Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

Từ mở rộng biên cương trên bản đồ đến xây dựng đảo nhân tạo: Lịch sử 100 năm tranh chấp biển Đông (kỳ 1)

Tác giả: Lê Oa Đằng

Việt dịch: Phan Văn Song

This image has an empty alt attribute; its file name is image-61.png

從地圖開疆到人工造島:百年南海紛爭史

黎蝸藤

CÔNG TY SÁCH NGŨ NAM

ĐÀI BẮC-2017

Giới thiệu sơ lược tác giả

Lê Oa Đằng: Tiến sĩ Triết học Đại học Virginia, Hoa Kì, hiện tham gia công tác nghiên cứu ở cơ quan học thuật của Hoa Kì. Những năm gần đây chuyên nghiên cứu lịch sử biển Hoa Đông và biển Đông, luật biển quốc tế và quan hệ quốc tế ở Đông Á.

Tác phẩm có “Đảo Điếu Ngư là của ai - Lịch sử và pháp lí đảo Điếu Ngư”, “Lịch sử Nam Hải bị bóp méo - Biển Đông trước thế kỉ 20.

MỤC LỤC

............................................................................................................. 1

Giới thiệu sơ lược tác giả....................................................................... 2

MỤC LỤC.............................................................................................. 3

TÓM TẮT.............................................................................................. 6

VIẾT TẮT TÁC PHẨM THƯỜNG ĐƯỢC TRÍCH DẪN............................. 8

LỜI TỰA............................................................................................. 15

CHƯƠNG I.............................................................................................. 18

TRANH CHẤP ĐẢO ĐÔNG SA GIỮA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN LÀ MÀN DẠO ĐẦU CỦA TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG..................................... 18

I.1 Địa lí cơ bản của biển Đông............................................................. 18

I.2. Biển Đông trước thế kỉ 20............................................................... 22

I.3. Người Nhật khai thác ở quần đảo Đông Sa (Pratas)......................... 32

I.4. Việc điều tra của Trung Quốc.......................................................... 34

I.5. Việc giao thiệp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.................................. 37

I.6. Trung Quốc củng cố chủ quyền đối với đảo Đông Sa và việc gia tăng ý thức phòng thủ biển ở Trung Quốc....................................................... 41

I.7. Kết luận: Bình luận về tranh chấp đảo Đông Sa............................... 44

CHƯƠNG II............................................................................................. 47

MỞ ĐẦU CUỘC TRANH CHẤP HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (1909-1936) 47

II.1. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa........... 47

II.2. Sự kiện Hà Thụy Niên và Trung Quốc củng cố kiểm soát Hoàng Sa. 50

II.3. Nhật Bản phát triển kinh doanh quần đảo Trường Sa...................... 55

II.4. Sự thay đổi thái độ của Pháp......................................................... 58

II.5. Trung Quốc và Pháp giao thiệp về Hoàng Sa.................................. 62

II.6. Pháp chiếm đóng quần đảo Trường Sa và tranh chấp Pháp-Nhật.... 68

II.7. Thái độ của Trung Quốc đối với sự kiện 9 đảo nhỏ.......................... 72

II.8. Trung Quốc mở rộng biên cương trên bản đồ lần thứ nhất............... 77

II.9. Kết luận: Lợi ích không như nhau của Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp........................................................................................................... 93

CHƯƠNG III............................................................................................ 97

BIỂN ĐÔNG TRƯỚC VÀ SAU THẾ CHIẾN THỨ HAI (1937-1952)............. 97

III.1. Pháp và Nhật Bản kiểm soát các đảo ở biển Đông......................... 97

III.2. Liên hệ giữa “Tuyên bố Cairo” và các đảo biển Đông.................... 104

III.3. Trung Quốc “tiếp thu” các đảo ở biển Đông.................................. 109

III.4. Mở rộng biên cương trên bản đồ lần thứ hai và sự xuất hiện đường đứt đoạn hình chữ U.......................................................................... 114

III.5. Pháp quay trở lại Việt Nam và tranh chấp Hoàng Sa lần thứ hai giữa Trung Quốc và Pháp.......................................................................... 126

III.6. Philippines giành độc lập và yêu sách lãnh thổ đối với Trường Sa. 135

III.7. Trung Quốc rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa............................... 139

III.8. “Hiệp ước hòa bình San Francisco” và “Hòa ước Trung-Nhật”....... 142

III.9. Kết luận: Di sản của thời đại Nhật Bản......................................... 148

CHƯƠNG IV......................................................................................... 151

CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH CÁC ĐẢO BIỂN ĐÔNG (1953-1989)......... 151

IV.1. Vương quốc Nhân đạo............................................................... 151

IV.2. Quốc gia Tự do (Freedomland) của Tomás Cloma và tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Đài Loan và Philippines....................................... 154

IV.3. Anh từ bỏ Trường Sa................................................................. 164

IV.4. Pháp và Nam Việt...................................................................... 165

IV.5. Sự bày tỏ thái độ của Bắc Kinh và thái độ của Bắc Việt................ 172

IV.6. Giao thiệp giữa Đài Loan và Nam Việt về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa......................................................................................... 180

IV.7. Phát hiện dầu khí ở biển Đông.................................................... 185

IV.8. Philippines chiếm đóng quần đảo Trường Sa............................... 188

