Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Hơn 60,000 người yêu cầu Đài Loan áp lực Formosa ‘khắc phục thảm họa’

March 26, 2017

clip_image002

Người biểu tình leo lên vách tường bao bọc công ty Formosa ở Hà Tĩnh với các biểu ngữ. (Hình: Người Kỳ Anh)

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hơn 60,000 người yêu cầu chính phủ Đài Loan, các định chế quốc tế làm áp lực buộc công ty Formosa khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân.

Một bản kiến nghị do “Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển giáo phận Vinh,” với sự tiếp tay của các tổ chức xã hội dân sự, gần đây được phát động trên mạng để mọi người có thể tham gia ký tên.

Bản kiến nghị gởi đến tổng thống, chủ tịch Quốc Hội và thủ tướng chính phủ Đài Loan, Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế và những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường.

“Tháng Tư, 2016, công ty Formosa đã thải một lượng lớn chất thải độc hại ra biển miền Trung Việt Nam gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài hơn 250 km bờ biển làm sinh vật chết hàng loạt. Cá, tôm, san hô và nhiều loại thủy sản chết làm hệ sinh thái thềm lục địa miền Trung Việt Nam bị phá hủy, theo đánh giá phải mất hàng chục năm mới có thể khắc phục hậu quả này. Ngoài ra, độc tố từ chất thải công nghiệp đang tích tụ vào trầm tích đáy biển là hiểm họa có thể gây bệnh tật nguy hại cho tương lai lâu dài của người dân Việt Nam.” Bản kiến nghị nói trên viết.

Bản kiến nghị cho biết: “Thảm họa Formosa đã phá hủy nguồn thủy sản, là nguồn thực phẩm chính yếu, truyền thống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập.”

Chưa hết, “Bên cạnh đó, chúng tôi còn đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh nan y như ung thư, dị tật, quái thai, thần kinh… do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc tố kim loại nặng do Formosa thải ra tồn lưu trong biển. Kinh hoàng hơn nữa khi báo chí đã tiết lộ nhiều thông tin cho rằng, Formosa không chỉ xả thải ra biển mà còn chôn chất thải rắn nhiều nơi trên đất liền và cả nguồn khí thải cũng chứa nhiều độc tố. Chúng tôi thật sự rất hoang mang lo sợ cho sức khỏe, tính mạng của chúng tôi và tương lai giống nòi của chúng tôi.”

Tuy sự thiệt hại môi trường biển cũng như sự thiệt hại đối với đời sống kinh tế và xã hội của người dân miền Trung Việt Nam cần hàng chục tỷ đô la để khắc phục, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã chịu cầm $500 triệu của Formosa gọi là “bồi thường.” Số tiền tuy rất nhỏ so với thiệt hại nhưng nhà cầm quyền chỉ phát lại một phần nào trong số đó cho các người dân trong danh sách mà họ lập ra, không phải toàn thể những nạn nhân. Đã vậy, nhà cầm quyền địa phương còn ma mãnh, phân phát theo y riêng, không đúng thực tế khiến dân chúng biểu tình chống đối.

Hiện người dân ở một số địa phương, ngay cả ở huyện Kỳ Anh, nơi có nhà máy luyện thép Formosa, vẫn biểu tình đòi hỏi đền bù thỏa đáng cho các sự thiệt hại họ đã phải chịu và còn đang tiếp tục phải chịu đựng, tương lai bất định.

Trước tình hình như thế, Ban Hỗ Trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển giáo phận Vinh và các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam kêu gọi “Chính quyền Đài Loan sử dụng thẩm quyền của mình để buộc Formosa phải hành xử có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh” trên đất nước Việt Nam.

Buộc họ “tôn trọng môi trường sống của người dân Việt Nam, đồng thời đưa ra phương án cụ thể để khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân.”

Sau cùng, bản kiến nghị “mong Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cùng với các tổ chức môi trường giúp chúng tôi đưa ra phương án và yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực khắc phục môi trường và đời sống của nạn nhân.”

Cho tới buổi sáng ngàu 26 Tháng Ba, 2017, đã có 61,210 người ký tên trên bản kiến nghị. Những người ký tên đầu tiên là Giám Mục Nguyễn Thái Hợp và hơn 200 linh mục của giáo phận Vinh cùng hàng ngàn giáo dân của giáo phận cùng các người khắp nơi trong ngoài nước Việt Nam.

Người muốn ký tên có thể vào trang: https://thamhoaformosa.com

Tuy nhiên, truy cập có thể khó khăn vì bị “kẻ xấu” tấn công nên không phải lúc nào cũng vào được. (TN)

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hon-60000-nguoi-yeu-cau-dai-loan-ap-luc-formosa-khac-phuc-tham-hoa/