Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 1)

Nguyễn Quang A dịch

image

MỤC LỤC

Về tác giả. vi

Cùng tác giả. vii

Đề tặng. viii

Lời giới thiệu. ix

Lời cảm ơn. xi

Một ghi chú về cách viết các từ Sanskrit. xiii

Lời nói đầu. xiv

Phần một. 1

1. Dhaka và Mandalay. 3

2. Những dòng sông Bengal 20

3. Trường học Không có Tường. 36

4. Cùng với ông bà. 58

5. Một thế giới tranh cãi 80

6. Sự hiện diện của quá khứ.. 95

Phần Hai 112

7. Nạn đói cuối cùng. 113

8. Bengal và ý tưởng về Bangladesh. 122

9. Kháng cự và chia rẽ. 139

10. Nước Anh và Ấn Độ. 156

Phần ba. 171

11. Cuộc sống đô thị của Calcutta. 173

12. College Street. 191

13. Ý kiến về Marx thế nào. 208

14. Một cuộc chiến đấu sớm.. 225

15. Sang nước Anh. 241

Phần bốn. 254

16. Các cổng của Trinity. 255

17. Các bạn và Các giới 263

18. Kinh tế học nào?. 281

19. Châu Âu ở đâu?. 295

20. Trò chuyện và chính trị 308

21. Giữa Cambridge và Calcutta. 327

22. Dobb, Sraffa và Robertson. 343

23. Những cuộc gặp gỡ Mỹ. 358

24. Cambridge xét lại 369

Phần năm.. 383

25. Sự thuyết phục và sự hợp tác. 384

26. Gần và xa. 394

GHI CHÚ.. 408

Index tên. 427

Index Chủ đề. 441

Về tác giả

Amartya Sen là Giáo sư Kinh tế học và Giáo sư Triết học tại Harvard. Ông đã là Hiệu trưởng (Master) của Trinity College, Cambridge, từ 1998 đến 2004, và đã được Giải Nobel Kinh tế học trong năm 1998. Nhiều cuốn sách nổi tiếng của ông gồm Development as Freedom (1999), The Argumentative Indian (2005), Identity and Violence: The Illusion of Destiny (2007), và The Idea of Justice (2010), đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ. Trong năm 2012 ông đã nhận được National Humanities Medal từ Tổng thống Obama và trong năm 2020 ông đã được Tổng thống Đức Steinmeier trao Giải Hòa bình của ngành Kinh doanh Sách Đức.

Cùng tác giả

Collective Choice and Social Welfare

On Economic Inequality

Poverty and Famines

Development as Freedom

The Argumentative Indian

Identity and Violence

The Idea of Justice

Đề tặng

Tặng Emma

Lời giới thiệu

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 53 của tủ sách SOS2,* cuốn Quê Nhà trong Thế giới, hồi ký (HOME IN THE WORLD, A memoir, do Allen Lane xuất bản tháng Sáu 2021) của Amarya Sen khôi nguyên Nobel Kinh tế. Ông là nhà kinh tế học Ấn Độ được giải Nobel đầu tiên và đã dạy học ở các đại học danh tiếng New Delhi, Calcuta, Trinity College Cambridge Anh, Havard, MIT, LSE và nhiều đại học khác. Ông không những là nhà kinh tế học nổi tiếng về lý thuyết lựa chọn xã hội, ông còn là nhà giáo dục vĩ đại, nhà triết học và người luôn phấn đấu cho công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân chủ và tự do. Cuốn Ý tưởng về Công lý của ông là cuốn thứ 19 của tủ sách SOS2, cuốn Phát triển là Tự do của ông cũng được xuất bản bằng tiếng Việt.

Ông dạy học trong các lớp ban đêm cho trẻ em nghèo từ khi còn là học sinh cấp hai và cho đến nay ông vẫn dạy tại Havard. Chính vì thế chúng ta có thể học được rất nhiều từ hồi ký của ông về triết lý giáo dục. Học từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và ở trường kể cả từ học sinh của mình. Đấy là một ý tưởng xuyên suốt cuốn hồi ký này, một đề tài ông trăn trở suốt gần tám chục năm qua và vẫn là vấn đề thời sự đối với chúng ta. Và tất cả chúng ta, không chỉ các nhà giáo dục mà các bậc phụ huynh và tất cả mọi người có thể học được rất nhiều về giáo dục từ cuốn hồi ký của ông.