IV.9. Hải chiến Trung-Việt ở Hoàng Sa và hậu quả của nó................... 205

IV.10. Việt Nam thống nhất và cuộc đấu lí Trung-Việt về Hoàng Sa, Trường Sa......................................................................................... 212

IV.11. Malaysia, Brunei và Indonesia................................................... 225

IV.12. Trung Quốc tiến xuống Trường Sa và hải chiến Trung-Việt ở Trường Sa..................................................................................................... 240

IV.13. Thái độ của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền biển Đông sau Thế chiến thứ hai............................................................................... 252

IV.14. Kết luận: Sự cát cứ thời Chiến tranh lạnh................................... 266

CHƯƠNG V.......................................................................................... 268

THỜI KÌ XUNG ĐỘT THẤP (1990-2008)................................................. 268

V.1. Chiến tranh lạnh kết thúc và việc Mĩ, Liên Xô rút khỏi biển Đông.... 268

V.2. “Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển” được kí kết và có hiệu lực 271

V.3. Đề xuất chính sách gác tranh chấp............................................... 274

V.4. Bắt đầu cuộc tranh cãi về đường 9 đoạn...................................... 276

V.5. Từ bãi Vạn An (bãi Tư Chính) đến Vịnh Bắc Bộ - tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm 1990................. 282

V.6. Từ rạn Mĩ Tế (đá Vành Khăn) đến rạn Nhân Ái (bãi Cỏ Mây) – tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines trong những năm 1990.................. 303

V.7. Từ Hội nghị biển Đông đến “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông”......................................................................................... 331

V.8 Từ đối kháng quân sự sang đối kháng dân sự............................... 339

V.9. Kết luận: Sự hình thành tình trạng hiện nay.................................. 354

CHƯƠNG VI......................................................................................... 356

TRANH CHẤP VỀ QUYỀN LỰC TRÊN BIỂN (2009-2015)....................... 356

VI.1. Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc.............................. 357

VI.2. Sự kiện tàu USNS Impeccable (T-AGOS-23) (2009)..................... 359

VI.3. Hồ sơ phân định thềm lục địa mở rộng giữa Việt Nam và Malaysia 367

VI.4. Tái cân bằng Châu Á.................................................................. 371

VI.5. Từ sự kiện bãi Lễ Nhạc (bãi Cỏ Rong/Reed Tablemount) đến việc cắt cáp.................................................................................................... 377

VI.6. Khủng hoảng tại đảo Hoàng Nham (bãi Scarborough).................. 383

VI.7. Thành lập thành phố Tam Sa và việc kiểm soát thực tế của nó ở biển Đông................................................................................................. 392

VI.8. Khủng hoảng tại bãi Nhân Ái (bãi Cỏ Mây/ Second Thomas Shoal)......................................................................................................... 399

VI.9 Vụ trọng tài biển Đông: Philippines kiện Trung Quốc..................... 408

VI.10. Tranh chấp vùng nhận dạng phòng không và đường 9 đoạn....... 419

VI.11. Sự kiện Giàn khoan HD 981...................................................... 432

VI.12. Đảo nhân tạo và tự do hàng hải................................................ 437

VI.13. Xung đột giữa Malaysia và Indonesia với Trung Quốc................ 456

VI.14. Phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông................................ 460

VI.15. Kết luận: Cái kết của cộng đồng chung vận mệnh...................... 473

KẾT LUẬN CHUNG............................................................................ 476

PHỤ LỤC I: VẤN ĐỀ ĐẢO BẠCH LONG VĨ.............................................. 479

1. Nguồn gốc của vấn đề đảo Bạch Long Vĩ........................................ 479

2. Đảo Bạch Long Vĩ trong sử liệu phương Tây................................... 482

3. Lịch sử quản lí của Việt Nam đối với biển Bạch Long Vĩ................... 487

4. Lịch sử đảo Bạch Long Vĩ nửa cuối thế kỉ 19................................... 492

5. Pháp xác lập chủ quyền đối với đảo Bạch Long Vĩ........................... 495

6. Đảo Bạch Long Vĩ thời kì sau Thế chiến II....................................... 498

7. Đàm phán phân giới vịnh Bắc Bộ và cái kết cuối cùng của đảo Bạch Long Vĩ.............................................................................................. 501

8. Kết luận......................................................................................... 503

PHỤ LỤC II: TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ CỦA ĐƯỜNG 9 ĐOẠN................... 505

1. Nguồn gốc và sự biến đổi của đường 9 đoạn................................... 505

2. Hàm ý không rõ ràng của đường 9 đoạn tạo ra tranh cãi.................. 508

3. Đường biên giới trên biển hay đường quy thuộc các đảo?................ 509

4. Vùng nước lịch sử......................................................................... 516

5. Đường biên giới biển truyền thống ở đâu?....................................... 518

6. Vùng nước trong đường 9 đoạn có phải là vùng nước lịch sử?......... 521

7. Đường 9 đoạn có phải là vùng nước có quyền lịch sử?.................... 523

8. Đường 9 đoạn được các nước xung quanh ngầm thừa nhận?......... 526

9. Đường 9 đoạn có thể không chịu sự ràng buộc của Luật biển Liên Hợp Quốc?............................................................................................... 527

