Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2024

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 2)

Daron Accemoglu và Simon Johnson

 

1. Kiểm soát Công nghệ

Trong sự Sa ngã như được ghi trong sách Sáng thế, người đàn ông đã trải qua một sự mất tính vô tội và một sự yếu đi của sức mạnh của ông ta đối với sự tạo thành. Cả hai sự mất mát này có thể được bồi thường trong chừng mực nào đó, ngay cả trong đời này—cái trước bởi tôn giáo và tín ngưỡng, cái sau bởi nghệ thuật và khoa học.

—Francis Bacon, Novum Organum, 1620

Thay vào đó, tôi thấy một tầng lớp quý tộc thực sự, được trang bị bằng một khoa học hoàn hảo và làm việc theo kết luận có logic của hệ thống công nghiệp ngày nay. Chiến thắng của nó đã không đơn giản là một chiến thắng đối với Tự nhiên, mà là một chiến thắng đối với Tự nhiên và đối với người đồng loại.

—H. G. Wells, The Time Machine, 1895

Kể từ phiên bản đầu tiên của nó trong 1927, Người của Năm hàng năm của tạp chí Time đã hầu như luôn luôn là một người duy nhất, một cách điển hình là một nhà lãnh đạo chính trị có tầm quan trọng toàn cầu hay một thủ lĩnh công nghiệp Hoa Kỳ. Cho năm 1960, tạp chí đã chọn thay vào đó một tập hợp những người xuất chúng: các nhà khoa học Mỹ. Mười lăm người đàn ông (đáng tiếc, không có phụ nữ nào) được chọn ra vì các thành tựu xuất chúng của họ ngang một dải lĩnh vực. Theo Time, khoa học và công nghệ cuối cùng đã chiến thắng.

Từ công nghệ (technology) đến từ các từ Hy lạp tekhne (“nghề thủ công lành nghề”) và logia (“nói” hay “kể”), ám chỉ sự nghiên cứu có hệ thống về một kỹ thuật. Công nghệ không đơn giản là sự áp dụng các phương pháp mới vào sản xuất các hàng hóa vật chất. Rộng hơn nhiều, nó liên quan đến mọi thứ chúng ta làm để định hình xung quanh chúng ta và tổ chức sự sản xuất. Công nghệ là cách mà tri thức tập thể con người được dùng để cải thiện sự dinh dưỡng, sự an nhàn, và sức khỏe, nhưng thường cũng cho các mục đích khác nữa, như sự giám sát, chiến tranh, hay thậm chí sự diệt chủng.

Time đã vinh danh các nhà khoa học trong 1960 bởi vì đã có những sự tiến bộ chưa từng có về kiến thức, qua những áp dụng thực tiễn mới, đã biến đổi mọi thứ về sự tồn tại con người. Tiềm năng cho sự tiến bộ thêm đã có vẻ vô tận.

Đấy đã là một vòng ăn mừng chiến thắng cho nhà triết học Anh Francis Bacon. Trong cuốn Novum Organum, được xuất bản trong 1620, Bacon cho rằng kiến thức khoa học sẽ cho phép không gì ít hơn sự kiểm soát con người đối với tự nhiên. Trong hàng thế kỉ, các tác phẩm của Bacon đã có vẻ không nhiều hơn khát vọng khi thế giới vật lộn với các tai họa thiên nhiên, các bệnh dịch, và sự nghèo đói lan rộng. Vào 1960, tuy vậy, tầm nhìn của ông đã không còn là kỳ quái nữa bởi vì, như các biên tập viên của Time viết, “340 năm trôi qua kể từ Novum Organum đã thấy nhiều sự thay đổi khoa học hơn 5.000 năm trước rất nhiều.”

