòng thành thực vượt qua những rào cản của cuộc đời. Thơ hay văn, có khi cũng chỉ là phản ứng của những tâm hồn luôn đi ngược lại trào lưu của cuộc nhân sinh. Ơû trong những cực độ của chất ngất cảm giác, có lẽ thơ văn lại càng có nhiều chất hấp dẫn lôi cuốn hơn.

Nhà văn nữ Mạch Nha đã viết về Kiệt Tấn cũng với cái giọng văn nghe sao hơi giống chính cái ông nhà văn nửa điện nửa tỉnh này:” ông khóc từ cái lớn lao chẳng thể nào cầm nắm- Việt Nam Thương Khúc đến cái bé nhỏ trong lòng bàn tay- Em Vịt Vàng Nhỏ Của Tôi Ơi, khóc từ người tình gắn bó da thịt với mình- Người Em Xóm Học- đến cô gái điếm chỉ thoáng trao đổi đôi ba động tác bên lề đường-Paris. Thu. Khóc bà già bán kem trước cổng trường- Năm Nay Ðào Lại Nơ.û Ðến cô gái điên chia chung hành lang bệnh viện tâm thần- Em Ðiên Xõa Tóc. Khóc con ốc nhồi, khóc bác phở bắc, khóc chai rượu chát khóc bình nước mắm, khóc từ cái bánh mì baguette Phú Lang Sa đến hạt thóc quê nhà. Khóc túi bụi hạt sen. Mưa khóc. Nắng cũng khóc. Buồn khóc vui khóc. Xa khóc gần khóc. Thương khóc giận khóc. Ðoái hoài khóc ghét bỏ cũng khóc. Kêu bằng tràng giang đại hải. Không biết khóc đừng làm đàn ông. Không biết khóc đừng làm nhà văn! không biết khóc đừng lam 2nhà văn! Không biết khóc đừng làm con người! Vỗ ngực mà khóc.

Ông khóc tá lả âm binh, để nước mắt rơi lã chã vào văn chương. Khóc dữ dội và và dễ thương đến nỗi đọc ông nhiều khi phải bật cười. Không phải cười nhạo đâu. Cười sướng. Vẫn còn có người biết khóc vì những điều tưởng đã quá lạc điệu giữa đời sống nhẵn lì này.”

Có nhiều nhà văn Kiệt Tấn. Nhà văn miệt vườn. Nhà văn của tính dục. Nhà văn của tâm lý và triết lý. Nhà văn của hiện thực Việt Nam thời chiến tranh.

Nhà văn miệt vườn Kiệt Tấn.Tại sao các nhà phê bình văn học lại xếp ông vào những nhà văn miệt vườn? Có nhiều quan niệm nhiều định nghĩa về nhà văn miệt vườn. Theo ý kiến khá thô thiển của tôi thì đó là những nhà văn viết về xã hội miền Nam từ thời khẩn hoang đến sau này với phong cách đặc biệt từ ngôn ngữ đến nhân vật, từ tập tục xã hội tới sắc thái địa lý. Trong văn học Việt Nam, đã có nhiều tác giả được gọi là nhà văn miệt vườn thí dụ như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Hồ Trường An, Nguyễn Văn Sâm…Kiệt Tấn cũng là một khuôn mặt tiêu biểu với những tác phẩm truyện ngắn, truyện dài có phong vị riêng của những người sinh trưởng ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Oâng viết về những ngày xa xưa khi con người phải chống trả với nghiệt ngã của thiên nhiên, của thú dữ và chính cái ác độc của con người. Ông cũng viết về thời mới gần đây của xã hội nửa tỉnh nửa quê ở miền Nam, những chuyện tình và những sinh hoạt phong tục của một xã hội có nhiều nét đặc thù dễ yêu của những con người thật thà chân chất…

Tác phẩm tiêu biểu nhất của biểu hiện chân dung nhà văn miệt vườn KiệtTấn? Và đó có phải là những tác phẩm chính yếu của ông hay không?

