Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2025

Về tự do (kỳ 13)

Tác giả: Timothy Snyder

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí, 2025

Không-tự do Libertarian

Những người phủ nhận sự biến đổi khí hậu và các đầu sỏ tài phiệt có khuynh hướng bỏ trốn (escapist) thường gọi bản thân mình là “những người tự do chủ nghĩa (libertarian).” Nếu libertarianism (chủ nghĩa rồ [thị trường] tự do) có nghĩa rằng tự do là giá trị của các giá trị, thì đây là một cuốn sách libertarian. Tuy vậy, libertarianism như được trình bày nói chung ở Hoa Kỳ là một ý thức hệ phục tùng “thị trường tự do” không-tồn tại dựa vào 37các sự mâu thuẫn và các lời nói dối.

Theo các libertarian, “thị trường tự do” bảo vệ tự do. Nếu thị trường không bảo vệ cái gì đó, suy ra rằng cái thứ đó là không tự do. Nếu thị trường không bảo vệ một quyền nào đó, thì chúng ta được kỳ vọng để thừa nhận rằng nó không phải là một quyền.

Khi các libertarian cho rằng các thị trường bảo vệ tự do, họ thực sự có ý nói rằng những con người có một nghĩa vụ để bảo vệ các thị trường. Trong một “thị trường tự do,” tự do được định nghĩa như quyền của các thứ để di chuyển không bị con người cản trở, những người bị xác định như các rào cản, hay như các thực thể với các nghĩa vụ đối với các thứ. Con người phải bị từ chối tự do được định hướng để thay đổi cách chủ nghĩa tư bản hoạt động, và sự từ chối đó phải được gắn nhãn “tự do.” Như thế trong một “thị trường tự do,” chính trị bắt đầu từ sự đàn áp Orwellian.

“Thị trường tự do” chỉ tồn tại như một khẩu hiệu che đậy các mâu thuẫn vô nghĩa và biện minh sự bắt nạt chính trị. Không có cái thứ như một “thị trường tự do” trên thế giới, cũng chẳng thể có. Chủ nghĩa tư bản trừ các chuẩn mực và luật thì là cuộc chinh phục giết người. Nếu ai đó xâm lấn nước của bạn, chiếm nhà của bạn, nô lệ hóa các con bạn, và đưa thận của bạn ra để bán, đó là ma thuật của thị trường không-bị-điều tiết trong hoạt động.

Các thị trường không thể là tự do. Chỉ con người có thể là tự do. Tự do là một giá trị con người. Nó có thể được nhận ra và theo đuổi chỉ bởi những con người. Không có cái thay thế nào cho tự do, không có cách nào để ủy thác nó. Thời khắc chúng ta ủy thác tự do, cho thị trường hay bất cứ thứ gì khác, nó trở thành sự phục tùng. Khi mọi người từ bỏ từ tự do (free), thì tự do (freedom) biến mất khỏi cuộc sống của họ.

Libertarianism không tương thích vớ mọi hình thức của tự do. Libertarianism Mỹ cấm chúng ta nêu câu hỏi làm thế nào người ta trở nên tự do, và vì thế nó ngăn cản sự tự chủ. Bằng việc coi tự do chỉ như một vấn đề thôi thúc của các cá nhân, ý thức hệ ngăn chúng ta suy nghĩ về các cấu trúc mà chúng ta cần để tạo ra các cá nhân tự chủ. Các libertarian phản đối cha mẹ nghỉ phép sinh con và các trường công cần để tạo ra những người trẻ tự do (kể cả các nhà khởi nghiệp), và các công đoàn lao động và bảo hiểm sức khỏe mà chúng ta cần để cho phép các công nhân có được sự di động.

Libertarianism đòi hỏi chúng ta trở nên có thể dự đoán được. Ý thức hệ “thị trường tự do” quy giản chúng ta thành các robot tuân theo các thuật toán đơn giản. Chúng ta quý trọng gì trong đời? Ai biết được. Bạn phải làm gì trong cuộc sống hàng ngày? Theo các sự thôi thúc của bạn và mua cái gì đó. Chính phủ nên làm gì? Không gì cả. Để luôn luôn có cùng câu trả lời có nghĩa là rơi vào các tình trạng có khả năng xảy ra nhất của chúng ta.

Trong thực tiễn, “thị trường tự do” được hướng chống lại sự di động xã hội. Bằng việc phân loại sự tái phân phối, các nhà nước phúc lợi, và hoạt động chính trị nói chung như “những sự can thiệp” bị cấm trong nền kinh tế, libertarianism bảo đảm chiến thắng của các công ty khổng lồ và sự tập trung của cải. Việc này khiến sự thăng tiến xã hội khó hơn bao giờ hết. Mặc dù các libertarian ra dáng như những người bảo vệ tự do, họ tạo ra các xã hội trong đó những người trẻ chẳng có đâu để đi.

Các libertarian bênh vực “sự hợp lý” ngay cả khi họ phát tán sự tuyên truyền phản-khoa học của các đầu sỏ tài phiệt hóa thạch. Trong việc làm vậy, họ chống đối tính xác thực. Bằng việc chống đối chính sách làm thay đổi các thị trường năng lượng hiện tại, libertarianism cũng bảo đảm một tương lai của sự biến đổi khí hậu gây chết người.

Căn bản nhất đối với libertarianism là nó phản đối sự đoàn kết. Nó khuyên chúng ta luôn hành động một cách ích kỷ, an ủi chúng ta với suy nghĩ rằng hành vi này sẽ dẫn đến 38lợi ích của tất cả mọi người. Cạnh tranh có thể là một thứ rất tốt, như một thực hành bên trong các quy tắc bị các chuẩn mực vây quanh. Thế nhưng ngay cả Adam Smith, người nổi tiếng nhất trong số tất cả các nhà tư tưởng về thị trường, đã hiểu rằng sự cạnh tranh (phải) hoạt động trên cơ sở của các đức hạnh mà nó không tự tạo ra. Tự do đến từ chúng ta, không phải từ các thị trường; và nếu không có tự do đến từ chúng ta, thì các thị trường sẽ hoạt động tồi. Libertarianism 39khiến chúng ta bi quan về các đức hạnh đó, thuyết phục chúng ta rằng chúng ta không thể có ý tốt. Nhưng chúng ta có thể.

Chúng ta tự do bên trong một vùng ranh giới của sự không thể dự đoán được, một vùng con người giữa cái là và cái nên là. Khi các ý thức hệ cho rằng không có sự khác biệt nào giữa hai thứ đó, hoặc rằng sự khác biệt bị quyền lực cao hơn nào đó đóng lại, họ đang phủ nhận vùng tự do của chúng ta. Giống ý thức hệ “chủ nghĩa xã hội khoa học,” ý thức hệ “thị trường tự do” cho rằng cái là có thể trở thành cái nên là nhờ 40logic kinh tế lớn hơn nào đó.

Khôi phục tài sản tư nhân, hay loại bỏ nó, và tất cả sẽ ổn. Trong cả hai trường hợp, thuật hùng biện bắt đầu như một hoang tưởng về cách mạng—thị trường tự do! Giai cấp vô sản liên hiệp lại!—và kết thúc với sự quả quyết ghê tởm rằng chẳng gì thực sự đúng và chẳng gì thực sự quan trọng và như thế không có lựa chọn thay thế nào cho status quo.

Đạo đức giả Đầu sỏ tài phiệt

Không cần giải thích vì sao những người rất giàu nào đó lại ủng hộ sự hoang tưởng về một “thị trường tự do”: đối với họ, cuộc chơi là sự bảo tồn sự giàu có, và libertarianism cung cấp các quy tắc. Nhà nước thu thuế, và vì thế họ phải làm mất tính chính danh của nhà nước. Cách làm vậy là để cho rằng nhà nước là phi hiệu quả trong mọi thứ nó làm. Quan niệm rằng tự do là sự không hành động của nhà nước chỉ có nghĩa cho thiểu số bé tẹo có thể bảo vệ gia đình họ mà không có một chính phủ đại diện.

Các libertarian đầu sỏ tài phiệt số cho rằng họ không nợ thuế bởi vì họ tự mình kiếm tiền. Điều này là nực cười. Cơ sở hạ tầng, mà làm cho các công ty của họ là có thể, được trả bằng thuế và được chính phủ xây dựng. Giả như đã không có luật pháp chống-trust (chống độc quyền) nào, transistor lẽ ra đã chẳng bao giờ trở thành cơ sở cho Silicon Valley, mà lẽ ra không tồn tại bây giờ. 41Tiền thuế Mỹ chi cho phát triển máy tính, internet, và World Wide Web. iPhone đã phụ thuộc vào nghiên cứu khu vực công. Thuế tài trợ các start-up Silicon Valley của những người mà sau đó đề xuất “thị trường tự do” cho phần còn lại của chúng ta. Các đầu sỏ tài phiệt số lan truyền thói hài hước (schtick) rồ tự do của họ trên các chuyến du hành của họ quanh thế giới được tài trợ bởi ngân sách đi lại của các nhà thầu chính phủ.

Với đạo đức giả có thể so sánh được, một số đầu sỏ tài phiệt hóa thạch của chúng ta cũng tuyên bố quyền libertarian để không đóng thuế. Nhưng sản nghiệp của họ cũng phụ thuộc vào chính phủ. Sự khai thác nhiên liệu hóa thạch phụ thuộc một cách lố bịch vào các trợ cấp lớn của chính phủ, kể cả sự dùng đất liên bang. Những người Mỹ bản địa bị các chiến dịch quân sự hay cảnh sát—quyền lực nhà nước—dùng bạo lực đuổi khỏi đất sao cho các công ty tư nhân có thể khai thác các nhiên liệu hóa thạch. Sự can thiệp chính phủ rõ ràng và cưỡng bức này ở tại gốc của chế độ đầu sỏ hóa thạch. Các libertarian xác nhận tin vào các quyền tài sản. Giả như họ chân thật, các libertarian lẽ ra ở tuyến đầu của những người dùng lý lẽ biện hộ sự bồi thường cho những người Mỹ Bản địa. Vì sao họ không? Bởi vì libertarianism là một sự giả mạo.