Như Tổng thống Kennedy diễn đạt trước Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia trong 1963, “tôi có thể hình dung không thời kỳ nào trong lịch sử dài của thế giới nơi sự kích thích hơn và đáng làm hơn lĩnh vực khảo sát khoa học. Tôi nhận ra với mỗi cánh cửa mà chúng ta mở khóa chúng ta thấy có lẽ 10 cánh cửa mà chúng ta chẳng bao giờ mơ ước đã tồn tại và, vì thế, chúng ta phải tiếp tục tiến lên.” Sự dư dả bây giờ được đan xen vào cấu trúc cuộc sống cho nhiều người ở Hoa Kỳ và Tây Âu, với những kỳ vọng to lớn cho những gì sẽ tiếp theo cho cả các nước đó và phần còn lại của thế giới. Sự đánh giá lạc quan này đã dựa trên thành tựu thật. Năng suất trong các nước công nghiệp đã dâng lên trong các thập niên trước đến mức các công nhân Mỹ, Đức, hay Nhật bây giờ trung bình đang sản xuất nhiều hơn rất nhiều so với mới chỉ hai mươi năm trước. Các hàng hóa tiêu dùng mới, kể cả ô tô, tủ lạnh, truyền hình, và điện thoại, đã ngày càng có giá phải chăng. Các thuốc kháng sinh đã chế ngự các bệnh chết người, như bệnh lao, viêm phổi, và sốt ban. Những người Mỹ đã xây dựng các tàu ngầm chạy bằng hạt nhân và đã sẵn sàng lên mặt trăng. Tất cả đều nhờ các đột phá trong công nghệ.

Nhiều người đã nhận ra rằng những sự tiến bộ như vậy có thể mang lại những cái ác cũng như sự tiện nghi. Các máy quay lại chống con người đã là vật liệu chính của truyện hư cấu khoa học ít nhất kể từ Frankenstein của Mary Shelley. Thực tiễn hơn nhưng không kém đáng ngại, sự ô nhiễm và sự hủy hoại môi trường sống do sản xuất công nghiệp gây ra đã ngày càng nổi bật, và cũng thế là mối đe dọa chiến tranh hạt nhân—bản thân nó là một kết quả của những sự phát triển gây kinh ngạc trong vật lý ứng dụng. Tuy nhiên, các gánh nặng của kiến thức đã không được xem như không thể vượt qua được bởi một thế hệ đang trở nên tự tin rằng công nghệ có thể giải quyết tất cả các vấn đề. Loài người đã đủ khôn ngoan để kiểm soát sự dùng kiến thức của nó, và nếu có các chi phí xã hội để là đổi mới sáng tạo như thế, giải pháp là để sáng chế ra các thứ thậm chí hữu ích hơn nữa.

Đã có các mối lo ngại kéo dài về “sự thất nghiệp công nghệ,” một thuật ngữ do nhà kinh tế học John Maynard Keynes đặt ra trong 1930 để thâu tóm khả năng rằng các phương pháp sản xuất mới có thể làm giảm nhu cầu cho lao động con người và đóng góp cho sự thất nghiệp hàng loạt. Keynes đã hiểu rằng các kỹ thuật công nghiệp sẽ tiếp tục cải thiện nhanh chóng nhưng cũng cho rằng, “Điều này có nghĩa là thất nghiệp do sự khám phá của chúng ta về những phương tiện tiết kiệm việc dùng lao động chạy nhanh hơn nhịp điệu mà chúng ta có thể tìm thấy những việc dùng mới cho lao động.”

Keynes không phải là người đầu tiên lên tiếng về những nỗi sợ như vậy. David Ricardo, một nhà sáng lập khác của kinh tế học hiện đại, ban đầu đã lạc quan về công nghệ, cho rằng nó sẽ đều đặn làm tăng các tiêu chuẩn sống của các công nhân, và trong 1819 ông đã bảo Hạ Viện rằng “máy móc không làm cầu cho lao động bé đi.” Nhưng cho lần xuất bản thứ ba của cuốn sách Principles of Political Economy and Taxation (Các Nguyên lý của Kinh tế học Chính trị và đánh Thuế) có ảnh hưởng sâu rộng của ông trong 1821, Ricardo đã thêm một chương mới, “Về Máy móc,” trong đó ông viết, “Là phận sự nhiều hơn của tôi để tuyên bố ý kiến của tôi về vấn đề này, bởi vì, suy ngẫm thêm nữa, chúng đã trải qua một sự thay đổi đáng kể.” Như ông giải thích trong một lá thứ riêng tư năm đó, “Nếu máy móc có thể làm tất cả công việc mà lao động hiện nay làm, sẽ không còn cầu nào cho lao động nữa.”

