Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 129): Phạm Duy: Cây Đàn Bỏ Quên

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Cây Đàn Bỏ Quên – Sáng tác: Phạm Duy

Trình bày: Duy Trác (Pre 75)

Đọc thêm:

Nhạc sĩ Phạm Duy bỏ quên cây đàn ở đâu?

Tiểu Vũ

Nhiều tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy đã ăn sâu vào lòng công chúng yêu âm nhạc, trong đó có bài hát Cây đàn bỏ quên được ông sáng tác từ lúc còn rất trẻ. Những bí mật thú vị ít ai biết đằng sau bài hát được chính nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ lúc còn sinh thời trong đoạn video clip bên dưới mà chúng tôi may mắn chứng kiến và ghi lại.

Nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sĩ Phạm Tuyên - Ảnh: Tiểu Vũ

Nhạc sĩ Phạm Duy được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc Việt Nam với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người. Để biết được hoàn cảnh ra đời từng tác phẩm của ông vẫn là câu đố đối với những nhà nghiên cứu âm nhạc.

Phút trầm tư của người nghệ sĩ, nhạc sĩ tài hoa

Vào ngày 18.8.2011, trong một chương trình giao lưu âm nhạc mang tính dòng họ tổ chức ở TP. HCM, nhạc sĩ Phạm Duy được mời đến dự với tư cách là người con họ Phạm, cùng tham dự với ông có nhạc sĩ Phạm Tuyên từ Hà Nội vào.

Trong đêm nhạc này con trai của nhạc sĩ Phạm Duy là ca sĩ Duy Quang cũng đến tham dự và và hát hai bài hát của ông đó là bài Đưa em tìm động hoa vàng và bài Cây đàn bỏ quên. Nhận thấy đây là dịp hiếm hoi mà khán giả bình dân có dịp tiếp xúc trực tiếp với nhạc sĩ Phạm Duy, đạo diễn chương trình là nhạc sĩ Phạm Anh Cường đã có sáng kiến một cuộc giao lưu nhỏ với hai nhạc sĩ Phạm Tuyên và Phạm Duy (phần này hoàn toàn không có trong kịch bản).

Cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố nhạc sĩ Phạm Anh Cường trong đêm nhạc Họ Phạm

MC là diễn viên Hồng Ánh, mời khán giả trẻ trong hội trường đặt câu hỏi với hai vị nhạc sĩ. Bất ngờ một khán giả có tên là Phạm Thị Bích Huyền đặt một câu hỏi rất hay với nhạc sĩ Phạm Duy về hoàn cảnh ra đời của bài hát Cây đàn bỏ quên. Chị nêu lên thắc mắc: “Chú là người đàn ông trong bài hát bỏ quên cây đàn ở nhà người phụ nữ nào, hay là được hư cấu trong hoàn cảnh nào?”. Nhận được câu hỏi, nhạc sĩ Phạm Duy hơi bất ngờ, ông dí dỏm: “Cô rất đẹp nhưng hỏi câu hỏi khó quá!”, dù vậy ông cũng vui vẻ trả lời câu hỏi “khó” đó cho vị khán giả này.

Nhạc sĩ Phạm Duy kể câu chuyện Cây đàn bỏ quên

Nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ: “Tôi làm bài hát Cây đàn bỏ quên từ lúc mười tám đôi mươi tuổi, lúc đó tôi tham lắm. Tôi đã được một người yêu tặng một bông hoa, để bông hoa ấy trên cây đàn. Tôi tự hỏi, cô ấy yêu cây đàn hay yêu tôi? Bây giờ tôi già rồi, chắc tôi không cần phải tự hỏi nữa. Cô đó cách đây 80 năm rồi, chắc đã yêu cây đàn và yêu cả người già này nữa”.

Những tràng pháo tay được vang lên, mặc dù danh tánh người phụ nữ trong bài hát vẫn không được nhạc sĩ tiết lộ, nhưng khán giả rất thỏa mãn với cách trả lời của ông.

Hai nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Tuyên

Trong phần sau của câu chuyện, ông tâm sự về một bài hát ca sĩ Duy Quang vừa trình bày:
“Tôi cho rằng bài hát Đưa em tìm động hoa vàng (phổ thơ Phạm Thiên Thư sáng tác năm 1972) là bài hát thanh cao nhất trong thời điểm mà tôi đang sống…”.

Nhạc sĩ Phạm Duy bây giờ đã thành người thiên cổ, nhưng tên tuổi của ông sống mãi  với những ca khúc bất hủ như: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh. Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em bé quê, Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng…
Hàng ngàn tác phẩm âm nhạc của ông, những cảm hứng sáng tác, hoàn cảnh ra đời của từng bài hát vẫn là điều gì đó bí ẩn để cho chúng ta tiếp tục tìm tòi giải mã. Ngồi góp nhặt những phần đời hiếm hoi của ông lúc sinh thời cũng chỉ là một chút gì rất nhỏ bé để khám phá một tâm hồn âm nhạc quá vĩ đại của ông.

Nguồn: http://www.hoinhacsi.vn/nhac-si-pham-duy-bo-quen-cay-dan-o-dau