Các libertarian giàu có ủng hộ những sự can thiệp nhà nước cho phép họ tạo ra sự giàu có; họ chỉ phản đối hành động chính phủ mà có thể cho phép những người khác làm cùng thế. Các libertarian đầu sỏ tài phiệt hóa thạch của chúng ta (Charles Koch là ví dụ hàng đầu) nhận là chống lại bộ máy quan liêu. Thế nhưng bản thân họ tạo thành bộ máy quan liêu ủng hộ-sự nóng lên-toàn cầu, cũng như bộ máy quan liêu ủng hộ-sự lật đổ-bầu cử. Họ tự nhận ủng hộ chính phủ nhỏ, nhưng bằng việc chi tiền cho các cuộc bầu cử, họ làm cho chính phủ lớn hơn, bằng việc gắn các công ty của họ vào nó. Koch Foundation (Quỹ Koch) đã đứng đằng sau vụ kiện Citizens United, mà đã mở các cuộc bầu cử cho sự quảng cáo chính trị vô độ được các công ty hậu thuẫn dưới logic lố bịch rành rành rằng các công ty là những người và rằng tiền là lời nói. Như một kết quả, đất nước 42tiến một bước khổng lồ tới chế độ đầu sỏ, và những người Mỹ bây giờ ít tự do hơn.

Chính trị Cyborg

Đối với những người không giàu có, hoang tưởng thị trường-tự do có sức quyến rũ vì một lý do khác: nó bỏ đi những gánh nặng trách nhiệm đi cùng với tự do. Chúng ta có thể mơ rằng “thị trường tự do” sẽ đưa ra tất cả các quyết định cho chúng ta. Một quyết định và quyết định duy nhất của chúng ta là để thừa nhận tự do của chúng ta với nó.

Một khi chúng ta gia nhập giáo phái libertarian, chúng ta không phải gặp rắc rối để đánh giá thế giới. Chúng ta được an ủi bởi quan niệm rằng những sự thôi thúc của chúng ta tự động chuyển thành lợi ích chung. Chúng ta dùng tâm trí của mình để hợp lý hóa, để biện minh bất cứ thứ gì các thị trường cho chúng ta, một thói quen phục tùng tột bực. Nếu một vấn đề như sự nóng lên toàn cầu hiện ra lù lù trên đường chân trời, thì chúng ta tưởng tượng rằng “thị trường tự do” bằng cách nào đó sẽ tự động giải quyết nó—một sự lừa gạt chẳng khác gì sự tự tử.

Chắc chắn, những câu trả lời tao nhã có sự quyến rũ của chúng. Thật cám dỗ để 43thần phục một giá trị duy nhất, để từ bỏ khát vọng để được tự do. Các giải pháp cực đoan trấn tĩnh chúng ta bằng việc loại bỏ bất cứ cơ hội nào cho suy nghĩ: nhà nước lớn và thị trường bé tẹo (các Stalinist), hay thị trường lớn và nhà nước bé tẹo (các libertarian). Khi chúng ta trao mình cho các giải pháp tổng thể này, chúng ta bị bình định, không còn vật lộn với thế giới nữa. Chúng ta có câu trả lời cho mọi thứ, giống một chương trình máy tính đơn giản. Chúng ta rút lui khỏi vùng ranh giới của sự không thể dự đoán được vào không gian an toàn của sự đáp lại tự động.

Havel định nghĩa ý thức hệ như một “chiếc cầu của những lời bào chữa giữa hệ thống và cá nhân.” Libertarianism chính xác là thế: một chiếc cầu của những lời bào chữa, một sự thay thế cho tư duy. Khi chúng ta chấp nhận rằng tự do là phủ định và gọi thị trường là “tự do,” chúng ta bác bỏ trách nhiệm của mình để quyết định loại thị trường nào và loại chính phủ nào chúng ta muốn.

Các libertarian và nữ thần báo ứng số của chúng ta là các đối tác tự nhiên bởi vì cả hai cổ vũ việc chịu thua sự thôi thúc, và cả hai thúc đẩy các phản ứng nhị phân. Libertarianism tuyên truyền một chủ nghĩa nhị phân thiếu suy nghĩ: “thị trường tự do” là tốt, chính phủ là xấu. Sự dùng thuật toán nhị phân này biến các libertarian thành các máy tự động con người—các nhà vận động hành lang cho các mục đích.

Quá trình cũng hoạt động theo hướng khác: những người tốn thời gian trên media xã hội thường trở thành các libertarian. Chính kiến của họ lấy 44một hình thức lạ kỳ, cyborg (nửa người nửa máy). Các libertarian là những người bảo vệ sốt sắng quyền của các photon để đưa quảng cáo đến mắt của bạn, và quyền của dioxide carbon để ô nhiễm bầu trời của chúng ta. Họ ủng hộ mạnh mẽ các electron được dùng để chuyển của cải khỏi các nhà chức trách thuế và vào các thiên đường thuế. Trong việc làm vậy, họ truyền bá sự không-tự do và cái chết.

Giáo phái Tử thần

Giống chủ nghĩa Marx, libertarianism hoạt động như cả khoa học và tôn giáo. Nó quả quyết với chúng ta rằng kinh tế học là cả tri thức và một giáo phái của “thị trường tự do” tinh khiết. Quan niệm rằng các hành động ích kỷ riêng của người ta nối với các hành động ích kỷ của những người khác 45để tạo ra một sự hài hòa huyền bí là một quan điểm tôn giáo trong nội dung của nó (và rất có thể trong nguồn gốc của nó).

Libertarianism dựa vào đức tin và tự tiết lộ trong tội lỗi, mặc dù một số trong những người ủng hộ nó tin bản thân họ là những người thế tục. Những người Mỹ được dạy để cảm thấy xấu vì việc làm bẩn chủ nghĩa tư bản. “Thị trường tự do” được gới thiệu như một không gian thiêng liêng mà trong đó mọi người không được “can thiệp.” Chủ nghĩa tư bản đã không có sự sinh của trinh nữ nào. Thị trường không có sự tinh khiết huyền thoại hay cách khác nào. Nó là một sự dàn xếp xã hội chịu sự thay đổi bởi những người tự do.

Là bình thường để cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ khi chúng ta ngược đãi những người khác, bỏ qua các tuyên bố của họ, hay không giúp đỡ họ. Một cảm giác tương ứng về trách nhiệm có thể dẫn chúng ta tới sự đoàn kết với những người khác và như thế tự do hơn cho tất cả chúng ta.

Thế nhưng cảm thấy tội lỗi về thị trường là vô nghĩa. Trên thực tế, nó là một cái bẫy. Tội lỗi con người bình thường đi theo sự diễn biến không thể dự đoán được của các lựa chọn và cam kết cá nhân. Tội lỗi thị trường đi theo sự diễn biến có thể dự đoán được của một câu chuyện do những người hùng mạnh kể: về một “thị trường tự do” mà không thể bị vi phạm. Bởi vì tội lỗi như vậy là có thể dự đoán được, nó chịu sự thao túng của các tác giả của sự hư cấu. Cảm giác Mỹ, rằng chúng ta làm sai khi chúng ta vi phạm thị trường ban sơ, là một món quà cho những người kẻ áp bức chúng ta. Một cảm giác như vậy làm khó hơn cho chúng ta để cảm thấy trách nhiệm đối với mọi người.

Các thị trường nên làm việc cho chúng ta, chứ không phải ngược lại. Được quản lý thích hợp, quả thực chúng có thể tạo ra một số điều kiện cho phép mọi người được tự do. Chúng hoạt động tùy thuộc vào các quy tắc. Các quy tắc này nên dựa vào sự hiểu biết về các giá trị, không phải về các quan niệm giả về sự tinh khiết. Khi các quy tắc là đúng, nhiều trong số những lo lắng của chúng ta được nhẹ bớt.

Những người tự do sẽ làm những gì có nghĩa cho họ, mà không có sự xấu hổ. Khi thị trường thất bại, để phản ứng bằng việc đổi hướng là bình thường. Khi các thị trường kiềm chế tự do, chúng ta làm việc cùng nhau để thay đổi chúng. Khi chúng ta cần các định chế mới, chúng ta xây dựng chúng. Đối mặt một thách thức như một suy thoái hay một cuộc khủng hoảng tài chính, chúng ta can thiệp. Đối mặt một tai họa đe dọa-loài như sự nóng lên toàn cầu, chúng ta cùng nhau để can thiệp lần nữa. Sự đoàn kết giúp chúng ta thấy tất cả điều này.

Các Notalitarian

Một người tự do nhìn thế giới trong màu sắc, như qua một kính vạn hoa. Không có một câu trả lời đúng nhưng có vô số sự kết hợp, mà chúng ta học để tưởng tượng và đưa ra. Những người tin vào một ý thức hệ chỉ có đen và trắng, những người khác và bản thân họ, một sự thật duy nhất.

Một giá trị bị để một mình sẽ tự thoái hóa và mở ra một sự trống rỗng. Điều này xảy ra trong chính trị, cũng như trong tâm trí và thân thể chúng ta. Việc giữ chặt chỉ một giá trị, chúng ta chẳng bao giờ thực hành và chẳng bao giờ đạt vẻ duyên dáng.