Lịch sử triết học, khoa học cũng thấm đậm trong hồi ký của ông. Ông dành riêng một chương để đánh giá rất công bằng về Marx. Tất nhiên ông am hiểu sâu sắc về triết lý Ấn Độ. Những người quan tâm đến Ấn Độ có thể có hiểu biết thêm về đất nước vĩ đại này, kể cả các phật tử.

Tất nhiên những người quan tâm đến kinh tế học sẽ rất lý thú để biết thêm về kinh tế học cũng như bối cảnh nghiên cứu kinh tế học mà ông trình bày trong cuốn hồi ký này một cách đơn giản, dễ đọc.

Ông là học giả có những phân tích sâu về các nạn đói (kể cả một cuốn chuyên khảo về các nạn đói) và cách chống đói. Tất cả những ai quan tâm đến xóa đói giảm nghèo cũng nên đọc cuốn hồi ký này.

Lý thuyết lựa chọn xã hội gắn với việc hoạch định chính sách cho nên các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách cũng tìm thấy những điều bổ ích trong cuốn sách.

Lựa chọn xã hội cũng gắn mật thiết với các định chế dân chủ và tự do. Các nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền cũng nên đọc cuốn sách.

Và trên hết tác giả luôn phấn đấu cho hòa bình, tránh các xung đột sắc tộc, bản sắc. Một vấn đề thời sự nóng hổi và luôn luôn cần sự chú ý để bảo vệ hòa bình. Phát triển kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe phải là những giải pháp căn bản.

Tất cả các chú thích đánh dấu sao (*) ở dưới trang là của người dịch. Tôi cảm ơn nhà thơ Hoàng Hưng đã đọc, xem và sửa các đoạn thơ được tác giả trích trong hồi ký của ông. Bản dịch chắc còn nhiều lỗi mong bạn đọc góp ý để cho bản dịch được cải thiện.

Hà Nội 05-10-2021

Nguyễn Quang A

Lời cảm ơn

Thomas Moore viết ‘Ký ức trìu mến mang lại ánh sáng / Của những ngày khác quanh tôi,’ trong sự buồn rầu của cái ông mô tả như một ‘đêm tĩnh mịch’. Ông nhớ lại những người bạn mà đã phải ‘ngã xuống’, và ‘những nụ cười, những giọt nước mắt / Của những năm thời niên thiếu’, và cũng nói về cảm giác của ông bị tất cả ‘bỏ rơi’. Sự nhớ lại những ký ức có thể chắc chắn là một việc làm buồn, hiển nhiên ngay cả cho một người trẻ hai mươi sáu tuổi, như Moore đã buồn vào lúc ông viết bài thơ. Thế mà việc nhớ lại quá khứ – thậm chí từ lâu rồi – cũng có thể là thú vị, đưa người ta lại với những sự kiện vui vẻ, những sự suy ngẫm hấp dẫn và các thế khó xử thách thức.

Việc nhớ lại, tuy vậy, không phải là cùng thứ như việc viết một hồi ký. Việc sau phải nhắm hầu hết tới những người khác. Sự đam mê lạc thú về cái được gọi là smriticharan trong tiếng Sanskrit (‘việc nhìn chằm chằm vào trí nhớ của riêng mình’) có thể chẳng hề làm cho những người khác quan tâm, những người tuy nhiên có thể tò mò về cái thực sự đã xảy ra và những trải nghiệm và suy nghĩ của một người khác có thể được hiểu – và được chia sẻ như thế nào. Trong việc giúp tôi từ trí nhớ của mình sang việc viết hồi ký và trong việc làm cho chắc chắn rằng cái tôi thử nói không thiếu sự rõ ràng và sức thuyết phục, Stuart Proffitt đã giúp đỡ thật đáng kinh ngạc. Tôi vô cùng biết ơn ông vì cái ông đã làm cho cuốn sách.