10. Thái độ chính thức và các giải thích có thể có của Trung Quốc....... 529

THƯ MỤC TRÍCH DẪN TƯ LIỆU TIẾNG TRUNG................................ 532

SÁCH CHUYÊN KHẢO VÀ SỬ LIỆU VIỆT NAM................................. 537

SÁCH CHUYÊN KHẢO CỦA NHẬT BẢN............................................ 538

SÁCH CHUYÊN KHẢO CỦA PHƯƠNG TÂY....................................... 538

SÁCH CHUYÊN KHẢO VÀ SỬ LIỆU CỦA PHILIPPINES..................... 539

BÀI VIẾT TIẾNG ANH........................................................................ 539

TÓM TẮT

Các tranh chấp ở biển Đông đã là một điểm nóng trong một thời gian dài. Bên cạnh các tranh chấp truyền thống về yêu sách lãnh thổ đối với các đảo, biên giới trên biển, tài nguyên dưới nước và đáy biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, biển Đông đã trở thành đấu trường tranh giành quyền lực biển giữa Mĩ và Trung Quốc trong những năm gần đây. Để hiểu các cuộc tranh giành biển Đông, cần phải hiểu lịch sử của biển Đông. Tuy nhiên, mặc dù có một số lượng lớn các bài báo và sách về biển Đông, nhưng khó có thể tìm thấy có một công trình nào xem xét và phân tích khách quan và thấu đáo các tư liệu lịch sử về biển Đông.

Cuốn sách của tôi, Biển không có tranh chấp, Lịch sử bị bóp méo của biển Đông trước năm 1900 (2016), là nỗ lực đầu tiên để làm điều đó. Cuốn sách hiện tại này là phần tiếp theo, tập trung vào lịch sử hiện đại của biển Đông, tức là lịch sử sau năm 1900. Nó có bốn mục tiêu. Thứ nhất, thu thập, khai quật và kiểm tra các tư liệu lịch sử liên quan đến biển Đông. So với thời cổ đại, tư liệu lịch sử cho thời hiện đại phong phú hơn nhiều. Nhưng những câu chuyện kể về lịch sử hiện đại của biển Đông phần lớn đã bị bóp méo bởi việc lọc lựa và diễn giải sai trong tuyên truyền quốc gia. Thứ hai, khám phá nguồn gốc và sự phát triển của các tranh chấp về biển Đông, và giải thích các sự kiện liên quan trong bối cảnh lịch sử của chúng. Thứ ba, phân tích các vấn đề pháp lí liên quan trong khuôn khổ dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ tư, thông qua việc phân tích lợi ích của các bên liên quan, cuốn sách nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng của biển Đông hiện nay. Cuốn sách chỉ ra rằng không có yêu sách của bên nào đối với biển Đông là không thể tranh cãi. Giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế có thể là giải pháp tốt nhất, mặc dù giải quyết hòa bình tranh chấp là không hứa hẹn.

Cuốn sách chia lịch sử hiện đại của biển Đông thành bốn thời kì. Giai đoạn đầu tiên (1900-1952) là "Kỉ nguyên Nhật Bản". Trong giai đoạn này, Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng ở biển Đông. Lợi ích thương mại đã thúc đẩy các doanh nhân Nhật Bản khám phá và chiếm đóng quần đảo với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản với mục đích quân sự ở một mức độ nhất định. Các chuyến đi tới đảo của Nhật Bản là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tranh chấp lãnh thổ lần thứ nhất (quần đảo Pratas, 1907), lần thứ hai (quần đảo Hoàng Sa, 1931) và lần thứ ba (quần đảo Trường Sa, 1933) ở biển Đông. Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản từ bỏ các đảo ở biển Đông trong các hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, các hiệp ước hòa bình này không giải quyết vấn đề chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông.

Giai đoạn thứ hai là “Kỉ nguyên Chiếm đảo” (1953-1989). Trong giai đoạn này, hai chính quyền Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc hoặc Quốc dân đảng ở Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh) và các quốc gia mới độc lập (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia) tranh giành quyền kiểm soát các đảo. Việc phát hiện ra dầu ở biển Đông vào cuối những năm 1960 càng làm tăng thêm sự cạnh tranh. Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tiến đến Trường Sa bằng hai trận hải chiến với Việt Nam.

Giai đoạn thứ ba là “Kỉ nguyên đối đầu cường độ thấp và phân định biển” (1990-2008). Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc đã áp dụng chính sách ngoại giao “Láng giềng tốt” và đề xuất “gác tranh chấp”. Trung Quốc đã thay đổi chiến lược của mình bằng cách sử dụng các tàu dân sự nhà nước thay vì tàu chiến hải quân trong các cuộc đối đầu, điều này đã làm giảm đáng kể cường độ của các cuộc xung đột. "Đường 9 đoạn" của Trung Quốc, lần đầu tiên xuất hiện trên các bản đồ chính thức do Trung Quốc xuất bản vào năm 1947 nhưng ý nghĩa của nó chưa hề được giải thích hoặc làm rõ, trở thành tâm điểm của các tranh chấp. Năm 2002, Trung Quốc và Các nước ASEAN đã kí “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông”, mang lại một thời kì hòa bình ngắn ngủi cho hầu hết các nước liên quan.

