Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Thương tiếc Phi Nhung

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

z2800807831175_ada8dbf9339bdf3b20cd3579280dd350

 

Tôi không gọi cô là ca sĩ, khi mà danh từ ca sĩ lâu nay đã bị lạm dụng bởi một số không ít người vốn chỉ “hát từ cổ trở lên” đang làm hỏng thị hiếu của lớp trẻ nhưng lại giỏi tự đánh bóng tên tuổi, tự quảng bá và thuê người tung hô mình là Diva! Tôi không gọi cô là nghệ sĩ, khi danh xưng nghệ sĩ đã bị bôi nhọ bởi một số kẻ pha trò hề nhố nhăng chỉ giỏi làm tiền đám đông và đã lợi dụng cái hư danh bong bóng xà phòng mê hoặc, mua chuộc khán thính giả nhằm phục vụ cho cá nhân ích kỷ của mình! Tôi cũng không gọi cô là “nhà từ thiện”, khi hành động từ thiện thật sự và cao quý đang bị làm méo mó bởi không ít kẻ thuộc “người của công chúng”, người của giới showbiz kém tài thiếu lương tâm đương làm đau đầu cả xã hội…

Bạn tôi, nhà báo Lưu Trọng Văn vừa gọi cô là một Teresa của Việt Nam. Tôi thì muốn gọi cô là một người phụ nữ Việt Nam đẹp nhất. Cô có một tuổi thơ vất vả, sớm mồ côi mẹ, đã đổ mồ hôi của một người lao động lương thiện, tần tảo thay mẹ nuôi các em; và tiếng hát của cô đã hình thành trong nỗi đồng cảm với cuộc mưu sinh vất vả của đồng bào mình. Niềm đam mê nghệ thuật ca hát của cô lớn dần, ngày một rung động hơn, thắm thiết hơn trong tình thương với những đứa trẻ bất hạnh không máu mủ ruột thịt mà cô nhận nuôi dưỡng chăm sóc như con đẻ…

Nếu gọi cô là nghệ sĩ, thì cô thuộc loại nghệ sĩ như diễn viên vũ kịch Nga Plixetscaia – nghệ sĩ thực sự và gần gũi của công chúng mà nhà thơ A. Voznexenski đã miêu tả: “Người ta gọi cô một cách thân mật như đối với một phụ nữ trẻ lứa tuổi chúng ta, và lạ lùng hơn, như một thiên thần: Maia”, và: “Sự nỗ lực phi thường của nghệ sĩ – đó là sự vượt khỏi giới hạn của thân thể, khi cử động đã trở thành tư tưởng.” (“Chân dung Plisextscaia” – Tế Hanh dịch)

Tôi mượn lời đánh giá rất hay này của nhà thơ Nga đối với Plixetscaia để nói về Phi Nhung:

“Sự nỗ lực phi thường của nghệ sĩ – đó là sự vượt khỏi giới hạn của thân thể, khi giọng hát đã trở thành tư tưởng…”

Cái tư tưởng đáng trọng nhất, đáng yêu nhất ở nghệ sĩ Phi Nhung chính là Tình Thương sâu nặng của cô đối với số phận đau khổ, bất hạnh của Con người!

Xin kính cẩn tiễn đưa nữ nghệ sĩ Phi Nhung về Cõi Phật!