Tại một giai đoạn quan trọng của việc lập kế hoạch cuốn sách này, tôi cũng đã nhận được lời khuyên tuyệt vời từ Lynn Nesbit, và cả từ Robert Weil. Tôi mang hơn cả hai người. Trong việc nói về cuốn sách trong khi nó đang được viết, tôi đã được lợi từ những điểm được nêu ra bởi các con tôi, Antara, Nandana, Indrani và Kabir, và cả bởi anh chị em họ của tôi Ratnamala và Miradi. Tôi cũng đã nhận được những gợi ý hay từ Rehman Sobhan, Rounaq Jahan, Paul Simm, Victoria Gray và Sugata Bose. Một cuộc trò chuyện công khai dài trước đây với Tim Besley và Angus Deaton, một phần về công việc của tôi, cho một báo cáo cho Annual Review of Economics, đã rất bổ ích cho tôi trong việc viết vài phần của cuốn sách này, và tôi mang ơn cả hai người.

Kumar Rana và Aditya Balasubramanian đã đọc những phần lớn của bản thảo của cuốn sách vào những giai đoạn khác nhau, và những bình luận cẩn trọng của họ đã hết sức hữu ích cho tôi. Cuốn sách được viết trong gần một thập kỷ, và hầu hết việc viết – phần lớn trong những mùa hè – tại Khách sạn Le Dune ở Sabaudia, Italy, và tại Trinity College, Cambridge. Vì sự giúp đỡ của họ trong việc điều phối các nỗ lực của tôi, tôi rất mang ơn Inga Huld Markan, Chie Ri và Arabinda Nandy.

Tôi đánh giá cao hết sức sự giúp đỡ của một số người tại Penguin Books mà sự giúp đỡ của họ đã hết sức quan trọng cho việc sản xuất cuốn sách này, bao gồm Jane Robertson, Richard Duguid, Alice Skinner, Sandra Fuller, Matt Hutchinson, Ania Gordon và Coralie Bickford-Smith.

Cuối cùng, vợ tôi Emma Rothschild, mà cuốn sách được đề tặng, đã đọc toàn bộ bản thảo và đưa ra vô số gợi ý có giá trị, bình luận trên hầu như mỗi trang. Không dễ để bày tỏ sự đánh giá cao của tôi về việc này một cách thỏa đáng.

 

Một ghi chú về cách viết các từ Sanskrit

Tôi đã kiêng việc sử dụng các dấu phụ trong cách viết các từ Sanskrit (trừ ở nơi tôi trích những người viết khác) vì chúng có thể làm nản chí các bạn đọc không phải-chuyên gia bởi vì sự phức tạp của chúng. Chúng cũng có thể hơi gây lầm lạc cho những người mà kinh nghiệm abc chính của họ đã là qua tiếng Anh. Thí dụ, là khó để thuyết phục một nhà nghiệp dư có khả năng phân biệt dấu phụ rằng calk (mấu sắc [để đóng vào móng ngựa hay giày]) là một cách hay để người ta viện dẫn đến đối tượng đi cùng với bảng đen (được gọi là ‘chalk (phấn)’ trong tiếng Anh). Thay vào đó tôi đã thử viết các từ Sanskrit với các chữ mà gần với phát âm tiếng Anh của chúng. Với sự miệt mài nào đó, có thể làm cho việc này có kết quả, nhưng nó không hoàn hảo.

 

Lời nói đầu

Một trong những ký ức sớm nhất từ thời thơ ấu của tôi là bị đánh thức bởi tiếng còi lớn của một tàu thủy. Tôi đã gần ba tuổi. Âm thanh đã khiến tôi ngồi dậy với sự lo âu nào đó, nhưng cha mẹ tôi đã trấn an tôi rằng tất cả đều ổn và rằng chúng tôi đang đi thuyền từ Calcutta đến Rangoon qua Vịnh Bengal. Cha tôi, dạy Hóa học ở Đại học Dhaka tại nơi bây giờ là Bangladesh, đã sắp bắt đầu ba năm dạy ở Mandalay như một giáo sư thỉnh giảng. Khi tiếng còi đánh thức tôi, tàu của chúng tôi đã vừa hoàn tất hành trình một trăm dặm trên sông Hằng từ Calcutta đến biển (trong những ngày đó Calcutta đã vẫn được dùng như một cảng cho các tàu khá lớn). Cha tôi giải thích cho tôi rằng bây giờ chúng tôi sắp ra biển khơi cho đến khi chúng tôi đến Rangoon trong vài ngày. Tất nhiên, tôi đã không biết một chuyến đi biển giống cái gì, cũng chẳng biết gì về những cách khác nhau người ta đi từ một nơi đến nơi khác. Nhưng tôi đã trải nghiệm một cảm giác phiêu lưu, và một cảm giác hồi hộp rằng cái gì đó nghiêm túc đang xảy ra với tôi mà đã chưa bao giờ xảy ra. Nước xanh đậm của Vịnh Bengal trông cứ như được gợi lên từ đèn của Aladdin.