Nếu chúng ta tin vào chỉ một thứ tốt, thì mọi lựa chọn có vẻ dễ dàng—trong một thời gian. Tuy nhiên, điều gì xảy ra khi chúng ta ngừng tin? Khi đó chúng ta chẳng có gì để dùng: không giá trị khác nào, và không thực hành nào xét đến các giá trị. Chúng ta đã quen làm mất uy tín tất cả các giá trị khác vì một giá trị. Và như thế khi chúng ta mất giá trị đó, sự rõ ràng tuyệt đối nhường đường cho sự hoài nghi hoàn toàn. Một thế giới của đen và trắng 46nhòe thành xám.

Trong nhà tù, Adam Michnik viết rằng 47những người nguy hiểm nhất là những người tin vào một sự thật hay vào không sự thật nào. Chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là khoa học tôn giáo, hay tôn giáo khoa học. Notalitarianism (chủ nghĩa vô trị) là sự bất khả tri (không thể biết) không đáy về cả các giá trị và các sự thực [lưu ý về sự tạo từ mới của tác giả, và sự tráo chữ n và t]. Các totalitarian (nhà toàn trị) cho chúng ta một sự thật mà dường như giữ mọi thứ lại với nhau. Họ hợp nhất cái là với cái nên là, làm cho cả hai vô nghĩa, để quyền lực cho những người giám hộ mà giải thích vì sao phần còn lại là các sinh vật của cái thế nào. Khi một sự thật trôi đi, các notalitarian (nhà vô trị) đến để cho chúng ta một sự thật rằng không có sự thật nào cả.

Tự do bắt đầu với sự nhận ra sự khác biệt cái là và cái nên là. Những người tự do hoạt động trong không gian ở giữa, trong vùng ranh giới của sự không thể dự đoán được. Chủ nghĩa toàn trị tự cho là để khép lại vĩnh viễn chỗ trống giữa cái là và cái nên là và cho mọi người. Một notalitarian nhún vai và nói rằng vấn đề không tồn tại: Ai biết cái gì (nếu có gì) tồn tại, và ai biết cái gì (nếu có gì) nên là? Chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) lấy hêt oxygen từ căn phòng; notalitarianism đổ đầy không gian bằng khí cười (N­­2O).

Cả chủ nghĩa toàn trị và notalitarianism kéo chúng ta vào một nền chính trị của “chúng tao và chúng nó.” Trong chủ nghĩa toàn trị, chúng ta tin nhóm của chúng ta hiểu cái tốt duy nhất. Notalitarianism mời gọi chúng ta thích các xúc cảm của chúng ta hơn xúc cảm của những người khác, mà dẫn chúng ta để nâng bộ lạc của chúng ta lên trên các bộ lạc khác, mà không cần đưa ra các lý do. Vì không có sự thật nào và không có giá trị nào, chúng ta không cần giải thích ý thức của chúng ta về “chúng tao và chúng nó.” Việc có một “chúng nó” có nghĩa là chẳng bao giờ phải tìm thấy sự can đảm để là “chúng tao.” Chúng ta chẳng bao giờ phải đối mặt các nỗi sợ hãi của chúng ta với các cam kết.

Các nhà toàn trị và các notalitarian đều tự cho mình là đúng. 48Nếu chúng ta chấp nhận một giá trị duy nhất, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta luôn luôn đúng, bởi vì chúng ta nghĩ chúng ta đang nói các thứ đúng với những người đúng. Nếu chúng ta tin rằng chẳng gì có giá trị cả, chúng ta cũng cảm thấy rằng chúng ta luôn luôn đúng, vì là không để để sai. Vì chẳng gì (trong phương thức notalitarian) thực sự quan trọng, tất cả những gì chắc chắn đều là cảm xúc của chúng ta, mà chúng ta là người có thẩm quyền duy nhất về chúng, và mà chúng ta bày tỏ đích thực. Xúc cảm không chỉ là thứ nhất, như nhà thơ E. E. Cummings nói: nó là đầu tiên và cuối cùng, alpha và omega, tất cả mọi thứ. Khi một tỉ phú xuất hiện và cai trị từ sự thôi thúc, các notalitarian ôm lấy Führer (Lãnh tụ) dễ thay đổi của họ.

Notalitarianism là đồ giả quyến rũ. Việc tin vào chẳng gì cả được trình bày như trí thông minh. Các sự thực (dữ kiện) đều bị tranh cãi, và như thế chúng không tốt hơn các ý kiến, mà không tốt hơn các xúc cảm—như thế hãy quên các phóng viên, các sử gia, và các nhà khoa học đi. Những người bày tỏ các giá trị 49bị gạt bỏ như những kẻ ngu xuẩn. Mọi thứ đều được tha thứ, bởi vì sự tha thứ của bất cứ ai là tốt như sự tha thứ của bất cứ ai khác. Hãy để những kẻ nói láo, nói dối và sự thật diệt vong. Hãy để các đầu sỏ tài phiệt thử bỏ trốn và khoái trá nhìn mọi người khác đau khổ. Hãy để thế giới chấm dứt với nụ cười khinh bỉ.

Hồ và Rừng

Là dễ để theo một giá trị hay để chối bỏ tất cả chúng. Việc tin vào chỉ một thứ, giống không tin vào gì cả, cho phép chúng ta khinh miệt những người khác và bác bỏ các giá trị của họ. Và điều này rất thỏa mãn. Nhưng tự do không phải là sự khinh miệt và sự bác bỏ. Nó là sự lựa chọn và sự quả quyết. Nó không phải là một cú đẩy mạnh khỏi một vách đá mà là một sự leo lên một quả núi. Tự do phủ định khách thể hóa (vật hóa). Tự do khẳng định—tự do thật—nhân tính hóa.

Tự do là khó, nên chúng ta bị cám dỗ bởi các thuật toán đơn giản đại diện cho tư duy và giữ chúng ta khỏi hành động. Đơn giản nhất là trì hoãn bất kể sự đánh giá nào và tránh xa thế giới của các giá trị. Hãy để ai đó khác đưa ra các quyết định cho chúng ta. Hãy để Chúa nói cho chúng ta cái gì là đúng. Hãy để các ủy viên bộ chính trị hay các nhà tiên tri của “thị trường tự do” nói cho chúng ta cái gì là đúng. Hãy để lãnh tụ, bộ lạc, truyền hình, internet bảo chúng ta cái gì là đúng.

Ý thức hệ tạo ra các thuật toán bất lực cho chúng ta. “Chủ nghĩa xã hội khoa học” đặt trách nhiệm ở nơi khác. Có gì đó dường như sai khủng khiếp? Chính sách nông nghiệp của bạn làm chết đói hàng triệu người? Liên minh của bạn với Hitler đi trước và cho phép nước Đức Nazi xâm lấn nước bạn? Đó chỉ là cái giá của sự tiến bộ. Và đã không có lựa chọn thay thế nào. Đức tin vào “thị trường tự do” hoạt động theo cùng cách. Các thị trường tài chính bị sụp đổ? Các độc quyền đã hợp nhất? Các tỉ phú đã thu gom tất cả của cải mới được tạo ra trong nước bạn kể từ ngày bạn chào đời? Những cơn đau đẻ của một thời đại mới. Chúng ta chẳng có thể làm gì.

Thuật toán quốc gia Mỹ đặc biệt là thảm kịch giả của sự lựa chọn. Sự tin chắc này dẫn chúng ta đến kiềm chế thế giới của các giá trị và khiến bản thân chúng ta ít tự do hơn. Nó đã hằn sâu vào lẽ thường đến mức thậm chí tốn công sức để thấy nó.

Thảm kịch giả bắt đầu với sự chấp nhận rằng các lựa chọn phải được đưa ra giữa các giá trị. Đến giờ vẫn ổn. Nhưng thay vì cổ vũ bạn để nhận ra càng nhiều giá trị càng tốt, thảm kịch giả đòi một sự sắp đặt cuối cùng bất cứ khi nào xuất hiện sự căng thẳng giữa các giá trị. Trong việc đưa ra một lựa chọn bây giờ, bạn phải hủy bỏ vĩnh viễn giá trị bạn không thể thực hiện. Sau khi giá trị không được chọn đã bị trục xuất, bạn phải được chúc mừng vì chủ nghĩa hiện thực cứng đầu của bạn: cái gật đầu nam tính, đôi môi trễ xuống cau có. Và như thế vương quốc của các giá trị co lại, cũng như tầm của các lựa chọn tương lai.

Nếu chúng ta nghĩ rằng việc chọn một giá trị có nghĩa là xóa sạch giá trị khác, chúng ta rút lui từng bước khỏi vùng ranh giới của sự không thể dự đoán được. Thay vì dùng trí óc của chúng ta để tìm các sự kết hợp luôn luôn mới, hay các giá trị luôn luôn mới, chúng ta thuyết phục bản thân mình rằng câu trả lời dễ dàng là câu trả lời đúng đắn, rằng một giá trị duy nhất là thực sự quan trọng. Khi chúng ta nhượng quyền của chúng ta để thực hành và chọn, chúng ta cố gắng thuyết phục những người khác làm cùng thế. Khi đó tự do chấm dứt.