Giai đoạn thứ tư là “Kỉ nguyên theo đuổi sức mạnh trên biển” (2009-2016), đặc trưng bởi sự can dự sâu của Mĩ. Trung Quốc nhằm tới việc kiểm soát khu vực bên trong “Đường 9 đoạn”, và bổ sung cho mục đích này bằng cách cưỡng ép các nước láng giềng, chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, xây đảo nhân tạo trên 7 rạn đá chiếm được ở Trường Sa và quân sự hóa các đảo ở biển Đông. Đổi lại, Mĩ đưa ra và đẩy mạnh Chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương và tiến hành các hoạt động tự do hàng hải của Mĩ ở biển Đông. Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực và giành được chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, chiến lược “lát cắt salami" (tằm ăn dâu) của Trung Quốc ở biển Đông dường như không thể cản lại được. Thành công bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016 cho thấy sự khởi đầu của một kỉ nguyên mới của biển Đông.

--------------------------------------

VIẾT TẮT TÁC PHẨM THƯỜNG ĐƯỢC TRÍCH DẪN

Sách chuyên khảo và sử liệu Tiếng Trung

Đảo Điếu Ngư là của ai: Lê Oa Đằng, Đảo Điếu Ngư là của ai- Lịch sử và pháp lí đảo Điếu Ngư, Nxb Ngũ Nam Đài Loan, 2014.

Lịch sử bị bóp méo của biển Đông: Lê Oa Đằng, Lịch sử bị bóp méo của biển Đông- Biển Nam Trung Hoa trước thế kỉ XX, Nxb Ngũ Nam Đài Loan, 2016.

Nghiên cứu cương vực: Lí Kim Minh, Nghiên cứu cương vực Nam Hải của Trung Quốc, Nxb Nhân dân Phúc Kiến, 1999.

Tranh chấp Nam Hải: Lí Kim Minh, Tranh chấp Nam Hải và luật biển quốc tế, Nxb Hải dương, 2003.

Sóng lớn Nam Hải: Lí Kim Minh, Sóng lớn Nam Hải -các nước Đông Nam Á và vấn đề Nam Hải, Nxb Trường Cao đẳng Giang Tây, 2005.

Tổng hợp sử liệu: Hàn Chấn Hoa chủ biên, Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải của nước ta, Nxb Đông Phương, 1999.

Tổng hợp tư liệu địa danh: Uỷ ban Địa danh tỉnh Quảng Đông biên soạn, Tổng hợp tư liệu địa danh các đảo Nam Hải, Nxb Bản đồ tỉnh Quảng Đông, 1987.

Lịch sử và hiện trạng: Lí Quốc Cường, Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa -Lịch sử và hiện trạng, Nxb Giáo dục Hắc Long Giang, 2003.

Khởi nguồn và sự phát triển: Ngô Sĩ Tồn, Khởi nguồn và sự phát triển của tranh chấp Nam Sa (bản chỉnh sửa), Bắc Kinh, Nxb Kinh tế Trung Quốc, 2013.

Nam Hải cuối thời Thanh: Quách Uyên, Nghiên cứu cương vực Nam Hải của Trung Quốc thời kì cuối thời Thanh, Nxb Giáo dục Hắc Long Giang, 2010.

Tổng hợp hồ sơ vụ việc: Trần Thiên Tích, Tổng hợp hồ sơ vụ việc đảo Tây Sa, đảo Đông Sa, Thương vụ ấn thư quán, 1928.

Địa vị pháp luật: Phó Côn Thành, Nghiên cứu địa vị pháp luật của Nam Hải, Thông tin 123, 1995.

Để lịch sử nói với tương lai: Trương Lương Phúc, Để lịch sử nói với tương lai - Ghi chép 100 năm Trung Quốc quản lí các đảo Nam Hải, Nxb Hải dương, 2011.

Đại sự ký: Trương Lương Phúc, Đại sự ký quần đảo Nam Sa, 1949 đến 1995, Đội Khảo sát Nam Sa Viện Khoa học Trung Quốc, 1996.

Nam Hải! Nam Hải!: Y Thuỷ, Diêu Tài Trung, Trần Trinh Quốc, Nam Hải! Nam Hải!, Nxb Nhân dân Quảng Đông, 2009.

Văn kiện lập trường: Văn kiện lập trường của Trung Quốc về vấn đề Philippines đưa ra quyền quản lí vụ kiện Nam Hải, 2014.

Sách trắng Trung Quốc 2016: Văn phòng Báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc, Trung Quốc kiên định giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines tại Nam Hải bằng biện pháp hòa bình, 2016.

Chuyên đề của Bộ Ngoại giao: Chuyên đề Nam Hải của Bộ Ngoại giao Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

http://www.fmprc.gov.cn/web/ziliao_674904/zt_674979/wzzt_675579 /2305_675827/

Tổng hợp hồ sơ của Bộ Ngoại giao: Uỷ ban Nghiên cứu Bộ Ngoại giao biên soạn ấn hành, Tổng hợp hồ sơ các đảo Nam Hải của Bộ Ngoại giao, Đài Bắc, Bộ Ngoại giao, Năm Dân Quốc thứ 84 (1995).

Tuyển tập sử liệu: Bộ Nội chính biên soạn ấn hành, Tuyển tập sử liệu biên cương phía Nam Trung Hoa Dân Quốc, 2015.

