Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 226): Lê Quang Nhạc: Trên Bến Vắng

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

*Chú thích: Bản nhạc TRÊN BẾN VẮNG không có phần audio của bài nhạc (dạng MP3, hoặc Youtube). Lý do: dù đã bỏ rất nhiều thì giờ nỗ lực tìm kiếm, chúng tôi đành phải chịu thua và quyết định cho công bố phóng ảnh các bài nhạc với hy vọng, một ngày nào đó, sẽ có các độc giả ưa chuộng chuyên mục DNKN tiếp tay gởi đến chúng tôi phần audio còn thiếu sót. Mong lắm thay! (T.Vấn & Bạn Hữu)

Đọc thêm:

Nhạc sĩ tiền chiến Lê Quang Nhạc và ca khúc Xa quê

Nhạc sĩ Lê Quang Nhạc là một nhạc sĩ tiền chiến và là tác giả ca khúc “Xa quê”.

Ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở Huế. Ông là giáo sư dạy âm nhạc và là thầy của những nhạc sĩ như Đỗ Kim Bảng, Lê Tín Hương và từng làm trưởng ban nhạc của Đài Phát thanh Huế giai đoạn đầu thập niên 1950. Lê Quang Nhạc cũng là người chơi đàn violon và mandoline rất giỏi và có những hiểu biết về hòa âm. Ngoài tân nhạc ông còn sưu tầm các làn điệu dân ca để đưa vào một số lớn bài hát vừa mang tính nghiên cứu vừa mang tính dân tộc, nhưng ông không đề tên mình làm tên tác giả do ông xem đó là các tác phẩm mang cốt lõi là âm nhạc dân gian, dẫn đến việc về sau lại có người khác nhận mình là tác giả của những nhạc phẩm đó. Bài hát “Xa quê” được ông sáng tác cuối thập niên 1940 với sự tham gia viết lời của Hồ Đình Phương.

Ông qua đời khoảng cuối thập niên 1960 tại Huế.

XA QUÊ – Nhạc: Lê Quang Nhạc; Lời: Hồ Đình Phương

Nhạc: Lê Quang Nhạc – Lời: Hồ Đình Phương

Chiều xa cố hương

Lắng nghe niềm thương

Xao lòng vấn vương

Chiều xa cố hương trông trời mênh mông nao nao gió ngân tơ trùng

Ôi! Cánh chim chơi vơi triền miên áng mây trôi hoàng hôn rơi rơi…

Lặng nhìn vừng dương phai nhớ nhung vườn trăng soi nay đã xa vời!

Giờ ra đi khói sương tuôn mờ

Niềm chia ly theo gió lững lờ…

Dòng sông Tương là đây sóng chờ?

Sầu lâng lâng chiều lan đây đó…

Giờ ra đi suối van âm thầm

Ngàn lau phai buông tiếng ngân trầm

Lòng bâng khuâng vương áng mây vần

Ðồng quê xinh đã khuất xa dần!

Dáng chiều nghiêng bóng

Hồn tha phương nhớ giờ tiễn đưa!

Lá hoa rơi màu

Cùng lưu luyến chiều năm xưa

Ngồi bên suối tơ

Vời trông khóm tre xanh xa mờ

Trầm ngâm bóng quê

Lòng chim mơ bình minh: bay về…

clip_image010

clip_image012

Về bài hát “Xa quê” (lời Hồ Đình Phương) của Lê Quang Nhạc

Một bài hát từ xưa đến giờ tôi vẫn thích là bài “Xa quê” của Lê Quang Nhạc. Tôi nghe nó từ những ngày còn nhỏ. Năm mười bốn mười lăm tuổi, một hôm  ra một tiệm bán sách  nhỏ, bán sách vở cùng vật dụng nhà trường cho học sinh thì tôi thấy bày bán bài “Xa quê”. Lúc ấy thì tôi cũng đã nghe người ta hát bài này nhiều phen  trên đài Phát Thanh Pháp-Á rồi sau đó là các Đài Phát Thanh Quốc Gia và Quân Đội. Tôi bỏ tiền ra mua một bản đem về. (Giá bảy đồng bạc hồi đó, nếu như tôi không nhầm; tức ngang ngửa với giá một tô phở trong tiệm). Đã lâu ngày, tôi không còn nhớ ấn bản là do nhà do nhà xuất bản nào. Chỉ nhớ mang máng là ở mặt bìa trước hoặc bìa sau có tấm ảnh đen trắng của tác giả. Ngày còn nhỏ, khi thích một bài hát rồi nhớ tên tác giả thì đối với tôi như thế cũng đã là quá đủ. Cái đáng chú ý thời ấy là lo đàn sao cho đúng nhịp, sử dụng sao cho đúng hợp âm. Đại loại như thế! Còn thân thế tác giả ra sao, ông ấy sáng tác bài hát trong hoàn cảnh nào, “động cơ nào thúc đẩy”, v.v. thì chưa thấy cần biết tới! Mà cho dù về sau này khi đã trường thành, sự tò mò về mặt trí tuệ đã gia tăng thì lắm lúc tôi cũng cứ cho rằng  biết thêm về các mặt đó thì cũng tốt, mà không biết thì cũng có cái hay ở chỗ là “trả lại cái mông lung trừu tượng” (tạm gọi phạm trù âm nhạc như thế) cho những “cái mơ hồ cần có xung quanh một bài Thơ hay một bản nhạc”. Tìm hiểu kỹ quá, lắm khi cái này có phương hại đến cái kia!