Nhưng các mối lo của Ricardo và Keynes đã không có mấy tác động lên ý kiến dòng chính. Có lẽ, sự lạc quan đã tăng cường sau khi các máy tính cá nhân và các công cụ số bắt đầu lan ra nhanh trong các năm 1980. Vào cuối các năm 1990, các khả năng cho các tiến bộ kinh tế và xã hội đã có vẻ vô tận. Bill Gates nói cho nhiều người trong ngành công nghệ lúc đó khi ông nói, “Các công nghệ [số] liên quan ở đây thực sự là một siêu tập hợp của tất cả công nghệ truyền thông mà đã phát triển trong quá khứ, ví dụ, radio, báo. Tất cả các thứ đó sẽ bị thay thế bởi cái gì đó hấp dẫn hơn nhiều.”

Không phải mọi thứ có thể đúng mọi lúc, nhưng Steve Jobs, đồng sáng lập của Apple, đã thâu tóm zeitgeist (tinh thần thời đại) một cách hoàn hảo tại một hội nghị trong 2007 với cái đã trở thành một dòng nổi tiếng: “Hãy đi và sáng chế ra ngày mai hơn là lo về ngày hôm qua.”

Thực ra, cả đánh giá lạc quan của tạp chí Time và sự lạc quan-công nghệ tiếp theo đã không chỉ bị phóng đại; chúng hoàn toàn không thấy những gì đã xảy ra với hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ sau 1980.

Trong các năm 1960, chỉ khoảng 6 phần trăm những người đàn ông Mỹ giữa tuổi 25 và 54 bị loại khỏi thị trường lao động, có nghĩa rằng họ đã bị thất nghiệp dài hạn hay không tìm kiếm việc làm. Ngày nay con số đó là khoảng 12 phần trăm, chủ yếu bởi vì những người đàn ông không có một bằng đại học thấy ngày càng khó để có được các việc làm có lương cao.

Các công nhân Mỹ, cả với và không có giáo dục đại học, đã thường có sự tiếp cận đến “các việc làm tốt,” mà, ngoài việc trả lương tử tế, đã cung cấp sự an toàn việc làm và các cơ hội xây dựng sự nghiệp. Các việc làm như vậy phần lớn đã biến mất cho các công nhân không có một bằng đại học. Những thay đổi này đã phá vỡ và làm hỏng các triển vọng kinh tế của hàng triệu người Mỹ.

Một thay đổi còn lớn hơn trong thị trường lao động Hoa Kỳ trong nửa thế kỉ qua là về cấu trúc tiền lương. Trong các thập niên sau Chiến tranh Thế giới II, sự tăng trưởng kinh tế đã nhanh và được chia sẻ rộng rãi, với các công nhân từ mọi bối cảnh và kỹ năng đều trải nghiệm sự tăng trưởng nhanh về thu nhập thực tế (được điều chỉnh theo lạm phát). Không còn thế nữa. Các công nghệ số mới ở mọi nơi và đã tạo ra các sản nghiệp khổng lồ cho các nhà khởi nghiệp, các nhà điều hành, và một số nhà đầu tư, thế nhưng lương thực tế cho hầu hết công nhân đã hầu như không tăng. Những người không có giáo dục đại học đã thấy thu nhập thực tế của họ giảm sút, về trung bình, kể từ 1980, và ngay cả các công nhân với một bằng đại học nhưng không có giáo dục sau đại học đã thấy chỉ lợi lộc hạn chế.