52Sự lựa chọn sai lầm bi thảm của những người Mỹ là giữa tinh thần kinh doanh và công bằng xã hội. Nhưng đôi khi chúng ta có thể có cả hai, như phần lớn lịch sử Mỹ cho thấy. Cũng luôn luôn đúng để cố gắng cho cả hai, vì cả hai là các điều tốt, và quả thực hoạt động tốt cùng nhau. Không có một đường cơ sở của sự công bằng, đặc biệt cho trẻ em, sẽ không có mấy tinh thần kinh doanh. Những người, mà sẽ đổi mới trong tương lai, cần đến sự chăm sóc bây giờ. Các trường công càng tốt, chúng ta sẽ giáo dục ngày càng nhiều ngôi sao start-up. Chúng ta thực thi càng nhiều cơ hội với các luật chống độc quyền, chúng ta tạo ra càng nhiều dư địa cho các nhà sáng lập các doanh nghiệp nhỏ. Sự tiếp cận của họ đến chăm sóc sức khỏe càng lớn, càng nhiều người tự do để cố gắng thử cái gì đó mới. 53“Không có sự không-tương thích,” như nhà kinh tế học Hayek nói một cách đúng đắn, “giữa việc nhà nước cung cấp sự an toàn lớn hơn theo cách này và sự bảo tồn tự do cá nhân.”

Thảm kịch giả về lựa chọn là ở nơi sự thừa thận của chúng ta về Leib thất bại, nơi sự đoàn kết bị chặn, nơi chúng ta sống trong những lời nói dối của mình. Nó hoạt động trong chính trị trong chừng mực những người da trắng nghĩ về bản thân họ như các doanh nhân, và về những người da Đen như những người tận dụng bất cứ chương trình nào được thiết kế cho sự di động xã hội.

Việc thấy rõ bản chất thảm kịch giả về lựa chọn đưa chúng ta tới một ý tưởng về tự do không phụ thuộc vào việc bóc lột những người khác. Nếu chúng ta hiểu rằng sự đoàn kết là một hình thức của tự do, chúng ta sẽ chống lại sự thôi thúc để đưa ra một quyết định nhanh, tùy tiện. Tự do không có nghĩa là việc từ chối những điều tốt cho những người khác bởi vì logic tàn nhẫn nào đó; nó có nghĩa là suy nghĩ về những cách để gắn các giá trị, và như thế các cá nhân, lại với nhau.

Mẹo đầu tiên trong việc điều hòa các giá trị là để tránh các cửa bẫy (trapdoor): sự phục tùng, chủ nghĩa toàn trị, notalitarianism, thảm kịch giả về lựa chọn. Chúng ta phải không từ bỏ một giá trị chỉ bởi vì chúng ta không thể thực hiện nó ngay bây giờ. Trong một cảnh ngộ khác, vào một thời gian muộn hơn, với sự khôn ngoan lớn hơn hoặc trong hoàn cảnh tốt hơn, hay có lẽ chỉ sau một đêm ngủ ngon, chúng ta có thể tìm thấy một cách để kết hợp các giá trị. Cái dường như là một sự đụng độ không thể giải quyết được có thể chỉ là một vấn đề chọn một giá trị bây giờ và giá trị khác muộn hơn. Đôi khi chúng ta cần tìm ra quan điểm mà từ đó một sự giành được hai hay nhiều giá trị có thể được thấy.

Trong tiến trình của một cuộc sống, hay lịch sử của một quốc gia, chúng ta có thể tìm thấy những cách để đưa các giá trị lại với nhau. Khi chúng ta thực hành tự do, chúng ta leo lên cao hơn và nhìn thấy những viễn cảnh mới. Simone Weil, trầm ngâm về 54“các đức hạnh trái ngược trong linh hồn của các vị thánh,” hình dung một sự lên cao quanh co: “Nếu tôi đang đi lên sườn núi, đầu tiên tôi có thể thấy một hồ nước, và rồi, sau vài bước, một khu rừng. Tôi phải chọn giữa hồ và rừng. Nếu tôi muốn thấy cả hồ và rừng, tôi phải leo cao hơn.

Chú thích: 

37các sự mâu thuẫn và các lời nói dối: Về nguồn gốc lịch sử, xem Jennifer Burns, Goddess of the Market: Ayn Rand and the American Right (Oxford: Oxford University Press, 2009).

38lợi ích của tất cả mọi người: Suy nghĩ an ủi này, vì không có cơ sở thực tế nào, có lẽ vẫn tồn tại trong tư tưởng Anglo-Mỹ nhờ John Locke, người đã muốn tin rằng việc theo đuổi các mục đích riêng của chúng ta là cách chúng ta theo đuổi Chúa. Chúng ta có thể bỏ Chúa khỏi dòng lập luận đó và bị bỏ lại với quan niệm dễ chịu rằng (bằng cách nào đó) nó sẽ trở nên tốt hơn. Xem Craig Calhoun, “Morality, Identity, and Historical Explanation: Charles Taylor on the Sources of the Self,” Sociological Theory 9, no. 2 (1991): 248–50.

39khiến chúng ta bi quan: Xem Rutger Bregman, Humankind: A Hopeful History, trans. Elizabeth Manton and Erica Moore (New York: Little, Brown, 2020), 14 và đây đó.

40logic kinh tế lớn hơn: Xem Tony Judt, “Captive Minds,” New York Review of Books, September 30, 2010. Ông ám chỉ đến Czesław Miłosz, Zniewolony umysł, được Jane Zielonko dịch sang tiếng Anh như The Captive Mind (New York: Knopf, 1953).

41Tiền thuế Mỹ chi cho phát triển: Các ví dụ này có thể được thấy trong Roger McNamee, Zucked (New York: Penguin, 2019), và Martin Burckhardt, Eine kurze Geschichte der Digitalisierung (Munich: Penguin, 2018).

42tiến một bước khổng lồ tới chế độ đầu sỏ: Shane Goldmacher, “How David Koch and His Brother Shaped American Politics,” NYT, August 23, 2019; Lateshia Beachum, “Kochs Key Among Small Group Quietly Funding Legal Assault on Campaign Finance Regulation,” Center for Public Integrity, November 15, 2017.

43thần phục một giá trị duy nhất: Xem Isaiah Berlin, The Crooked Timber of Humanity (Princeton: Princeton University Press, 1990), 13–16.

44một hình thức lạ kỳ, cyborg: Cho một lý lẽ tinh vi hơn, xem Virginia Eubanks, Automating Inequality: How High-Tech Tools Profile, Police, and Punish the Poor (New York: St. Martin’s, 2017).

45để tạo ra một sự hài hòa huyền bí: Quan niệm rằng sự theo đuổi các lợi ích “duy lý” riêng của người ta tương ứng với một “lý tính” thần thánh cao hơn là đặc trưng của một số nhà tư tưởng thế kỷ thứ mười tám. Thật là một trong những sự mỉa mai của diễn ngôn thế kỷ thứ hai mươi mốt rằng những người tự gọi mình là “được khai minh,” và tin bản thân họ vượt xa hơn tôn giáo, lại dựa sự giải thích lý tính của họ trên hai tín điều của những thảo luận bây giờ đã cũ một phần tư thiên niên kỷ: rằng mọi người là “duy lý” một cách tự nhiên và rằng “tính duy lý” tập thể không suy nghĩ của họ bằng cách nào đấy tương ứng với lợi ích lớn hơn nào đó.

46nhòe thành xám: Điểm này được George Shevelov đưa ra một cách thú vị từ sự quan sát Liên Xô ban đầu, “Youth of the Fourth Kharkiv,” được viết bằng tiếng Ukrainia trong 1948, được xuất bản bằng tiếng Ba lan trong Kultura trong 1951, và sẵn có trong dạng rút ngắn bằng tiếng Anh tại Kultura, https://kulturaparyska.com/​en/​topic-article/​mlodziez-czwartego-charkowa.

47những người nguy hiểm nhất: Adam Michnik, W cieniu totalitaryzmu (Warsaw: Agotra, 2019).

48Nếu chúng ta chấp nhận một giá trị duy nhất: Hãy xem xét bài phát biểu 1944 của Learned Hand: “Tinh thần tự do là tinh thần mà không quá chắc chắn rằng nó là đúng; tinh thần tự do là tinh thần mà tìm cách để hiểu tâm trí của những người đàn ông và đàn bà khác; tinh thần tự do là tinh thần cân nhắc các lợi ích của họ cùng với lợi ích của riêng nó mà không có sự thiên vị; tinh thần tự do nhớ rằng không ngay cả một con chim sẻ nào rơi xuống đất không được chú ý; tinh thần tự do là tinh thần của Ngài mà, gần hai ngàn năm trước, đã dạy loài người rằng bài học nó đã chẳng bao giờ học được nhưng chẳng hao giờ quên hoàn toàn; rằng có thể có một vương quốc nơi người kém nhất sẽ được lắng nghe và được xem xét cạnh nhau với người vĩ đại nhất.”

49bị gạt bỏ như những kẻ ngu xuẩn: trong tiểu thuyết The Schirmer Inheritance (New York: Knopf, 1953) của ông, Eric Ambler viết rằng “nỗi buồn của những kẻ ác là họ không thể tin sự thật nào mà không tô vẽ thế giới theo màu sắc của họ.”

50các ủy viên bộ chính trị: Sự bảo vệ tinh vi nhất của chủ nghĩa Lenin là György Lukács, History and Class Consciousness, trans. Rodney Livingstone (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1968); được xuất bản ban đầu bằng tiếng Đức trong 1923.

51hay các giá trị luôn luôn mới: “Thế giới đạo đức chẳng bao giờ được cho trước; nó luôn luôn đang hình thành.” Ernst Cassirer, An Essay on Man (New Haven: Yale University Press, 1944), 85.

52Sự lựa chọn sai lầm bi thảm: “Nếu bạn chơi tự do chống lại xã hội, cuối cùng bạn mất cả hai.” Ralf Fücks, Freiheit verteidigen: Wie wir den Kampf um die offene Gesellschaft gewinnen (Berlin: Carl Hanser Verlag, 2017).

 53“Không có sự không-tương thích,”: Friedrich Hayek, The Road to Serfdom (1944; tái bản New York: Routledge, 2001), 148.

