Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Quyền lực và Tiến Bộ (kỳ 12)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

11. Đổi hướng Công nghệ

Các máy tính hầu hết

được dùng chống dân hơn là vì dân

được dùng để kiểm soát dân hơn là để giải phóng họ

đã đến lúc để thay đổi tất cả điều đó—

chúng ta cần một …

CÔNG TY MÁY TÍNH CỦA NHÂN DÂN

—first newsletter of the People’s Computer Company (bản tin đầu tiên của Công ty Máy tính của Nhân dân) tháng Mười 1972 (chữ nghiêng trong nguyên bản)

Hầu hết những thứ đáng làm trên thế giới bị tuyên bố là không thể trước khi chúng được làm.

—attorney Louis Brandeis, arbitration proceedings, New York Cloak Industry, tháng Mười 13, 1913

Thời đại mạ Vàng (Gilded Age) cuối thế kỷ thứ mười chín là một thời kỳ thay đổi công nghệ nhanh và bất bình đẳng đáng báo động ở Mỹ, giống ngày nay. Những người và các công ty đầu tiên đầu tư vào các công nghệ mới và chộp các cơ hội, nhất là trong các khu vực năng động nhất của nền kinh tế, như đường sắt, thép, máy móc, dầu, và ngân hàng, đã phát đạt và kiếm lợi nhuận kỳ lạ.

Các doanh nghiệp có quy mô chưa từng có đã nổi lên trong thời đại này. Một số công ty đã thuê hơn một trăm ngàn người, lớn hơn đáng kể số người quân đội Hoa Kỳ đã dùng lúc đó. Mặc dù lương thực tế tăng lên khi nền kinh tế mở rộng, bất bình đẳng đã tăng vọt, và các điều kiện làm việc đã thậm tệ cho hàng triệu người không có sự bảo vệ nào chống lại các ông chủ hùng mạnh về kinh tế và chính trị của họ. Các ông chủ tư bản ăn cướp (robber baron), như những kẻ nổi tiếng và vô liêm sỉ nhất trong số các trùm tư bản (tycoon) này được biết đến, đã kiếm được các tài sản khổng lồ không chỉ vì tài khéo léo đưa các công nghệ mới vào mà cũng từ sự hợp nhất với các doanh nghiệp cạnh tranh. Các mối quan hệ chính trị cũng đã quan trọng trong sự truy tìm để thống trị các khu vực của họ.

Biểu tượng của thời đại là “các trust (tổ chức kinh doanh độc quyền)” mà những người đàn ông này đã xây dựng, như Standard Oil, đã kiểm soát các đầu vào then chốt và loại bỏ các đối thủ. Trong 1850 nhà hóa học Anh James Young đã khám phá ra dầu mỏ có thể được lọc thế nào. Trong vòng vài năm, nhiều nhà máy lọc dầu đã hoạt động khắp thế giới. Trong 1859 trữ lượng dầu được phát hiện ở Titusville, Pennsylvania, và dầu đã trở thành động cơ của sự công nghiệp hóa ở Hoa Kỳ. Khu vực chẳng bao lâu được xác định bởi Standard Oil, được thành lập và vận hành bởi John D. Rockefeller, người tượng trưng cho cả các cơ hội của thời đại và sự lạm dụng chúng. Sinh ra trong nghèo đói, Rockefeller đã hiểu tầm quan trọng của dầu và của việc trở nên thống trị trong một khu vực, và đã nhanh chóng biến công ty của ông thành một công ty độc quyền. Vào đầu các năm 1890, Standard Oil kiểm soát khoảng 90% cơ sở lọc-dầu và các đường ống trong nước, và nó đã mang tiếng vì sự định giá diệt nhau, các giao dịch phụ đáng ngờ—ví dụ, với đường sắt mà đã ngăn cản các đối thủ cạnh tranh của nó khỏi việc vận chuyển dầu của họ—và sự hăm dọa các đối thủ và các công nhân.

Hồ sơ thành tích của các hãng chi phối khác, như công ty thép của Andrew Carnegie, tập đoàn đường sắt của Cornelius Vanderbilt, DuPont về hóa chất, International Harvester về máy móc nông nghiệp, và J.P. Morgan về ngân hàng, đã tương tự.

Có một cảm giác rõ rằng kết cấu thể chế của Hoa Kỳ đã không-phù hợp để kiềm chế sức nặng của các công ty này. Chúng đã sử dụng quyền lực chính trị tăng lên, cả bởi vì một số tổng thống Mỹ đã đứng về phía chúng, và còn nhiều hơn bởi vì chúng đã có ảnh hưởng lớn đến Thượng viện Hoa Kỳ, mà các thành viên của nó trong thời đó không được bàu trực tiếp mà được các cơ quan lập pháp bang chọn. Cảm giác chung (và quả thật thực tế) là các vị trí thượng nghị sĩ được “mua và bán,” và các trùm tư bản ăn cướp đã dính líu sâu trong việc mua. Đã không chỉ là thượng viện. Các cuộc vận động của Tổng thống William McKinley trong 1896 và 1900 được tài trợ hào phóng bởi các doanh nghiệp, được tổ chức trong đảng bởi Thượng nghị sĩ Mark Hanna, người đã tóm tắt hệ thống theo cách này: “Có hai thứ quan trọng trong chính trị. Thứ nhất là tiền và tôi không thể nhớ cái thứ hai là gì.” Đã có ít luật hiệu quả để ngăn cản các công ty do các trùm tư bản ăn cướp sở hữu khỏi việc kiểm soát khu vực của họ và cản trở cạnh tranh bằng việc dùng quyền lực được quy mô của chúng trao cho họ.

Khi các công nhân tổ chức để yêu cầu tiền lương cao hơn hay các điều kiện làm việc tốt hơn, họ đã thường bị đàn áp thô bạo, kể cả trong cuộc Đại Đình công Đường sắt 1877, cuộc Đại Đình công Đường sắt Tây Nam 1886, cuộc Đình công Thép Carnegie 1892, cuộc đình công Pullman 1894, và cuộc đình công than đá 1902. Trong cuộc đình công Công nhân Mỏ Thống nhất 1913‒1914 tại Công ty Nhiên liệu và Sắt Colorado, do Rockefeller kiểm soát, sự cãi vã giữa những người đình công và những người bảo vệ mỏ, các binh lính, và bọn phá bãi công được công ty thuê đã leo thang và dẫn đến cái chết của 21 người, kể cả phụ nữ và trẻ con.

Hoa Kỳ ngày nay sẽ là một chỗ rất khác nếu giả như các điều kiện kinh tế và xã hội của Thời mạ Vàng đã kéo dài. Nhưng một phong trào Tiến bộ rộng đã hình thành để chống lại quyền lực của các trust và đòi sự thay đổi thể chế. Mặc dù phong trào đã có gốc rễ của nó trong các tổ chức nông thôn trước đó, National Grange of the Order of Patrons of Husbandry (Nghiệp đoàn Quốc gia về Giai cấp của những người Bảo trợ Chăn nuôi) và muộn hơn Đảng Dân túy, những người Tiến bộ đã xây dựng một truyền thống rộng hơn nhiều xung quanh các tầng lớp trung lưu đô thị và đã có một tác động quan trọng lên lịch sử Hoa Kỳ.

Trung tâm cho thành công của họ đã là một sự thay đổi về quan điểm và các chuẩn mực của công chúng Mỹ, nhất là các tầng lớp trung lưu. Sự biến đổi phần lớn đã là kết quả của công việc của một nhóm nhà báo được biết đến như các muckraker (cái cào bùn), cũng như các bài viết của các nhà cải cách khác, như luật sư và muộn hơn thẩm phán Tòa án Tối cao Louis Brandeis. Tiểu thuyết The Jungle (Rừng rậm) của Upton Sinclair đã tiết lộ các điều kiện làm việc kinh khủng trong nghành đóng gói thịt, và Lincoln Steffens đã tường thuật về sự tha hóa chính trị trong nhiều thành phố lớn.

Có lẽ có ảnh hưởng nhất là công trình của một muckraker khác, Ida Tarbell, về Standard Oil. Trong một loạt bào báo trong McClure’s Magazine bắt đầu trong 1902, bà đã phơi bày các thực hành được cho là hăm dọa, ấn định-giá, bất hợp pháp, và hành vi chính trị sai trái của công ty và Rockefeller. Tarbell đã có hiểu biết cá nhân về các thực hành kinh doanh của Rockefeller. Bố bà đã là một nhà sản xuất dầu ở tây Pennsylvania và đã bị Standard Oil đuổi ra khỏi việc kinh doanh khi Rockefeller thực hiện một thỏa thuận bí mật với các hãng đường sắt địa phương để tăng giá mà chúng tính cho sự chuyên chở dầu của các đối thủ của công ty. Các bài báo của Tarbell, được tập hợp trong cuốn sách 1904 của bà Lịch sử Công ty Standard Oil, đã làm nhiều như bất cứ công trình khác nào để biến đổi nhận thức của công chúng Mỹ về các tác hại của các trust và các trùm tư bản ăn cướp lên xã hội.

Nơi Tarbell dẫn đầu, các muckraker khác đã đi theo. Trong một loạt bài báo có tựa đề “Sự Phản bội của Thượng viện” trong tạp chí Cosmopolitan trong 1906, David Graham Phillips đã rọi ánh sáng lên các giao dịch mờ ám và sự tham nhũng ở Thượng viện. Cuốn Other People’s Money and How Bankers Use It (Tiền của những người Người Khác và các Nhà ngân hàng Dùng nó Thế nào) của Brandeis đã làm cùng thế cho ngành ngân hàng, và nhất là cho J.P. Morgan.

Cũng quan trọng là công việc của các nhà hoạt động cộng đồng như Mary Harris Jones (được biết đến như Mother Jones), người đã đóng một vai trò lãnh đạo trong sự tổ chức Các Công nhân Mỏ Thống nhất và Các Hiệp sĩ Lao động cấp tiến hơn. Mother Jones đã là chủ mưu chính của Thập Tự chinh của những Đứa trẻ 1903, một cuộc diễu hành của những đứa trẻ làm việc trong các mỏ và các xưởng. Chúng đã mang các biểu ngữ như “Chúng cháu muốn đến trường và không phải đến các mỏ!” đến nhà mùa hè của Tổng thống Teddy Roosevelt để phản đối sự thiếu thực thi các luật cấm lao động trẻ em.

Các nhà tiến bộ đã không chỉ làm thay đổi tâm trí của công chúng; họ cũng đã tổ chức về mặt chính trị. Các nhà Dân túy đã cung cấp rồi một khuôn mẫu về một phong trào phản kháng có thể kết lại thành một đảng có ảnh hưởng toàn quốc như thế nào. Trong cuộc bầu cử 1892 Đảng Tiến bộ giành được 8,5% tổng số phiếu. Các tầng lớp trung lưu đô thị đã dựa vào thành công ban đầu này, và các chính trị gia đa dạng như William Jennings Bryan, Teddy Roosevelt, Robert La Follette, William Taft, và sau đó Woodrow Wilson đã đưa chính trị Tiến bộ vào các đảng dòng chính, thắng các cuộc bầu cử và lót đường cho cải cách.

Các nhà tiến bộ đã có một chương trình nghị sự cải cách tham vọng, kể cả điều chỉnh và chia nhỏ các trust, các quy định tài chính, cải cách chính trị hướng tới làm sạch tham nhũng trong các thành phố và thượng viện, và cải cách thuế. Các khuyến nghị chính sách của họ đã không chỉ là các khẩu hiệu. Các nhà tiến bộ tin sâu sắc vào vai trò của tài chuyên môn trong hoạch định chính sách và đã quan trọng trong việc kích hoạt các hiệp hội chuyên nghiệp mới và sự điều tra nghiên cứu mang tính hệ thống về nhiều vấn đề xã hội then chốt của thời đại.

Những cải cách chính sách then chốt của thời đai đã là sản phẩm tự nhiên của các ý tưởng mà các muckraker, các nhà hoạt động, và các nhà cải cách đã đại chúng hóa. Ví dụ, sự vạch trần của Sinclair đã dẫn trực tiếp đến Đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm Tinh khiết và Đạo luật Kiểm tra Thịt. Nghiên cứu và các bài viết của Ida Tarbell đã truyền cảm hứng cho sự áp dụng Đạo luật Sherman Chống-Trust 1890 đối với các conglomerate (tập đoàn) công nghiệp và đường sắt. Việc này được tăng cường bởi sự thông qua Đạo Luật Clayton trong 1914 và sự tạo ra Ủy ban Thương mại Liên bang cho quy định thêm về độc quyền và hoạt động chống-trust. Áp lực tiến bộ cũng đã quan trọng trong sự hình thành Ủy ban Pujo, mà đã điều tra các hành động sai trái trong ngành tài chính.

Những thay đổi thể chế thậm chí còn quan trọng hơn đã gồm Đạo luật Tillman 1907, cấm các sự đóng góp công ty cho các ứng viên chính trị liên bang; Tu chính án (sửa Hiến pháp) thứ mười sáu, được phê chuẩn trong 1913, đưa thuế thu nhập liên bang vào; Tu chính án thứ mười bảy 1913, mà đòi sự bàu trực tiếp tất cả các thượng nghị sĩ Mỹ bằng phiếu phổ thông; và Tu chính án thứ Mười Chín 1920, trao quyền bỏ phiếu cho các phụ nữ.

Các cải cách tiến bộ đã không thay đổi kinh tế học chính trị Mỹ trong một cú đánh. Các công ty lớn đã vẫn hùng mạnh, và bất bình đẳng đã vẫn cao. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong Chương 7, các nhà tiến bộ đã đặt nền tảng cho các cải cách New Deal và cho sự thịnh vượng chung sau–Chiến tranh Thế giới II.

Chủ nghĩa tiến bộ đã là một phong trào từ dưới lên, đầy đủ các tiếng nói đa dạng, mà đã là cốt yếu cho thành công của nó trong việc xây dựng truyền thống dân túy của nó và tạo ra các ý tưởng chính sách mới. Nhưng điều này cũng dẫn đến một số yếu tố không hấp dẫn của nó, kể cả chủ nghĩa phân biệt chủng tộc công khai hay che đậy của một số nhà lãnh đạo của nó (kể cả Woodrow Wilson), các ý tưởng ưu sinh (eugenic) có được sự nổi bật giữa một số nhà Tiến bộ, và Cấm (sản xuất, chuyên chở, bán) rượu, được Tu chính án thứ mười tám thiết lập trong 1919. Bất chấp tất cả những thất bại này, phong trào tiến bộ đã làm lại hoàn toàn các định chế Mỹ.

phong trào TIẾN BỘ cung cấp một góc nhìn lịch sử về ba chạc (ngạnh) của một công thức cốt yếu cần thiết cho việc thoát khỏi tình thế khó khăn của chúng ta hiện nay.

Thứ nhất là việc thay đổi chuyện kể và thay đổi các chuẩn mực. Các nhà tiến bộ đã cho phép cá nhân những người Mỹ để có một quan điểm am hiểu về tình trạng rối loạn trong nền kinh tế và xã hội—thay vì chỉ chấp nhận đường lối đến từ các nhà làm luật, các trùm tư bản kinh doanh, và các nhà báo màu vàng liên minh với họ. Ví dụ, Tarbell đã chẳng bao giờ giới thiệu bản thân bà như một ứng viên chính trị hay thậm chí tận tâm với một sự nghiệp. Thay vào đó, bà đã trau dồi kỹ năng làm báo điều tra của bà để vạch trần các dữ kiện chính về Standard Oil và ông chủ của nó, Rockefeller. Thật quan trọng, các nhà Tiến bộ đã biến đổi những gì được xem như có thể chấp nhận được cho các công ty để làm và những gì các công dân thường nghĩ họ có thể làm về những sự bất công.