Bị vong lục Nam Hải: Bị vong lục chính sách Nam Hải của Trung Hoa Dân Quốc, ngày 12-3-2016.

Sách chuyên khảo của phương Tây

CFSCS: Marwyn S. Samuel, Contest for the South China Sea, Methuen & Co.1982.

CPTTD: Chi-Kin Lo, China’s policy towards territorial disputes, the case of the South China Sea Islands, Routledge, 1989. SDISCS: Robert Catley & Makmur Keliat, Spratlys: The Dispute in the South China Sea, Ashgate Publishing, 1997.

SOPSI: Monique Chemilier-Gendreau, Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands, Kluwer Law International, 2000.

SCSAED: Stein Tonnesson, The South China Sea in the Age of European Decline, Modern Asian Studies 40, 1 (2006), pp. 1-57. SBDW: Philippines-China Relations: Sailing beyond Disputed Waters, Philippine Association for Chinese Studies, Chinese Studies Journal, Vol.10, 2013.

Sử liệu phương Tây

The China Sea Directory: The China Sea Directory, published by Hydrographic office, Admiralty, 1884 version.

China Sea Pilot: China Sea Pilot, published by Hydrographic office, Admiralty, 1st Edition, 1912.

FRUS: Foreign Relations of the United States Diplomatic papers.

 

Sách chuyên khảo của Việt Nam

Đặc khảo: Nguyễn Nhã... biên soạn, Đới Khả Lai dịch, Đặc khảo Hoàng Sa và Trường Sa (tức bản dịch tiếng Trung Tập san Sử Địa số 29), Thương vụ ấn thư quán, 1978.

Tổng hợp của Việt Nam: Đới Khả Lai, Đồng Lực biên dịch, Tổng hợp văn kiện và tư liệu của Việt Nam về vấn đề quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Nxb Nhân dân Hà Nam, 1991.

Vietnam Dossier: The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes (Paracels and Spratly), Dossier, Published by Vietnam Courier, I (1981), II (1985).

SVD: The Sino-Vietnamese Difference on the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes, by Luu Van Loi, The Gioi publishers, Hanoi, 1996.

Hoàng Sa, Trường Sa: hỏi và đáp: Biển đảo Việt Nam- Hoàng Sa, Trường Sa: hỏi và đáp, Trần Nam Tiến, Nhà xuất bản Trẻ, 2011. Tập san Sử Địa số 29: Tập san Sử Địa số 29, Đặc khảo Hoàng Sa, Trường Sa, 1975.

Lịch sử và pháp lí: Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Trẻ, 2011.

HSTSA: The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes part of Vietnam’s Territory, From the Standpoint of International Law, Nguyen Q.Thang, translated by Ngoc Bach, Ho Chi Minh City General Publishing House, 2013.

EOVS: Evidence of Vietnam’s Sovereignty on the Bien Dong Sea, Edited by Dr. Tran Cong Truc, translated by Pham Xuan Huy, Information and Communications Publishing House, Ha Noi, 2014.

Sách trắng 1975: Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa, tháng 5-1975.

Sách trắng 1979: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 28-9-1979.

Sách trắng 1982: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam, ngày 28-1-1982.

Sách trắng 1988: Các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và luật pháp quốc tế, tháng 4-1988.

Sách chuyên khảo của Nhật Bản

Lịch sử tranh chấp quốc tế: Phố Dã Khởi Ương, Lịch sử tranh chấp quốc tế các đảo Nam Hải, Đao Thuỷ thư phòng, 1997.

Tổng hợp pháp luật và hiệp ước: Trần Hồng Du biên dịch, Tổng hợp pháp luật và hiệp ước về vùng biển các nước Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á Đại học Quốc lập Quốc tế Ký Nam xuất bản, 1997.

SCS Workshop: Workshop on Managing Potential Conflicts in the South China Sea.

Sách chuyên khảo của Philippines

SBDS: Teresita Ang See, Chito Sta. Romana, Sailing beyond Disputed Waters, Philippine Association for Chinese Series, Chinese Studies Journal, Volume 10, 2013.

 

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Bản đồ các đảo ở Nam Hải do Trung Quốc xuất bản.

Hình 2: Bản đồ phân định biên giới Trung-Việt năm 1887.

Hình 3: Bản đồ các đảo ở biển Nam Trung Hoa (1935).

Hình 4: Đại Thanh đế quốc toàn đồ (1905).

Hình 5: Trung Quốc Cận thế dư địa đồ thuyết (1908).

Hình 6: Bản đồ lớn Trung Quốc và nước ngoài thế kỉ XX (1908). Hình 7: Quảng Đông dư địa toàn đồ (1909).

Hình 8: Trung Quốc tân dư đồ (1915).

Hình 9: Trung Hoa Dân Quốc tân khu vực đồ (1917).

Hình 10: Trung Quốc tân hình thế đồ (1922).

Hình 11: Trung Hoa Dân Quốc tân địa đồ (1934).

Hình 12: Trung Hoa Dân quốc tân địa đồ chí Quảng Đông tỉnh (Tỉnh Quảng Đông trong bản đồ Trung Hoa Dân Quốc mới) (1936)

Hình 13: Trung Hoa Dân quốc bưu chính dư đồ (1936).

Hình 14: Trung Quốc tỉnh thị địa phương tân đồ (1939).

