Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Hồi ký Lê Phú Khải: Lời ai điếu (kỳ 5)

CHƯƠNG 7

Những mẩu chuyện một thời làm báo

clip_image002Phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Khiếu, ủy viên TW Đảng tại HTX Định Công Thanh Hóa 1978. Ông Khiếu là cha của Nguyễn Hữu Vinh, tức anh Ba Sàm chủ nhân của trang web anhbasam.

… Những năm 1980 là những năm diễn ra cảnh “ngăn sông cấm chợ” khủng khiếp nhất ở nước ta. Ở ĐBSCL, nơi có nhiều hàng hóa nông sản nhất nước, cảnh ngăn sông cấm chợ càng tệ hại nhất. Trạm thuế Tân Hương, vị trí giáp ranh của tỉnh Tiền Giang với Long An là địa danh khét tiếng một thời. Xe cộ từ các tỉnh miền Tây lên đến đây bị ùn tắc vì phải đỗ lại để quản lý thị trường khám xét. Khách hàng phải xuống hết để nhân viên quản lý thị trường lên xe săm soi từng cái gầm ghế. Một kg gạo, một trái dừa khô, một kg đường... cũng bị tra hỏi. Có anh bộ đội về phép thăm nhà, đem 10 kg gạo, khi bị quản lý thị trường giữ, anh ta nói có giấy phép của ông Đỗ Mười, quản lý thị trường quát: Đỗ mười một cũng tịch thu nữa là đỗ mười! Cái giai thoại trên ra đời ở cái vùng nhiều lúa gạo nhất ở nước này là ĐBSCL.

Tôi đã có lần đi qua trạm Tân Hương, lấy máy ảnh chụp đoàn xe nối đuôi nhau cả cây số để chờ khám xét, đã bị quản lý thị trường trạm này bắt, nhốt vào cái phòng tối om cả nửa ngày, mặc dù trước đó tôi đã trình thẻ nhà báo nhưng vẫn bị họ tịch thu cuộn phim trong máy ảnh. Khi về cơ quan thường trú ở TP HCM báo cáo việc này, giám đốc Nguyễn Thành đã bảo tôi viết một bài ghi nhanh ở Tân Hương, nhưng khi thu băng rồi, gửi ra Hà Nội, Đài TNVN cũng không dám phát, vì lúc đó quản lý thị trường là một “chủ trương lớn của Đảng và nhà nước”!

Nhưng nói đến chuyện ngăn sông cấm chợ ở ĐBSCL thời thập niên 1980 của TK 20 thì phải nói đến chuyện đường sông mới là đáng nói. Vì đa số hàng hóa ở vùng này đều do đường sông đảm nhiệm việc chuyên chở. Sông Tiền và sông Hậu rộng mênh mông nối với mạng lưới kinh rạch chằng chịt ở đồng bằng, có nhiều nơi hẻo lánh và đặc điểm của vận tải sông là ghe thuyền chạy suốt đêm ngày (động cơ của nó có cấu tạo để luôn có nước sông làm mát máy không như ô tô chạy trên bộ). Các trạm thuế vụ, trạm quản lý thị trường lại đều được trang bị súng... nên họ lộng hành và dân vận tải sông rên xiết dưới sự kiểm soát của họ. Một cái ghe chở hàng nặng mấy chục tấn, đang chạy giữa sông Tiền sông Hậu rộng mênh mông, chỉ cần nghe một tiếng súng nổ trên bờ là phải quay vào để thuế vụ, quản lý thị trường kiểm tra giấy tờ, khám xét hàng hóa. Nếu đủ giấy tờ và không chở hàng “lậu” thì cũng phải nộp tiền chi phí phát đạn. Giá tiền một phát đạn như thế muốn tính bao nhiêu cũng phải chịu. Trên thế giới này có lẽ không đâu có cách phạt vạ người dân kỳ lạ và tàn bạo như thế. Người ta đua nhau vượt biên, bất chấp sống chết vì lối cai trị và cách phạt vạ người dân kiểu Việt Cộng như thế! Tôi đã đi theo một đoàn ghe 5 chiếc, mỗi chiếc có trọng tải 25 tấn của HTX vận tải đường sông Rạch Gầm tỉnh Tiền Giang chở gạo thuê cho nhà nước từ các kho của tỉnh Kiên Giang lên kho của Tổng công ty lương thực miền nam ở TP HCM. Cả đi lẫn về 11 ngày liền nên tôi đã được chứng kiến tận mắt cảnh các trạm kiểm soát dọc đường sông ở ĐBSCL đã hành hạ các chủ ghe và thủy thủ của họ như thế nào. Có chủ ghe nói thẳng với tôi là sẽ tu sửa ghe cho thật tốt rồi đưa cả gia đình, vợ con đi vượt biên không thể sống với các ông cộng sản được!