 54“các đức hạnh trái ngược trong linh hồn của các vị thánh,”: Weil, La pesanteur et la grâce, 170. Graham Greene có người kể chuyện của mình Bendrix mô tả các vị thánh như “bên ngoài cốt truyện, không bị nó ảnh hưởng.” The End of the Affair (London: Penguin, 1951), 186.

Kết luận

Chính phủ

Thức tỉnh

Tôi đang viết kết luận này trong ghế sau của xe của một người bạn, nhìn xuống bờ Biển Đen. Tôi đang ở vùng Kherson của Ukraine, mục tiêu của một trong hướng tấn công của cuộc xâm lược Nga trong 2022.

Về phía tây nam của tôi là Đảo Rắn, địa điểm được cho là mộ của Achilles, bị Nga chiếm trong cuộc chiến tranh này, rồi được Ukraine giành lại. Thần thoại Hy lạp ghi 1Achilles đánh các Amazon—các nữ kỵ sĩ Scythian. Mặc dù cuộc gặp gỡ đầu tiên của Hy Lạp và Scythia quả thực là thù địch, 2những người Scythian xứ bờ Biển Đen và thảo nguyên đã nuôi những người Athen trong thời vinh quang của nó. Các vùng đất của nơi bây giờ là miền nam Ukraine đã nuôi dưỡng các nhà triết học mà xuất hiện trên các trang này: Socrates, Plato, Aristotle. Nền dân chủ Hy lạp, được Pericles bảo vệ một cách nổi tiếng, đã là phần của một sự tổng hợp chính trị lớn hơn với Scythia, mà các nhà lãnh đạo của nó trên miền duyên hải này 3đã hợp nhất hai nền văn hóa. Euripides đã đặt Iphigenia, nhân vật lý thú nhất trong kịch Hy Lạp, lên bán đảo Crimea. Cô đã lãnh đạo một 4giáo phái Artemis mà phải được đưa về các vùng đất Hy Lạp để cho phụ nữ có thể hiểu tốt hơn những cột mốc trong đời.

Trong các địa điểm mai táng gần đó, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các đồ tùy táng Scythian và Hy lạp của các nhà cai trị gắn với cả hai nền văn hóa, và các vũ khí và áo giáp của các nữ chiến binh. Những người đàn ông và đàn bà đã chết năm qua, bây giờ tôi đang nghĩ, khi chúng tôi rẽ ra để mua xăng, để cho mọi người có thể di chuyển tự do trên vùng đất này, như tôi đang di chuyển bây giờ. Có lẽ nhà khảo cổ học tương lai nào đó sẽ kinh ngạc về sự đa dạng giới của quân đội Ukrainia, đúng như chúng tôi kinh ngạc về những người Scythian. Những người Nga đã lấy cắp vàng Scythian và nhiều thứ khác từ các bảo tàng của vùng, bất kể đồ vật nào có thể kết nối Ukraine với những lịch sử được những người khác biết đến. Mưu toan của Nga để phá hủy quốc gia này kéo dài từ quá khứ đến tương lai, từ nền văn hóa đến nông nghiệp của Ukraine.

Một ngày tháng Chín rất nóng. Một trạm xăng ở một bên đường quốc lộ là một đống đổ nát đen ngòm, còn ở bên kia đường một trạm vẫn hoạt động bình thường. Những người rà phá mìn di chuyển chậm qua một cánh đồng khi cánh đồng bên cạnh đang cháy. Một cánh đồng bắt lửa trong 5mùa hè nóng nhất trong lịch sử đặt ra một vấn đề cho những người có thiện chí. Những người cứu hỏa không thể bước vào trước những người rà phá mìn, nhưng những người rà phá mìn không thể bước vào trước những người cứu hỏa. Sự hợp tác là cần bởi vì mối đe dọa biến đổi khí hậu nhưng bị ác tâm của chủ nghĩa phát xít hydro-carbon Nga cản trở.

Hoa hướng dương đang vật lộn trong sự nóng nực này, ngay cả trên những cánh đồng đã được dọn sạch mìn. Các nông dân của vùng xuất khẩu lúa mì và hoa hướng dương (hay dầu của chúng) và bán dưa hấu trong nước. Trong thời bình thường, đất đen Ukrainia, trải từ vùng duyên hải này về phía bắc, có thể nuôi khoảng một nửa tỉ người. Đất màu mỡ bình thường nuôi dưỡng phần lớn châu Phi và châu Á. Mặc dù, đói đã là một vũ khí trong cuộc chiến tranh này. Nga đã cản trở sự cung ứng thực phẩm này bằng việc phá hủy một đập lớn, đánh bom các cảng, và cài mìn những cánh đồng. Tôi đã ngủ qua còi báo động phòng không đêm qua ở Odesa; tên lửa được hướng tới cảng ở Izmail. Tôi muốn bắt đầu viết kết luận này hôm qua, nhưng chỗ tôi chọn để làm việc đã bị một rocket đánh trúng.

Những cánh đồng đang làm dịu đi trong sự quen thuộc của chúng và mời gọi trong sự khác biệt của chúng, một miền Trung Tây nhiều màu sắc hơn tràn ra một biển nước mặn—biển mà trong thời thơ ấu tôi biết từ những câu chuyện về Iphigenia và Prometheus. Đôi khi chúng tôi có một hay hai luống hướng dương, nhưng trước đây tôi đã chẳng bao giờ đi giữa những cánh đồng và có thể nhìn thấy chỉ hoa hướng dương và trời xanh. Tôi đã gặp những nông dân rà phá mìn những cánh đồng với thiết bị ngẫu hứng sớm hơn hôm nay và đã thu hoạch được một số. Máy móc nông nghiệp phần lớn là quen thuộc, mặc dù tôi được bảo rằng khung gầm bị thiêu trụi nào đó một thời đã là các máy kéo John Deere. Một nông dân đã gắn một cái đinh ba Ukrainia ở nơi lẽ ra tôi kỳ vọng một chong chóng chỉ chiều gió.

Những nông dân này thật cứng rắn và mưu trí và họ cũng đã có sự giúp đỡ. Đã cần đến một đoàn quân (được xã hội dân sự Ukrainia ủng hộ) để giải-chiếm đóng (de-occupy) vùng đất này. Các bunker và (chiến) hào vẫn còn đây để thấy. Một quỹ quốc tế đã cung cấp một số máy gặt đập liên hợp. Các nông dân đã có những người lao động, tất cả họ đều có những câu chuyện, một vài rất đau thương, về sự chiếm đóng Nga. Khi chúng tôi ngồi và ăn những miếng dưa hấu, một trong số họ gọi những kẻ chiếm đóng là 6“rashysty,” một từ Ukrainia mới có nghĩa là “những kẻ phát xít Nga” và là một trò chơi chữ trong vài ngôn ngữ. Điều này nhắc nhở tôi rằng những vùng đất nông nghiệp này, một thời là thảo nguyên, chính xác là nơi các ngôn ngữ Ấn-Âu bắt đầu. Ngôn ngữ Hy lạp cổ, tiếng Anh của Shakespeare, tiếng Ukrainia chúng ta nói bây giờ, quả thực là những ngôn ngữ được hầu như một nửa những người đang sống ngày nay dùng—7tất cả đều có nguồn gốc của chúng ở ngay đây.

Những người nông dân tặng chúng tôi những quả dưa hấu. Chúng chiếm hết thùng xe; vài quả bây giờ ở cạnh tôi trong ghế sau. Các bạn tôi và tôi sẽ đưa chúng về Kyiv và trao chúng như những quà tặng. Khi phần lớn vùng Kherson được giải-chiếm đóng trong cuối 2022, dưa hấu trở thành một dấu hiệu của niềm vui, của sự thống nhất đất nước. Trong cuộc chiến tranh khủng khiếp này, khi hầu như tất cả mọi người ở Ukraine dường như đều đau buồn, những người ở đây dường như đều gắn bó hơn với những cử chỉ nho nhỏ của sự đoàn kết, tất cả đều cởi mở hơn để nói những gì thực sự quan trọng, để nói ra các đức hạnh nhỏ của cuộc sống hàng ngày, mà không ít thực tế hơn những quả mìn trong những cánh đồng.

Sự kháng cự Ukrainia nhắc nhở chúng ta rằng tự do không thể được giao phó cho các lực lượng không có cá tính người, hay cho những người giàu có hoặc cho các công ty hùng mạnh mà bảo chúng ta rằng không có lựa chọn thay thế nào và rằng chẳng có gì chúng ta có thể làm. Chúng ta có thể học cái gì đó về những cấu trúc nào là tốt nhất, và một số chắc chắn là tốt hơn những cấu trúc khác. Nhưng chúng ta có thể xây dựng chúng chỉ với sự giúp đỡ của các giá trị. 8“Chúng ta dựa không phải vào sự quản lý hay trò bịp bợm,” như Pericles nói trong điếu văn của ông cho những người lính Athenia đã chết trong Chiến tranh Peloponnesia, “mà vào trái tim và bàn tay của chính chúng ta.”

Hình học

Mặt trời chiếu sáng trên một cánh đồng trong oblast Kherson; một quả dưa hấu lớn lên, tôi ăn nó, tôi viết vài đoạn trong một chiếc xe. Khói bốc lên từ mặt đất xa xa. Mặt trời chiếu sáng lên một trang trại ở Hạt Clinton, Ohio; ngô mọc lên; tôi kéo một dây và rung một chiếc chuông. Những đám mây bay trên đầu. Những câu chuyện của chúng ta là một trò chơi về thời gian, tới và lui; tôi cần quá khứ đâu đâu của mình cho tương lai không thể dự đoán được của tôi. Quá khứ của tôi bắt đầu trước tôi, và tương lai của tôi tiếp tục sau tôi.