Các liên lụy bất bình đẳng của các công nghệ mới vượt xa những con số này. Với sự chết đi của các việc làm tốt sẵn có cho hầu hết các công nhân và sự tăng trưởng nhanh về thu nhập của một phần nhỏ của dân cư được huấn luyện như các nhà khoa học máy tính, các kỹ sư, và các nhà tài chính, chúng ta đang trên con đường của mình tới một xã hội thật sự hai-tầng, trong đó các công nhân và những người chỉ huy các phương tiện kinh tế và sự công nhận xã hội sống tách biệt, và sự tách biệt đó tăng lên hàng ngày. Đấy là cái nhà văn Anh H. G. Wells đã đoán trước trong The Time Machine, với một dystopia tương lai nơi công nghệ tách biệt mọi người đến mức họ đã tiến hóa thành hai loài tách biệt.

Đấy không chỉ là một vấn đề ở Hoa Kỳ. Bởi vì sự bảo vệ tốt hơn cho các công nhân được trả lương thấp, sự mặc cả tập thể, và các lương tối thiểu tử tế, các công nhân với các mức giáo dục tương đối thấp ở Bắc Âu, Pháp, hay Canada đã không bị sụt giảm lương như các công nhân Mỹ cùng cảnh ngộ. Cũng giống nhau cả thôi, bất bình đẳng đã tăng lên, và các việc làm tốt cho những người không có bằng đại học đã trở nên hiếm ở cả các nước này nữa.

Bây giờ là hiển nhiên rằng không thể phớt lờ các mối lo ngại do Ricardo và Keynes nêu ra. Đúng, đã không có sự thất nghiệp công nghệ thảm khốc, và suốt các năm 1950 và các năm 1960 các công nhân đã được lợi từ sự tăng trưởng năng suất cũng nhiều như các doanh nhân và các chủ sở hữu doanh nghiệp đã được. Nhưng ngày nay chúng ta đang thấy một bức tranh rất khác, với sự bất bình đẳng tăng vọt và những người hưởng lương phần lớn đã bị bỏ lại phía sau, khi những tiến bộ mới chất đống.

Thực ra, một ngàn năm lịch sử và bằng chứng đương thời làm cho một điều hết sức rõ: không có gì tự động cả về việc các công nghệ mới mang lại sự thịnh vượng rộng khắp. Dù chúng có là hay không là nột lựa chọn kinh tế, xã hội, và chính trị.

Cuốn sách này khám phá bản chất của sự lựa chọn này, bằng chứng lịch sử và đương thời về mối quan hệ giữa công nghệ, tiền lương, và bất bình đẳng, và chúng ta có thể làm những gì nhằm để hướng các đổi mới hoạt động phục vụ sự thịnh vượng chung. Để đặt nền tảng, chương này nêu ra ba câu hỏi căn bản:

• Cái gì quyết định khi các máy mới và những kỹ thuật sản xuất làm tăng tiền lương?

• Phải làm gì để chuyển hướng công nghệ tới việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn?

• Vì sao tư duy hiện thời giữa các doanh nhân và những người có tầm nhìn xa trông rộng công nghệ lại đang đẩy theo một hướng khác, đáng lo ngại hơn, nhất là với sự nhiệt tình mới quanh trí tuệ nhân tạo?

Đoàn tàu Tiến bộ

Sự lạc quan về các lợi ích chung từ sự tiến bộ công nghệ dựa trên một ý tưởng đơn giản và mạnh mẽ: “đoàn tàu năng suất (productivity bandwagon).” Ý tưởng này cho rằng các máy và các phương pháp sản xuất mới, làm tăng năng suất, sẽ cũng tạo ra tiền lương cao hơn. Như những sự tiến bộ công nghệ, đoàn tàu sẽ kéo theo tất cả mọi người, không chỉ các doanh nhân và các chủ sở hữu vốn.