Gần như tất cả những ký ức sớm nhất của tôi đều đến từ Burma, nơi chúng tôi đã ở hơn ba năm một chút. Vài thứ tôi nhớ đã rõ ràng thật, như lâu đài đẹp ở Mandalay, với một hào duyên dáng xung quanh nó, quang cảnh nổi bật từ bờ Sông Irrawaddy và sự hiện diện của các chùa có hình dáng đẹp bất cứ nơi nào chúng tôi đi. Nhưng những ký ức của tôi về sự tao nhã của Mandalay có thể không sánh được với những tường thuật mà những người khác kể về một thành phố rất bụi bậm, và vẻ đẹp nổi bật của nhà Miến điện điển hình của chúng tôi, tôi cho là bị sự yên mến của tôi phóng đại lên. Sự thực là, tôi đã không thể hạnh phúc hơn.

Tôi đã du hành từ những ngày sớm nhất của tôi. Sau thời thơ ấu của tôi ở Burma, tôi đã trở lại Dhaka, nhưng rồi lại di chuyển khá mau để sống và học ở Santiniketan, nơi Rabindranath Tagore, nhà thơ có tầm nhìn xa trong rộng, đã thành lập trường thí nghiệm của ông. Ông đã có ảnh hưởng lớn đến tôi và gia đình tôi. Tiêu đề của hồi ức này được cuốn sách của ông The Home and the World (Quê hương và Thế giới) gây cảm hứng, và phản ánh ảnh hưởng của ông.

Sau mười năm hấp dẫn tại trường của Tagore ở Santiniketan, tôi đi đến Calcutta để bắt đầu sự giáo dục đại học của tôi. Tôi đã có một số thầy giáo thượng hạng và bạn học thân ở đó, và công việc của đại học đã được bổ sung tốt bởi một quán cà phê bên cạnh trong đó những cuộc thảo luận và tranh luận hấp dẫn lạ kỳ thường xảy ra. Từ đó tôi đã đi đến Cambridge, nước Anh, mà đã bắt đầu với một chuyến du hành tàu thủy quyến rũ khác, lần này từ Bombay đến London. Cả Cambridge và trường đại học của tôi, Trinity, đã kéo tôi vào lịch sử cổ huy hoàng của chúng.

Rồi đến một năm dạy học tại MIT ở Cambridge, Massachusetts, và tại Stanford ở California. Tôi đã thử trong thời gian ngắn để bén rễ vào những chỗ khác nhau trước khi quay về Ấn Độ (qua Lahore và Karachi ở Pakistan) để dạy tại Đại học Delhi, dạy các khóa học về kinh tế học, triết học, lý thuyết trò chơi, logic toán học, và – một môn học tương đối mới – lý thuyết lựa chọn xã hội (social choice theory). Hồi ức về ba thập niên đầu tiên của đời tôi kết thúc với những ngày vui vẻ như một giáo viên trẻ tận tâm, với sự liệu trước về một giai đoạn mới – và chín muồi hơn – của đời tôi.

Khi tôi bắt đầu tự tin ở Delhi, tôi đã có thời gian để nghĩ một chút về những năm sớm hơn của tôi, đầy ắp nhiều trải nghiệm. Tôi quyết định rằng có hai cách khá khác nhau của việc suy nghĩ về các nền văn minh của thế giới. Một cách tiếp cận lấy quan điểm “phân mảnh” và xem các đặc tính đa dạng như những sự biểu thị của các nền văn minh hoàn toàn khác nhau. Cách tiếp cận này, với một đặc tính thêm của tính thù hận giữa các mảnh, đã trở thành mốt gần đây, đe dọa một ‘cuộc đụng độ của các nền văn minh’ kéo dài.