Thứ hai là việc nuôi dưỡng các sức mạnh đối trọng. Việc dựa vào sự thay đổi trong chuyện kể và các chuẩn mực xã hội, các nhà Tiến bộ đã giúp tổ chức mọi người vào một phong trào rộng rãi mà có thể chống các trùm tư bản ăn cướp và thúc đẩy các chính trị gia để cải cách, kể cả qua các công đoàn.

Chạc thứ ba là các giải pháp chính sách, mà các nhà Tiến bộ đã trình bày rõ dựa vào chuyện kể, nghiên cứu, và tài chuyên môn mới.

Đổi hướng sự Thay đổi Công nghệ

Mặc dù đối mặt chúng ta ngày nay là các thách thức số và toàn cầu, các bài học của Thời đại Tiến bộ vẫn xác đáng. Phong trào môi trường đương thời đối đầu thách thức sống còn của sự biến đổi khí hậu chứng minh rằng công thức ba chạc có thể hoạt động để định hướng lại sự thay đổi công nghệ ngày nay. Bất chấp sự tiếp tục nhờ cậy của hầu hết các công ty năng lượng lớn vào nhiên liệu hóa thạch và sự thất bại của hầu hết các nhà hoạch định chính sách để hành động, đã có những tiến bộ đáng chú ý về các công nghệ năng lượng tái tạo.

Sự phát thải nhiên liệu-hóa thạch trước tiên và trên hết là một vấn đề công nghệ. Công nghiệp hóa đã dựa vào năng lượng nhiên liệu-hóa thạch, và các khoản đầu tư công nghệ kể từ giữa thế kỉ thứ mười tám đã tập trung vào việc cải thiện và mở rộng các nguồn năng lượng thông thường này. Ngay từ các năm 1980, đã rõ rằng sự phát thải nhiên liệu-hóa thạch không thể được giảm xuống các mức ngăn chặn sự nóng lên liên tục của khí hậu chỉ bằng việc dựa vào các điều chỉnh nhỏ đối với sự sản xuất và tiêu thụ than đá và dầu. Cần các nguồn năng lượng mới, mà có nghĩa là một sự đổi hướng lớn của công nghệ. Một chút của việc này đã xảy ra trong một số thập niên. Cho đến giữa-các năm 2000, năng lượng mặt trời đã đắt hơn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch hai mươi lần. Đối với năng lượng gió, hệ số đã là khoảng mười. Mặc dù năng lượng thủy điện đã rẻ hơn rồi trong các năm 1990, năng lực đã hạn chế.

Ngày nay, năng lượng mặt trời, gió, và hydro là rẻ để để vận hành hơn các trạm phát điện nhiên liệu-hóa thạch. Ví dụ, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế ước lượng rằng chi phí nhiên liệu hóa thạch là giữa 50$ và 150$ trên 100 kWh (kilowatt giờ), các chi phí năng lượng mặt trời quang điện giữa $40 và $54, và năng lượng gió trên bờ ít hơn $40. Mặc dù có một số hoạt động mà năng lượng tái tạo không thể được dùng một cách hiệu quả (như nhiên liệu máy bay phản lực) và có các thách thức lưu trữ quan trọng, hầu hết mạng lưới điện của thế giới có thể được năng lượng tái tạo cung cấp, khi các nhà hoạch định chính sách quyết định đi theo hướng đó.

Thành tựu ấn tượng này đã xảy ra thế nào? Đầu tiên là sự thay đổi trong chuyện kể về khí hậu. Cuốn Silent Spring (Mùa Xuân Yên lặng) của Rachel Xeon, được xuất bản trong 1962, đã là một trong những bước đầu tiên. Một số tổ chức, xuất chúng nhất là Greenpeace, đã vận động mạnh mẽ để bảo vệ môi trường vào các năm 1970. Greenpeace đã khởi xướng một chương trình về sự nóng lên toàn cầu trong đầu các năm 1990, cố gắng là một đối trọng chống lại các chiến thuật được các công ty dầu lớn dùng để che giấu những thiệt hại môi trường mà nhiên liệu hóa thạch đã gây ra.

Phim thời sự An Inconvenient Truth (Một sự Thật Phiền phức) 2006, tập trung vào những cố gắng của cựu phó tổng thống và ứng viên tổng thống Al Gore để cho công chúng biết về sự nóng lên toàn cầu, đã đóng một vai trò lớn. Phim đã được hàng triệu người xem khắp thế giới. Vào khoảng cùng thời gian, các tổ chức mới tập trung vào sự biến đổi khí hậu, như 350.org, được khai trương. Như nhà sáng lập 350.org, Bill McKibben, diễn đạt, môi trường là vấn đề chính, và tất cả các thứ khác nhợt nhạt trong sự so sánh: “Trong 50 năm, không ai sẽ quan tâm về bờ vực tài khóa hay khủng hoảng Euro. Họ sẽ chỉ hỏi, ‘Thế là Bắc Cực tan chảy, và khi đó bạn đã làm gì?’”

Sự thay đổi trong chuyện kể đã kết lại thành một phong trào chính trị được tổ chức hơn với các đảng Xanh, mà biến sự nóng lên toàn cầu thành trung tâm chương trình nghị sự của chúng. Đảng Xanh Đức đã trở thành một lực lượng bầu cử hùng mạnh và đã tham gia chính phủ một số lần. Các nhà hoạt động môi trường cũng đã đóng một vai trò tương tự trong các quốc gia Tây Âu khác. Một cuộc phô trương lực lượng của phong trào môi trường đã đến trong một loạt cuộc đình công khí hậu trong tháng Chín 2019, với các cuộc biểu tình và các cuộc bãi khóa và bãi công bất ngờ trong các trường học và các nơi làm việc ngang 4.500 thành phố khắp toàn cầu.

Hai hậu quả chính đã tiếp theo từ chạc thứ hai. Các phong trào này gây áp lực lên khu vực công ty. Khi cư dân trong nhiều quốc gia Tây phương trở nêm am hiểu về các mối nguy hiểm của sự biến đổi khí hậu, họ đã đòi các sản phẩm sạch hơn, như xe điện và năng lượng tái tạo, và các nhân viên tại nhiều công ty lớn khăng khăng về sự giảm dấu chân carbon của các công ty của họ. Tương tự, họ thúc đẩy (một số) nhà hoạch định chính sách xem xét sự nóng lên toàn cầu một cách nghiêm túc.

Những sự diễn tiến này đã kích hoạt chạc thứ ba, kỹ thuật và các giải pháp chính sách. Các phân tích kinh tế và môi trường đã nhận diện ba đòn bẩy quan trọng cho việc chống sự biến đổi khí hậu: một thuế carbon để làm giảm sự phát thải nhiên liệu-hóa thạch, sự hỗ trợ cho sự đổi mới và nghiên cứu về năng lượng tái tạo và các công nghệ sạch khác, và quy định chống lại các công nghệ ô nhiễm tồi tệ nhất.

Mặc dù các thuế carbon đối mặt sự phản đối gay gắt trong nhiều nước, nhất là ở Hoa Kỳ, Anh, và Australia, chúng đã được đưa vào ở một số nước Âu châu. Các mức thuế carbon được áp dụng khắp thế giới vẫn là không thỏa đáng vì các xu hướng nóng lên toàn cầu, nhưng một số quốc gia đang tăng từ từ thuế này. Thuế suất Thụy Điển bây giờ là hơn 120 $ trên một tấn dioxide carbon, chẳng khác gì một sự tăng đáng kể giá của năng lượng từ than đá.

Một thuế carbon là một công cụ mạnh để kiềm chế sự phát thải carbon. Bởi vì nó làm giảm tính sinh lời của sự sản xuất nhiên liệu-hóa thạch, nó có thể lùa đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế. Nhưng với các mức hiện hành, nó chỉ làm giảm một chút lợi nhuận của các công ty nhiên liệu-hóa thạch và sẽ không dẫn đến một sự đổi hướng lớn của công nghệ. Có hiệu lực hơn nhiều là các sơ đồ khuyến khích trực tiếp các đổi mới và đầu tư vào năng lượng sạch. Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã cung cấp các khoản khấu trừ thuế hàng năm hơn 10 tỉ $ cho năng lượng tái tạo và gần 3 tỉ $ cho sự cải thiện hiệu quả năng lượng. Một số tài trợ cũng được nhắm trực tiếp tới các công nghệ mới—ví dụ, dưới sự che chở của Phòng Thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia, NASA, và Bộ Quốc Phòng. Các khoản trợ cấp cho nghiên cứu năng lượng tái tạo đã thậm chí hào phóng hơn ở Đức và các nước Bắc Âu.

Các quy định, như các tiêu chuẩn phát thải của bang California, được chấp nhận đầu tiên trong 2002, đã đóng một vai trò trong sự làm nản lòng trực tiếp những sự dùng kém hiệu quả nhất của nhiên liệu hóa thạch—chẳng hạn, bằng việc buộc các mẫu xe cũ hơn tiêu thụ nhiều xăng hơn nhiều rời khỏi đường. Các quy định này đã cũng khuyến khích nghiên cứu thêm về xe điện.

Ba đòn bẩy chính sách (các thuế carbon, trợ cấp nghiên cứu, và các quy định), cùng với áp lực từ những người tiêu dùng và xã hội dân sự, đã dẫn đến một sự tăng cả về các đổi mới năng lượng tái tạo và các mức sản xuất lớn hơn nhiều của tác tấm pin mặt trời và năng lượng gió. Công nghệ cơ bản tạo ra năng lượng qua hiệu ứng quang điện, bằng việc dùng các photon của mặt trời, được biết kể từ cuối thế kỷ thứ mười chín, và các tấm pin mặt trời khả thi đã được sản xuất đầu tiên trong các năm 1950 tại Bell Labs. Các đột phá quan trọng đã tiếp theo, bắt đầu trong các năm 2000, khi số patent liên quan đến năng lượng sạch tăng đột ngột ở Hoa Kỳ, Pháp, Đức, và Anh. Khi sự sản xuất mở rộng, các chi phí của các tấm pin mặt trời đã giảm mạnh. Như một kết quả của những cải tiến nhanh này, năng lượng tái tạo đã chiếm hơn 20% của tổng năng lượng tiêu thụ ở châu Âu rồi, mặc dù Hoa Kỳ bị tụt hậu.

Thật đáng chú ý, Trung Quốc đã đi theo sự đổi hướng công nghệ Âu châu và Mỹ này. Nước này đã bắt đầu sản xuất các tấm pin mặt trời đáp lại cầu tăng lên ở châu Âu, nhất là ở Đức, trong cuối các năm 1990, tiếp sau các chính sách Âu châu làm giảm nhẹ-vấn đề khí hậu. Được thúc đẩy bởi một mong muốn đóng một vai trò lãnh đạo trong khu vực này và cũng để giải quyết vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng của chính nó, chính phủ Trung quốc đã cung cấp các trợ cấp và các khoản vay hào phóng cho các nhà sản xuất, tăng nhanh năng lực sản xuất. Các chi phí của các tấm pin quang điện và thiết bị mặt trời khác đã bắt đầu giảm nhờ “học qua hành” (có nghĩa rằng khi sản lượng tăng lên, các hãng trở nên ngày càng giỏi hơn trong việc tạo ra các tấm pin mặt trời có hiệu quả-chi phí và hiệu quả-năng lượng). Các nhà sản xuất Trung quốc đã đưa vào các máy móc mới và kỹ thuật được cải tiến cho việc cắt các tấm polysilicon mỏng hơn, cho phép chúng tạo ra nhiều tế bào mặt trời hơn từ cùng lượng vật liệu, giảm các chi phí và tăng sản xuất. Nước này bây giờ là nhà sản xuất lớn nhất các tấm pin mặt trời và polysilicon trên thế giới (cho dù nhiều nhà máy sản xuất các tấm pin mặt trời dùng điện được tạo ra từ than đá). Theo các số thống kê của chính phủ Trung quốc, năng lượng tái tạo đã chiếm khoảng 29% điện tiêu thụ trong 2020.

Tất nhiên, không nên phóng đại thành công cho đến nay. Vẫn có nhiều lĩnh vực, như lưu trữ năng lượng hiệu quả-chi phí, trong đó cần các đột phá, và một số khu vực, như giao thông hàng không và nông nghiệp, đã không giảm sự phát thải carbon của chúng. Sự phát thải trong thế giới đang phát triển, kể cả ở Trung Quốc và Ấn Độ, vẫn đang tăng, bất chấp những sự tiến bộ về công nghệ tái tạo. Có ít triển vọng cho một thuế carbon toàn cầu mà có thể giảm mạnh sự tiêu thụ trong tương lai gần.

Tuy nhiên, từ góc nhìn về thách thức của các công nghệ số, chúng ta có thể học nhiều từ công nghệ đã đổi hướng ra sao trong khu vực năng lượng. Cùng sự kết hợp—thay đổi chuyện kể, xây dựng các sức mạnh đối trọng, và phát triển và thực hiện các chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề quan trọng nhất—có thể có kết quả trong việc đổi hướng công nghệ số.

Làm lại các Công nghệ Số

Các vấn đề hiện tại của chúng ta có gốc rễ trong quyền lực kinh tế, chính trị, và xã hội khổng lồ của các công ty, nhất là trong ngành công nghệ. Quyền lực được tập trung của doanh nghiệp xén bớt sự thịnh vượng chung bởi vì nó hạn chế sự chia sẻ lợi lộc từ sự thay đổi công nghệ. Nhưng tác hại nhất của nó là qua hướng của công nghệ, mà di chuyển thái quá tới sự tự động hóa, sự giám sát, sự thu thập dữ liệu, và quảng cáo. Để lấy lại sự thịnh vượng chung, chúng ta phải đổi hướng công nghệ, và điều này có nghĩa là việc kích hoạt một phiên bản của cùng cách tiếp cận mà đã có kết quả hơn một thế kỷ trước cho các nhà Tiến bộ.

Điều này có thể bắt đầu chỉ bằng việc thay đổi chuyện kể và các chuẩn mực. Các bước cần thiết là thực sự cơ bản. Xã hội và những người gác cổng hùng mạnh của nó cần ngừng bị mê hoặc bởi các tỉ phú công nghệ và chương trình nghị sự của họ. Các tranh luận về công nghệ mới nên tập trung không chỉ vào sự tài hoa của các sản phẩm mới và các thuật toán mà cũng vào liệu chúng làm việc cho nhân dân hay chống lại nhân dân. Liệu các công nghệ số nên được dùng cho tự động hóa công việc và trao quyền cho các công ty lớn và các chính phủ phi-dân chủ phải không là quyết định đơn độc của vài doanh nhân và kỹ sư. Người ta không cần là một chuyên gia AI để có một tiếng nói về hướng của sự tiến bộ và tương lai của xã hội chúng ta bị rèn bởi các công nghệ này. Người ta không cần là một nhà đầu tư công nghệ hay nhà tư bản mạo hiểm để bắt các doanh nhân công nghệ và các kỹ sư chịu trách nhiệm giải trình về các sáng chế của họ làm những gì.