Hình 15: “Nam Hải chư đảo vị trí đồ” (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải) do Bộ Nội chính Chính phủ Quốc Dân xuất bản (1947).

Hình 16: “Trung Quốc quốc sỉ đồ” của Bạch Mi Sơ.

Hình 17: Trung Hoa cương giới biến thiên đồ (1927).

Hình 18: “Trung Quốc kiến thiết tân đồ” của Bạch Mi Sơ (1936).

Hình 19: “Trung Quốc cương vực biến thiên đồ” của Trần Đạc (1934).

Hình 20: “Trung Quốc cương vực biến thiên đồ” của Trần Đạc (1936).

Hình 21: “Trung Quốc phân tỉnh minh tế đồ” (1940).

Hình 22: Trung Quốc phân tỉnh tân thế đồ (1947).

Hình 23: Trung Hoa Dân Quốc tân đồ (Thân Báo) (1948).

Hình 24: Quốc kì Vương quốc nhân đạo (trái) và Lãnh thổ Tự do (phải).

Hình 25: Sắc lệnh số 143 của Việt Nam.

Hình 26: Công hàm của Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai năm 1958.

Hình 27: “Địa Lí tự nhiên Việt Nam” (1974).

Hình 28: “Tập bản đồ thế giới” do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Bắc Việt in ấn (1972).

Hình 29: Đường cơ sở lãnh hải của Philippines.

Hình 30: Sự thay đổi đường biên giới trên biển của Philippines.

Hình 31: Đường cơ sở lãnh hải của Việt Nam.

Hình 32: Đường phân giới trên biển giữa Malaysia và Indonesia.

Hình 33: Bản đồ năm 1978, phần Tây Malaysia.

Hình 34: Bản đồ năm 1978, phần Đông Malaysia.

Hình 35: Biên giới biển của Brunei năm 1958.

Hình 36: Sự thay đổi yêu sách biên giới biển của Brunei.

ình 37: Biên giới biển giữa Malaysia và Indonesia ở vùng phụ cận quần đảo Natuna.

Hình 38: Bản đồ vùng phụ cận quần đảo Natuna thời kì quần đảo Đông Ấn Độ thuộc Hà Lan (1937).

Hình 39: Bản đồ vùng phụ cận hải chiến đá Xích Qua (đá Gạc Ma) năm 1988.

Hình 40: Trạm khí tượng do Tổ chức Khí tượng Thế giới đăng kí năm 1949.

Hình 41: Bản đồ Philippines do Nhật Bản xuất bản (1942).

Hình 42: Bản đồ của Đức xuất bản (Meyers Enzykolpadisches Lexikon, 1971).

Hình 43: Bản đồ của Anh xuất bản (Times Atlas of the World, 1955).

Hình 44: Bản đồ của Pháp xuất bản (Atlas International Larousse, 1966).

Hình 45: Bản đồ của Ba Lan xuất bản (Pergamon World Atlas, 1968).

Hình 46: Bản đồ của Mĩ xuất bản (Goode’s World Atlas, 1964). Hình 47: Bản đồ của Mĩ xuất bản (Mc Graw-Hill International Atlas, 1963).

Hình 48: Bản đồ của Anh xuất bản (Cassell’s New Atlas of the World, 1961).

Hình 49: Bản đồ của Anh xuất bản (Aldine University Atlas, 1969).

Hình 50: Bản đồ khu vực “bãi Vạn An Bắc 21” (bãi Tư Chính).

Hình 51: Sơ đồ hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và vùng đánh bắt chung.

Hình 52: Bản đồ vùng phụ cận rạn Mĩ Tế (đá Vành Khăn) và rạn Nhân Ái (bãi Cỏ Mây).

Hình 53: Ba thế hệ nhà giàn ở rạn Mĩ Tế (đá Vành Khăn).

Hình 54: Bản đồ Philippines (1944).

Hình 55: Bản đồ Philippines (1911).

Hình 56: Bản đồ Philippines (1909).

Hình 57: “Bản đồ tỉnh Quảng Đông” trong “Tập bản đồ Trung Quốc” do Thân Báo xuất bản xuất bản năm 1934.

Hình 58: “Bản đồ tỉnh Quảng Đông” trong “Tập bản đồ Trung Quốc” do Thân Báo xuất bản xuất bản năm 1936.

Hình 59: Ghi chép những hoạt động của Philippines ở bãi cạn Scarborough thời kì đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hình 60: Văn kiện của Trung Quốc phê chuẩn việc đổ bộ lên đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough).

Hình 61: Cách vẽ vùng phụ cận quần đảo Natuna trên bản đồ của Trung Quốc.

Hình 62: Đá Đạn Hoàn (đá Hoa Lau) trở thành điểm du lịch.

Hình 63: Ranh giới vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia.

Hình 64: Hiệp định phân giới giữa Việt Nam và Thái Lan.

Hình 65: Hiệp định phân giới giữa Việt Nam và Indonesia.

Hình 66: Hiệp định phân giới giữa Việt Nam và Malaysia.

Hình 67: Khu vực khảo sát chung JSMU giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam

Hình 68: Khu vực thềm lục địa mở rộng do Malaysia và Việt Nam cùng nộp LHQ.

Hình 69: Khu vực thềm lục địa mở rộng do Việt Nam độc lập đệ trình.