Theo cảm nhận của riêng tôi, truyện dài Lớp Lớp Phù Sa biểu hiện rõ nét nhất nhà văn miệt vườn Kiệt Tấn. Truyện dài này theo chính ông cho biết là tác phẩm phác họa lại đời sống thực sự của gia đình ông với ba má và những người thân thuộc có thực trong đời sống. Những sự kiện, những nhân vật này đã xảy ra , đã sống tại vùng đất Thới Lai , Cờ Ðỏ, Bình Thủy. Thời gian của truyện dài này bắt đầu từ khoảng năm 1920 trong thời kỳ Pháp thuộc trước khi chiến tranh xảy ra và kéo dài đến thời hiện đại ở miền Nam. Những nhân vật đã sống trong không gian của một vùng quê với những nhân vật đặc thù của một xã hội có nhiều phong tục nhiều cá tính biểu trưng cho văn hóa Nam Bộ chân chất thẳng thắn nhưng khẳng khái điệu nghệ theo kiểu giang hồ ngày xưa.

Còn câu hỏi tác phẩm này có phải là tác phẩm chính không thì với Kiệt Tấn, trong văn chương và cả trong đời sống rất phong phú và đa dạng nên phân biệt cái nào chính cái nào phụ có lẽ không cần thiết bởi vì trên mỗi phương diện văn học ông đều có những nét riêng, những đặc tính riêng.

Muốn tìm hiểu đặc tính của nhà văn miệt vườn Kiệt Tấn có lẽ phải phác họa lại một thời với những nhân vật của những người muôn năm cũ. Văn phong Kiệt Tấn đã có ngôn ngữ đầy địa phương tính, pha trộn với những câu ca dao, với những câu hát bình dân của một thuở nào thành lời đồng vọng của quá khứ. Có khi, ông tả người hay cảnh chỉ một vài nét đơn sơ nhưng lại gợi cảm và tạo nhiều liên tưởng cho độc giả. Chính cái chơn chất hiền hòa đã tạo thành những ấn tượng sâu sắc. Những nhân vật trong Lớp lớp Phù Sa như Ba Song Phi, như Năm Thẹo, những nhân vật của điệu nghệ giang hồ, những Thím Ba, Chú Tư, những người nông dân hiền lương, tất cả đều được phác họa và kể lại trong những chuyện thực là truyền kỳ Nam Bộ. Một cuôc sống của một thời sinh động chen lẫn xấu và tốt, giữa tình nghĩa con người và bon chen âm mưu ác độc.

Văn phong của Kiệt Tấn có sự hấp dẫn kỳ lạ. Ở ngôn ngữ, đầy những khám phá mới, bát ngát những câu ca dao, mênh mang những câu hát hue âtình, tràn ngập những câu hát hò dân giã. Có người đã hỏi tại sao… Tốt nhất là để tác giả Kiệt Tấn trả lời:” Tôi được cái may mắn là từ thuở lọt lòng, tôi sống ở nhà quê và xóm bình dân. Lối xóm ai ru con cũng đều biết ù ơ ví dầu vài ba câu ca dao. Mà tôi cũng biết ù ơ…Ví dầu ví dẩu ví dâu, ví qua ví lại ví trâu vô chuồng. Hoặc má ơi đừng đánh con đau để con hát bội làm đào má coi. Rồi lớn lên , khi đi học, nhờ học giỏi tôi được lãnh thưởng mấy quyển sưu tầm tạp lục ca dao tôi đọc thấy sướng ran, bèn đọc đi đọc lại nên thuộc lòng hồi nào không hay. Khi cầm bút lên viết thì cứ rỉ rả tuôn ra vậy thôi chứ chẳng có bí quyệt gì hết ráo. Hơn nữa khi viết về miền Nam ruộng đồng mút mắt, sông nước tứ bề, khi viết về những người bình dân sống nơi miền đất này mà không có hò hát , không có ca dao tôi nghĩ là một thiếu sót lớn. Hò hát và ca dao tạo được bầu không khí quê mùa cho truyện viết cũng hợp tình hợp cảnh lắm chớ! Nên lắm! Ngoài ra khi còn đi học tôi còn dùng ca dao để chim gái, như dụ dỗ cô Hoa trong “ Bến Ðò Trao Thơ” khiến cho cô xiêu lòng mà trao duyên cùng tướng cướp” hãy thề với anh hết miễu qua chùa, ai cho anh uống thuốc bùa anh mê!”…”

