Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Trao giải Văn Việt lần thứ hai – ngày 3 tháng 3/2017

Ngô Thị Kim Cúc

 

Sau lần đầu bị ngăn cản vào năm trước, việc liệu có thể yên ổn tiến hành lễ trao giải Văn Việt lần thứ hai hay không, quả là điều khó đoán cho ban tổ chức. Đã có mấy phương án: nếu cà phê Sỏi Đá (ở quận 3) không đồng ý cho thuê địa điểm vào phút cuối (giống trường hợp năm ngoái), thì mọi người sẽ “di tản” sang một địa điểm khác ở quận I, trên đường Nguyễn Trãi. Nếu ngay cả địa điểm thứ hai này cũng bị cản trở thì, sẽ thuê xe chở tất cả mọi người chạy về nhà chị Ý Nhi, tận Gò Vấp, để làm lễ trao giải. Năm nay, chị Ý Nhi dự tính sẽ làm lễ ngoài sân vườn, để đỡ bị nóng đổ mồ hôi cục như năm ngoái, khi bị cắt điện.

Thật may là lần này đã không xảy ra chuyện chẳng chờ mong. Mọi người lần lượt đến, nhiều anh chị ngồi bên ngoài trò chuyện để chờ đợi, còn người của ban tổ chức thì lo chuẩn bị mọi việc. Phòng máy lạnh trên lầu của cà phê Sỏi Đá, thường được mọi người gọi đùa là “trụ sở của Văn Việt”, đã phục vụ buổi lễ rất chu đáo, nhiều lần cho mang thêm ghế từ bên ngoài vào, vì số khách cứ tăng thêm vào phút cuối.

Vắng mặt nhà văn Nguyễn Quang Thân (trong Hội đồng Văn xuôi) và nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Lê Phú Khải, những thành viên thường xuyên có mặt trong các sinh hoạt của Văn Việt. Hai anh Phạm Đình Trọng và Lê Phú Khải là do bị canh cửa không cho đi, còn anh Nguyễn Quang Thân thì sau này chúng tôi mới biết, đang phải nằm bệnh viện do bị đột quỵ.

Khách từ nước ngoài về có nhà nghiên cứu Đặng Tiến từ Pháp, nhà văn Nam Dao từ Canada, nhà văn Lý Lan từ Mỹ. Khách từ Hà Nội vào có tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà giáo Phạm Toàn, nhà thơ Lê Hoài Nguyên (tức nguyên đại tá an ninh Thái Kế Toại), nhà nghiên cứu - phê bình Phạm Xuân Nguyên (trong Hội đồng Thơ), họa sĩ Lý Trực Dũng, nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên. Từ Quảng Bình vào có nhà thơ Hoàng Vũ Thuật (trong Hội đồng Thơ). Khách ở Sài Gòn có những gương mặt từ lâu không xuất hiện trong các hoạt động văn nghệ: nhà thơ Thiếu Khanh, nhà thơ Nguyễn Duy…

Buổi lễ diễn ra thân mật, nghiêm túc. Những phát biểu của các tác giả được giải hết sức cô đọng, tâm huyết, rất được mọi người trân trọng, tán thưởng.

Khi tan lễ, mọi người còn ngồi lại rất lâu, tranh thủ chuyện trò và hẹn nhau lần gặp gỡ tiếp…

Giữa không khí oi nồng của một đất nước đang sôi sục chuyện biển đảo, môi trường sống, môi trường văn hóa - giáo dục…, những sinh hoạt văn học nghệ thuật có vẻ lọt thỏm giữa vô vàn thực tế ngổn ngang, tàn nhẫn. Nhưng thử nghĩ, nếu thiếu một cái nền văn hóa căn cơ, bền vững, liệu con người có thể phát triển hài hòa, lành mạnh…

Những cố gắng của Văn Việt, dù nhỏ nhoi, vẫn đòi hỏi rất nhiều công sức của các nhà văn cả trong và ngoài nước, những người luôn tâm nguyện phải làm điều gì đó thay vì chỉ chê bai…

Rất giản dị và cũng rất cũ càng: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa trong bóng tối.