Các nhà kinh tế học từ lâu đã nhận ra rằng cầu cho tất cả các công việc, và như thế cho các loại công nhân khác nhau, không nhất thiết tăng lên với cùng tốc độ, như thế bất bình đẳng có thể tăng lên bởi vì sự đổi mới. Tuy nhiên, sự cải thiện công nghệ nói chung được xem như thủy triều lên nâng tất cả các thuyền lên bởi vì mọi người đều kỳ vọng có được một số lợi ích. Không ai được cho là bị công nghệ bỏ lại phía sau, nói chi đến bị nó bần cùng hóa. Theo minh triết thông thường, để sửa lại sự tăng bất bình đẳng và để xây dựng các nền tảng thậm chí vững chắc hơn cho sự thịnh vượng chung, các công nhân phải tìm một cách để kiếm được nhiều kỹ năng hơn mà họ cần để làm việc cùng với các công nghệ mới. Như được Erik Brynjolfsson, một trong những chuyên gia lỗi lạc nhất về công nghệ, tóm tắt một cách súc tích, “Chúng ta có thể làm gì để tạo ra sự thịnh vượng chung? Câu trả lời không phải là làm chậm công nghệ lại. Thay cho việc đua chống lại máy móc, chúng ta cần đua với máy. Đó là một thách thức lớn của chúng ta.”

Lý thuyết ở đằng sau đoàn tàu năng suất là đơn giản: khi các doanh nghiệp trở nên có năng suất hơn, chúng muốn mở rộng sản lượng của chúng. Cho việc này, chúng cần nhiều công nhân hơn, như thế chúng bận rộn với việc thuê nhân công. Và khi nhiều hãng thử làm vậy cùng lúc, một cách tập thể chúng đẩy tiền lương lên.

Đấy là cái xảy ra, nhưng chỉ đôi khi. Chẳng hạn, trong nửa đầu thế kỉ thứ hai mươi, một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ đã là sản xuất ô tô. Khi Ford Motor Company và sau đó General Motors (GM) đưa máy điện mới vào, chúng đã xây dựng các nhà máy hiệu quả hơn, và đưa ra các mẫu xe tốt hơn, năng suất của chúng đã tăng vọt, như việc làm của chúng. Từ chỉ vài ngàn công nhân trong 1899, sản xuất ra chỉ 2.500 ô tô, việc làm của ngành đã tăng lên hơn 400.000 vào các năm 1920. Vào năm 1929, Ford và GM mỗi công ty đã bán khoảng 1,5 triệu xe mỗi năm. Sự mở rộng sản xuất ô tô chưa từng có này đã kéo tiền lương lên khắp nền kinh tế, kể cả cho các công nhân không có nhiều giáo dục chính thức.

Trong hầu hết thế kỉ thứ hai mươi, năng suất đã tăng nhanh trong các khu vực khác nữa, như lương thực tế. Thật nổi bật, từ cuối Chiến tranh Thế giới II đến giữa-các năm 1970, tiền lương của những người tốt nghiệp đại học ở Hoa Kỳ đã tăng với đại thể cùng tốc độ như tiền lương của các công nhân với chỉ giáo dục trung học.

Đáng tiếc, cái xảy ra sau đó không nhất quán với quan niệm rằng có bất kể loại đoàn tàu không thể dừng nào. Các lợi ích năng suất được chia sẻ như thế nào phụ thuộc vào công nghệ thay đổi chính xác ra sao, vào các quy tắc, các chuẩn mực, và các kỳ vọng chi phối ban quản lý đối xử với các công nhân như thế nào. Để hiểu điều này, hãy để chúng tôi tháo mở hai bước liên kết sự tăng năng suất với tiền lương cao hơn. Thứ nhất, sự tăng năng suất làm tăng cầu đối với các công nhân khi các doanh nghiệp thử tăng lợi nhuận bằng việc mở rộng sản lượng và thuê nhiều người hơn. Thứ hai, cầu đối với nhiều công nhân hơn làm tăng tiền lương cần được chào mời để thu hút và giữa nhân viên. Đáng tiếc, chẳng bước nào được bảo đảm, như chúng tôi giải thích trong hai đoạn tiếp theo.