Thiệt là hấp dẫn. Nhưng văn chương về tính dục có lẽ là một nét hấp dẫn đặc thù riêng biệt khác của tác giả Kiệt Tấn. Những truyện ngắn của ông viết về những trai gái yêu nhau như Ðêm Cỏ Tuyết, như Sáng Dậy Nghe Em Khóc, như Thương Nàng Bấy Nhiêu… đã khiến cho ông được nhắc nhở nhiều và có nhận định rằng truyện tình như kiểu của ông cũng khá hiếm hoi trong văn học Việt Nam. Truyện ngắn của Kiệt Tấn là kết quả của những phút giây cực kỳ cảm xúc của con người. Trong giây phút ấy ông quên đi những cấm kỵ của đời thường, tự do trước những rào cản giới hạn của xã hội như luân lý đạo đức. Hòa mình vào tâm cảm tự nhiên, cảnh và người cũng chỉ là những hòa hợp để từ những góc cạnh buông thả tạo hình một tình cảm đằm thắm lãng mạn. Truyện của ông có những pha làm tình rất gợi cảm, cháy bỏng xác thịt nhưng lại là biểu hiện của nỗi thương yêu rất nhân bản và lãng mạn.

Nhà văn Kiệt Tấn hay kể những chuyện tình của mình với nhiều nét rất là “erotic”. Có người bảo đó là những chuyện thực của cuộc đời ông. Thuờng khi tác giả dùng ngôi thứ nhất để kể và viết.

Có thể cái tôi của văn chương là cái tôi của tác giả đời thường. Trả lời câu hỏi tại sao truyện của Kiệt Tấn đa số đều đưa tình dục vào, ông nói trong cuộc phỏng vấn của hai nhà văn nữ Phan Thị Trọng Tuyến và Ðặng Mai Lan :

” Câu trả lời thật ra khá đơn giản: cuộc tình nào của tôi cũng tay chân rối beng, thịt da bát ngát, đồi núi chập chùng, cỏ non ngút mắt. Khi hồi tưởng và viết lại thì nó y chang như vậy thôi cũng đất trời choáng váng, thịt da bấn loạn đâu có mất công gì phải đưa với đón tình dục vào truyện hoặc hư cấu làm chi cho nhức cái đầu, mệt thằng nhỏ. Xin cô Hai thông cảm.

Có lần khi nói về tình dục tôi đã minh định: Tôi viết về tình dục với mục đích cho độc giả thấy tình dục là một điều đẹp đẽ và tự nhiên” lần khác khi viết về tôi, Nguyễn Hưng Quốc đã nhận xét ” Nhiều người cho là Kiệt Tấn viết bạo. Thêm điều này nữa. Bạo nhưng không bao giờ nhớp nhúa. Thiếu cái trong sáng của Thạch Lam, tình yêu trong truyện Kiệt Tấn lại gần hơn với sự thực với cuộc đời”

Có một câu hỏi là “tôi” của văn chương và “tôi” của đời thường Kiệt Tấn là một?

Ông trả lời tỉnh queo: ”Hầu hết những truyện tôi viết đều là tự truyện, nên” có sao nói dzậy người ơi. Xin người đừng gian dối đời nhau” Tuy nhiên tôi không phải là một người đêm đêm kể chuyện đời xưa cho con nít nghe hay một ký giả chiến trường viết bài tường trình cho một tai nạn tình ái kèm theo ảnh chụp.

