Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 308): Tuyển Tập Nhạc – Nhạc Tiền Chiến – Suối Mơ – Văn Cao & Phạm Duy

 T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)


This image has an empty alt attribute; its file name is image-76.png

This image has an empty alt attribute; its file name is image-77.png

Suối Mơ (Bài thơ bên suối) – Nhạc và Lời: Văn Cao & Phạm Duy

Ca sĩ trình bày: Anh Ngọc

Đọc thêm:

Văn Cao, một phiến tài tình giữa cô đơn

Quỳnh Giao

This image has an empty alt attribute; its file name is image-78.png

Trong số rất đông đảo các nghệ sĩ đã cống hiến cuộc đời và tác phẩm cho tân nhạc, việc chọn lựa này dĩ nhiên là không dễ dàng và khó tránh khỏi chủ quan. Quỳnh Giao tuyển chọn căn cứ trên cảm quan của một người yêu nhạc và đã trình bày các ca khúc tân nhạc từ mấy thập niên.Cả năm nghệ sĩ được lần lượt giới thiệu sau đây đều có số lượng sáng tác lớn lao, thuộc nhiều thể loại, nhưng đều giống nhau ở hai điểm. Thứ nhất là họ có những tình khúc trác tuyệt; và thứ hai, các tác phẩm này đã chinh phục giới thưởng ngoạn và ảnh hưởng tới cách thẩm âm của chúng ta, trong ý nghĩa là sau họ, chúng ta không viết và nghe như trước nữa.

Q uỳnh Giao xin giới thiệu Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Phạm Ðình Chương,Trịnh Công Sơn và Phạm Duy.

***

Nếu sinh vào thời khác, hoặc ở một xứ khác, có lẽ Văn Cao đã là một nghệ sĩ lớn của nhân loại. Nhưng, ông đã không là Văn Cao của Việt Nam.Nỗi thiệt thòi của ông cũng là một may mắn lớn cho chúng ta, và hôm nay, ta nhớ tới ông với lòng tri ân và nỗi ái ngại cho một phiến tài tình đã sống một đời cô đơn, với nghệ thuật chưa được đi tới tuyệt đỉnh đáng lẽ phải tới của ông…

Văn Cao sinh năm 1923, tại bến Bính bên dòng sông Cấm và từ thiếu thời đi học tại Hải Phòng đã là người có nhiều năng khiếu nghệ thuật. Sau này, Văn Cao vẽ tranh, làm thơ, viết văn, vẽ phông, dựng kịch, và soạn nhạc, bộ môn nào ông cũng có nét tài hoa. Sinh sau Phạm Duy nhưng đi trước vào tân nhạc, Văn Cao đã sớm thổi vào nhạc thanh niên hướng đạo đầu thập niên 40 cả chất thơ lẫn hào khí lịch sử, cho nên đã mở ra một kích thước mới cho loại này, và báo trước các tác phẩm lớn về thể tài yêu nước như Thăng Long Hành Khúc, Gò Ðống Ða, Chiến Sĩ Việt Nam, Bắc Sơn, và bản Trường Ca Sông Lô bất hủ.

Nhưng, cùng với nhạc hùng, Văn Cao đã viết Trào Lòng, Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu và Cung Ðàn Xưa, các tình khúc lãng mạn sẽ báo hiệu Suối Mơ, Bến Xuân và Thiên Thai cùng Trương Chi, là bốn tác phẩm trác tuyệt của tình ca Việt Nam…
***

Văn Cao là người đa tài, ăn nói có duyên và cư xử mã thượng, nhưng lại không ồn ào bộc lộ. Ông sống nhiều vì nội tâm và có lẽ gửi gấm bao nhiêu gió bão của cuộc đời vào nhạc, cho nên ngay trong truyện ca xuất phát từ điển cố Trung Hoa như Thiên Thai, hay Việt Nam như Trương Chi, ta cũng ngờ là ông tâm sự về tự truyện của mình. Tự truyện đó có thể là nỗi cô đơn của người nghệ sĩ tài hoa. “Ngồi đây ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng ta” là như thế chăng?…

Dù chưa là tác phẩm lớn của Văn Cao về nhạc thuật, bài Buồn Tàn Thu đã được yêu thích từ khi xuất hiện nhờ lời ca đã thần diệu kết hợp hai cảm xúc lay động hồn người khi đó, là tâm tư lãng mạn với điều mới mẻ và lòng hoài niệm nét cổ phong của một thời đang mất. Trong tiềm thức dân ta thì hình ảnh ủ ê của “chinh phụ đan áo nhớ người đi ngoài sương gió” đã được tác giả khơi dậy với lời ca đầy ước lệ trên cung thứ, trải dài từ đầu đến cuối tác phẩm. Xin quý thính giả nghe lại Buồn Tàn Thu, qua tiếng hát Ánh Tuyết.

Cung Ðàn Xưa là tác phẩm chuyển tiếp đưa Văn Cao từ không khí cổ phong đến các tác phẩm lớn về sau, với bốn phân đoạn công phu trong một bài ngắn viết theo nhịp 3/4 rộn ràng về một mùa Xuân ảm đạm như lúc tàn Thu. Có lẽ nhịp điệu lôi cuốn với lời từ ai oán mà diễm lệ Ðường thi đã minh họa từ trước cái nỗi hận thiên thu của Trương Chi. Chúng ta hãy nghe Cung Ðàn Xưa qua tiếng hát Thái Hiền, ái nữ của Phạm Duy…

Với một tên khác là Bài Thơ Bên Suối, ca khúc Suối Mơ là bài thơ hay nhất mà Văn Cao đã viết bằng nhạc cho một con suối vào Thu.