Các sự lựa chọn về hướng của công nghệ nên là phần của các tiêu chuẩn mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá các công ty và các tác động của chúng. Các nhà đầu tư lớn có thể đòi sự minh bạch về liệu các công nghệ mới sẽ tự động hóa công việc hay tạo ra các công việc mới, liệu chúng sẽ giám sát hay trao quyền cho các công nhân, và chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến diễn ngôn chính trị và các kết cục xã hội khác. Đấy không phải là các quyết định các nhà đầu tư nên quan tâm về chỉ vì lợi nhuận chúng tạo ra. Một xã hội hai-tầng với một elite nhỏ và một tầng lớp trung lưu teo đi không phải là một nền tảng cho sự thịnh vượng hay nền dân chủ. Tuy nhiên, là có thể làm cho các công nghệ số hữu ích cho con người và tăng năng suất sao cho việc đầu tư vào các công nghệ giúp con người cũng có thể là việc kinh doanh tốt.

Như với các cải cách Thời Tiến bộ và sự đổi hướng trong khu vực năng lượng, một chuyện kể mới là cốt yếu cho việc xây dựng các sức mạnh đối trọng trong thời đại số. Một chuyện kể như vậy và áp lực công chúng có thể kích hành vi có trách nhiệm hơn giữa một số nhà ra quyết định. Ví dụ, chúng ta đã thấy trong Chương 8 rằng các nhà quản lý với giáo dục trường-kinh doanh có khuynh hướng để giảm tiền lương và cắt các chi phí lao động, có lẽ vì ảnh hưởng còn rớt lại của học thuyết Friedman—ý tưởng rằng mục đích và trách nhiệm duy nhất của doanh nghiệp là để kiếm lợi nhuận. Một chuyện kể mới hùng mạnh về sự thịnh vượng chung có thể là một đối trọng, ảnh hưởng đến các ưu tiên của một số nhà quản lý và thậm chí gây ảnh hưởng đến paradigm thịnh hành trong các trường kinh doanh. Tương tự, nó có thể giúp định hình lại suy nghĩ của hàng chục ngàn người trẻ sáng dạ muốn làm việc trong khu vực công nghệ—cho dù nó không chắc có mấy tác động lên các trùm tư bản công nghệ.

Cơ bản hơn, những cố gắng này phải trình bày rõ và ủng hộ các chính sách cụ thể để vẽ lại hải đồ lộ trình công nghệ. Như chúng ta đã giải thích trong Chương 9, các công nghệ số có thể bổ sung cho con người bằng:

• việc cải thiện năng suất của những người lao động trong việc làm hiện tại của họ

• việc tạo ra các công việc mới với sự giúp đỡ của trí tuệ máy làm tăng thêm các năng lực con người

• việc cung cấp thông tin tốt hơn, dễ sử dụng hơn cho con người ra quyết định

• việc xây dựng các nền tảng mới đưa những người với các kỹ năng và nhu cầu khác nhau lại với nhau

Ví dụ, các công nghệ số và AI có thể làm tăng hiệu quả của sự dạy học ở lớp bằng việc cung cấp các công cụ mới và thông tin tốt hơn cho giáo viên. Chúng có thể cho phép sự dạy cá nhân hóa bằng việc nhận diện theo thời gian thực các lĩnh vực khó khăn hay thế mạnh của mỗi học sinh, như thế tạo ra rất nhiều công việc mới, hữu ích cho giáo viên. Chúng cũng có thể xây dựng các nền tảng đưa các giáo viên và các nguồn lực dạy học hiệu quả hơn lại với nhau. Các đại lộ tương tự mở ra trong chăm sóc sức khỏe, giải trí, và công việc sản xuất, như chúng ta đã thảo luận rồi.

Một cách tiếp cận bổ sung cho những người lao động, thay vì gạt họ sang bên và thử loại bỏ họ, chắc có nhiều khả năng hơn khi các kỹ năng con người đa dạng, dựa vào các khía cạnh tình huống và xã hội của sự nhận thức con người, được nhận ra. Thế nhưng các mục tiêu đa dạng như vậy cho sự thay đổi công nghệ cần nhiều chiến lược đổi mới, và chúng ít có khả năng hơn để được thực hiện khi vài hãng công nghệ chi phối tương lai của công nghệ.

Các chiến lược đổi mới đa dạng là cũng quan trọng bởi vì tự động hóa tự nó không có hại. Các công nghệ thay thế các công việc được con người thực hiện bằng các máy và các thuật toán là cũ như bản thân công nghiệp, và chúng sẽ tiếp tục là phần của tương lai của chúng ta. Tương tự, sự thu thập dữ liệu không phải là xấu per se (tự nó), nhưng nó trở nên không nhất quán cả với sự thịnh vượng chung và sự quản trị dân chủ khi nó được tập trung vào tay của các công ty và các chính phủ vô trách nhiệm dùng các dữ liệu này để tước quyền nhân dân. Vấn đề là một danh mục không cân đối của các đổi mới ưu tiên thái quá sự tự động hóa và sự giám sát, không tạo ra các công việc và các cơ hội mới cho các công nhân. Việc đổi hướng công nghệ không cần gồm việc chặn tự động hóa hay cấm thu thập dữ liệu; thay vào đó nó có thể khuyến khích sự phát triển của các công nghệ bổ sung và giúp các năng lực con người.

Xã hội và chính phủ phải làm việc cùng nhau để đạt mục tiêu này. Áp lực từ xã hội dân sự, như trong trường hợp của các cải cách lớn thành công của quá khứ, là chìa khóa. Quy định và các khuyến khích chính phủ cũng là cốt yếu, như chúng đã là trong trường hợp năng lượng. Tuy vậy, chính phủ không thể là trung tâm thần kinh của sự đổi mới, và các nhà quan liêu sẽ không thiết kế các thuật toán hay nghĩ ra các sản phẩm mới. Cái cần là một khung khổ thể chế đúng và các khuyến khích được định hình bởi các chính sách chính phủ, được ủng hộ bởi một chuyện kể mang tính xây dựng, để xui khiến khu vực tư nhân rời khỏi sự tự động hóa và sự giám sát quá đáng, và hướng tới công nghệ thân thiện hơn với người lao động.

Một vấn đề trung tâm là liệu những cố gắng tới sự đổi hướng công nghệ ở phương Tây sẽ có bất cứ ích lợi gì nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi tự động hóa và sự giám sát. Câu trả lời chắc là có. Trung Quốc vẫn là một nước đi theo trong hầu hết các công nghệ mũi nhọn, và những cố gắng đổi hướng ở Hoa Kỳ và châu Âu sẽ có một tác động lớn lên công nghệ toàn cầu. Như trong trường hợp các đổi mới năng lượng, một sự sự đổi hướng nghiêm túc ở phương Tây cũng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khoản đầu tư Trung quốc.

Làm sao để nuôi dưỡng các sức mạnh đối trọng ảnh hưởng đến con đường của các công nghệ tương lai và khuyến khích sự thay đổi công nghệ có lợi về mặt xã hội là tiêu điểm trong phần còn lại của chương này.

Làm lại các Sức mạnh Đối trọng

Chúng ta không thể đổi hướng công nghệ mà không xây dựng các sức mạnh đối trọng mới. Và chúng ta không thể xây dựng các sức mạnh đối trọng mà không dựa vào các tổ chức xã hội-dân sự đưa mọi người lại với nhau xung quanh các vấn đề chung và nuôi dưỡng các chuẩn mực tự-quản và hành động chính trị.

Tổ chức Công nhân. Các công đoàn đã là một trụ cột của các sức mạnh đối trọng kể từ đầu thời đại công nghiệp. Chúng là một phương tiện then chốt để ủng hộ việc chia sẻ sự tăng thêm năng suất giữa các chủ sử dụng lao động và các công nhân. Ở chỗ làm việc nơi lao động có một tiếng nói (hoặc trong hình thức công đoàn hay các hội đồng công việc, như trong nhiều công ty Đức), các công nhân được hỏi ý kiến về các quyết định công nghệ và tổ chức, và đôi khi họ đã thành công trong hoạt động như một đối trọng với sự tự động hóa thái quá.

Trong thời cực thịnh của chúng, các công đoàn đã thành công bởi vì chúng hình thành các mối ràng buộc giữa các thành viên của chúng. Chúng đã tạo ra tình thân thiết cho những người làm việc cùng nhau và về những công việc giống nhau. Chúng đã là một mối liên hệ hợp tác theo các lợi ích kinh tế chung, tập trung vào các điều kiện làm việc tốt hơn và tiền lương cao hơn. Và chúng đã nuôi dưỡng các mục tiêu chính trị phù hợp với các niềm tin và các lợi ích của các thành viên của chúng, như quyền bỏ phiếu. Ngày nay các thành phần này chắc không hoạt động hiệp lực như thế.

Các chỗ làm việc trở nên ít tập trung hơn và đa dạng hơn nhiều, nên là khó hơn để đạt tình thân thiết. Với sự lên của các nhân viên có giáo dục cao và cổ-trắng trong hầu hết chỗ làm việc, các lợi ích kinh tế giữa những người lao động cũng phân kỳ hơn. Các công nhân sản xuất cổ-xanh bây giờ là một phần nhỏ hơn của lực lượng lao động Hoa Kỳ (khoảng 13,7% vào 2016), và các hình thức tổ chức tập trung vào họ chắc không thể nói cho toàn bộ lực lượng lao động. Cũng có ít mục tiêu chính trị có lợi ích-chung hơn bên trong dân lao động, mà bây giờ bị chia rẽ giữa Hữu và Tả hơn là trong nửa thế kỷ trước.

Tuy nhiên, các phương pháp mới cho việc tổ chức những người lao động có thể thành công nơi những cách tiếp cận cũ hơn đã thất bại, và một số này có thể được thấy rồi trong thành công của những cố gắng nghiệp đoàn hóa trong các công ty như Amazon và Starbucks trong 2021–2022. Sự bàu công đoàn do người lao động-khởi xướng của nhà kho Staten Island của Amazon dùng các chiến thuật rất khác để thành công trong một môi trường không giống các chiến thuật nơi các phong trào lao động truyền thống một thời đã phát đạt. Tỷ lệ nhân viên bỏ việc đã rất lớn trong các kho hàng của công ty, và lực lượng lao động đa dạng về mọi khía cạnh, đến từ vô số bối cảnh và nói hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Phong trào được các công nhân, không phải nhân viên công đoàn chuyên nghiệp tổ chức trên sàn nhà kho. Nó tự tài trợ trên nền tảng media xã hội GoFundMe thay vì nhận tiền công đoàn được tập trung. Dường như nó đã thành công bằng việc phát triển một cách tiếp cận ít cứng nhắc hơn và ít ý thức hệ hơn, tập trung vào các vấn đề liên quan đến hầu hết các nhân viên kho hàng Amazon, như việc giám sát quá đáng, các đợt nghỉ giải lao không đủ, và tỷ lệ bị thương cao. Mặc dù chiến lược của nó là rất khác với “đình công-ngồi” biểu tượng của các công nhân GM trong 1936, mà đã là một điểm ngoặt cho phong trào lao động Hoa Kỳ, nó gợi nhớ về mặt phát triển các phương pháp tổ chức mới từ dưới lên.

Một vấn đề khác với các công đoàn ở Hoa Kỳ và nước Anh, như chúng ta đã thấy, là cấu trúc truyền thống của chúng được tổ chức tại mức các nhà máy riêng lẻ, mà sinh ra một mối quan hệ xung đột hơn với ban quản lý. Các tổ chức có cơ sở rộng hơn, thay vì chỉ mở mức các nhà máy hay các hãng, sẽ là cần thiết để đi vào tương lai. Các thứ này có thể có hình thức của các tổ chức nhiều tầng, theo đó một số quyết định được đưa ra ở mức chỗ làm việc và các quyết định khác được đưa ra ở mức ngành. Hệ thống kép ở Đức là một ví dụ xác đáng: các hội động công việc tiến hành truyền thông và sự phối hợp ở nơi làm việc và có thể có một tiếng nói về các quyết định công nghệ và huấn luyện, còn công đoàn ngành tập trung hơn vào sự định tiền lương. Tất nhiên, là có thể rằng các phong trào lao động tương lai có thể rốt cuộc trông giống các tổ chức xã hội-dân sự khác hơn hay các liên đoàn mức-ngành liên kết lỏng lẻo hơn. Điều này gợi ý rằng việc thí nghiệm với các hình thức tổ chức mới là một bước tiến quan trọng.

Hoạt động Xã hội-Dân sự, Một mình và Cùng nhau. Phương Tây bây giờ là một xã hội người tiêu dùng, và các sở thích và hành động người tiêu dùng là các đòn bẩy quan trọng cho việc ảnh hưởng đến các công ty và các công nghệ. Phản ứng người tiêu dùng đã là sống còn trong trường hợp năng lượng tái tạo và xe điện. Cũng chính áp lực từ những người tiêu dùng, cùng với sự đưa tin báo chí, đã buộc YouTube và Reddit thực hiện một số bước để hạn chế chủ nghĩa cực đoan trên các nền tảng của chúng.

Tuy vậy, hành động tập thể đòi hỏi một nhóm lớn người hoạt động cùng nhau để đạt một mục tiêu—ví dụ, thúc giục các công ty tới việc giảm dấu chân carbon của chúng. Họat động như vậy là tốn kém cho hầu hết mọi người, mà sẽ phải dùng thời gian để trở nên am hiểu, để dự các cuộc meeting, để thay đổi các thói quen tiêu thụ của họ, và để đôi khi xuống đường và biểu tình. Các chi phí này tăng lên khi có một sự đẩy ngược từ các công ty và đôi khi, còn tồi tệ hơn, từ các cơ quan anh ninh nhà nước. Trong các chế độ độc đoán và thậm chí nửa-dân chủ, các nhà chức trách có thể đàn áp các cuộc biểu tình và các tổ chức xã hội-dân sự.

Các động lực này tạo ra vấn đề “kẻ ăn ké, hưởng khống (free-rider)”: những người chia sẻ cùng các giá trị tuy nhiên có thể bị cám dỗ để không tham gia vào hành động tập thể nhằm để tránh trả các chi phí. Xu hướng này tất nhiên tăng cường khi các sự trừng phạt chống lại các nhà bất đồng chính kiến tăng lên. Ví dụ, nghiên cứu gần đây về các cuộc biểu tình Hong Kong cho thấy rằng khi các sinh viên đại học ủng hộ-dân chủ kỳ vọng những người khác tham gia vào các cuộc tập hợp lớn chống lại các biện pháp chống-dân chủ, bản thân họ trở nên ít có khả năng hơn để gia nhập các cuộc biểu tình, sự hưởng khống trên cố gắng của những người khác. Sự hưởng khống là ở gốc rễ của thế lưỡng nan hành động-tập thể: không có sự phối hợp, chỉ một thiểu số của những người mong muốn sự thay đổi xã hội tham gia hoạt động tập thể.

Sự lựa chọn người tiêu dùng, hành động cá nhân, cơ bản không được phối hợp, chịu đựng thế lưỡng nan hành động-tập thể rất nhiều. Chỉ một phần nhỏ của những người muốn giảm sự phát thải carbon sẽ từ bỏ đi máy bay hay năng lượng nhiên liệu-hóa thạch, chẳng hạn. Các tổ chức xã hội-dân sự, mà điều phối những người tiêu dùng và khiến họ hành động như các công dân hơn là những người ra quyết định riêng lẻ trong thương trường, là quan trọng.