Sau chuyến đi đó, tôi đã viết bài điều tra mang tên “Đi theo những con thuyền mang tên Rạch Gầm”, báo SGGP đầu năm đó (1986) đã đăng bài phóng sự này. Chính đại tá Hoàng Cuông, trưởng ty CA Hải Hưng năm xưa, người được tướng Qua nhắc đến như một điển hình tốt của Bộ CA đã đọc được bài báo đó khi ông nhận chức cục phó một cục của Bộ có cơ quan tại phía Nam. Đại tá Hoàng Cuông đã đi xe com-măng-ca nhưng đỗ ở đầu đường, đi bộ đến số nhà 30 Thạch Thị Thanh ở Q1 TP HCM để gặp tôi, theo hẹn, ông luôn “giữ bí mật” theo tác phong của ông. Gặp tôi ông hỏi chuyện về bài phóng sự đó. Tôi đã nói thẳng với vị đại tá công an này, là người ta sẽ bỏ nước đi hết nếu Đảng không thay đổi đường lối lãnh đạo, vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu dã man trung cổ này!

Đó là chuyện tôi viết báo công khai, tôi còn làm “báo cáo mật” cho chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Công Bình về việc các trạm thuế trên các đường sông. Đó là một lần tôi đang đi lang thang bên rạch Bảo Định ở Mỹ Tho, tôi nghe thấy một bà chủ ghe dưới rạch lớn tiếng than: kỳ này về tôi sẽ đốt ghe, không đi buôn nữa! Tôi vội lao xuống xem sự tình thế nào. Thấy chiếc ghe khá lớn mang biển số KG, tôi biết là ghe của tỉnh Kiên Giang. Bà chủ ghe cho tôi hay, ghe của bà có trọng tải 21 tấn, bà chở đủ 21 tấn khoai mỳ (sắn) lên thành phố bán, nhưng đi qua các tỉnh, các trạm thuế đều bắt đóng thuế “bổ xung”, lấy lý do bà chở quá 21 tấn quy định. Nếu không đóng thuế “bổ xung” thì phải dỡ khoai mỳ lên cân lại. Bà than: bốc đủ 21 tấn lên cân lại thì bằng thắt cổ tôi cho xong! Đó là cách bắt chẹt, bóp cổ dân của các trạm thuế. Một điều thật kinh hoàng là, ghe của bà sau khi cộng hết số hóa đơn “bổ xung” của các trạm thuế đường sông (trong đó có trạm Kinh Nước mặn tỉnh Long An không thua gì trạm Tân Hương trên đường bộ) đã lên đến 20 tấn, xấp xỉ trọng tải chiếc ghe 21 tấn của bà. Đến Kinh Nước mặn, chồng bà phải tháo chiếc đồng hồ senko đeo tay để trạm thuế “cầm”, như người ta đi “cầm đồ”, đợi khi nào lên TP HCM bán được khoai mỳ, lúc trở về sẽ “chuộc”(!). Cũng còn may là lên đến TP, bà không phải đóng thuế nhờ có chính sách miễn thuế cho các ghe chở lương thực (như khoai mỳ) cứu đói cho thành phố. Nơi đây muốn có khoai mỳ để cán bộ công nhân viên và nhân dân TP ăn sáng. Đó cũng là chính sách “xé rào” của TP HCM một thời. Tôi hỏi bà chủ ghe cho biết tên những trạm thu thuế bổ xung, thì được biết đó là các trạm: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành...Tôi xin bà các hóa đơn đó, bà cho ngay (trong đó có cả giấy biên nhận giữ đồng hồ của chồng bà ở trạm thuế Kinh Nước mặn, khi bà quay về chuộc lại họ quên không đòi lại giấy để hủy). Với đầy đủ chứng cứ trong tay, suốt đêm tôi viết “báo cáo mật” về vụ đánh thuế chiếc ghe biển số Kiên Giang đầy oan nghiệt... (có kèm theo đầy đủ hóa đơn thu thuế bổ xung). Sáng hôm sau tôi đem đến báo cáo chủ tịch tỉnh Nguyễn Công Bình. Xem xong “báo cáo mật” của tôi, ông chủ tịch đập tay xuống bàn rất mạnh và không nói câu nào cả. Đến kỳ họp giao ban hàng tuần, có đấy đủ các ty, ban, ngành trong sở, chủ tịch Sáu Bình đã phê phán gay gắt ngành tài chính và các trạm thuế. Ông đập tay xuống bàn rồi giơ tập hóa đơn thuế bổ xung lên nói to trước cuộc họp: thế này thì chúng ta trở thành kẻ cướp rồi, đâu phải chính quyền cách mạng!