Vũ trụ của chúng ta là một trò chơi của vật chất và năng lượng, tới và lui. Cuộc sống là một hình thức đặc biệt của trò chơi đó. Chúng ta là một hình thức sống đặc biệt, có khả năng tự do bởi vì chúng ta có khả năng thấy các mục đích riêng của mình và thực hiện chúng. Trong các sách Phúc Âm (Luke 17:21), “vương quốc của Chúa” ở bên trong chúng ta. Một ngàn tám trăm năm sau Luke, những người hoài nghi Khai sáng đã nói đúng rằng các đức hạnh không thể được chiết xuất từ thế giới xung quanh chúng ta. Thế giới của những gì nên là, chiều thứ năm, có các quy tắc của riêng nó. Chúng ta có thể khiến chúng hoạt động cho chúng ta, và cho thế giới, nhưng đầu tiên chúng ta phải hiểu chúng.

Chúng ta đã bắt gặp, nhưng vẫn chưa liệt kê, năm quy tắc hình học của chiều thứ năm. Quy tắc thứ nhất là sự khác biệt: thế giới của cái là (bốn chiều đầu tiên) và cái nên là (chiều thứ năm) là khác biệt. Chúng có thể được gom lại với nhau chỉ qua chúng ta, qua thân thể chúng ta. Quy tắc thứ hai là tính có nhiều (plurality). Trong vương quốc của những gì nên là có nhiều đức hạnh, không phải một. Quy tắc thứ ba là tính không bắc cầu (intransitivity). 9Những thứ tốt khác nhau là tốt vì những lý do khác nhau. Các đức hạnh không quy giản được cho nhau. Chúng không thể được xếp hạng. Không phải tính thành thật là tốt hơn tính trung thành; chúng đơn giản là khác nhau.

Quy tắc thứ tư là sự căng thẳng. Chúng ta không thể chỉ kéo tất cả các đức hạnh từ chiều thứ năm vào bốn chiểu không-thời gian của chúng ta. Trong thực tiễn, các đức hạnh cạnh tranh với nhau. Tôi có thể thích đúng giờ, nhưng tôi cũng nên kiên nhẫn. Tôi có thể muốn là người chính trực, nhưng đôi khi tôi nên thỏa hiệp. Chúng ta có thể coi trọng sự hoài nghi, thế nhưng chúng ta có đức tin. Tình yêu là mù quáng, nhưng cần sự phân biệt để biết đừng thấy cái gì. Điều đó dẫn chúng ta đến quy tắc thứ năm: khả năng kết hợp. Mọi người có thể gom các đức hạnh lại với nhau theo những cách sáng tạo và đôi khi tạo ra các đức hạnh mới.

Sự không hoàn hảo cho phép tự do. Thế giới của các giá trị (không chỉ Stein mà cả Weil và Kołakowski dùng cụm từ này) bị thiếu sót. Nó không thể được làm cho hoàn hảo, nhưng nó có thể được cải thiện. Cuộc tấn công tên lửa phá hủy quán café cũng đã đánh trúng nhà thờ lớn ở Odesa, để lại mảnh kính tung tóe. Việc nhìn thế giới của các giá trị là giống nhìn những tia mặt trời 10phát tán qua những màu sắc lởm chởm của một cửa sổ kính màu bị vỡ. Ánh sáng được chiếu theo nhiều hướng, và các tia xuyên qua nhau. Kết quả là đẹp nhưng kỳ lạ và hơi khác mỗi lần. Tại điểm nào đó, chúng ta nhận ra rằng chúng ta có thể nhặt các mảnh và tạo ra những hình mẫu riêng của chúng ta.

Chúng ta không có Eden (Vườn Địa đàng), một chỗ nơi tất cả ánh sáng đến với nhau, nơi tất cả các thứ tốt đẹp được hợp nhất. Cũng chẳng có một sự thật duy nhất mà tất cả các sự thực (dữ kiện) chỉ là các phần của nó. Và đó là vì sao chúng ta có một cơ hội tự do. 11Một nhà triết học phát xít 12được Vladimir Putin trích dẫn lặp đi lặp lại, Ivan Ilyin, bị sự không hoàn hảo ám ảnh và kêu gọi nước Nga để khắc phục nó bằng bạo lực. Nếu giả như chỉ có một sự thật và tất cả các dữ kiện chỉ là các yếu tố của nó, thì lãnh tụ nào đó hay máy nào đó có thể tuyên bố đã tính toán tương lai cho chúng ta. Nếu giả như chỉ có một giá trị và tất cả các giá trị khác chỉ là các mẩu của nó, thì lãnh tụ nào đó hay máy nào đó có thể ra lệnh cho chúng ta hướng của hành động đúng. Nhưng điều này không thể thực hiện được.

Không gian giữa cái là và cái nên là chính là nơi chúng ta lang thang như những người tự do, mở rộng vùng ranh giới của sự không thể dự đoán được. Chúng ta quyết định để xác nhận các giá trị nào, trong sự kết hợp nào, vì các lý do nào, và vào lúc nào. Rồi chúng ta lại thử lần nữa. Với thực hành, chúng ta đạt hình thức duyên dáng con người riêng của chúng ta.

Không có lối thoát nào khỏi sự phán xét, sự lựa chọn các giá trị. Chúng ta có thể thêm các quy tắc của riêng chúng ta vào các quy tắc của chiều thứ năm, nhưng chúng ta vẫn phải chịu hình học lạ kỳ của nó. Sẽ có những căng thẳng giữa các quy tắc mà chúng ta chọn, hệt như có các đụng độ gữa các đức hạnh. Không quy tắc nào có thể là cuối cùng, vì không có cách nào để xếp hạng tất cả các đức hạnh. Chúng ta luôn luôn phải đánh giá hoàn cảnh nhằm để quyết định các quy tắc nào có thể áp dụng. Trong một tiểu luận có tiêu đề 13“The Priest and Jester (Vị Linh mục và anh Hề),” Kołakowski cho rằng là đúng để đưa ra các quy tắc và cũng đúng để nhạo báng chúng. Đối với Khổng Tử, một quy tắc đúng đắn là đừng lạm dụng nó. Gillian Welch hát trong bài “Miss Ohio” rằng “em muốn làm đúng, nhưng không phải ngay bây giờ.”

Chúng ta không thể rũ bỏ các quy tắc của chiều thứ năm, hơn chúng ta có thể rũ bỏ trọng lực hay entropy chút nào. Chính khi chúng ta chấp nhận những sự căng thẳng và đụng độ, và dũng cảm lái (điều hướng-navigate) giữa chúng, mà chúng ta trở thành những người tự do và giúp những người khác trở thành như vậy. Simone Weil viết rằng 14nhiệm vụ của chúng ta là để hiểu đúng sự đụng độ giữa các đức hạnh, và làm càng dễ cho nhau càng tốt để xử lý. 15Các hình thức của tự do phục vụ mục đích này. Chúng là sự biện minh của chính phủ, và các nét phác họa của một chính phủ tốt.

Các cá nhân

Tự do chẳng bao giờ chỉ có nghĩa chính phủ bỏ chúng ta một mình; nó cũng không có nghĩa chúng ta bỏ chính phủ một mình. Các hình thức của tự do phải là thực hành hàng ngày. Các hình thức của tự do hợp pháp hóa chính phủ và hướng dẫn các cá nhân.

Hãy xét sự tự chủ, hình thức thứ nhất của tự do. Trẻ em cần sự hỗ trợ để có được các năng lực mà cho phép chúng phát đạt trong tự do. Công việc chính trị mang tính thế hệ này không thể được làm mà không có chính phủ và không có các cá nhân hướng dẫn chính phủ đó.

Dẫu vậy, có nhiều thứ khác mà các cá nhân có thể làm. Chúng ta đều có thể tìm thấy những khung cảnh nơi việc tìm hiểu về những người khác sẽ giúp chúng ta hiểu bản thân mình. Hỗ trợ một trường học. Giúp nuôi dạy một đứa trẻ không phải là con bạn. Tình nguyện. Đọc to (cho những người khác nghe) trong một thư viện. Huấn luyện một đội. Bỏ phiếu cho các ứng viên ủng hộ việc cha mẹ nghỉ phép nuôi con trẻ.

Cùng đúng thế cho sự không thể dự đoán được, hình thức thứ hai của tự do. Nó cũng đòi hỏi các cấu trúc. Chúng ta có thể tự do chỉ nếu chúng ta hình dung lại và cấu trúc lại media xã hội. Không cá nhân nào có thể làm thay đổi hình thù của các công ty khai thác não của chúng ta. Đây phải là một vấn đề chính sách.

Thế nhưng bản thân chúng ta đều có thể làm cái gì đó. Chúng ta cần khẳng định những sự kết hợp các giá trị riêng của chúng ta hơn là tuân theo. Chúng ta không nên tuân theo trước. Các lựa chọn cá nhân của chúng ta và lao động chung của chúng ta nêu một tấm gương. Chúng ta cũng có thể làm việc để giữ chúng ta không thể dự đoán được bằng việc gặp mọi người và mua (hay mượn) sách. Tốt hơn việc giận dữ chống lại máy là việc đọc chống lại máy. Các công cụ tìm kiếm khiến bạn trở nên máy móc hơn; các kệ sách thư viện khiến bạn ít thế hơn. Việc chăm chăm nhìn vào màn hình khiến bạn bị xử lý dễ hơn; việc lắng nghe mọi người khiến bạn ít thế hơn.