Ngoài việc cung cấp một diễn đàn cho tranh luận và sự phổ biến thông tin tin cậy, các tổ chức xã hội-dân sự có thể tạo ra cả củ carrot và cây gậy để điều phối các cuộc biểu tình và áp lực công chúng lên các công ty cư xử sai trái. Về phía carrot, chúng nuôi dưỡng một đặc tính cho việc tham gia vào các hoạt động tốt cho lợi ích công và ngoài ra phát triển các liên kết giữa những người khác nhau, mà sau đó cổ vũ lẫn nhau để tham gia. Cho cây gậy, chúng đôi khi có thể làm các cá nhân hổ thẹn vì sự hưởng khống cố gắng của những người khác.

Mặc dù các tổ chức khác, như các công đoàn, cũng có thể đóng các vai trò này, các tổ chức xã hội-dân sự là quan trọng, nhất là khi các vấn đề chính, như sự biến đổi khí hậu hay các công nghệ số, có các tác động lên số đông người và nhiều nhóm truyền thống. Chẳng hạn, mặc dù các công đoàn có thể đóng góp cho chủ nghĩa hoạt động và sự giảm nhẹ biến đổi-khí hậu, chúng không có vị trí lý tưởng để giải quyết các vấn đề hành động-tập thể liên quan-đến-khí hậu, so với, chẳng hạn, Greenpeace hay 350.org, mà có thể tổ chức những người từ các tầng lớp xã hội khác nhau. Cùng các sự cân nhắc áp dụng cho hành động về các công nghệ số và quy định kinh doanh. Trong cả hai trường hợp, các tác động là rộng-lớn, cần phải có các liên minh rộng mà có thể được xây dựng tốt nhất bởi các tổ chức xã hội-dân sự.

Các tổ chức online có thể giúp thay vì cản trở các cố gắng này? Liệu xã hội dân sự có cơ sở rộng còn là có thể hay không trong thời đại số? Mặc dù sự lạc quan của đầu các năm 2000 về media xã hội và internet cung cấp một diễn đàn cho “không gian công” số đã bị tiêu tan, các cộng đồng online mới và tốt hơn có thể được xây dựng.

Các cuộc bầu cử định kỳ để chọn các đại diện không phải là khía cạnh duy nhất của chính trị dân chủ. Sự tự-quản, cả ở các nơi làm việc và rộng hơn, có thể là quan trọng như các cuộc bầu cử. Quả thực, các thời kỳ dân chủ thành công ở phương Tây thường trùng với các phương tiện thể chế khác cho mọi người để tham gia vào việc ra quyết định chính trị, để bày tỏ và trình bày các ý kiến của họ, và để gây áp lực lên chính sách công. Các phương tiện này gồm chính trị địa phương, các dàn xếp kiểu–town hall [gặp gỡ giữa công chúng và chính trị gia tại nơi công cộng], và quan trọng nhất các câu lạc bộ và các tổ chức xã hội-dân sự. Trong khi đó, trong một số xã hội không-Tây phương, sự tham gia chính trị từ dưới lên đã xảy ra mà không có các cuộc bầu cử như vậy—chẳng hạn, trong bối cảnh của các hội đồng làng và bầu các thủ lĩnh truyền thống trong các phần của châu Phi hạ-Sahara. Giữa những kiểu khác, kiểu tham gia này (qua các hội đồng truyền thống gọi là kgotla) đã đóng một vài trò quyết định trong sự phát triển kinh tế và chính trị của Botswana, một trong các nước thành công nhất về kinh tế 50 năm qua.

Những con đường cho các định chế dân chủ để nuôi dưỡng các cộng đồng online mới và tốt hơn là quan trọng. Có một số công nghệ số có thể đóng một vai trò hữu ích thay vì một vai trò có hại, và việc tìm những cách để khuyến khích sự phát triển chúng là cốt yếu. Ví dụ, các công cụ số là rất hợp cho việc tạo ra các diễn đàn mới trong đó sự tranh luận và sự trao đổi ý kiến có thể được thực hiện trong thời gian thực và bên trong một bộ quy tắc được định rõ trước. Các cuộc gặp và truyền thông online có thể làm giảm các chi phí tham gia, cho phép các hiệp hội quy mô-lớn bao hàm nhiều lĩnh vực. Các công cụ số cũng có thể bảo đảm rằng ngay cả trong các cuộc gặp lớn, các cá nhân có thể tham gia tranh luận bằng việc đưa ra các bình luận hay ghi lại sự chấp thuận hay không chấp thuận của họ. Nếu các công cụ này được thiết kế khéo, chúng có thể giúp trao quyền cho và khuếch đại các tiếng nói đa dạng—một sự bắt buộc cho sự cai quản dân chủ thành công. Những cố gắng theo hướng này gồm dự án New_Public, được nhà hoạt động internet Eli Pariser và Giáo sư Talia Stroud lập ra, mà tìm cách phát triển một nền tảng và các công cụ cho sự thảo luận cân nhắc (deliberation) và sự tham gia từ dưới lên, nhất là về các vấn đề liên quan đến tương lai của công nghệ. Dự án ủng hộ một cách nhìn phong phú hơn về công nghệ như “những gì chúng ta có thể học để làm” (như được nhà văn khoa học-viễn tưởng Ursula Le Guin trình bày rõ) và kêu gọi một cách tiếp cận phân tán hơn đến sự phát triển của nó.

Sáng kiến nền dân chủ mới được lãnh đạo bởi Audrey Tang (Đường Phượng), một cựu nhà hoạt động và bộ trưởng công nghệ số hiện thời của Đài Loan, là đặc biệt đáng chú ý. Tang bước vào chính trị như phần của Phong trào Hoa Hướng Dương do sinh viên dẫn đầu, mà đã chiếm Viện Lập Pháp Đài Loan để phản đối thỏa thuận thương mại 2013 với Trung Quốc sắp được Quốc Dân Đảng cai trị ký mà không có sự xem xét hay tham khảo công chúng đủ.

Tang, trước đó là một nhà kinh doanh software và nhà lập trình, đã tình nguyện giúp phong trào truyền bá thông điệp của nó cho công chúng rộng hơn. Sau khi Đảng Dân chủ Tiến bội (Dân Tiến) lên nắm quyền trong cuộc tổng tuyển cử 2016, Tang được bổ nhiệm làm một bộ trưởng, với một tiêu điểm về truyền thông số và tính minh bạch. Bà đã xây dựng các công cụ số đa dạng cho việc cung cấp tính minh bạch trong việc ra quyết định chính phủ và cho việc tăng sự thảo luận cân nhắc và tham khảo với công chúng. Cách tiếp cận nền dân chủ-số này đã được dùng cho một số quyết định then chốt, kể cả quy định về Uber nền tảng đi xe-chung và bán rượu. Nó gồm một “hackathon tổng thống,” mà cho phép các công dân đưa ra các đề xuất cho tổng thống. Một nền tảng khác, g0v, cung cấp dữ liệu mở từ nhiều bộ Đài Loan, mà các hacker công dân có thể dùng để phát triển các phiên bản thay thế của các dịch vụ công. Các công nghệ này đã giúp phản ứng sớm và hiệu quả của Đài Loan với COVID-19, trong đó khu vực tư nhân và xã hội dân sự đã cộng tác với chính phủ để phát triển các công cụ cho việc xét nghiệm và truy dấu vết tiếp xúc.

Các diễn đàn mới cho sự tham gia ảo tất nhiên có thể lặp lại cùng các sai lầm mà media xã hội phạm ngày nay, làm cho các echo chamber và chủ nghĩa cực đoan trầm trọng thêm. Một khi các công cụ như vậy bắt đầu được dùng rộng rãi, một số bên sẽ nghĩ ra các chiến lược để phát tán thông tin giả cố ý, còn các bên khác có thể dùng các nền tảng như vậy cho sự mị dân. Nội dung giật gân, gây lạc lối có thể bắt đầu phát tán, và các quan điểm đối địch có thể bắt đầu quát tháo nhau thay vì thảo luận cân nhắc một cách xây dựng. Cách tốt nhất để tránh các sai lầm như vậy là để xem các công cụ ủng hộ-dân chủ online như một công việc đang tiến triển mà cần được cập nhật liên tục khi các thách thức mới bộc lộ ra, và cũng như một sự bổ sung, hơn là như một sự thay thế đầy đủ, cho sự tham gia công dân đính thân, truyền thống.

Các giải pháp này có một khía cạnh kỹ thuật cũng như một chiều xã hội. Kiến trúc thuật toán của các hệ thống online có thể được thiết kế để giúp sự thảo luận cân nhắc và đối thoại, thay cho việc chiếm sự chú ý và sự khiêu khích. Bởi vì các thuật toán cần đến từ khu vực tư nhân, các khuyến khích thị trường được cải thiện cho sự phát triển công nghệ vẫn là quan trọng, như chúng ta thảo luận tiếp theo.

Hoạt động xã hội-dân sự cũng phụ thuộc vào thông tin về các giao dịch và các quyết định trong các hành lang quyền lực. Các công nghệ số có thể giúp rọi ánh sáng lên ảnh hưởng của các công ty lớn và tiền công ty trong chính trị. Các công cụ online có thể lần vết các liên kết và các luồng tiền và các ưu ái giữa các công ty và các chính trị gia và các công chức. Chúng tôi chắc chắn không đồng ý với quan điểm lạc quan quá đáng của cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Anthony Kennedy: “Với sự đến của Internet, sự tiết lộ kịp thời của các chi phí có thể cung cấp cho các cổ đông và các công dân thông tin cần thiết để bắt các công ty và các quan chức được bàu có trách nhiệm giải trình cho các vị trí và những người ủng hộ của họ.” Điều này có thể xảy ra chỉ khi có các biện pháp bảo vệ truyền thống khác. Việc bảo đảm tính minh bạch như thế nên được xem như bổ sung cho các kiểu hoạt động xã hội-dân sự truyền thống hơn. Ví dụ, nó có thể có hình thức tự động phát hiện và đăng công khai tất cả các cuộc gặp gỡ và các tương tác của các chính trị gia và các công chức chóp bu với các nhà vận động hành lang và các nhà quản lý khu vực-tư nhân.

Là quan trọng để giữ sự cân bằng đúng về sự minh bạch. Công chúng không cần biết thông tin về tất cả sự tranh luận chính sách và tất cả các thương lượng mà các chính trị gia tiến hành nhằm để xây dựng các truyền thống. Tuy vậy, với số tiền chi cho vận động hàng lang trong thế giới phương Tây lên các mức vô cùng lớn, công chúng có một quyền để biết về các dàn xếp đạt được bởi các nhà vận động hành lang, các chính trị gia, và các hãng, và các quan hệ này cần được điều chỉnh.

Các Chính sách cho việc Đổi hướng Công nghệ

Bản thân sự tồn tại của các sức mạnh đối trọng và thậm chí các định chế mới tự chúng sẽ không làm đổi hướng công nghệ. Các chính sách cụ thể mà làm thay đổi các khuyến khích và cổ vũ các đổi mới có ích về mặt xã hội là cần thiết. Các chính sách bổ sung—kể cả các trợ cấp và sự hỗ trợ cho công nghệ thân thiện hơn với người lao động, cải cách thuế, các chương trình huấn luyện-người lao động, sự sở hữu-dữ liệu và các sơ đồ bảo vệ dữ liệu, sự chia nhỏ các gã khổng lồ công nghệ, và các thuế quảng cáo số—có thể giúp khởi động một sự đổi hướng lớn của công nghệ.

Các Khuyến khích Thị trường cho sự Đổi Hướng. Các trợ cấp chính phủ cho việc phát triển các công nghệ có lợi về mặt xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của việc đổi hướng công nghệ trong một nền kinh tế thị trường. Các trợ cấp có hiệu lực hơn khi chúng được những thay đổi về các chuẩn mực xã hội và các sở thích người tiêu dùng đẩy theo cùng hướng ủng hộ, như được kinh nghiệm của chúng ta với năng lượng tái tạo chứng minh.

Tuy vậy, có các sự khác biệt quan trọng giữa các công nghệ xanh và số. Khi các mối lo môi trường nổi lên đầu tiên, các nhà hoạt động đã không có một sự hiểu biết đầy đủ về sự tiêu thụ năng lượng ảnh hưởng đến khí hậu thế nào hay hàm lượng carbon của năng lượng có thể được đo một cách nhất quán ra sao. Tuy nhiên, sự hiểu biết khoa học và khung khổ đo lường đã phát triển nhanh và có ngay từ các năm 1980. Sau đó trở nên đơn giản để ước lượng bao nhiêu khí nhà kính mà các nguồn năng lượng khác nhau phát thải. Sự hiểu biết này bây giờ làm cơ sở cho hầu hết các thuế carbon, các sơ đồ mua bán phát thải, và các trợ cấp cho năng lượng tái tạo và xe điện.

Việc xác định các công nghệ số khác nhau được dùng thế nào và tác động của chúng lên tiền lương, sự bất bình đẳng, và sự giám sát ra sao là khó hơn nhiều. Ví dụ, các công nghệ số mới mà cho phép các nhà quản lý theo dõi hiệu quả hơn thành tích của các thuộc cấp của họ có thể được xem như bổ sung cho con người, vì chúng cho phép các nhà quản lý để làm các công việc mới và mở rộng các năng lực của họ. Đồng thời, chúng có thể tăng cường sự giám sát hay loại bỏ các công việc mà thường được các công nhân cổ-trắng khác thực hiện.

Tuy nhiên, có có một số nguyên tắc hữu ích cho việc tạo ra một khung khổ cho việc đo tác động của công nghệ số. Thứ nhất, liệu các công nghệ mới được dùng cho việc giám sát hay không và sự giám sát là đơn giản để xác định. Cả sự phát triển và sự triển khai các công nghệ này nên bị làm cho nhụt chí. Một cơ quan chính phủ như OSHA (cơ quan an toàn nghề nghiệp và sức khỏe) có thể trình bày các hướng dẫn rõ ràng để ngăn cản các hình thức xâm phạm nhất của sự giám sát và sự thu thập dữ liệu về các nhân viên, và một cách tương tự các cơ quan khác có thể điều chỉnh sự thu thập dữ liệu về những người tiêu dùng và các công dân. Như một bước thêm, chính phủ liên bang cũng có thể quyết định không cho thi hành các patent về các công nghệ nhắm tới sự giám sát người lao động hay công dân —kể cả các patent được đăng ký ở Trung Quốc. Ngược lại, các công nghệ cung cấp các công cụ cho sự riêng tư người lao động và người dùng cũng có thể được nhận diện và được trợ cấp.

Thứ hai, có một dấu hiệu làm lộ tẩy các công nghệ tự động hóa: làm giảm phần lao động của giá trị gia tăng, có nghĩa rằng một khi các công nghệ này được đưa vào, bao nhiêu giá trị gia tăng thuộc về những sự tăng vốn và bao nhiêu được những sự giảm lao động thâu tóm. Nghiên cứu hiện có chứng minh bằng tư liệu rằng việc đưa vào các robot và các công nghệ tự động hóa khác hầu như luôn luôn dẫn đến phần lao động thấp hơn đáng kể. Cũng như thế, các công nghệ tạo ra các công việc mới cho những người lao động có khuynh hướng làm tăng phần lao động. Trên cơ sở này, các công nghệ nâng phần lao động có thể được khuyến khích qua các trợ cấp cho sự dùng chúng và sự phát triển chúng. Các chính sách như vậy có thể cũng là hữu ích trong việc cổ vũ sự chia sẻ sự tăng thêm năng suất với những người lao động bởi vì sự nâng lương cao hơn sẽ làm tăng phần lao động và như thế làm cho các công ty đủ tư cách cho các trợ cấp thêm.

