Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Internet thay đổi văn học như thế nào?

Jane Ciabattari, BBC ngày 4/3/2014

Minh Hà lược dịch

A woman uses a tablet computer

Ngày 12/3/2014, internet đã bước sang tuổi 25. Một phần tư thế kỷ qua, internet đã mang đến cuộc cách mạng trong văn học, cả về hình thức và nội dung, từ sách điện tử đến hư cấu.

The Circle (Vòng đời) – tiểu thuyết mới nhất của Dave Eggers xuất bản cuối năm 2013, lấy bối cảnh tương lai không quá xa, trong đó những công cụ độc quyền như Google sẽ kết nối mọi người, mạng xã hội và người tiêu dùng dưới một tài khoản TruYou. Trong cái nhìn châm biếm này, Eggers miêu tả “ác mộng chuyên chế”, trong đó mọi người sẽ bị theo dõi, từ khi chào đời đến khi xuống mồ, không có khả năng trốn thoát.

Eggers là tác giả mới nhất ghi lại những thay đổi nhanh chóng mà chúng ta đã trải nghiệm khi internet thay đổi cả thế giới và cả văn học. Chả ai có thể tồn tại nếu không có internet. “Khối lượng thông tin, dữ liệu, đánh giá, đo lường, quá nhiều, và có quá nhiều người, quá nhiều khao khát của quá nhiều người và quá nhiều ý kiến của quá nhiều người, và quá nhiều đau đớn… tất cả liên tục được đối chiếu, thu thập, bổ sung và tổng hợp, giới thiệu cho cô cứ như tất cả đã làm cho nó gọn gàng và dễ quản lý hơn”. Chúng ta có lúc cảm giác bị ngợp bởi sự thay đổi của công nghệ, nhưng ảnh hưởng của internet đối với hình thức và nội dung của văn học đặc biệt chính xác và không thể khác được.

Trước khi internet ra đời, một số tác phẩm của các tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng đã đề cập đến hình thức thông tin liên lạc này. Do Androids Dream of Electric Sheep? (được chuyển thể thành phim Blade Runner của Ridley Scott, năm 1982) của Philip K Dick là một ví dụ. Trong tiểu thuyết, Philip K Dick đã đề cập đến những tác động tiêu cực (mối đe dọa) của internet đối với cuộc sống của con người như quan hệ giữa người với người có xu hướng suy giảm, tỷ lệ nghịch với sự phát triển của công nghệ nói chung, internet nói riêng. (Trăn trở này cũng được Eggers đề cập trong The Circle). Về điểm này, nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng văn học không chỉ mang tính dự đoán mà còn khơi nguồn ý tưởng cho sự ra đời và phát triển của internet?

Nhà văn William Gibson cũng từng dự đoán về sự không cưỡng lại được của internet. Thuật ngữ không gian mạng đã được ông sử dụng trong truyện ngắn Burning Chrome (1982). Ngay những trang đầu của Burning Chrome, Gibson đã miêu tả không gian mạng khá chi tiết: không gian ảo, vô sắc trong một ma trận, nơi mà một lượng dữ liệu khổng lồ được kết nối, xử lý thông minh, chính xác. Những gì Gibson đề cập trong Burning Chrome lúc đó chưa hề tồn tại (những năm cuối 1970, đầu 1980). Khi ông ngồi viết về video game Pong, về khả năng kết nối giữa điện thoại di động với máy tính để bàn thì Tim Berners-Lee – người tiên phong về internet thời bấy giờ – mới đang viết mã cho hypermedia (một loại chương trình giảng dạy với sự trợ giúp của máy tính, như HyperCard, được dùng để bổ sung đồ họa, âm thanh, video, tiếng nói mô phỏng vào các khả năng của một hệ thống hyperytext). Trong cuốn tiểu thuyết Neuromancer viết năm 1984, Gibson đã tạo ra nhân vật hacker có tên Case, không gian ảo, ma trận một lần nữa lại xuất hiện. Đúng như những gì chúng ta chứng kiến về internet sau này, không gian mạng của Gibson không tồn tại vị trí địa lý, chỉ có ảo ảnh của không gian vô hạn; ông gọi nó là hệ thần kinh mở rộng của nhân loại.

Đến giữa những năm 1990, các tiểu thuyết gia vẫn viết về internet nhưng không còn là viễn tưởng nữa mà là thực thế. Galatea 2.2 của Richard Powers (1995) là một ví dụ. Ông đã viết về khả năng kết nối mang tính toàn cầu của internet. Trong Galatea 2.2, nhân vật kể chuyện đã tạo ra trí thông minh dựa vào máy tính (có thể vượt qua kỳ thi Tiếng Anh). Rất nhiều khả năng kỳ diệu của internet cũng như máy tính xuất hiện trong tiểu thuyết (như: huấn luyện động vật làm xiếc ở Faulkner hay Thomas Gray).

Rõ ràng, văn học và internet luôn có ảnh hưởng qua lại ngay từ khi nó còn chưa xuất hiện. Với văn học hiện đại, ảnh hưởng này rõ rệt và sâu sắc hơn, internet đang chi phối (gần như hoàn toàn) từ cấu trúc đến hình thức xuất bản văn học. Kể từ khi New World Writing của Frederick Barthelme (1995), một trong những tạp chí văn học trực tuyến đầu tiên ra đời, rồi đến Electric Literature, tạp chí văn học đầu tiên có phiên bản đặc biệt trên iPhone, iPad; sau đó là Black Box (2012) của Jennifer Egan trên Twitter, dường như internet đang được văn học hiện đại khai thác tận lực. Nhiều nhà văn còn chọn hình thức viết văn cùng độc giả qua Twitter. Ví dụ, Elliott Holt cho đăng một đoạn trong câu chuyện của mình “Vào đêm ngày 28 tháng 11, 10g13, một phụ nữ có tên Miranda Brown, 44 tuổi, ở Brooklyn đã chết do rơi từ sân thượng của khách sạn Manhattan” lên Twitter, đưa ra ba nguyên nhân về cái chết của nhân vật này và hỏi độc giả muốn nguyên nhân nào.

Theo Halimah Marcus, biên tập viên sách văn học điện tử: “Tiểu thuyết vừa có chức năng phản ánh xã hội, vừa phải giải quyết các vấn đề được phản ánh (theo cách vừa thú vị, vừa bất ngờ trong khả năng và đặc thù thể hiện). Với tác giả William Gibson (được mệnh danh là nhà tiểu thuyết tiên tri), điều đó có vẻ đúng. Ông cũng như một số nhà văn khác nhìn thấy tương lai của thế giới online, và như đã đề cập ở trên, ý tưởng trong những trang tiểu thuyết của họ rất có thể không phải lời tiên tri mà khơi nguồn ý tưởng cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

Nguồn: http://www.daibieunhandan.vn/