Thế nhưng một sự tình cờ khiến tôi nhớ lại bài “Xa quê” của Lê Quang Nhạc! Đầu đuôi cũng xuất phát từ hôm tôi liên lạc với ông Ngọc Linh về cái bài “Chiều cô đơn”! Hóa ra là khi xưa đã có thời, hồi đầu thập niên 50, ông hoạt động ở Đài Phát Thanh Huế, và có dịp cộng tác với các ông Lê Quang Nhạc, Văn Giảng (Thông Đạt), Lâm Tuyền…

Ông kể là hồi ấy ông Lê Quang Nhạc làm Trưởng Ban Nhạc của Đài Phát Thanh Huế. Ca sĩ chủ lực ở Đài hồi ấy có cặp Châu Kỳ và Mộc Lan. Sau khi  Châu Kỳ và Mộc Lan vào Sài Gòn rồi thì Hà Thanh, lúc bấy giờ  “đỗ đầu” cuộc tuyển lựa ca sĩ ở Huế, bèn trở thành một giọng hát chủ lực ở đấy. (Và cạnh đó thì cũng có cả nữ ca sĩ Thanh Nhạn mà tôi đã kể xung quanh bài “Chiều cô đơn” của Ngọc Linh. Và tưởng cũng cần  phải thêm là ông “Chiều cô đơn” hồi đó cũng có ca hát ở Đài với cái tên “Hoàng Lê”! Tôi có hỏi ông xem  tại sao đã “Hoàng Lê” thì không chọn luôn cái biệt hiệu là “Hoàng Lê Nhất Thống”  cho nó oai thì ông nói là “dài quá!”).

Sẵn có Giáo sư Lê Hữu Mục (tác giả của “Hẹn một ngày về” và cũng là anh ruột ông Lê Ngọc Linh) đang quanh quẩn ở Nam Cali tôi bèn xoay qua hỏi ông, bởi ông em tuy rõ ràng là biết khá nhiều về thân thế nhạc sĩ Lê Quang Nhạc nhưng cứ nói với tôi: “Cậu cứ hỏi ông ấy, ông ấy thân với gia đình Lê Quang Nhạc hơn tôi”!  GS Mục kể lại cho tôi khá nhiều điều về tác giả bài “Xa quê” mà tôi chỉ cần tóm lược cho thật ngắn gọn:
Nhạc sĩ Lê Quang Nhạc thuộc một gia đình rất giàu có ở Huế thời cuối thập niên 40 qua đến thập niên 50. Ông đàn violon và madoline rất cừ! Nghiên cứu về hòa âm khá cặn kẽ. Ngoài tân nhạc còn sưu tầm các làn điệu dân ca để đưa vào một số lớn bài hát vừa mang tính nghiên cứu vừa mang tính dân tộc, nhưng ông lại coi đó như những tác phẩm mang cốt lõi là âm nhạc dân gian nên không đề tên mình vào đó như là tác giả! Rốt cuộc thì người khác lại đi nhận là tác giả các bài hát dân gian đó! Ông mất vì bệnh tại Huế vào cuồi thập niên 60.
Riêng tôi thì suốt 50 năm qua, điều tôi biết và nhớ rõ nét về nhạc sĩ Lê Quang Nhạc vẫn là giai điệu đẹp đẽ cùng lời lẽ dung dị, tự nhiên mà Hồ Đình Phương đã viết cho bài hát này!
Thanh Trang
Nam Cali, đầu mùa Xuân 05

Nguồn: https://huynhthuckhangluongvancan.wordpress.com/2021/07/06/nhac-si-tien-chien-le-quang-nhac-va-ca-khuc-xa-que/