Tất cả chúng ta đều cần sự di động, một quỹ đạo của riêng chúng ta. Để di chuyển trong cuộc sống, chúng ta cần các cấu trúc đang chờ chúng ta khi chúng ta trưởng thành. Không cá nhân nào có thể một mình xây dựng cơ sở hạ tầng khả dĩ; chúng ta cần chính phủ để xây dựng kiến trúc của Giấc Mơ Mỹ, dù nó là các đại học công tự trị và với (học phí) phải chăng hay đường sá công cộng hữu dụng. Liệu chính phủ có làm vậy trên thực tế hay không sẽ phụ thuộc vào các cá nhân. Những người trưởng thành tự do sẽ phải hỗ trợ các định chế đã giúp họ, bằng tiếng nói, phiếu bàu, và thời gian của họ.

Tính xác thực cũng đòi hỏi các định chế, như việc làm phóng sự địa phương, và điều này đến lượt đòi hỏi các chính sách. Thế nhưng nó cũng đòi hỏi sự cam kết đạo đức, và đây là công việc của các cá nhân. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta tin vào sự thật. Chúng ta có thể coi các sự thực (dữ kiện) như một sự theo đuổi xứng đáng. Chúng ta có thể công nhận các phóng viên như các anh hùng của thời chúng ta. Việc trả tiền cho sự đặt mua báo là một sự bắt đầu. Quá thường xuyên, chúng ta được lợi từ việc những người khác làm phóng sự mà không thưởng công cho họ. Sự đặt mua media (báo chí) cung cấp phóng sự điều tra, và đưa lên media xã hội các mục được một con người tường thuật. Ủng hộ các cuộc vận động để đánh thuế các công ty media xã hội nhằm để tài trợ việc làm phóng sự địa phương.

Không có sự đoàn kết, chúng ta không hiểu công việc khó nhọc của những người khác như giống công việc của riêng mình, và như thế chúng ta mất khả năng để hiểu chính chúng ta. Việc chọn một cách để bày tỏ sự đoàn kết khiến chúng ta tự do hơn—và giúp chúng ta để kháng cự sự thất vọng và sự làm mất tinh thần. Thảo luận cân nhắc trong các môi trường có tổ chức. Chọn một tổ chức xã hội dân sự để gia nhập, và tổ chức xã hội dân sự khác để hỗ trợ về mặt tài chính (nếu bạn có khả năng). Hãy cố gắng lắng nghe. Hãy nhớ rằng các láng giềng có thể đã kém may mắn hơn. Hãy giúp những người khác bỏ phiếu. Hãy lắng nghe những người mà kinh nghiệm lịch sử của gia định họ là rất khác với gia đình của chính bạn.

Hãy tìm các tổ chức cho phép bạn giúp đỡ những người khác. Nếu bạn có của cải, hãy trả nợ (chi phí) y tế của ai đó khác. Hỗ trợ một dự án trong một nước bị chiến tranh-tàn phá để trao quyền cho những người bị ảnh hưởng. (Documenting Ukraine là một dự án tôi giúp thành lập trong khi viết cuốn sách này.) Nếu bạn có thể, hãy bày tỏ sự đoàn kết bằng việc chăm sóc Trái Đất. Sự nóng lên toàn cầu và sự ô nhiễm nói chung tác động đến những người nghèo đầu tiên. Hãy ăn ít thịt, hãy trồng một cây, hãy cách nhiệt nhà của bạn, hãy mua các tấm pin mặt trời, hãy dùng và tuyên truyền cho giao thông công cộng.

Vì sự biến đổi khí hậu khiến Trái Đất ít có thể ở được hơn và tăng tốc và làm trầm trọng xung đột, chiều thứ năm trở nên khó hơn để tìm. Hãy nhắc đến sự biến đổi khí hậu mỗi ngày. Những người Mỹ biết rằng nó là thật, nhưng chúng ta bị một cuộc tranh cãi hoàn toàn nhân tạo ngăn cản việc nói về nó. Đừng bỏ phiếu cho một đảng phủ nhận sự biến đổi khí hậu. Những người nói dối về sự chấm dứt của thế giới sẽ tiếp tục nói dối cho đến khi thế giới chấm dứt.

Những sự Chia rẽ

16Bạn không được sinh ra tự do. Nhưng bạn cũng chẳng được sinh ra để là một thùng của các lời nói dối. Định mệnh của bạn không phải là sự khuất phục cũng chẳng là sự tự động. Bạn có thể đánh giá, biến đổi, và chịu trách nhiệm. Hãy tuyên bố bản thân bạn tự do. Rồi hãy thích nghi bản thân bạn với các đức hạnh nhạy cảm và các sự thực gây bầm tím, với các bạn và hàng xóm, với các công dân đồng bào, nhưng không phải với những sự kỳ vọng hay các thuật toán. Cuộc sống có thể trở nên tốt đẹp hơn nó có vẻ đối với chúng ta rất nhiều, với tư cách các cá nhân và các công dân. Chúng ta có thể trở nên tự do.

Những sự chia rẽ chính trị của chúng ta kéo chúng ta khỏi tự do như nguyên tắc, làm cho khó hơn để đi đến tự do như sự thực hành. Chúng đã bị sự sụp đổ của tin tức địa phương, sự lên của chế độ đầu sỏ, và tầm với của media xã hội làm cho chai điếng. Các thuật toán đẩy chúng ta theo hướng tranh cãi vô tâm và ra xa khỏi sự thảo luận lưu tâm về các ưu tiên. Sự lặp lại các clichés máy móc làm cho thảo luận chính trị của chúng ta cũ rích hoài. Sự máy móc hóa phải được giải quyết bằng chính sách chính phủ, nhưng những sự hiểu lầm con người phải do chúng ta giải quyết.

Một số người bảo thủ tuyên bố rằng họ muốn tự do nhưng rằng đáng tiếc nó phải được trao đổi cho an ninh. Điều này hầu như chẳng bao giờ đúng. Nói chung, chúng ta cần tự do cho an ninh, và an ninh cho tự do. Những người khác tuyên bố tự do như giá trị cao quý nhất nhưng gặp rắc rối khi nói điều này nghĩa là gì. Sự mô tả đặc trưng cánh-hữu của tự do có khuynh hướng là phủ định, mà là một ngõ cụt. Nếu chúng ta hiểu tự do phủ định một cách cực đoan, chúng ta chỉ đi đến sự hỗn loạn đầu sỏ tài phiệt. Việc này sau đó giao nhau với ý tưởng phát xít rằng chúng ta cần một Lãnh tụ đứng trên luật pháp và nên được cho phép để sắp xếp các cuộc đảo chính.

Chắc chắn, nhà nước có thể áp bức. Nhưng các lựa chọn thay thế thực sự là chính phủ tốt hơn và chính phủ tồi hơn. Chúng ta có thể và nên rất sáng tạo về sự biện minh cho và định hình chính phủ. Nhưng 17lựa chọn không chính phủ nào có nghĩa là đức tin (thật hay giả) vô căn cứ rằng lực lớn hơn nào đó sẽ tổ chức mọi thứ cho chúng ta. Nó chỉ mang lại chính phủ xấu, chuyên chế của những người tàn nhẫn và giàu. Việc thủ tiêu chính phủ trong hoàn cảnh của thế kỷ thứ hai mươi-mốt có nghĩa là sự làm nhục và sự tuyệt chủng bởi sự biến đổi khí hậu.

Những người Mỹ bên Tả phạm một sai lầm khác: họ không thừa nhận tự do như giá trị của các giá trị, họ thích bình đẳng hơn. Sự thừa nhận nhân phẩm ngang nhau của chúng ta, chắc chắn, là cần thiết cho bất kể thảo luận nào về tự do. Nhưng bình đẳng là một sự bắt đầu hơn là một sự kết thúc. Không có sự lựa chọn bi thảm giữa tự do và bình đẳng. Chúng hoạt động cùng nhau. Tất cả năm hình thức của tự do tạo ra các điều kiện cho sự ít bất bình đẳng hơn trong thực tiễn. Không có các đức hạnh được những người tự do giữ cho sống động, thì bình đẳng mất mọi bản chất trong chính trị. Việc tước nó khỏi tự do khiến nó vô nghĩa. Tất cả chúng ta có thể khốn khổ ngang nhau, bị biến thành thây ma (zombified) như nhau, hay chết như nhau.

Chính tự do là cái cho phép chúng ta chọn và kết hợp các giá trị, kể cả các giá trị được cho là tiến bộ. Mặc dù cánh Tả thường thừa nhận ngôn ngữ của tự do với cánh Hữu, những người bên Tả có đề xuất các chính sách mà sẽ đẩy mạnh tự do. Họ chỉ thường không bảo vệ quan điểm của họ theo cách đó.

Cái dường như là một sự đụng độ lâu dài giữa Tả và Hữu tiết lộ một sự đồng thuận Mỹ ngầm, không được nói ra (và vẫn không thể nói ra được): tự do quả thực là giá trị của các giá trị, như một số người bên Hữu xác nhận; thế nhưng để sống tự do, chúng ta cần các cấu trúc mà nhiều người bên Tả ủng hộ.

Tất nhiên, sẽ là ngây thơ để phủ nhận rằng một số người Mỹ muốn trở thành bạo chúa. Chúng ta đã thấy một 18mưu toan đảo chính quá-dễ-dự đoán của một người quan tâm đến bảo tồn tiền và việc ở ngoài nhà tù của ông ta. Một số trong các đại tư bản hydrocarbon và 19siêu nhân Silicon Valley của chúng ta nghĩ họ nên điều hành thế giới. Và nhiều người Mỹ thích tuân theo một cá nhân hay một thực thể đưa ra những lời nói dối trong mọi dịp. Đó là vì sao tự do là một cuộc đấu tranh.

