Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2025

Nhà thơ Syria Yamen Hussein nói về chiến tranh và thơ ca

 Stefan Dege, Deutsche Welle 03.02.2017.

Ninh Dương dịch

Thơ có thể làm gì để chống lại chiến tranh và bạo lực? Làm được một số điều, tác giả lưu vong người Syria Yamen Hussein tin tưởng như vậy – cụ thể là nó giúp cho con người cảm nhận được tình yêu và niềm vui.

Nhà văn kiêm nhà báo người Syria Yamen Hussein sống ở München từ tháng 12 năm 2014 với tư cách là người nhận học bổng của “Chương trình Nhà văn Lưu vong” do PEN khởi xướng. Yamen Hussein đã nghiền ngẫm quá trình trốn thoát của mình từ Syria qua Libanon và Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức trong tập thơ sắp xuất bản với tựa đề “3439 km”.

DW: Ông Hussein, ông làm thơ – điều gì đã thúc đẩy ông?

Yamen Hussein: Tôi làm thơ về mọi chủ đề – không chỉ là Syria hay những người tị nạn. Với tôi, đây là một cách để ươm mầm hy vọng. Nó cũng giúp tôi đối mặt với ký ức của mình.

DW: Thơ có thể làm gì để chống lại chiến tranh?

YH: Chiến tranh luôn là điều tồi tệ. Nhưng thơ đưa chúng ta đến một thế giới khác. Nó cho chúng ta sức mạnh để yêu thương, để cười, để cảm nhận. Thơ là mảng đối nghịch với chiến tranh. Tất nhiên, chiến tranh cũng có tầm ảnh hưởng tới công việc của chúng tôi.

DW: Trong “3439 km”, ông nghiền ngẫm quá trình trốn thoát khỏi Syria sang đến phương Tây, từ chiến tranh và truy lùng sang đến “tự do của phương Tây”, như ông viết. Khoảng cách giữa các thế giới này sâu đến mức nào?

YH: Ở Syria, chúng tôi học cách thể hiện ý kiến một cách gián tiếp, lý do thật đơn giản: vì các cơ quan mật vụ. Ở Libanon cũng không khác gì mấy, và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tôi đã sống được 8 tháng, cũng vậy. Trong thời gian này, năm nhà báo đã bị sát hại, trong số đó có Najib, bạn tôi. Một bài thơ về Chúa hay chế độ Assad là điều bất khả thi. Mọi thứ ở Đức đều khác hẳn. Ở đây, Không thực sự có nghĩa là Không và Có cũng có nghĩa là Có. Ở đây, mọi người lên kế hoạch cho mọi thứ. Ít có tính tự phát như ở quê hương tôi. Vâng, có rất nhiều sự khác biệt về văn hóa…

DW: Ông cảm thấy thế nào khi sống ở Đức, nơi ông là người nhận học bổng của chương trình Nhà văn Lưu vong của PEN?

YH: Tôi phải luôn tự nhủ: “Yamen, mình không phải là người tị nạn, không phải người Syria!”. Quê hương của tôi là nơi tôi được sống trong tự do. Tôi nhớ Berlin khi ở đó, tôi nhớ München, nhớ Istanbul. Những nơi này là quê hương của tôi. Khó khăn lớn nhất là bố mẹ tôi vẫn còn sinh sống ở Syria. Chúng tôi liên lạc qua Facebook hoặc Skype. Nếu tôi viết cái gì đó trên Facebook, cán bộ của cơ quan mật vụ sẽ tìm đến cha mẹ tôi. Điều đó khiến mọi việc trở nên rất khó khăn. Ở Đức, tôi cần phải nói chuyện một cách thẳng thắn về tự do, về dân chủ, về việc chỉ trích những người Hồi giáo cực đoan. Để rồi sau đó cha mẹ tôi phải chịu áp lực từ chế độ.

DW: Người dân ở đây có quan tâm đến số phận của người Syria không?

YH: Có và không. Có lẽ mọi người nghĩ rằng vấn đề xảy ra sẽ không đi ra ngoài vòng biên giới Syria. Đó là một nhận thức sai. Bất kỳ ở đâu trên thế giới, khi có vấn đề nảy sinh cũng gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác. Lấy ví dụ Tổng thống Trump ở Mỹ – những gì ông nói và làm cả thế giới đều cảm nhận được. Mexico, thế giới Ả Rập hay Châu Âu, nơi nền dân chủ hiện đang gặp hiểm nguy.

DW: Bài thơ “17 Phút” của ông ra đời như thế nào?

YH: Vào ngày thứ hai trong cuộc sống lưu vong tại Đức, tôi phải đợi xe lửa ở nhà ga München. Tôi lướt mạng Facebook và bắt gặp tấm áp phích ghi, một tên lửa Scud từ Damaskus (thủ đô của Syria, ghi chú của biên tập viên) chỉ mất 5 phút để tới thành phố Al-Rakka. Tôi chợt hiểu ra rằng chưa chừng đó là những phút giây tôi chờ chuyến tàu ở đây. Rất nhiều trẻ em có thể chết trong khoảng thời gian này.

PHỤ LỤC

17 PHÚT

Thơ Yamen Hussein, Literatur Portal Bayern 13.06.2017

Ninh Dương dịch từ bản tiếng Đức của Leila Chammaa

Quãng thời gian sót lại,

cho con tàu điện ngầm,

đưa tôi và một gã say

về bến,

đủ cho một tình yêu vội vã,

đủ,

để tiến hành một vụ thảm sát,

đủ cho tên lửa Scud xuôi về Rakka

xóa sổ khu dân cư,

đủ cho con mèo thở hắt linh hồn

dưới bánh xe tải,

đủ cho tên đao phủ,

tẩy vết lưu bộ não

hắn đã dùng rìu đập vỡ ban trưa.

một khoảnh khắc

cạn thêm ly bia,

cho thần xác bềnh bồng qua ngạch cửa

tan loãng trong một cuộc cuồng điên dễ chịu

rơi vào cơn say,

cho bạn nhảy múa như một kẻ không hồn.

Nguồn: https://diendankhaiphong.org/nha-tho-syria-yamen-hussein-noi-ve-chien-tranh-va-thi-ca/