Cách tiếp cận khác là ‘bao trùm (inclusive)’, và tập trung vào sự tìm kiếm những biểu lộ khác nhau của một nền văn minh tối hậu – có lẽ chúng ta phải gọi nó là một nền văn minh thế giới – mà tạo ra những hoa khác nhau qua một đời sống có mối liên hệ qua lại với nhau của các rễ và cành. Cuốn sách này, tất nhiên, không phải là một điều tra nghiên cứu về bản chất của nền văn minh, mà, như bạn đọc sẽ thấy, những sự đồng cảm của nó là với một sự hiểu bao trùm hơn một sự hiểu phân mảnh của cái thế giới cung cấp.

Từ những cuộc Thập tự Chinh trong Thời Trung Cổ đến những cuộc xâm chiếm Nazi trong thế kỷ qua, từ những cuộc đụng độ cộng đồng đến những cuộc đấu tranh giữa những quan điểm chính trị tôn giáo, đã có những cuộc đánh nhau giữa những tín điều khác nhau, và cũng vẫn đã có những lực cho sự thống nhất hoạt động chống lại các cuộc đụng độ. Chúng ta có thể thấy, nếu chúng ta để ý, sự hiểu biết có thể lan ra như thế nào từ một nhóm sang nhóm khác và từ một nước sang nước khác. Khi chúng ta thay đổi chỗ ở chúng ta không thể thoát khỏi những dòng tư tưởng đến những câu chuyện rộng hơn và hội nhập hơn. Không được đánh giá thấp khả năng để học lẫn nhau của chúng ta.

Ở trong sự bầu bạn con người suy ngẫm (reflective) có thể là một trải nghiệm hết sức xây dựng. Vào cuối thế kỷ thứ mười và đầu thế kỷ thứ mười một, nhà toán học Iran Al-Biruni, sống nhiều năm ở Ấn Độ, đã lưu ý trong cuốn sách của ông Tarikh al-Hind rằng việc học lẫn nhau đóng góp cho cả sự hiểu biết và cho hòa bình. Ông trình bày một tường thuật tuyệt vời về toán học, thiên văn học, xã hội học, triết học và y học ở Ấn Độ một ngàn năm trước, và cũng cho thấy sự hiểu biết con người mở rộng như thế nào qua tình bạn. Sự yêu mến của Al-Biruni cho những người Ấn Độ đã đóng góp cho sự quan tâm và sự thành thạo của ông về toán học và khoa học Ấn Độ. Sự yêu nến này, tuy vậy, đã không ngăn cản ông trêu tức họ một chút. Toán học Ấn Độ là rất hay, Al-Biruni nói, nhưng các trí thức Ấn Độ có tài năng phi thường nhất là cái gì đó hoàn toàn khác: đó là khả năng của họ để nói lưu loát về các chủ đề mà về chúng họ hoàn toàn chẳng biết tí gì.

Tôi sẽ có tự hào về tài năng đó nếu tôi đã có? Tôi không biết, nhưng có lẽ tôi sẽ bắt đầu bằng việc nói về những thứ tôi có biết. Hồi ức này là một cố gắng nhỏ để làm chỉ điều đó, hay chí ít để nói về các thứ tôi đã trải nghiệm, dù tôi có thực sự biết chúng hay không.


* Những cuốn trước:

1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

……….

48. Tom Hartman, Lịch sử bị Che giấu của Chính thể Đầu sỏ Mỹ: Đòi lại nền Dân chủ của Chúng ta từ Giai cấp Thống trị. NXB Dân Khí, 2021

49. Adam Jetlesson, Công tắc Ngắt: sự Lên của Thượng Viện Hiện đại và sự làm Què nền Dân chủ Mỹ, NXB Dân Khí, 2021

50. Kornai János, Suy ngẫm, 2021

51. Slavoj Žižek, Đại Dịch! – Covid-19 làm lung lay thế giới, NXB Dân Khí, 2021

52. Slavoj Žižek, Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất, NXB Dân Khí, 2021