Thứ ba, các trợ cấp cho các hướng nghiên cứu bổ sung cho con người có thể được cung cấp trên cơ sở dữ liệu chi tiết hơn về liệu các phương pháp mới đang bổ sung cho con người hay tự động hóa công việc khi được dùng trong thực tiễn. Chúng ta đã nhắc rồi đến một số ví dụ nơi các công nghệ số mới có thể bổ sung cho con người bằng việc tạo ra các công việc mới—ví dụ, bằng việc cung cấp thông tin tốt hơn cho việc dạy hay chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa, hay bằng việc cho phép công việc thiết kế và sản xuất được cải thiện trên sàn xưởng với sự giúp đỡ của các năng lực được tăng và thực tế-ảo. Mặc dù một sự phân loại như vậy có thể là dễ hơn nhiều sau khi các công nghệ được triển khai, một số trong những thông tin này là sẵn có vào giai đoạn phát triển và có thể là bước đầu tiên hướng tới một khung khổ đo lường mức độ tự động hóa của các công nghệ mới. Khung khổ đo lường này sau đó có thể được dùng cho việc cung cấp các trợ cấp cho đường lối đổi mới nhất định.

Mức độ mơ hồ nào đó về mục đích và ứng dụng của các công nghệ mới không phải là một vấn đề lớn: việc chặn tự động hóa không phải là mục tiêu. Cái các nhà hoạch định chính sách nên phấn đấu là việc nuôi dưỡng nhiều cách tiếp cận để cổ vũ một sự tập trung lớn hơn vào các công nghệ bổ sung-cho-con người và trao quyền-cho-con người. Việc này không đòi hỏi một số đo hoàn hảo cho việc phân loại liệu một công nghệ sẽ tự động hóa công việc hay tạo ra các công việc mới cho những người lao động. Đúng hơn, nó đòi hỏi một sự cam kết để thử nghiệm với các công nghệ mới mà thử giúp những người lao động và các công dân.

Vì cùng các lý do, chúng tôi không ủng hộ các thuế tự động hóa nhắm trực tiếp vào việc làm nản lòng sự phát triển và áp dụng các công nghệ tự động hóa. Sự đổi hướng nên nhắm mục tiêu một danh mục công nghệ cân đối hơn, và các trợ cấp công nghệ mới bổ sung-cho-con người có thể đạt mục tiêu này hiệu quả hơn. Hơn nữa, vì sự khó khăn của việc phân biệt tự động hóa khỏi sự dùng khác của các công nghệ số, các thuế tự động hóa hiện thời là không thiết thực. Việc chỉ đánh thuế các ví dụ rõ ràng của các công nghệ tự động hóa, như công nghiệp robot, sẽ chẳng là tối ưu, vì một chính sách sẽ bỏ qua các công nghệ tự động hóa thuật toán phổ biến hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu các trợ cấp và các chính sách khác không thể thành công trong các cố gắng đổi hướng công nghệ, các thuế tự động hóa có thể cần được xem xét trong tương lai.

Chia nhỏ Big Tech. Các doanh nghiệp lớn đã trở nên quá hùng mạnh, và đó là một vấn đề tự nó. Google thống trị sự tìm kiếm, Facebook có ít đối thủ trong mạng xã hội, và Amazon đang phát triển một chiếc khóa trên thương mại điện tử. Các thị phần áp đảo này nắc nhở chúng ta về Standard Oil, mà đã có một thị phần 90% về dầu và các sản phẩm dầu khi bị chia nhỏ trong 1911, và AT&T, mà đã một gần độc quyền về dịch vụ điện thoại khi nó bị chia nhỏ trong 1982.

Các mức cao của sự tập trung thị trường và các độc quyền khổng lồ có thể bóp nghẹt sự đổi mới và làm méo mó hướng của nó. Ví dụ, Netscape Navigator đã tạo ra một sản phẩm tốt hơn browser của Microsoft rất nhiều trong giữa-các năm 1990 và đã làm thay đổi hướng của các browser bằng việc thúc đẩy một loạt đổi mới tiếp sau bởi các công ty khác (nó được Tạp chí PC chọn là “sản phẩm công nghệ tốt nhất mọi thời đại” trong 2007). Đáng tiếc, Netscape rốt cuộc đã bị Microsoft nghiền nát, bất chấp một vụ kiện chống-trust của Bộ Tư pháp.

Những cân nhắc này có thể quan trọng hơn ngày nay bởi vì vài công ty đang chi phối hướng của các công nghệ số và nhất là AI. Các mô hình kinh doanh và các ưu tiên của chúng tập trung vào tự động hóa và sự thu thập dữ liệu. Vì thế, việc chia nhỏ các gã khổng lồ công nghệ lớn nhất để làm giảm địa vị thống trị của chúng và tạo ra dư địa cho tính đa dạng lớn hơn của các đổi mới là một phần quan trọng của việc đổi hướng công nghệ.

Sự chia nhỏ tự nó là không đủ bởi vì nó sẽ không đổi hướng công nghệ khỏi sự tự động hóa, sự giám sát, hay quảng cáo số. Hãy xét Facebook, mà sẽ chắc là mục tiêu đầu tiên của hành động chống-trust, do các sự mua lại WhatsApp và Instagram gây tranh cãi của nó. Nếu giả như công ty bị chia nhỏ và hai app này bị tách khỏi Facebook, việc chia sẻ dữ liệu giữa chúng sẽ ngừng, nhưng các mô hình kinh doanh của chúng sẽ vẫn còn nguyên. Bản thân Facebook sẽ tiếp tục tìm kiếm sự chú ý của những người dùng của nó và vì thế tiếp tục là một nền tảng cho sự khai thác sự không chắc chắn, thông tin sai lệch, và chủ nghĩa cực đoan. WhatsApp và Instagram sẽ cũng áp dụng cùng mô hình kinh doanh, trừ phi bị quy định hay áp lực công chúng đẩy khỏi nó. Cùng thế chắc là đúng về YouTube, cho dù giả như nó bị tách khỏi công ty mẹ của Google, Alphabet.

Vì thế, sự chia nhỏ và chống-trust rộng hơn nên được xem như một công cụ bổ sung cho mục tiêu cơ bản hơn của sự đổi hướng công nghệ khỏi tự động hóa, sự giám sát, sự thu thập dữ liệu, và quảng cáo số.

Cải cách Thuế. Hệ thống thuế hiện hành của nhiều nền kinh tế đã công nghiệp hóa đang khuyến khích tự động hóa. Chúng ta đã thấy trong Chương 8 rằng Hoa Kỳ đã đánh thuế lao động với thuế suất trung bình khoảng 25% trong bốn thập niên qua vì các thuế tiền lương và thuế thu nhập liên bang, trong khi áp các thuế thấp hơn nhiều lên vốn thiết bị và software. Hơn nữa, các thuế trên các khoản đầu tư kiểu này đã rớt đều đặn kể từ 2000 vì các khoản giảm rộng hơn về các thuế thu nhập công ty và các thuế thu nhập liên bang lên những người kiếm tiền nhiều, và các khoản miễn thuế ngày càng hào phóng để giảm các nghĩa vụ thuế khi các hãng đầu tư vào máy móc và software.

Một công ty đầu tư vào thiết bị tự động hóa hay software ngày nay đóng một thuế ít hơn 5%—thấp hơn 20 điểm phần trăm so với các thuế nó đối mặt khi thuê các công nhân để thực hiện cùng công việc. Cụ thể, điều này có nghĩa là khi một công ty thuê nhiều công nhân hơn và trả họ 100.000 trên năm, nó và các công nhân sẽ cũng chịu 25.000 $ trong các thuế bảng lương. Khi thay vào đó nó mua thiết bị mới tốn 100.000 $ để thực hiện cùng các công việc, nó trả ít hơn 5.000 $ về các thuế. Sự bất đối xứng này là một sự thúc đẩy cho sự tự động hóa thêm và hiện diện trong các hình thức tương tự, cho dù đôi khi ít rõ rệt hơn, trong các luật thuế của nhiều nền kinh tế Tây phương khác.

Cải cách thuế có thể loại bỏ sự bất đối xứng này và như thế loại bỏ các khuyến khích cho sự tự động hóa quá đáng. Một bước đầu tiên để đạt điều này sẽ là để giảm đáng kể hay thậm chí loại bỏ toàn bộ các thuế bảng lương. Thứ cuối cùng chúng ta muốn ngày nay là làm cho đắt hơn cho mọi người để làm việc.

Một bước thứ hai sẽ là một sự tăng khiêm tốn về các thuế trên vốn. Việc loại bỏ các điều khoản giảm sự đánh thuế vốn thực tế, như các khoản miễn thuế khấu hao hào phóng và địa vị thuế thuận lợi của vốn cổ phần tư nhân và tiền lãi chia sẻ (cho các nhà quản lý—carried interest), sẽ là một cách để đạt điều này. Ngoài ra, các thuế thu nhập công ty cao hơn vừa phải sẽ trực tiếp làm tăng các thuế suất biên đối mặt với chủ sở hữu vốn, khép lại thêm sự chênh lệch giữa sự đánh thuế vốn và lao động. Là quan trọng để đồng thời bịt các lỗ hổng thuế, kể cả các sơ đồ tối thiểu hóa các nghĩa vụ thuế của các công ty đa quốc gia bằng việc chuyển lợi nhuận kế toán của chúng ngang các quyền tài phán; khác đi thì, các thuế thu nhập công ty có thể được tránh và sẽ không hiệu quả hoàn toàn.

Đầu tư vào những Người Lao động. Các khuyến khích thuế cho các khoản đầu tư vào thiết bị và software là không sẵn có cho các công ty khi nhắc đến các khoản đầu tư vào các công nhân. Làm ngang nhau các thuế suất mà tại đó vốn và lao động bị đánh thuế là một bước quan trọng trong việc loại bỏ thành kiến có lợi cho tự động hóa trước việc thuê và đầu tư vào các công nhân.

Nhưng luật thuế có thể làm nhiều hơn. Năng suất biên của người lao động có thể được nâng lên bằng việc huấn luyện sau trường học. Ngay cả những người lao động với bằng đại học hay bằng sau-đại học, học được hầu hết các kỹ năng cần thiết cho một công việc hay ngành cho trước một khi họ bắt đầu làm việc trong một công ty. Một số trong các các khoản đầu tư huấn luyện này xảy ra trong bối cảnh chính thức, như các cua học nghề, trong khi các kỹ năng liên quan khác được học khi làm việc, từ đồng nghiệp cấp cao hơn và những người giám sát, một quá trình mà thường được giúp đỡ bởi các việc làm được thiết kế thế nào và bao nhiêu thời gian các nhân viên được phép để phân bổ cho các hoạt động huấn luyện. Chúng ta đã thấy rằng việc huấn luyện các công nhân có giáo dục-thấp là một trụ cột quan trọng của sự thịnh vượng chung trước các năm 1980.

Có các lý do chính đáng vì sao mức đầu tư huấn luyện, mà các công ty chọn, có thể là không đủ. Phần lớn những gì một người lao động học qua huấn luyện là “chung chung” theo nghĩa rằng họ cũng có thể dùng các kỹ năng của họ một cách hữu ích với các chủ sử dụng lao động khác. Đầu tư vào huấn luyện chung chung là ít hấp dẫn hơn cho các hãng bởi vì cạnh tranh từ các chủ sử dụng lao động khác ngụ ý rằng họ sẽ phải trả tiền lương cao hơn hay có thể thậm chí mất người lao động sau khi huấn luyện, mà không có khả năng thu hồi các khoản đầu tư của họ. Nhà kinh tế học được Giải Nobel Gary Becker đã chỉ ra các mức huấn luyện hiệu quả hơn có thể được hỗ trợ thế nào khi các công nhân gián tiếp trả cho chúng bằng việc cắt giảm lương trong thời gian huấn luyện, với hy vọng rằng họ sẽ có khả năng có được tiền lương cao hơn trong tương lai. Giải pháp này thường là không hoàn hảo, tuy vậy. Các công nhân có thể không đủ khả năng chịu giảm lương và có thể không tin rằng các hãng sẽ thực sự dành đủ sự quan tâm và thời gian cho huấn luyện một khi họ chấp nhận sự cắt giảm lương như vậy. Tồi hơn, khi tiền lương được thương lượng, như thường là thế, hãng không và người lao động cũng chẳng nhận được sự hoàn trả đầy đủ từ các khoản đầu tư huấn luyện, làm cho là không thể ngay cả cho các sự cắt giảm lương để hỗ trợ các mức huấn luyện thích hợp.

Các giải pháp thể chế và các trợ cấp chính phủ cho huấn luyện có thể sửa cho đúng vấn đề đầu tư không đủ gây ra. Ví dụ, hệ thống học nghề Đức khuyến khích các hãng tài trợ những cố gắng huấn luyện chính. Các chương trình trong nhiều ngành kéo dài hai, ba, hay đôi khi thậm chí bốn năm và được làm cho khả thi bởi sự thực rằng các công nhân phát triển các mối quan hệ thân thiết với chủ sử dụng lao động của họ và không bỏ đi ngay lập tức sau khi học nghề. Các sơ đồ này thường được các công đoàn hỗ trợ và giám sát. Có các chương trình học nghề tương tự ở các nước khác nhưng sẽ khó để tiến hành ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nơi công đoàn chắc không có khả năng đóng cùng vai trò và nơi tỷ lệ bỏ việc cho các công nhân trẻ hơn là cao hơn ở Đức rất nhiều. Các trợ cấp chính phủ—ví dụ, cho phép các công ty để khấu trừ các khoản đầu tư huấn luyện khỏi lợi nhuận chịu thuế—vì thế nên đóng một vai trò quan trọng hơn ở Hoa Kỳ.

Sự Lãnh đạo Chính phủ để Đổi hướng sự Thay đổi Công nghệ. Chính phủ không phải là động cơ của sự đổi mới, thế nhưng nó có thể đóng một vai trò trung tâm trong việc đổi hướng sự thay đổi công nghệ qua các thuế, các trợ cấp, quy định, và việc định chương trình nghị sự. Quả thực, trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, sự nhận ra nhu cầu cụ thể, kết hợp với sự lãnh đạo chính phủ, đã là cốt yếu bởi vì nó tập trung sự chú ý của các nhà nghiên cứu vào việc định rõ các mục tiêu có thể đạt được hay các khát vọng.