Về nghệ thuật viết truyện, ông đã “ tự khai”:về cách dựng truyện trước khi viết tôi hồi tưởng lại cuộc tình của mình, sau đó tôi sắp xếp các sự kiện, các chi tiết để cho chúng xuất hiện theo một thứ tự nào đó mà tôi thấy là “ hết xẩy”. Tôi thường đảo lộn trật tự, cắt đổi thời gian, hoán chuyển không gian. Khi viết tôi cố gắng tôn trọng sự thật tới mức có thể được. Thứ nữa thêm một điều quan trọng” Ðộc giả chỉ muốn đọc một truyện hay chứ không nhất thiết phải là truyện thật một trăm phần trăm” họ cóc cần, có thể nói thẳng như vậy. Thế nhưng nếu hư cấu quá trớn truyện viết thấy” xạo” rõ ràng thì độc giả cũng chịu đời không thấu. Xem xong nàng khẽ thở dài. Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây.”

Có những chuyện mà nhà văn Kiệt Tấn đã mô tả sự thực đến độ không ngờ và đã gây ra nhiều “scandal” như trong truyện ngắn “ Người Em Xóm Học”hay” Em Ðiên Xõa Tóc”.Truyện ngắn này mô tả mối tình tay ba giữa Diane và hai anh em Lộc và Kiệt. Chuyện này theo như chính tác giả Kiệt Tấn cũng xác nhận là chuyện có thực. Nhiều người cho rằng cuộc tình giữa hai anh em và một người nữ có tính loạn luân và nhận xét khắt khe về chuyện này. Nhưng có người cho rằng vì người anh ruột là Lộc hiểu được tính khí và tâm lý người em nên đã nhường bước trên đường tình ái. Và câu chuyện kể trên là những trường hợp bất đắc dĩ mang tính “ emergency” của cuộc đời. Luận cứ trên đã mang phân tâm học và triết học để đào sâu hơn về những con người “ bất thường” như Kiệt Tấn.

Con người bất thường của Kiệt Tấn ra sao? Ông đã viết về mình một cách thành thực :” Có hai điều tôi sợ nhất trên đời là bệnh tật và cô đơn. Mỗi lần đến một thành phố lạ nào, việc đầu tiên của tôi là đi tìm đàn bà- bất cứ người đàn bà nào cũng được. Không phải để giải quyết sinh lý. Tôi cần có sự hiện diện mà sự hiện diện đó phải là của một người đàn bà. Không có nàng tôi thấy đời sống trống rỗng, mênh mông hoang vu dễ sợ. Tưởng có thể ngã ra chết được. Tôi ghiền đàn bà như ghiền ma túy. Tôi sẽ chết vì ma túy không có gì ngạc nhiên. Trái lại với bọn con trai vì yêu đương mà xao lãng đèn sách, khi có con gái liền bên cạnh tôi học càng được. Tôi vừa đánh đàn vừa học bài thỉnh thoảng hôn lên má nàng một cái vậy mà học hành tiến bộ thấy rõ. Không có nàng tôi lăng xăng tìm kiếm không học hành được gì hết Tìm không ra tôi tưởng phát khùng tới nơi..”

Có thể, vì hiểu được người em mình, không có đàn bà có thể chết được nên Lộc đã nhường người tình cho em mình như trong hai truyện ngắn kể trên?

Nếu có ai hỏi anh nghĩ gì về nhà văn Kiệt Tấn thì câu trả lời sẽ rất dễ mà cũng rất khó. Nghĩ gì à? Có quá nhiều người nghĩ về cái ông tác giả lạ đời này rồi! Phần đông là khen đến nỗi bây giờ tôi muốn khen thêm cũng không còn chỗ nữa. Nhưng thú thực một điều, truyện ngắn truyện dài của ông rất hấp dẫn, đọc để thấy được cuộc đời với cả dầy đủ hỉ nộ ái ố. Và tôi thấy thanh và tục, dâm và không dâm hình như không còn ý nghĩa nào chính xác. Mỗi thứ một chút, trộn lẫn , xen vào nhau vì thế mà cuộc đời phức tạp và sinh động biết bao qua những trang sách Kiệt Tấn. Và có khi tự hỏi một cách bâng khuâng. Ðiên có sướng hay không?

Nguyễn Manh Trinh
Nguồn: https://sangtao.org/2012/09/24/kiet-tan-nha-van/