 

clip_image001

Trước giờ trao giải. Ban tổ chức chuẩn bị. Trong ảnh: Kim Cúc Ngô Thị, nhà thơ Hoang Hung, nhà báo Nguyễn Công Bình, nhà văn Nguyên Ngọc, kỹ thuật viên trẻ, tiến sĩ Hoàng Dũng Dzung Hoang, nhà thơ Lê Hoài Nguyên Thái Kế Toại — cùng vớiDzung HoangThái Kế Toại.

clip_image003

Trưởng ban tổ chức, nhà thơ Hoang Hung công bố giải thưởng Văn Việt lần II

clip_image005

Tiến sĩ Hoàng Dũng Dzung Hoang công bố giải Đặc biệt cho tác giả Ngô Thế Vinh (Hoa Kỳ) với 2 công trình nghiên cứu và ghi chép: "Cửu Long cạn dòng biển Đông dậy sóng" và "Mekong dòng sông nghẽn mạch".

clip_image007

Nhà văn Nguyên Ngọc và tiến sĩ Nguyễn Quang A - nhà tài trợ chính của giải, trao giải cho nhà thơ Lý Đợi Ly Doi, nhận thay tác giả Ngô Thế Vinh ở Hoa Kỳ. Anh Ngô Thế Vinh đã tặng lại tiền giải thưởng cho NXB Giấy Vụn ở Việt Nam.

clip_image009

Nhà thơ Lý Đợi Ly Doi đọc lời cảm ơn của tác giả Ngô Thế Vinh ở Hoa Kỳ, không có mặt trong lễ phát giải.

clip_image011

Nhà thơ Nguyễn Duy trao giải Chính thức về Thơ cho nhà thơ Vũ Thành Sơn (Sài Gòn).

clip_image013

Nhà thơ Ý Nhi đọc thay phát biểu của nhà thơ Ngu Yên (Hoa Kỳ) , không có mặt trong lễ trao giải.

clip_image015

Nhà nghiên cứu - phê bình Nguyen Pham Xuan công bố hai giải Chính thức về Thơ cho hai nhà thơ Ngu Yên (Hoa Kỳ) và Vũ Thành Sơn (Sài Gòn).

clip_image017

Tiến sĩ Hoàng Dũng Dzung Hoang và nhà tài trợ Đinh Quang Hùng trao giải Chính thức về Nghiên cứu - Phê bình cho nhà giáo Phạm Toàn, nhận thay tác giả Nguyễn Đức Tùng với chuyên khảo "40 năm Thơ Việt hải ngoại". Tác giả Nguyễn Đức Tùng đã tặng lại tiền giải thưởng cho nhóm Cánh Buồm, những người đang tình nguyện viết bộ sách Giáo Khoa cho học sinh tiểu học.

clip_image018

Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà văn Kim Cúc Ngô Thị trao giải của Chủ tịch Hội đồng Giải cho nhà văn Nguyễn Viện với tiểu thuyết Nhảy Múa Để Chết.

clip_image020

Nhà văn Nguyễn Viện, tác giả của tiểu thuyết Nhảy Múa Để Chết, phát biểu trong lễ trao giải.

clip_image022

Nhà văn Kim Cúc Ngô Thị phát biểu về giải Văn của Văn Việt lần II, thay mặt Hội đồng Văn xuôi.

clip_image024

Chủ tịch Hội đồng, nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu tổng kết lễ trao giải Văn Việt lần II. Anh đã nói vui: "Lần I làm ở nhà Ý Nhi. Lần II ở cà phê quận I. Còn lần III sẽ làm ở ... Dinh Độc Lập". Mọi người vỗ tay rào rào...

clip_image026

Nhà phê bình Đặng Tiến từ Pháp về dự lễ trao giải. Cạnh anh là nhà báo Nguyễn Công Bình.

clip_image028

Hai trong những người của ban tổ chức giải thưởng: nhẹ nhõm vì không phải chuyển địa điểm như đã lo: Kim Cúc Ngô ThịHoang Hung.

clip_image030

Niềm vui tái ngộ: nhà thơ Ý Nhi và nhà văn Hà Thủy Nguyên. Trong lễ trao giải năm ngoái, Thủy Nguyên làm MC.

clip_image032

Nghệ sĩ Chi Kim Nguyễn cùng tiến sĩ Nguyễn Quang A, những người bạn tuyệt vời của Văn Việt.

clip_image034

Nụ cười hồn nhiên đến thế của một người tuổi tám mươi: nhà giáo Phạm Toàn. Cạnh ông là nhà thơ Lê Hoài Nguyên, tức cựu đại tá an ninh Thái Kế Toại.

clip_image036

Nhà thơ Nguyễn Duy, từ lâu không tham gia các hoạt động văn nghệ, cũng đã có mặt trong lễ trao giải Văn Việt, rất tươi tắn khỏe mạnh.