Điều đó chắc chắn đã là thế với các thuốc kháng sinh, một trong những công nghệ biến đổi nhất của thế kỉ thứ hai mươi. Tầm quan trọng của các dược phẩm có thể chống lại các vi khuẩn được hiểu kỹ rồi khi Alexander Fleming tình cờ phát hiện ra các tính chất diệt-vi khuẩn của penicillin tại Bệnh viện St. Mary ở London trong 1928. Ernst Chain, Howard Florey, và muộn hơn các nhà hóa học khác đã dựa vào sự đột phá của Fleming để tinh chế và sản xuất penicillin mà có thể được dùng cho các bệnh nhân. Tuy vậy, cũng quan trọng như các tiến bộ khoa học, là đòi hỏi từ quân đội, nhất là Quân đội Hoa Kỳ. Áp dụng thành công đầu tiên của dược phẩm trong Chiến tranh Thế giới II đến trong 1942. Vào D-Day (Ngày Đổ bộ) 6 tháng Sáu 1944, quân đội Hoa Kỳ đã mua rồi 2,3 triệu liều penicillin. Thật đáng chú ý, các khuyến khích tài chính đã đóng vai trò tương đối ít trong sự khám phá và quá trình phát triển này.

Cùng sự kết hợp là quan trọng cho nhiều đột phá khoa học sau chiến tranh nơi chính phủ Hoa Kỳ đã nêu rõ như một nhu cầu chiến lược, kể cả cho phòng không, các cảm biến, các vệ tinh, và các máy tính. Cách làm thường là đưa các nhà khoa học hàng đầu lại với nhau để làm việc trên vấn đề và sau đó tạo ra cầu khá lớn cho các công nghệ này, cổ vũ khu vực tư nhân nhảy vào. Một biến thể của cách tiếp cận này đã dẫn đến sự phát triển nhanh vaccine trong đại dịch COVID-19.

Một sự kết hợp tương tự có thể có hiệu quả trong việc đổi hướng công nghệ số. Khi giá trị xã hội về các hướng nghiên cứu mới được thiết lập, nó có thể kéo nhiều nhà nghiên cứu vào. Cầu được bảo đảm cho các công nghệ thành công có thể khuyến khích thêm các công ty tư nhân. Chẳng hạn, chính phủ Hoa Kỳ có thể tập hợp và tài trợ các nhóm nghiên cứu để phát triển các công nghệ số bổ sung các kỹ năng con người để dùng trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe, và cam kết triển khai chúng trong các trường học Mỹ và các bệnh viện VA (thuộc bộ Cựu Binh-Veterans Administration), nếu chúng thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết.

Chúng tôi phải vội chỉ ra ngay, đấy không phải là “chính sách công nghiệp” truyền thống gồm các công chức thử chọn những kẻ thắng, hoặc về mặt công ty hay công nghệ cụ thể. Hồ sơ thành tích của chính sách công nghiệp là ô hợp. Khi nó thành công, nó có hình thức của sự xui khiến chính phủ cho các khu vực rộng, như các ngành hóa học, kim loại, và máy-công cụ của Hàn Quốc trong các năm 1970 hay ngành kim loại của Phần Lan giữa 1944 và 1952 (cho các khoản bồi thường chiến tranh bằng hiện vật mà nước này đã phải trả cho Liên Xô).

Thay cho việc chọn những kẻ thắng, việc đổi hướng công nghệ phần nhiều là về việc nhận diện các lớp công nghệ nào có các hậu quả ích lợi xã hội hơn. Trong khu vực năng lượng, chẳng hạn, sự đổi hướng công nghệ đòi hỏi sự hỗ trợ cho các công nghệ xanh tổng thể thay vì thử xác định liệu gió hay mặt trời, nói chi đến kiểu tấm pin quang điện nào, là hứa hẹn hơn. Kiểu lãnh đạo chính phủ mà chúng tôi bênh vực dựa vào cùng cách tiếp cận và tìm cách khuyến khích sự phát triển của các công nghệ bổ sung cho các công nhân và trao quyền cho công dân hơn thay vì thử chọn các quỹ đạo công nghệ cụ thể.

Bảo vệ sự Riêng tư và Quyền Sở hữu Dữ liệu. Việc kiểm soát và đổi hướng công nghệ của tương lai phần lớn là về AI, và AI hầu hết là về sự thu thập dữ liệu không ngớt từ mọi người. Hai đề xuất trong lĩnh vực này là đáng thảo luận.

Đề xuất thứ nhất là tăng cường bảo vệ sự riêng tư người dùng. Sự thu thập dữ liệu đồ sộ về người dùng và các bạn và các người quen của họ có các tác hại khác nhau. Các nền tảng thu hoạch các dữ liệu này để thao túng người dùng (mà tất nhiên là phần cốt lõi của mô hình kinh doanh dựa vào quảng cáo của chúng). Sự thu thập dữ liệu như vậy cũng mở đường cho sự cộng tác bất chính giữa các nền tảng và các chính phủ muốn rình mò các công dân. Một cách có liên quan, rất nhiều dữ liệu trong tay của vài nền tảng nuôi dưỡng một sự sự mất cân bằng quyền lực giữa chúng và các đối thủ cạnh tranh của chúng và những người dùng.

Sự bảo vệ tính riêng tư mạnh hơn, đòi hỏi các nền tảng để có được sự chấp nhận rõ ràng từ người dùng về dữ liệu nào chúng sẽ thu thập và chúng sẽ dùng nó thế nào, có thể là hữu ích. Nhưng các cố gắng để thực hiện nó—ví dụ, với Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung (GDPR) của Liên Âu trong 2018—đã không rất thành công. Nhiều người dùng không có ý thức về sự riêng tư, ngay cả khi được nhắc, bởi vì họ không hiểu dữ liệu sẽ được dùng chống lại họ thế nào. Bằng chứng gợi ý rằng GDPR gây bất lợi cho các công ty nhỏ hơn nhưng không hiệu quả trong việc các công ty lớn, như Google, Facebook, và Microsoft, lách để thu thập dữ liệu và giám sát.

Có lý do căn bản khác vì sao sự bảo vệ tính riêng tư là khó: các nền tảng thu được thông tin từ người dùng về những người khác, hoặc bởi vì họ gián tiếp tiết lộ thông tin về các bạn của họ hay bởi vì họ cho phép nền tảng để tìm hiểu nhiều hơn về các đặc trưng của các nhóm nhân khẩu học của họ, mà có thể được dùng cho việc nhắm mục tiêu các quảng cáo hay các sản phẩm tới những người khác có các đặc trưng tương tự. Kiểu này của “tính ngoại sinh dữ liệu” thường bị những người dùng phớt lờ.

Một ý tưởng liên quan, tập trung vào việc cung cấp các quyền sở hữu cho những người dùng đối với dữ liệu của họ, có thể hiệu quả hơn các quy định tính riêng tư. Quyền sở hữu dữ liệu, ban đầu được nhà khoa học máy tính Jaron Lanier đề xuất, đồng thời có thể bảo vệ dữ liệu người dùng được thu hoạch thế nào và chặn các công ty công nghệ lớn khỏi việc tóm lấy dữ liệu của họ như đầu vào miễn phí cho các chương trình AI của chúng. Nó cũng có thể hạn chế năng lực của các công ty công nghệ để thu thập các lượng khổng lồ dữ liệu từ web và các hồ sơ công mà không có sự đồng ý của những người liên quan. Quyền sở hữu dữ liệu thậm chí có thể, trực tiếp hay gián tiếp, làm nản lòng các mô hình kinh doanh dựa-vào quảng cáo.

Một phần của mục tiêu về quyền sở hữu dữ liệu là để bảo đảm rằng những người dùng nhận được thu nhập từ dữ liệu của họ. Tuy vậy, cho nhiều ứng dụng, dữ liệu của một người dùng là hết sức có thể thay thế được bằng dữ liệu của những người khác. Ví dụ, từ quan điểm của một nền tảng, có hàng trăm ngàn người dùng có thể nhận dạng những con mèo dễ thương, và ai làm vậy là không quan trọng. Điều này ngụ ý rằng các nền tảng sẽ có tất cả sức mạnh mặc cả đối lại những người dùng và rằng ngay cả khi dữ liệu người dùng là có giá trị, các nền tảng sẽ có khả năng mua rẻ dữ liệu. Vấn đề này trở nên tồi tệ hơn trong sự hiện diện của các tính ngoại sinh dữ liệu. Lanier nhận ra vấn đề này và chủ trương “các liên minh dữ liệu,” dựa vào mô hình của Liên đoàn nhà Văn Mỹ (Writers Guild of America), mà đại diện các nhà văn cung cấp nội dung cho các phim, truyền hình, và các show online. Các liên minh dữ liệu có thể thương lượng giá và các điều khoản cho tất cả những người dùng hay các phân-nhóm, như thế né tránh các chiến lược “chia-để-trị” của các nền tảng, mà khác đi thì có thể thu được dữ liệu từ một phân-nhóm và sau đó dùng dữ liệu để có được các điều khoản tốt hơn từ những người khác. Liên minh dữ liệu cũng có thể ngăn chặn các gã khổng lồ công nghệ khỏi việc dùng dữ liệu, mà chúng đã thu thập được trong một phần của doanh nghiệp của chúng, nhằm để tạo ra một rào cản gia nhập trong các hoạt động khác—như Uber dùng dữ liệu từ app đi xe chung của nó để có được một lợi thế trong giao thực phẩm (một thực hành chia sẻ-dữ liệu mà các nhà điều tiết ở Vancouver gần đây đã thử ngăn chặn).

Liên minh dữ liệu có thể cung cấp thêm các mô hình cho các kiểu khác của các tổ chức nơi làm việc. Chúng có thể trở thành các hiệp hội xã hội-dân sự hùng mạnh và đóng góp cho sự nổi lên của một phong trào xã hội rộng hơn, nhất là nếu kết hợp với các biện pháp khác chúng tôi đang đề xuất.

Hủy bỏ Đoạn 230 của Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông (CDA-Communications Decency Act). Trung tâm của quy định về ngành công nghệ là Đoạn 230 của Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông 1996, mà bảo vệ các nền tảng internet chống lại hành động pháp lý (vụ kiện) hay quy định pháp lý vì nội dung chúng lưu trữ. Như Đoạn 230 tuyên bố rõ ràng, “Không nhà cung cấp hay người dùng nào của một dịch vụ máy tính tương tác sẽ bị đối xử như nhà xuất bản hay diễn giả của bất kỳ thông tin nào được cung cấp bởi một nhà cung cấp nội dung thông tin khác.” Đoạn này đã cho sự bảo vệ cho các nền tảng như Facebook và YouTube chống lại những sự lên án rằng chúng đang quảng bá thông tin sai lệch hay thậm chí phát ngôn thù hận. Điều này thường được bổ sung bằng các lý lẽ của các nhà điều hành bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên nền tảng của họ. Mark Zuckerberg đã khá dứt khoát về điều này trong một phỏng vấn Fox News trong 2020: “Tôi tin mạnh mẽ rằng Facebook không nên là trọng tài về sự thật của mọi thứ mà mọi người nói online.”

Dưới áp lực công chúng, các nền tảng công nghệ gần đây đã tiến hành một số bước để hạn chế thông tin sai lệch và nội dung cực đoan. Nhưng chúng chắc không tự mình làm nhiều vì một lý do đơn giản: mô hình kinh doanh của chúng phát đạt nhờ tài liệu gây tranh cãi và giật gân. Điều này có nghĩa rằng quy định chính phủ phải đóng một vai trò, và bước đầu tiên trong việc này sẽ là hủy bỏ Đoạn 230 và khiến các nền tảng chịu trách nhiệm khi chúng quảng bá (promote) tài liệu như vậy.

Sự nhấn mạnh ở đây là quan trọng. Ngay cả với việc giám sát tốt hơn nhiều, sẽ là không thực tế để kỳ vọng rằng Facebook có thể loại bỏ tất cả các post có chứa thông tin sai lệch hay phát ngôn thù hận. Thế nhưng không phải là quá nhiều để kỳ vọng rằng các thuật toán của chúng không nên trao cho tài liệu như vậy một nền tảng rộng hơn nhiều bằng “việc quảng cáo rùm beng” nó và chủ động khuyến nghị nó cho những người dùng khác, và đấy là cái sự hủy bỏ Đoạn 230 nên nhắm vào.

Chúng ta cũng nên nói thêm rằng một sự nới lỏng sự bảo vệ của Đoạn 230 sẽ là hiệu quả nhất cho các nền tảng như Facebook và YouTube mà dùng sự quảng bá bằng thuật toán cho nội dung, và ít liên quan hơn cho media xã hội khác, như Twitter, nơi sự quảng bá trực tiếp là ít xác đáng hơn. Đối với Twitter, việc thử nghiệm với các chiến lược điều chỉnh khác, đòi hỏi việc giám sát các tài khoản được đăng ký nhiều nhất, có thể là cần thiết.

Thuế Quảng cáo Số. Ngay cả việc thoát khỏi Đoạn 230 là không đủ, tuy vậy, bởi vì nó để nguyên mô hình kinh doanh của các nền tảng internet. Chúng tôi ủng hộ một thuế quảng cáo số không tầm thường để cổ vũ các mô hình kinh doanh thay thế, như các mô hình dựa vào sự đăng ký (thuê bao), thay cho mô hình thịnh hành hiện thời dựa vào quảng cáo số nhắm mục tiêu được cá nhân hóa. Một số công ty, như YouTube, đã tiến hành một số bước (tuy nửa vời) theo hướng đó. Nhưng hiện thời, mà không có một thuế quảng cáo số, một hệ thống dựa vào đăng ký (thuê bao) không sinh lời vậy. Vì các quảng cáo số là nguồn thu nhập quan trọng nhất từ sự thu thập dữ liệu của và sự giám sát những người tiêu dùng, một sự thay đổi mô hình kinh doanh có thể cũng là một công cụ mạnh để đổi hướng công nghệ.

Quảng cáo nói chung có một yếu tố quan trọng của một “cuộc chạy đua vũ trang.” Mặc dù một số các quảng cáo giới thiệu các nhãn hay các sản phẩm cho những người tiêu dùng mà họ có thể không biết, mở rộng các sự lựa chọn của họ, phần lớn nó đơn giản thử làm cho sản phẩm của chúng hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh của chúng. Coca-Cola quảng cáo không phải để khiến những người tiêu dùng biết thương hiệu của nó (là an toàn để cho rằng mọi người, ít nhất ở Hoa Kỳ, biết về Coca-Cola) mà để thuyết phục họ mua Coke thay cho Pepsi. Pepsi sau đó đáp lại bằng việc tăng các quảng cáo của riêng nó. Đối với các hoạt động kiểu chạy đua vũ trang, khi các chi phí giảm sút hay tác động tiềm năng tăng lên, sự lãng phí hơn có thể theo sau. Quảng cáo số đã đưa chúng ta vào lãnh vực bằng việc cá nhân hóa các quảng cáo và tăng tác động của chúng trong khi cũng làm giảm chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp. Điều này ủng hộ lý do kinh tế cho một thuế quảng cáo số.

Mặc dù hiện thời chúng tôi không biết các thuế số cần cao thế nào nhằm để có một tác động có ý nghĩa lên các mô hình kinh doanh rất sinh lời, chúng tôi nghi rằng chúng phải là đáng kể. Hãy nhớ rằng điểm chính của các thuế như vậy không phải là để nâng thu nhập (thuế) hay có một ảnh hưởng nhỏ lên khối lượng quảng cáo mà là để thay đổi mô hình kinh doanh của các nền tảng online. Dù sao đi nữa, có lẽ sẽ cần mức thử nghiệm chính sách nào đó để xác định và định mức đúng của các thuế.