Tự do có thể mang lại ý nghĩa cho chính trị. Nếu cánh Hữu có thể chấp nhận rằng một khái niệm cần các cấu trúc, và cánh Tả rằng các cấu trúc cần một khái niệm, thì tự do có thể trở thành cơ sở của một sự thỏa thuận rộng về cấu trúc của chính phủ ở Hoa Kỳ. Giữa chừng, những người tự do có thể khắc phục ít nhất một số sự chia rẽ chính trị bằng việc áp dụng các giá trị riêng của họ và vượt ra ngoài những gì có vẻ giống sự nhị phân không thể tránh khỏi.

Sẽ cần một chút suy ngẫm, sự thừa nhận nào đó của những người khác, và có lẽ một nụ cười. Leszek Kołakowski đề xuất rằng tất cả chúng ta nên trở thành 20các nhà xã hội chủ nghĩa-khai phóng-bảo thủ. Tôi thấy nụ cười lệch của ông trong con mắt tâm trí của tôi khi tôi nhớ lại cách phát biểu khiêu khích của ông, nhưng ý tưởng là một ý tưởng nghiêm túc. Để coi tự do như trung tâm là khai phóng. Niềm tin chắc rằng tự do là về các đức hạnh là bảo thủ. Niềm tin rằng các cấu trúc quấn quanh các giá trị là xã hội chủ nghĩa. Ba cách tiếp cận đến chính trị này được biện minh một cách hoàn hảo và bổ sung [cho nhau]. Chúng không thành công trong sự cô lập. Nếu chúng có hoạt động chút nào, chúng hoạt động cùng nhau.

Mặc dù có thể có vẻ dị giáo để nói, để là một người dân chủ là trở thành một người cộng hòa, và để là một người cộng hòa là trở thành một người dân chủ.

Chú thích:

Kết luận: Chính phủ

1 Achilles đánh các Amazon: Adrienne Mayor, The Amazons: Lives and Legends of Warrior Women Across the Ancient World (Princeton: Princeton University Press, 2016).

2những người Scythian xứ bờ Biển Đen: Alfonso Moreno, Feeding the Democracy: The Athenian Grain Supply in the Fifth and Fourth Centuries BC (Oxford: Oxford University Press, 2007).

3đã hợp nhất hai nền văn hóa: Về những nhận xét thanh lịch về lịch sử cổ xưa, xem Charles King, The Black Sea: A History (New York, Oxford University Press, 2012); Neal Ascherson, Black Sea (New York: Hill & Wang, 1996).

4giáo phái Artemis: Edith Hall, The Adventures of Iphigenia in Tauris (Oxford: Oxford University Press, 2012).

5mùa hè nóng nhất trong lịch sử: “NASA Announces Hottest Summer on Record,” NASA press release, September 14, 2023.

 6“rashysty,” một từ Ukrainia mới: Về các nguồn gốc và ý nghĩa của từ này, xem Timothy Snyder, “The War in Ukraine Has Unleashed a New Word,” New York Times Magazine, April 22, 2022.

7tất cả đều có nguồn gốc của chúng: David W. Anthony, The Horse, the Wheel, and Language: How Bronze-Age Riders from the Eurasian Steppes Shaped the Modern World (Princeton: Princeton University Press, 2010); David Reich, Who We Are and How We Got Here: Ancient DNA and the New Science of the Human Past (New York: Oxford University Press, 2018).

 8“Chúng ta dựa không phải vào sự quản lý hay trò bịp bợm,”: Điếu văn như được Thucydides ghi lại trong History of the Peloponnesian War của ông.

9Những thứ tốt khác nhau là tốt vì những lý do khác nhau: “Đạo đức không phải là một chiều thuần nhất, với một loại lợi ích duy nhất, dựa vào một loại lý do duy nhất.” Charles Taylor, “Diversity of Goods,” trong Stanley G. Clarke and Evan Simpson, eds., Anti-Theory in Ethics and Moral Conservatism (Albany: SUNY Press, 1989), 237.

10phát tán qua những màu sắc lởm chởm của một cửa sổ kính màu bị vỡ: Tôi được gây cảm hứng trong lý lẽ này bởi sự mô tả đặc trưng của Isaiah Berlin về Chủ nghĩa Lãng mạn. Chẳng hạn, trong The Roots of Romanticism (Princeton: Princeton University Press, 1999), 26, ông đưa ra các hành ảnh hương tự. (Tiểu luận được nói đến ban đầu là một bài giảng được trình bày trong 1965.) Xem cả Berlin, The Crooked Timber of Humanity (Princeton: Princeton University Press, 1990), 236–237, mà sao lại một tiểu luận từ 1975. Joseph Raz gợi lại một cách thú vị một “một sự không chính xác cơ bản” trong cuốn The Morality of Freedom (Oxford: Oxford University Press, 1986), 409 của ông.

11Một nhà triết học phát xít: Về Ilyin, xem Snyder, Road to Unfreedom, chương 1. Xem cả Philip T. Grier, “The Complex Legacy of Ivan Il’in,” trong James P. Scanlan, ed., Russian Thought After Communism (Armonk, N.Y.: M. E. Sharpe, 1994), 165–86; Daniel Tsygankov, “Beruf, Verbannung, Schicksal: Iwan Iljin und Deutsch Land,” Archiv für Rechts- und Sozialphilosophie 87, no. 1 (2001): 44–60. Các bài của Ilyin về chủ nghĩa phát xít: “Pis’ma o fashizm’: Mussolini sotsialist’,” Vozrozhdenie, March 16, 1926, 2; “Pis’ma o fashizm’: Biografiia Mussolini,” Vozrozhdenie, January 10, 1926, 3; “Natsional-sotsializm,” trong Vozrozhdenie (Paris: 1933), 477–84; “O russkom’ fashizm’,” Russki Kolokol, no. 3 (1927) 60: “fascism is a salvationary excess of patriotic arbitrariness.”

12được Vladimir Putin trích dẫn lặp đi lặp lại : Putin đã trích Ilyin vào ngày 30 tháng Chín 2022, liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine, nhưng ông có một hồ sơ dài: phát biểu với Quốc hội Liên bang, April 25, 2005; phát biểu với Quốc hội Liên bang, May 10, 2006; bản gỡ băng của chương trình radio Russkaia Gazeta, December 15, 2011; “Rossiia: natstional’nyi vopros,” Nezavisimaia Gazeta, January 23, 2012; phát biểu với Quốc hội Liên bang, December 12, 2012; gặp gỡ với các đại diện của các chế độ gia trưởng và nhà thờ Chính thống giáo, July 25, 2013; những bình luận về các Giá trị Chính thống giáo-Slav: The Foundation of Ukraine’s Civilizational Choice conference, July 27, 2013; bản gỡ băng của cuộc gặp gỡ của Valdai International Discussion Club, September 19, 2013; phỏng vấn với các nhà báo ở Novo-Ogariovo, March 4, 2014; gặp gỡ với các nhà khoa học và các giáo viên lịch sử trẻ, Moscow 2014.

 13“The Priest and the Jester (Vị Linh mục và anh Hề)”: Leszek Kołakowski, “Kapłan i błazen. Rozważania o teologicznym dziedzictwie współczesnego myślenia,” Twórczość, no. 10 (1959): 65–85, được in lại trong Zbigniew Mentzel, ed., Pochwała niekonsekwencji: Pisma rozproszone z lat 1955–1968 (London: Puls, 1989), 2:161–80.

14nhiệm vụ của chúng ta là để hiểu đúng sự đụng độ: Weil, La pesanteur et la grâce, 246.

15Các hình thức của tự do: “Trong khi không phủ nhận rằng chính phủ có thể và có, đặt ra một thách thức đối với tự do, cũng có quan niệm khác mà coi chúng như một nguồn khả dĩ của tự do.” Raz, Morality of Freedom, 18.

16Bạn không được sinh ra tự do: Tôi có lẽ không công bằng với Rousseau, người đưa ra tuyên bố này ở đầu của Social Contract [Khế ước Xã hội] (1762) của ông. Ông đã có ý định nói rằng chúng ta được sinh ra tự do theo nghĩa rằng cái gì đó bị mất khi chúng ta bị nô lệ hóa. Phê phán của tôi ở đây là theo nghĩa đơn giản của sự diễn đạt: chúng ta tự do như bản thân chúng ta; có một sự phân biệt rõ ràng giữa mỗi cá nhân và xã hội và giữa mỗi cá nhân và thế giới; xã hội và thế giới phải là vấn đề.

17lựa chọn không chính phủ nào: Hannah Arendt nói rằng “sự trần trụi trừu tượng về là không gì trừ con người” là “mối nguy hiểm lớn nhất.” Simone Weil đưa ra điểm quan trọng rằng thật phi lý để nói về các quyền mà không thể được đòi. Khả năng để đòi các quyền là phần của những gì tôi gọi là sự tự chủ, là chủ quyền.

18mưu toan đảo chính quá-dễ-dự đoán: Dự đoán: Timothy Snyder, “Not a Normal Election: The Ethical Meaning of a Vote for Donald Trump,” Commonweal, November 2, 2020.

19Siêu nhân Silicon Valley: I use Nietzsche’s “superman” here ironically. The people I have in mind actually resemble Nietzsche’s last man. On these categories, xem Krzysztof Michalski, The Flame of Eternity (Princeton: Princeton University Press, 2011).

20các nhà xã hội chủ nghĩa-khai phóng-bảo thủ: Leszek Kołakowski, “How to Be a Conservative-Liberal-Socialist: A Credo,” Encounter, October 1978, được in lại trong Modernity on Endless Trial (Chicago: University of Chicago Press, 1990).