Hình 70: Bản đồ đính kèm trong văn kiện Trung Quốc nộp LHQ.

Hình 71: Lô dầu khí của Việt Nam.

Hình 72: Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam năm 2011

Hình 73: Điểm chồng lấn giữa các lô dầu mời thầu do Trung Quốc hoạch định và các lô do Việt Nam hoạch định năm 2012.

Hình 74: Bản đồ vùng phụ cận bãi Nhân Ái (bãi Cỏ Mây) và bãi Bán Nguyệt (bãi Trăng Khuyết).

Hình 75: So sánh đường 11 đoạn năm 1947 và đường 9 đoạn năm 2009.

Hình 76: Khoảng cách giữa đường 9 đoạn với các nước ven biển.

Hình 77: Bản đồ Trung Quốc dạng thẳng đứng.

Hình 78: Sự kiện Giàn khoan HD 981.

Hình 79: Thông báo mời thầu của Trung Quốc (Hình tải từ trên Mạng Tàu thuyền Trung Quốc).

Hình 80: So sánh diện tích đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Hình 81: Sự biến đổi của đá Vĩnh Thử (đá Chữ Thập).

Hình 82: Sự biến đổi của đá Mĩ Tế (đá Vành Khăn) (trái) và đá Chử Bích (đá Xu Bi) (phải).

Hình minh họa 1: Vị trí đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ.

Hình minh họa 2: Đảo Dạ Oanh trong bản đồ do Pháp xuất bản (1771).

Hình minh họa 3: Đảo Dạ Oanh trong bản đồ do Pháp xuất bản (1795).

Hình minh họa 4: Đảo Bạch Long Vĩ trong “Chỉ nam Biển Trung Quốc” bản năm 1879.

Hình minh họa 5: Đảo Bạch Long Vĩ trong bản đồ do người Anh xuất bản (1917).

Hình minh họa 6: Đảo Bạch Long Vĩ trong bản đồ do người Đức xuất bản (1925).

Hình minh họa 7: Bản đồ đính kèm trong “Công ước Pháp-Thanh” năm 1887.

Hình minh họa 8: Bản đồ vị trí các đảo ở Nam Hải.

BẢNG DANH MỤC

Các đảo, đá chủ yếu mà các nước có tuyên bố chủ quyền chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa.

LỜI TỰA

Trong những năm gần đây, tranh chấp về biển Đông (Nam Hải) đã trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Cùng với những tranh chấp truyền thống về lãnh thổ, về vùng biển, về tài nguyên, hiện nay tranh chấp biển Đông còn trở thành nơi đọ sức giữa Trung Quốc và Mĩ. Muốn hiểu tranh chấp biển Đông, trước hết phải đọc hiểu lịch sử của biển Đông để hiểu rõ ngọn nguồn của tranh chấp ở đây. Điều này xem như tiền đề cơ bản nhất, trên thực tế lại rất khó làm được. Vì hầu hết các tường thuật về lịch sử Biển Đông đều có liên quan rất nhiều đến lập trường của người tường thuật, vì vậy mà rất khó tìm được sách lịch sử tin cậy có liên quan đến biển Đông. Những sách lịch sử biển Đông mà người viết hiện tìm thấy được, dựa theo nguồn gốc có thể chia làm 3 loại: do Trung Quốc và Đài Loan xuất bản, do Việt Nam xuất bản và do phương Tây xuất bản. Hai loại đầu đều mang lập trường chủ nghĩa bản vị sâu đậm, khó nói là khách quan trung lập, loại cuối thì do hạn chế của tư liệu thu thập được nên thường không đủ độ sâu (đặc biệt đối với lịch sử biển Đông thời cổ và lịch sử biển Đông hiện đại trước Chiến tranh thế giới thứ hai).

Với sự giúp đỡ của Công ti Ngũ Nam, tác giả đã xuất bản cuốn “Lịch sử bị bóp méo của biển Đông - Biển trước thế kỉ 20” vào năm 2016. Cuốn sách đó lấy sử liệu làm bằng chứng, thông qua phân tích và so sánh sử liệu cổ đại biển Đông, thử khôi phục lịch sử biển Đông trước năm 1900, để giúp người đọc hiểu rằng: biển Đông từ xưa đến nay đã là vùng biển chung, chứ không phải “từ xưa đến nay” thuộc về Trung Quốc. Cuốn sách này là cuốn tiếp theo cuốn đó, chuyên về trình bày và phân tích biển Đông thời hiện đại, cũng chính là lịch sử biển Đông sau năm 1900. Cuốn sách đã tham khảo toàn diện các tác phẩm tiêu biểu, rất nhiều bài viết và sách chuyên khảo của Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực này, cùng với sách trắng của chính phủ các nước, hội nghị bàn tròn học thuật của các cơ quan chính phủ và tư liệu hội thảo... Trong cuốn sách này, tác giả đã tiến hành nhiều phân tích gốc, so sánh quan điểm và chứng cứ của các bên về biển Đông, cố gắng phác họa nên lịch sử hiện đại của biển Đông từ góc độ lịch sử và học thuật, đồng thời cố gắng thảo luận và lí giải khách quan về các vấn đề biển Đông trên lập trường trung lập.