Thông tin sai lệch và sự thao túng cũng hiện diện off-line—ví dụ, trên Fox News. Mặc dù có thể có các lý do cho việc mở rộng các thuế quảng cáo sang TV, có một sự khác biệt lớn với các nền tảng online: các kênh TV không có sự tiếp cận đến công nghệ cho các quảng cáo số được cá nhân hóa và không thu thập và sau đó dùng các lượng khổng lồ dữ liệu về khán giả.

Các Chính sách Hữu ích Khác

Các chính sách mà không trực tiếp đổi hướng công nghệ là ít phù hợp hơn với nhiệm vụ hiện tại, nhưng có thể vẫn đáng xem xét, nhất là khi chúng khắc phục những sự bất bình đẳng lớn và quyền lực chính trị quá đáng của các công ty và các ông chủ của chúng.

Các thuế Của cải. Các thuế của cải, được áp đặt lên những tài sản trên một ngưỡng của cải nào đó, đã bắt đầu có được sự quan tâm trong thập niên qua. Ví dụ, trong 1989 Tổng thống Mitterrand đã đưa vào một thuế ở Pháp lên các mức của cải trên 1,3 triệu €, mà đã được Tổng thống Macron giảm về phạm vi trong 2017. Ở Hoa Kỳ, Bernie Sanders và Elizabeth Warren, cả hai đều ứng cử tổng thống trong 2020, đã đề xuất các thuế của cải. Kế hoạch 2020 của Sanders để áp một thuế của cải 2% lên các hộ gia đình với của cải vượt quá 50 triệu $, tăng từ từ lên 8% cho các hộ gia đình có của cải vượt 10 tỉ $. Đề xuất gần đây nhất của Warren là để áp một thuế của cải 2% lên các hộ gia đình với của cải trên 50 triệu $ và một thuế 4% lên các hộ gia đình với của cải vượt 1 tỉ $. Vì các tài sản to lớn kiếm được trong một số thập niên qua, cùng với nhu cầu đối với thu nhập thuế thêm cho việc ủng hộ mạng lưới an sinh xã hội và các khoản đầu tư khác (như chúng tôi nêu chi tiết dưới đây), các thuế của cải được quản lý tốt có thể nâng thu nhập thuế rất có ích.

Mặc dù các thuế của cải sẽ không đóng góp trực tiếp cho việc đổi hướng sự thay đổi công nghệ, chúng sẽ là hữu ích để giảm các chênh lệch của cải tồn tại trong nhiều quốc gia đã công nghiệp hóa ngày nay. Ví dụ, một thuế của cải 3%, theo thời gian, sẽ ăn mòn đáng kể của cải của các trùm tư bản công nghệ như Jeff Bezos, Bill Gates, và Mark Zuckerberg. Một câu hỏi quan trọng là liệu các hố ngăn cách của cải nhỏ hơn sẽ cũng làm giảm sức thuyết phục của họ. Điều này sẽ phụ thuộc vào những thay đổi xã hội khác rộng hơn, không chỉ của cải chính xác của họ.

Các thuế của cải cũng khó để ước lượng, và việc đánh thuế theo cách này sẽ làm tăng các thủ đoạn gian trá nhắm tới việc che giấu của cải trong các trust và các phương tiện phức tạp khác, đôi khi ở hải ngoại. Cho mục đích này, các thuế của cải nên được kết hợp với các thuế thu nhập công ty, áp trực tiếp lên lợi nhuận công ty, mà dễ hơn để đánh giá và thu. Chí ít, các thuế của cải sẽ phải cùng với sự hợp tác quốc tế mạnh hơn giữa các nhà chức trách thuế, kể cả một sự đại tu các quy tắc cho các thiên đường thuế hải ngoại và một cố gắng được phối hợp để bịt các lỗ hổng. Bất kể thuế của cải nào cũng sẽ cần được nhúng bên trong các ràng buộc được luật trị (rule of law, nhà nước pháp quyền) và chính trị dân chủ áp đặt và các hướng dẫn hiến pháp rõ ràng để xoa dịu các nỗi lo rằng các thuế như vậy có thể được dùng cho việc tước đoạt các nhóm nào đó.

Sau khi cân nhắc kỹ, chúng tôi tin rằng các thuế của cải, nếu cùng với những nỗ lực đáng kể để bịt các lỗ hổng thuế và sự thay đổi ngành kế toán, có thể có các lợi ích nhưng không phải là phần chính của các giải pháp có tính hệ thống chúng tôi đang tìm kiếm.

Tái Phân phối và Củng cố Mạng lưới An sinh Xã hội. Hoa Kỳ cần một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn và sự tái phân phối tốt hơn và nhiều hơn. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng các mạng lưới an sinh xã hội đã trở nên yếu hơn nhiều ở Hoa Kỳ và Anh, và sự thiếu sót này góp phần vào sự nghèo đói và làm giảm tính di động xã hội. Tính di động xã hội ngày nay là thấp hơn nhiều ở Hoa Kỳ so với ở các nước Tây Âu.

Ví dụ, 85% của sự chênh lệch thu nhập giữa các gia đình bị loại bỏ trong vòng một thế hệ ở Đan Mạch, nơi những đứa trẻ có bố mẹ nghèo có khuynh hướng trở nên giàu hơn. Cùng con số chỉ khoảng 50% ở Hoa Kỳ. Việc củng cố mạng lưới an sinh và cải thiện các trường học ở các vùng kém thuận lợi hơn đã trở thành nhu cầu cấp bách. Các chính sách như vậy cần được bổ sung với các biện pháp tái phân phối rộng hơn.

Mặc dù sự tái phân phối mạnh mẽ và các mạng lưới an sinh xã hội được cải thiện, tự chúng, sẽ không ảnh hưởng đến hướng của công nghệ hay giảm quyền lực của các công ty công nghệ lớn, chúng có thể là một công cụ hiệu quả trong việc giảm những sự bất bình đẳng lớn mà đã nổi lên ở Hoa Kỳ và các quốc gia đã công nghiệp hóa khác.

Một đề xuất cụ thể, được cuộc vận động bầu cử sơ bộ Dân chủ của Andrew Yang đại chúng hóa trong 2020, đáng thảo luận: thu nhập cơ bản phổ quát (Universal Basic Income-UBI), mà hứa một số tiền vô điều kiện cho mỗi người lớn, đã nổi lên như một ý tưởng chính sách được ưa chuộng trong một số giới cánh-tả, giữa các học giả tự do chủ nghĩa (libertarian) hơn như Milton Friedman và Charles Murray, và với các tỉ phú công nghệ như Jeff Bezos của Amazon. Sự ủng hộ cho ý tưởng có gốc rễ, một phần, trong những sự thiếu sót rõ ràng của mạng lưới an sinh trong nhiều nước, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng nó cũng nhận được một sự gia tăng mạnh mẽ từ chuyện kể rằng các robot và AI đang đẩy chúng ta tới một tương lai không có việc làm. Và như thế, chuyện kể tiếp tục, chúng ta cần UBI nhằm để cung cấp thu nhập cho hầu hết người dân (và để ngăn chặn việc nổi dậy phá kho thóc mà một số tỉ phú công nghệ đang sợ).

UBI không phải là lý tưởng cho việc gia tăng mạng lưới an sinh xã hội, tuy vậy, bởi vì nó chuyển các nguồn lực không chỉ cho những người cần chúng mà cho mọi người. Ngược lại, nhiều chương trình mà đã tạo thành cơ sở của các nhà nước phúc lợi thế kỷ-thứ hai mươi khắp thế giới nhắm các khoản chuyển (tiền), kể cả chi tiêu sức khỏe và tái phân phối, cho những người thiếu thốn. Vì việc thiếu sự nhắm mục tiêu này, UBI sẽ tốn kém hơn và ít hiệu quả hơn các đề xuất thay thế.

UBI chắc cũng có thể là kiếu giải pháp sai cho tình trạng khó khăn hiện thời của chúng ta, nhất là so với các biện pháp nhắm tới việc tạo ra các cơ hội mới cho những người lao động. Có bằng chứng đáng kể gợi ý rằng người dân thỏa mãn hơn và can dự nhiều hơn với cộng đồng của họ khi họ cảm thấy rằng họ đang đóng góp giá trị cho xã hội. Trong những nghiên cứu, người dân không chỉ cho biết phúc lợi tâm lý được cải thiện khi họ làm việc, so với chỉ nhận các khoản chuyển giao, mà họ thậm chí sẵn lòng từ bỏ một số tiền đáng kể thay vì bỏ công việc và chấp nhận các khoản chuyển giao thuần túy.

Vấn đề cơ bản hơn với UBI là không liên quan đến các lợi ích tâm lý của công việc mà đến chuyện kể lạc lối về các vấn đề đối mặt thế giới nó truyền bá. UBI thích hợp một cách tự nhiên với các diễn giải về tình trạng khó khăn hiện thời của chúng ta mà là sai và phản tác dụng. Nó ngụ ý rằng chúng ta đang hướng một cách không thể tránh khỏi tới một thế giới ít công việc cho hầu hết mọi người và bất bình đẳng tăng lên giữa các nhà thiết kế các công nghệ số ngày càng tiên tiến và phần còn lại, như thế sự tái phân phối lớn là thứ duy nhất chúng ta có thể làm. Theo cách này, đôi khi nó cũng được biện minh như cách duy nhất để dập tắt sự bất bình tăng lên trong dân cư. Như chúng ta đã nhấn mạnh, quan điểm này là sai. Chúng ta đang hướng tới sự bất bình đẳng lớn hơn không phải một cách không thể tránh khỏi mà vì các sự lựa chọn sai về ai có quyền lực trong xã hội và hướng của công nghệ. Các vấn đề cơ bản này cần được giải quyết, còn UBI theo chủ nghĩa thất bại và cam chịu số phận này.

Thực ra, UBI hoàn toàn chấp nhận tầm nhìn của elite kinh doanh và công nghệ rằng họ là những người được khai sáng, có tài năng mà nên hào phóng tài trợ phần còn lại. Theo cách này, nó bình định phần còn lại của cư dân và khuếch đại các sự chênh lệch địa vị. Diễn đạt theo cách khác, thay vì giải quyết bản chất hai-tầng mới nổi của xã hội chúng ta, nó tái xác nhận các sự chia rẽ nhân tạo này.

Tất cả điều này gợi ý rằng thay vì tìm kiếm các cơ chế chuyển giao kỳ cục, xã hội nên củng cố các mạng lưới an sinh xã hội hiện có của nó và thật quan trọng để thử kết hợp việc này với sự tạo ra các việc làm có ý nghĩa, có lương tốt cho tất cả các nhóm nhân khẩu học—mà có nghĩa là việc đổi hướng công nghệ.

Giáo dục. Công cụ ưa thích của hầu hết các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách cho việc chống lại bất bình đẳng là đầu tư nhiều hơn vào giáo dục. Có lẽ phải nào đó cho sự khôn ngoan thông thường này: các trường học là quan trọng cho các kỹ năng người lao động và đóng góp cho xã hội bằng việc khắc sâu các giá trị cốt lõi của nó giữa những người trẻ. Cũng có một cảm giác theo đó việc dạy ở trường là kém cỏi trong nhiều quốc gia, nhất là cho các học sinh từ bối cảnh xã hội-kinh tế thấp. Ngoài ra, như chúng ta đã thấy, các trường học là một trong các lĩnh vực nơi AI bổ sung-cho-con người có thể được triển khai hiệu quả nhất để cải thiện các kết cục và tạo ra các việc làm mới có ý nghĩa. Có các phần của hệ thống trường học ở Hoa Kỳ, như các cao đẳng cộng đồng và các trường dạy nghề, mà đáng một cuộc cải tổ lớn, đặc biệt nhằm để tập trung hơn vào các kỹ năng mà sẽ có nhu cầu lớn hơn trong tương lai.

Mặc dù tự nó giáo dục sẽ không thay đổi quỹ đạo của công nghệ hay khôi phục các sức mạnh đối trọng, các khoản đầu tư giáo dục có thể giúp một số công dân chịu thiệt thòi nhất mà không có các cơ hội học tập tốt.

Các khoản đầu tư giáo dục lớn hơn có thể giúp xã hội tạo ra nhiều kỹ sư và các nhà lập trình máy tính hơn, mà sẽ có thu nhập cao hơn như một kết quả của các kỹ năng được nâng cấp của họ, nhưng chúng ta phải nhớ rằng có một giới hạn về bao nhiêu trong số các vị trí này sẽ được các công ty yêu cầu. Giáo dục cũng có một tác động có lợi gián tiếp, mà có thể giúp phần còn lại. Khi có nhiều kỹ sư và nhà lập trình máy tính hơn, việc này có thể tăng cầu cho các nghề khác, có kỹ năng-thấp hơn, và những người lao động ít giáo dục hơn cũng có thể được lợi—cho dù họ không phải là những người nhận được giáo dục và có được các việc làm lập trình và kỹ nghệ mong muốn. Sự truyền thịnh vượng này liên quan đến đoàn tàu năng suất và đôi khi hoạt động theo cách đáng mong đợi, nhưng tầm với của nó phụ thuộc vào bản chất của công nghệ và mức độ quyền lực người lao động. Vì thế, các tác động gián tiếp này từ giáo dục có thể đáng kể hơn khi có sự đổi hướng nào đó của công nghệ (sao cho không phải tất cả các việc làm kỹ năng-thấp hơn được tự động hóa) và khi các định chế cho phép ngay cả các công nhân có kỹ năng-thấp hơn để mặc cả cho tiền lương tử tế.

Cuối cùng, chúng tôi cảnh báo chống lại quan điểm rằng công nghệ nên điều chỉnh theo cách riêng của nó và thứ duy nhất xã hội có thể làm để chống lại các tác hại của nó là để giáo dục lực lượng lao động nhiều hơn. Hướng của công nghệ, các hệ lụy bất bình đẳng của nó, và mức độ mà sự tăng thêm năng suất được chia sẻ giữa vốn và lao động không phải là những thứ cho trước không thể tránh khỏi; chúng là các sự lựa chọn xã hội. Một khi chúng ta chấp nhận thực tế này, tức là xã hội nên để công nghệ đi bất cứ nơi nào các công ty và một nhóm nhỏ người hùng mạnh muốn, rồi cố gắng hết sức bằng việc bắt kịp bằng giáo dục, có vẻ là ít hấp dẫn. Đúng hơn, công nghệ nên được lái theo hướng sử dụng tốt nhất các kỹ năng của lực lượng lao động, và giáo dục tất nhiên nên đồng thời thích nghi với các đòi hỏi kỹ năng mới.

Các Lương Tối thiểu. Các sàn lương tối thiểu có thể là một công cụ hữu ích cho các nền kinh tế nơi các việc làm lương-thấp là một vấn đề dai dẳng, như ở Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh. Nhiều nhà kinh tế học một thời đã chống lại các lương tối thiểu vì sợ rằng chúng sẽ làm giảm công ăn việc làm: các chi phí lương cao hơn sẽ làm nản lòng các hãng khỏi việc tuyển dụng. Sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế học đã thay đổi, vì bằng chứng từ nhiều thị trường lao động Tây phương cho biết rằng mức lương tối thiểu vừa phải không làm giảm đáng kể công ăn việc làm. Ở Hoa Kỳ lương tối thiểu liên bang hiện thời là 7,25 $ trên giờ, mà là rất thấp, nhất là cho những người lao động trong các vùng đô thị. Thực ra, nhiều bang và thành phố có các lương tối thiểu cao hơn của riêng chúng. Chẳng hạn, Massachusetts hiện thời có một lương tối thiểu 14,25 trên giờ cho các nhân viên không nhận tiền boa (tip).