clip_image038

Ba chàng ngự lâm? Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Viện, Vũ Thành Sơn.

clip_image040

Từ phải qua: nhà văn Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng từ Canada, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà thơ Phan Đắc Lữ, kỹ sư - FBer Trần Bang. Sau lưng anh Nam Dao là nhà thơ Bùi Chát Bui Quang Vien.

clip_image042

Nụ cười hóm hỉnh khoái chí của nhà thơ Phan Đắc Lữ. Lý do: anh đã thành công sau ba ngày "dạt vòm" để vẫn có mặt trong lễ trao giải, trong khi hai anh Phạm Đình Trọng và Lê Phú Khải vẫn đang bị "nhốt" ở nhà.

clip_image044

Nhà phê bình - nghiên cứu Nguyen Pham Xuan và nhà thơ Hoàng Vũ Thuật (thành viên Hội đồng Thơ). Bên cạnh là nữ đạo diễn Nguyen My Khanh, lần đầu góp mặt trong một sinh hoạt của Văn Việt.

clip_image046

Cựu thế giới và tân thế giới tay bắt mặt mừng: nhà phê bình Tien Dang từ Pháp và nhà văn Lý Lan từ Hoa Kỳ gặp nhau trong lễ trao giải Văn Việt.

clip_image048

Những người khách đặc biệt: giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, công dân Bỉ, cũng có mặt khi lễ đã đi qua một nửa. Anh Hưng là người hoạt động văn nghệ bằng tất cả trái tim, dù chuyên môn của anh là toán học. Sau lưng GS Hưng là nhà thơ Thiếu Khanh, đã rất lâu không xuất hiện trong bất cứ sinh hoạt văn nghệ nào (anh Khanh ngồi bên tay trái TS Dzung Hoang).

clip_image050

Nhà khoa học Vũ Trọng Khải (áo xanh, ngoài cùng bên trái).

clip_image052

Trần Thị Tươi, thân hữu trẻ trung của Văn Việt.

clip_image054

Nhà báo Cao Minh Tâm (Hội Nhà báo Độc lập), nhà văn Tô Hoàng, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái và phu nhân. Anh Nguyễn Quốc Thái từng bị ai đó phao tin rằng "đã chết mà vẫn có tên trong BVĐ Văn Đoàn Độc Lập).

clip_image056

Họa sĩ, chủ trang Mượn Dấu Thời Gian Phannguyên Psg, dịch giả Hà Vũ Trọng và phu nhân.

clip_image058

Nhà thơ Từ Quốc Hoài và nhà văn Lê Hùng Vọng (từ trái qua).

clip_image060

Nhà văn trẻ Phùng Thị Hạ Nguyên (ngoài cùng bên phải).

clip_image062

Người đội mũ là dịch giả Pham Nguyen Truong, bên trái anh là họa sĩ biếm họa Lý Trực Dũng.

clip_image064

Nhà thơ Hoang Hung và các nhà báo - thân hữu trẻ của Văn Việt.

clip_image066

Nhà văn Lý Lan và nhà báo Lam Điền của báo Tuổi Trẻ.

clip_image068

Hai bạn trẻ của Văn Việt.

clip_image070

Không khí rất tập trung của lễ trao giải.

clip_image072

Cái nắm tay đầy ý nghĩa của kỹ sư - FBer Trần Bang với nhà văn Nguyên Ngọc.

clip_image074

Những người lần đầu gặp nhau đã mau chóng trở thành bạn: nhà thơ Phan Đắc Lữ, nghệ sĩ Chi Kim Nguyễn, đạo diễn Nguyen My Khanh, nhà báo Nguyễn Công Bình.

clip_image076

Anh Phạm Thế Cường (CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng), họa sĩ Phannguyên Psg, nhà thơ Ly Doi (từ phải qua).

clip_image078

Hà Thủy Nguyên, Lý Lan, và phu nhân của nhà thơ Hoang Hung. Hẳn chị có mặt để "hỗ trợ tinh thần" cho ông chồng nhà thơ? (Từ phải qua).

clip_image080

Cụng ly suông... Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Thái Kế Toại, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà phê bình Nguyen Pham Xuan (từ trái qua).

clip_image082

Cười rất thơ trẻ... Đó là gặp gỡ của Văn Việt ... Nhà văn Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, họa sĩ Phannguyên Psg, nhà thơ Nguyễn Duy, tiến sĩ Hoàng Dũng Dzung Hoang.