... Với ông Phan Văn Khải, tôi vẫn thực hiện được cuộc phỏng vấn chuyến đi về của phái đoàn thủ tướng dự thượng đỉnh ASEAN. Tôi gọi điện đến 24 Tú Xương, nhà riêng của ông từ khi ông còn là chủ tịch TP HCM. Tôi xin gặp bác Tám, gia nhân và là người quản gia thân tín của gia đình. Cách gọi điện đến nhà các VIP cũng là một “nghiệp vụ” của người làm báo. Đừng bao giờ gọi điện đến mà chỉ xin gặp ông này, bà kia. Người ta có thể tự ái mà trả lởi “ông chủ đi vắng” ai làm gì được người ta. Còn chủ nhân của người ta thì rất khó cho nhà báo tiếp cận trực tiếp (mà không qua họ). Ở một nước không có dân chủ thì điều này càng trở nên tuyệt đối. Bác Tám biết là tôi gọi. Vì dịp tết nhất tôi đã nhiều lần gọi điện thăm hỏi bác và không hề thăm hỏi ai nữa, ngoài bác ra (!) Bác Tám cho tôi hay, Thủ tướng xuống máy bay giờ nào là bí mật, nhưng bác bày vẽ cho tôi cách gặp, bác cho tôi số điện thoại di động của nhân viên an ninh sẽ đến đón Thủ tướng tận chân cầu thang máy bay lúc ông xuống. Bác còn dặn tôi cứ nói rõ lý do biết tên anh ta và số ĐT là do bác cung cấp. Từ đó tôi biết giờ máy bay đáp và sẽ đi cùng đồng chí an ninh bảo vệ Thủ tướng. Khi Thủ tướng Phan Văn Khải xuống máy bay, tôi trông rõ BTV Thu Uyên cùng bước xuống, nhưng ông được một chiếc xe du lịch đón ngay ở chân cầu thang và đi luôn. Sau này tôi được biết là các bà ở Hội cầu lông đã đón ông đi đánh cầu lông ngay (ông Khải là chủ tịch Hội cầu lông VN). Thế là phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm vào phòng VIP của Tân Sơn Nhất trả lời phỏng vấn của các nhà báo. Nhưng rất ít báo chí thành phố biết giờ ông xuống nên chỉ có nữ phóng viên Mai Hoa, giám đốc Cường cử đi cùng tôi để phụ trách máy ghi âm, còn tôi thì phỏng vấn Thủ tướng. Nhưng khi nhìn thấy cái ông phó thủ tướng có bộ mặt hãm tài kia thì tôi không phỏng vấn nữa và giao cho cô Mai Hoa... “muốn làm gì thì làm”. Tôi ngồi quan sát, thấy ông Nguyễn Mạnh Cầm vừa trả lời phỏng vấn của Đài TNVN vừa nhìn sang phía quầy bán hàng phục vụ khách VIP, nơi cô Phương Uyên đang nhổm người lên để lộ cả quần xi líp mầu hồng bên trong(!). Lúc về cơ quan, tôi bảo với sếp Cường là tôi sẽ viết lại giáo trình bài “phỏng vấn”, rằng mỗi khi một cơ quan báo chí cử phóng viên đi phỏng vấn các VIP, thì nên cử nữ phóng viên xinh đẹp, mặc váy ngắn, xi líp màu hồng! Từ đó trở đi hễ có đài, báo địa phương nào mời Đài TNVN đi giảng các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên của họ... sếp Cường càng bắt tôi đi bằng được. Lý do: tôi đã “viết lại giáo trình” thì phải đi giảng, tôi có đi giảng thì uy tín của cơ quan... mới được nâng cao! Chẳng biết ông nói thật hay nói đùa!…