Nhiệm vụ hàng đầu của cuốn sách này vẫn là khai quật và xử lí sử liệu về biển Đông. So với lịch sử thời cổ đại, sử liệu về biển Đông thời hiện đại tương đối chi tiết và xác thực hơn, nhưng với “thủ thuật ngôn ngữ” của các nước có liên quan, việc lựa chọn sử dụng sử liệu phiến diện và xuyên tạc lịch sử vẫn là điều thường gặp. Ví dụ như Trung Quốc khẳng định: Trung Quốc liên tục tuyên bố chủ quyền các đảo ở Nam Hải, một loạt tuyên bố và hiệp ước trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai trả lại Nam Sa (Trường Sa) cho Trung Quốc; đường 9 đoạn không hề bị phản đối trong suốt hơn 30 năm sau khi được ban hành; tranh chấp ở Nam Sa mới xuất hiện từ sau khi phát hiện ra dầu khí vào những năm 1960; cho tới trước những năm 1970 Việt Nam luôn thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa; trong những năm 1960 và 1970, tuyệt đại đa số quốc gia đều thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Nam Hải... Nếu chỉ xem lí lẽ một chiều của Trung Quốc thì khó tránh khỏi nghĩ rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đều có lòng tham không đáy. Cũng vậy, nếu chỉ nhìn vào các miêu tả của phía Việt Nam thì khó tránh khỏi căm ghét đến tận xương tuỷ đối với việc Trung Quốc “ỷ lớn hiếp nhỏ”. Tuy nhiên, chỉ cần khảo chứng nghiêm túc sử liệu, vận dụng logic chính xác để phân tích, đồng thời dùng luật quốc tế đánh giá thêm thì sẽ phát hiện: vấn đề biển Đông rất rối rắm phức tạp, còn lâu mới rõ ràng sáng tỏ như tuyên truyền chính thức của Trung Quốc. Chỉ khi ý thức rõ về điểm này mới có thể hiểu vì sao biển Đông trở thành tiêu điểm của các tranh chấp lãnh thổ trên thế giới.

Nhiệm vụ quan trọng khác của cuốn sách này là truy tìm nguồn gốc, diễn biến và mức độ gay gắt của tranh chấp biển Đông, đồng thời lí giải những tranh chấp này trong khuôn khổ lịch sử. Tranh chấp biển Đông mới xuất hiện trong khoảng 100 năm trở lại đây, cũng là bộ phận quan trọng nhất của lịch sử biển Đông thế kỉ 20. Nhờ việc công khai hồ sơ của các nước và giải mật của WikiLeaks mấy năm gần đây, có thể tiến hành phân tích thấu đáo hơn đối với quá trình quyết sách của các sự kiện lịch sử trong những năm đó. Dù vậy, sự thay đổi của tình hình biển Đông vẫn phụ thuộc vào môi trường vĩ mô; diễn biến của tranh chấp biển Đông quan hệ mật thiết với tình hình chung của thế giới. Cuốn sách này được đặt tên là “Từ mở rộng biên cương trên bản đồ đến xây dựng đảo nhân tạo” chính là muốn thể hiện xu thế thay đổi về sức mạnh của Trung Quốc trong hơn 100 năm qua.

Nhiệm vụ thứ ba của cuốn sách là bước đầu làm sáng tỏ tranh chấp biển Đông từ góc độ luật quốc tế. Cuốn “Lịch sử bị bóp méo của biển Đông” không đề cập nhiều tới luật quốc tế, bởi vì tuyệt đại bộ phận thời gian mà cuốn sách đó đề cập tới đều chưa có luật quốc tế “hiện đại”; hơn nữa khi đó hầu như không có quốc gia nào đưa ra vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông, vụ việc thích hợp cho việc dùng luật quốc tế để phân tích không nhiều. Tuy nhiên, luật quốc tế đã trở thành một nhân tố không thể thiếu khi thảo luận vấn đề biển Đông từ thế kỉ 20 về sau. Vì vậy, khi bàn về lịch sử biển Đông, cuốn sách này đã lồng vào việc thảo luận về luật quốc tế có liên quan một cách thích hợp, với hi vọng bước đầu làm sáng tỏ ý nghĩa pháp lí quốc tế của các sự kiện lịch sử có liên quan, và khuôn khổ pháp lí quốc tế của các vấn đề chủ yếu của biển Đông. Tuy nhiên, tính chất phức tạp về luật quốc tế của các đảo ở biển Đông và vấn đề phân giới ở biển Đông vượt xa phạm vi có thể bao hàm của cuốn sách này. Tác giả chỉ hi vọng rằng trong tương lai có thể sẽ có đủ thời gian, tinh thần và sức lực để phân tích và thảo luận căn kẽ chuyên sâu trong cuốn sách tiếp theo về biển Đông.

Nhiệm vụ cuối cùng của cuốn sách này là qua việc làm sáng tỏ ngọn nguồn của tranh chấp biển Đông, lí giải tình hình biển Đông hiện nay. Biển Đông hiện là điểm nóng trong quan hệ quốc tế. Từ góc độ lịch sử, cuốn sách này thông qua phân tích lợi ích tại biển Đông cũng như lập trường thái độ của các bên đối với biển Đông trong quan hệ quốc tế ở biển Đông để miêu tả bối cảnh chung của tình hình biển Đông. Do hạn chế về độ dài, cuốn sách không bàn sâu về quân sự và tài nguyên ở biển Đông.

---oOo---