Bằng chứng cũng cho biết rằng các lương tối thiểu làm giảm bất bình đẳng bởi vì chúng làm tăng tiền lương cho những người lao động trong một phần tư dưới đáy của phân bố lương. Những sự tăng khiêm tốn về lương tối thiểu liên bang ở Hoa Kỳ (ví dụ, phù hợp với các đề xuất tăng từ từ nó lên 15 $ trên giờ) và những sự tăng tương tự về sàn lương trong các quốc gia Tây phương khác sẽ có lợi về mặt xã hội, và chúng tôi ủng hộ chúng.

Tuy nhiên, những sự tăng lương tối thiểu không phải là giải pháp có tính hệ thống cho các vấn đề của chúng ta. Thứ nhất, các lương tối thiểu có tác động lớn nhất của chúng lên những người lao động được trả lương thấp nhất, trong khi việc giảm bất bình đẳng tổng thể đòi hỏi việc chia sẻ sự tăng thêm năng suất công bằng hơn khắp cư dân. Thứ hai, các lương tối thiểu có thể có chỉ một vai trò nhỏ trong việc đối trọng quyền lực quá đáng của doanh nghiệp lớn và các thị trường lao động.

Quan trọng nhất, nếu hướng của công nghệ vẫn bị méo mó hướng tới tự động hóa, các lương tối thiểu cao hơn có thể phản tác dụng. Như bằng chứng từ đại dịch COVID cho thấy, khi những người lao động không sẵn có để làm những việc làm với tiền lương tương đối thấp trong các khu vực khách sạn và dịch vụ, các công ty có một khuyến khích mạnh mẽ để tự động hóa công việc đó. Vì thế, trong thời đại tự động hóa, các lương tối thiểu có thể có các hậu quả không lường trước—trừ phi đi cùng với một sự đổi hướng công nghệ rộng hơn.

Điều này thúc đẩy quan điểm của chúng tôi rằng lương tối thiểu là hữu ích nhất như phần của một gói chính sách rộng hơn nhắm vào việc đổi hướng công nghệ khỏi tự động hóa. Nếu công nghệ có thể trở nên thân thiện với người lao động hơn, các doanh nghiệp sẽ ít bị cám dỗ để tự động hóa công việc ngay khi chúng đối mặt với tiền lương cao hơn. Trong một kịch bản như vậy, khi đối mặt với tiền lương cao hơn, các chủ sử dụng lao động cũng có thể chọn để đầu tư vào năng suất người lao động —ví dụ, với huấn luyện hay sự điều chỉnh công nghệ. Điều này lặp lại kết luận tổng thể của chúng tôi rằng việc đổi hướng sự thay đổi công nghệ và khiến các công ty xem những người lao động như một nguồn lực quan trọng là cốt yếu. Nếu có thể đạt được điều này, các lương tối thiểu có thể có hiệu quả hơn và ít có khả năng phản tác dụng hơn.

Cải cách giới Hàn lâm. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng là nhu cầu cho cải cách về giới học viện. Công nghệ phụ thuộc vào tầm nhìn, và tầm nhìn có gốc rễ trong quyền lực xã hội, mà chủ yếu là về việc thuyết phục công chúng và các nhà ra quyết định về các đức hạnh của một con đường cá biệt của công nghệ. Giới hàn lâm đóng một vai trò trung tâm trong việc nuôi dưỡng và thực hiện kiểu quyền lực xã hội này bởi vì các đại học xây dựng các quan điểm, các lợi ích, và các kỹ năng của hàng triệu tài năng trẻ mà sẽ làm việc trong khu vực công nghệ. Ngoài ra, các học giả chóp bu thường làm việc với các hãng công nghệ hàng đầu và cũng trực tiếp ảnh hưởng đến công luận. Vì thế chúng ta sẽ được lợi từ một giới hàn lâm độc lập hơn. Trong bốn thập niên qua, các nhà hàn lâm ở Hoa Kỳ và các nước khác đã bắt đầu mất sự độc lập này bởi vì số tiền công ty đã vút lên. Ví dụ, nhiều nhà hàn lâm trong các bộ môn khoa học máy tính, kỹ nghệ, thống kê, kinh tế, và vật lý—và, tất nhiên, các trường kinh doanh—trong các đại học hàng đầu nhận các trợ cấp và công việc tư vấn từ các công ty công nghệ.

Chúng tôi tin là cấp bách để đòi sự minh bạch lớn hơn về các mối quan hệ tài trợ như vậy và có khả năng thiết lập một số giới hạn để khôi phục tính độc lập và sự tự trị lớn hơn cho giới hàn lâm. Tài trợ chính phủ nhiều hơn cho nghiên cứu cơ bản cũng loại trừ sự phụ thuộc của các nhà hàn lâm vào các công ty tài trợ. Tuy nhiên, rõ ràng, cải cách hàn lâm tự nó sẽ không làm đổi hướng công nghệ và nên được xem như một đòn bẩy chính sách bổ sung.

Con đường Tương lai của Công nghệ Vẫn phải được Viết

Các cải cách chúng tôi phác họa là rất khó thực hiện. Ngành công nghệ và các công ty lớn ngày nay có ảnh hưởng chính trị hơn chúng đã có trong phần lớn của trăm năm qua. Bất chấp các vụ bê bối, các gã khổng lồ công nghệ được tôn trọng và có ảnh hưởng xã hội, và chúng hiếm khi bị chất vấn về tương lai của công nghệ—và kiểu “tiến bộ”—mà chúng đang áp đặt lên phần còn lại của xã hội. Một phong trào xã hội để làm đổi hướng sự thay đổi công nghệ khỏi tự động hóa và sự giám sát chắc chắn không chỉ sắp xảy ra.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nghĩ rằng con đường của công nghệ vẫn chưa được viết.

Tương lai trông ảm đạm cho các bệnh nhân HIV/AIDS trong cuối các năm 1980. Ở nhiều nơi họ bị xem như các thủ phạm của số phận của riêng họ, không phải như các nạn nhân vô tội của một căn bệnh chết người, và họ đã không có bất cứ tổ chức mạnh nào hay thậm chí chính trị gia toàn quốc nào bảo vệ chính nghĩa của họ. Mặc dù AIDS giết hàng ngàn người rồi khắp thế giới, đã có rất ít nghiên cứu cho sự điều trị hay một vaccine chống lại virus này.

Tất cả điều này đã thay đổi trong thập niên tiếp sau. Thứ nhất đã có một chuyện kể mới, giới thiệu cảnh khốn khổ của hàng chục ngàn người vô tội bị lây nhiễm bệnh gây suy nhược, giết người này. Điều này được dẫn dắt bởi hoạt động của vài người, như nhà soạn kịch, tác giả, và đạo diễn phim Larry Kramer và tác giả Edmund White. Các cuộc vận động của họ chẳng bao lâu được các nhà báo và các nhân vật media khác gia nhập. Phim Philadelphia 1993 đã là một trong những sự mô tả màn ảnh lớn về các vấn đề của những người đồng tính Mỹ đương tính-HIV, và nó đã có một tác động lớn lên nhận thức của khán giả xem phim. Các series TV xử trí các vấn đề tương tự đã tiếp theo.

Khi chuyện kể thay đổi, các nhà hoạt động quyền-đồng tính và HIV đã bắt đầu tổ chức. Một trong các đòi hỏi của họ đã là nhiều nghiên cứu hơn vào cách điều trị và vaccine cho HIV. Việc này ban đầu đã bị các chính trị gia Mỹ và một số nhà khoa học hàng đầu kháng cự. Nhưng việc tổ chức có kết quả, và chẳng bao lâu đã có một sự thay đổi thái độ của các nhà làm luật và giới quyền thế chính sách y tế. Hàng triệu dollar đã bắt đầu đổ vào nghiên cứu HIV.

Một khi tiền và áp lực xã hội tích tụ, hướng của nghiên cứu y tế thay đổi, và vào cuối các năm 1990, đã có các dược phẩm mới có thể làm chậm sự lây nhiễm AIDS, cũng như các liệu pháp mới, kể cả sự điều trị tế bào gốc sớm, liệu pháp miễn dịch, và các chiến lược biên tập-gen. Vào đầu các năm 2010, một cocktail hiệu quả của các dược phẩm đã sẵn có để ngăn chặn sự phát tán của virus và tạo các điều kiện sống bình thường hơn cho hầu hết những người bị nhiễm. Một số vaccine HIV bây giờ đang trong thử nghiệm lâm sàng.

Cái có vẻ là không thể đã đạt được khá nhanh trong cuộc chiến đấu chống lại HIV/AIDS, như đã thế về năng lượng tái tạo. Một khi chuyện kể thay đổi và mọi người được tổ chức, áp lực xã hội và các khuyến khích tài chính đã đổi hướng con đường của sự thay đổi công nghệ.

Cùng thế có thể được làm cho hướng tương lai của các công nghệ số.

Các Ảnh

image 

1. Ferdinand de Lesseps: “nhà đào kênh vĩ đại.”

image 

2. Panopticon của Jeremy Bentham—được đề xuất trong 1791 cho sự giám sát “hiệu quả” hơn trong các nhà tù, trường học, và nhà máy.

image 

3. Kênh Suez. Theo Lesseps, “Tên của Hoàng tử mở kênh hàng hải vĩ đại sẽ được ban phước từ thế kỷ đến thế kỷ cho đến tận cùng thời gian.”

image 

4. Tầm nhìn của Lesseps về một kênh không có các âu tàu ở Panama đã là một thất bại hoàn toàn, dẫn đến hơn 20.000 cái chết và sự phá sản tài chính.

image 

5. Một công nghệ trung cổ lớn tạo ra sự tăng thêm năng suất lớn nhưng ít lợi ích cho các nông dân.

image 

6. Các sự tăng thêm năng suất trung cổ đã làm cho các công trình bất hủ, như Thánh đường Lincoln, tòa nhà cao nhất thế giới từ 1311 đến 1548, là có thể.

image 

7. Các nhà máy dệt lớn, xưởng bông chạy bằng sức nước này ở Belper, Derbyshire, đã làm tăng năng suất trung bình hơn 100-lần. Nhưng các điều kiện làm việc đã không lành mạnh, các công nhân không có sự tự chủ nào, lao động trẻ em tràn lan, và tiền lương vẫn thấp.

image 

8. Các trại viên của Trại Lao Cải (Trại Tế bần) All Saints Workhouse, Hertford, cảnh lao động thê thảm, theo nghĩa đen và nghĩa bóng, như đã là điển hình cho nhiều người nhận được “sự hỗ trợ” dưới luật Người Nghèo.

image 

9. Máy tỉa hột bông của Eli Whitney đã làm tăng sản xuất bông ở miền Nam Hoa Kỳ, lót đường cho sự mở rộng và tăng cường tình trạng nô lệ.

image 

10. Eli Whitney đã cũng là một nhà tiên phong về áp dụng các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau ở miền Bắc Hoa Kỳ, tăng năng suất của lao động không có kỹ năng và làm giảm nhu cầu đối với lao động có kỹ năng. Minh họa này cho thấy các bánh răng máy được thiết kế bởi Charles Babbage, người đã theo đuổi một “máy tính (toán) hoàn toàn-tự động.”

image 

11. (Đầu máy) Rocket của George Stephenson đã thắng dứt khoát các Thử nghiệm Rainhill trong 1829 và trở thành cơ sở cho những thiết kế trên khắp thế giới.

image 

12. Archimedes, được xây dựng trong các năm 1880, đợi hành khách trong Ga Euston. Đường sắt đã trả lương cao và đã thúc đẩy sự mở rộng công nghiệp Anh.

image 

13. Phế thải con người và nước thải công nghiệp đổ vào sông Thames, tạo ra nơi sinh sản lý tưởng cho các bệnh truyền nhiễm.

image 

14. Hệ thống cống nước thải London, được Joseph Bazalgette (bên phải trên cùng) thiết kế, các kim tự tháp đối thủ của Ai Cập cổ xưa cho sự tưởng tượng và áp dụng. Đánh giá về mặt sức khỏe công cộng, Bazalgette đã làm tốt hơn.

image 

15. Trong bản khắc cách điệu này về một nhà máy sữa thế kỉ thứ mười chín, mọi máy được kết nối bởi một dây đai tới cùng trục truyền động.

image 

16. Theo Henry Ford, “Motor đã cho phép máy móc được sắp xếp theo trình tự công việc, và riêng điều đó có lẽ đã tăng gấp đôi hiệu quả công nghiệp …” Đấy là Nhà máy Rouge của ông trong 1919, với điện khắp nơi.

image 

17. Một thời khắc quyết định trong sự phát triển của sức mạnh đối trọng ở Mỹ hiện đại: [các thành viên công đoàn] Các Công nhân Ô tô Thống nhất gồi thoái mái (đình công ngồi) trong khi ngừng sản xuất tại nhà máy General Motors ở Flint, Michigan, 1937.

image 

18. Một cuộc tập hợp của các nhân viên Tổ chức các Nhà Kiểm soát Không lưu Chuyên nghiệp trong 1981. Cuộc đình công của họ đã bị Tổng thống Ronald Reagan bẻ gãy.

image 

19. Các công nhân bến cảng chất một bao mỗi lần tại Royal Albert Docks, London, 1885.

image 

20. Công việc bến cảng ngày nay: một người lao động, một cần cẩu, nhiều container.

image 

21. Một máy tính IBM, 1959.

image 

22. Các robot tại một nhà máy Porsche, 2022. Một người lao động đeo găng tay quan sát.

image 

23. Một sự dựng lại máy Bombe, được Alan Turing thiết kế để tăng tốc sự giải mã các tín hiệu Đức trong Chiến tranh Thế giới II.

image 

24. Giáo sư toán học MIT Norbert Wiener đã cảnh báo một cách xuất sắc trong trong 1949 về một “cách mạng công nghiệp hết sức tàn nhẫn” mới.

image 

25. Một bản vẽ tưởng tượng về con vịt tiêu hóa của Jacques de Vaucanson.

image 

26. Công nghệ bổ sung-cho-con người: con chuột của Douglas Engelbart để kiểm soát một máy tính, được giới thiệu tại “Mother of All Demos” trong 1968.

image 

27. Tự động hóa tàm-tạm: các khách hàng thử làm công việc, và đôi khi thất bại, tại các kiosk tự-thanh toán (self-checkout).

image 

28. Facebook quyết định cái gì phù hợp và cái gì là không phù hợp cho người dân để xem.

image 

29. Việc giám sát luồng công việc bên trong một trung tâm thực hiện Amazon.

image 

30. Sự giám sát số với các đặc trưng Trung quốc: một máy cho sự kiểm tra điểm số tín dụng xã hội ở Trung Quốc.

image 

31. Milton Friedman: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là để làm tăng lợi nhuận của nó.”

image 

32. Ralph Nader: “Hành vi không bị gò bó của doanh nghiệp lớn đang đặt nền dân chủ của chúng ta lệ thuộc vào sự kiểm soát của một nền quân phiệt công ty mà biết ít sự hạn chế tự-áp đặt…”

image 

33. Ted Nelson: “SỨC MẠNH MÁY TÍNH CHO NHÂN DÂN!”

image

34. Elon Musk: “Các robot sẽ có khả năng làm mọi thứ tốt hơn chúng ta.”