Ban đầu, ca khúc này được Quỳnh Giao chọn làm nhạc hiệu cho chương trình Suối Nguồn Tân Nhạc của chúng ta vì ý thơ thanh thoát, lời ca man mác không u uất, và vì nét nhạc mở đầu với cung thứ lãng đãng buồn, để dạt dào với cung trưởng trong sáng hơn. Xin quý thính giả hãy cùng lắng nghe Suối Mơ qua tiếng hát Mai Hương…

Bến Xuân là bản tình ca đẹp nhất và ấm áp chứ không lạnh buốt nỗi đau như các tình khúc khác của Văn Cao. Lời tiếc nuối e ấp bay lượn trên nét nhạc u hoài trang nhã và tứ thơ lung linh màu sắc như một bức họa ấn tượng đã khiến Bến Xuân là nơi hội ngộ kỳ diệu của thơ, họa và nhạc trong một khúc tình ca. Tác phẩm là đỉnh cao của tân nhạc thời lãng mạn duy nhiên, và cả trăm năm nữa vẫn làm ngất ngây lòng người. Lời hai của tác phẩm có lẽ đã do Phạm Duy viết, trước khi Bến Xuân thành nơi chắp cánh cho Ðàn Chim Việt bay vào thời chinh chiến. Quỳnh Giao xin trang trọng trình bày Bến Xuân với hòa âm công phu của Duy Cường, con trai Phạm Duy.

Ðã tự ngàn xưa, con người ta mơ ước đi vào cõi tiên. Nhờ Văn Cao giấc mơ đó đã thành một tác phẩm lớn của tân nhạc…

Thiên Thai là một bản trường ca nhỏ, được viết như nhạc cảnh với các đoạn chuyển cung lẫn chuyển ý thần tình, để vẽ lên tám bức tranh hư ảo của câu truyện cổ. Nhưng, trong tranh Văn Cao có nhạc và trong nhạc có vũ, trong khúc Nghê Thường đã có phím tơ lưu luyến lúc biệt ly, và trong điệu sáo Thiên Thai mơ hồ đã có lời ca ngư phủ của Trương Chi.

“Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian, ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần…”

Trong tột đỉnh cuồng mê của tự truyện, người nghệ sĩ tài hoa đã thổ lộ cho ta cái cõi huyền diệu đó của giao cảm tiên tục, cho nên Thiên Thai quả là tác phẩm lãng mạn nhất trong khí hậu cổ phong mà ông dựng lại thật tài tình. Chúng ta sẽ thưởng thức lại Thiên Thai qua tiếng hát Lê Dung…

Trương Chi có thể là tâm sự của mọi người, khi gặp bẽ bàng sau phút hoài mong vì mối chân tình lại không được đền đáp. Ở Văn Cao, tâm sự đó có hay không thì là suy đoán về sau, và với ngàn sau hoặc với chính ông, thì điều đó thực không quan trọng.

Với ngàn sau, điều quan trọng là ông đã để lại cho đời và cho cả nhân vật Trương Chi trong truyện tích nước ta một chân dung tuyệt đẹp được viết bằng nhạc, được thêu bằng lời thơ gấm vóc. Y như Thiên Thai, đây là nhạc cảnh với hai đoạn chuyển cung phân biệt tâm sự Trương Chi với nỗi niềm Văn Cao, và với nhiều đoạn chuyển ý nhờ ca từ diễm tuyệt.

Nếu giờ đây ta không còn biết Kiều gảy đàn với tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa là thế nào, thì tại đoạn chuyển cung thứ hai của Trương Chi, Văn Cao đã dùng thang âm ngũ cung cho mưa rơi trên cung đàn bên song cửa Mỵ Nương trầm vút với tiếng gió, nghe như tiếng lòng nức nở… làm bao tiếng cầm ca rung ánh sao mờ.

Bản tình ca bất hủ này khiến từ đó người ta sẽ không thể viết về Trương Chi như đã viết, và từ đó giấc mộng chàng Trương sẽ sống mãi trong tâm khảm của dân ta. Chúng ta hãy nhớ tới ông khi nghe lại Trương Chi, qua tiếng hát Sĩ Phú…

Kính thưa quý vị,

Khi đã nhìn lại những tác phẩm của Văn Cao đã viết cho tân nhạc, trong một thời gian vỏn vẹn có một thập niên, là những tác phẩm trác tuyệt trong từng thể loại, làm sao chúng ta không tiếc cho một bậc tài hoa đã sớm ngừng bay lượn với âm nhạc?
Hình ảnh cô đơn của Văn Cao “vẫn ngồi riêng ta” như trong lời ca có lẽ đã là một định mệnh. Trong nỗi cô đơn nhuốm vẻ cao ngạo đó, ông làm sao khác hơn là giữ im lặng? Văn Cao đã có cuộc sống cơ cực Ðỗ Phủ… mà để lại những khúc thơ phiêu hốt Lý Bạch, rồi như vầng trăng kia, ông sáng trong tịch mịch cuối đời.

Người ta còn có thể buồn mãi về hoàn cảnh đất nước và tâm cảnh riêng ông, khiến sau các ca khúc đã gây xúc động cho cả chiến trường lẫn tình trường, ông lặng lẽ ra khỏi thế giới âm nhạc, dù sống giữa chúng ta cho tới năm ông 72. Người ta có thể tiếc mãi những ca khúc không bao giờ có vì chưa bao giờ viết của ông, và càng nuối tiếc lại càng trân quý các tình khúc Văn Cao…

Và lại càng xót xa cho “cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…” như lời ca của ông.

(Trích Tạp Ghi Quỳnh Giao)