Tự động hóa các Công nhân Cổ xanh

Ngược với niềm tin phổ biến, sự tăng năng suất không cần chuyển thành cầu cao hơn đối với các công nhân. Định nghĩa chuẩn về năng suất là sản lượng trung bình trên người lao động—tổng sản lượng chia cho tổng việc làm. Hiển nhiên, hy vọng là khi sản lượng trên người lao động tăng, sự sẵn sàng của các doanh nghiệp để thuê người sẽ cũng thế.

Nhưng các chủ sử dụng lao động không có một khuyến khích để tăng sự thuê người dựa vào sản lượng trung bình trên người lao động. Đúng hơn, cái quan trọng cho các công ty là năng suất biên—sự đóng góp thêm mà một người lao động thêm mang lại bởi sự sản xuất tăng lên hay bởi việc phục vụ nhiều khách hàng hơn. Quan niệm về năng suất biên là khác với sản lượng hay doanh thu trên người lao động: sản lượng trên người lao động có thể tăng trong khi năng suất biên vẫn không đổi hay thậm chí giảm.

Để làm rõ sự phân biệt giữa sản lượng trên người lao động và năng suất biên, hãy xem xét sự dự đoán thường-lặp đi lặp lại này: “Nhà máy tương lai sẽ có chỉ hai nhân viên, một người và một con chó. Người sẽ ở đó để cho chó ăn. Con chó ở đó để giữ người khỏi đụng vào thiết bị.” Nhà máy tưởng tượng này có thể sản xuất ra rất nhiều đầu ra, như thế năng suất trung bình—sản lượng của nó chia cho một nhân viên (con người)—là rất cao. Thế nhưng năng suất biên của người lao động là bé tẹo; nhân viên duy nhất ở đó để cho con chó ăn, và ngụ ý là cả con chó và nhân viên có thể được bỏ đi mà không có sự giảm mấy về sản lượng. Máy móc tốt hơn có thể làm tăng thêm sản lượng trên người lao động, nhưng là hợp lý để kỳ vọng rằng nhà máy này sẽ không vội vã để thuê nhiều công nhân hơn và các con chó của họ, hay để tăng lương của nhân viên cô đơn của nó.

Thí dụ này là thái quá, nhưng nó trình bày một yếu tố quan trọng của thực tế. Khi một công ty ô tô đưa ra một mẫu xe tốt hơn, như Ford và GM đã làm trong nửa đầu của thế kỉ thứ hai mươi, việc này có xu hướng tăng cầu cho xe của công ty, và cả doanh thu trên người lao động và năng suất biên của người lao động tăng lên. Cuối cùng, công ty cần nhiều công nhân hơn, như các thợ hàn và các thợ sơn, để thỏa mãn cầu thêm, và nó sẽ trả lương họ nhiều hơn, nếu cần. Ngược lại, Hãy xét cái gì xảy ra khi cùng nhà sản xuất ô tô lắp đặt các robot công nghiệp. Các robot có thể thực hiện hầu hết công việc hàn và sơn, và có thể làm vậy rẻ hơn nhiều so với các phương pháp sản xuất dùng một số công nhân lớn hơn. Như một kết quả, năng suất trung bình của công ty tăng lên đáng kể, nhưng nó ít cần đến các thợ hàn và các thợ sơn con người hơn.

Đấy là một vấn đề chung. Nhiều công nghệ mới, như các robot công nghiệp, mở rộng tập hợp công việc được các máy và các thuật toán (algorithm) thực hiện, thay thế các công nhân mà thường được dùng trong các công việc này. Tự động hóa làm tăng năng suất trung bình nhưng không làm tăng, và thực ra có thể làm giảm, năng suất biên của người lao động.

Tự động hóa là cái Keynes đã lo về, và nó không phải là một hiện tượng mới khi ông viết sớm hơn trong thế kỉ thứ hai mươi. Nhiều trong số các đổi mới mang tính biểu tượng của cách mạng công nghiệp Anh trong ngành dệt đều là về sự thay thế các máy xe sợi và dệt cho lao động của các thợ thủ công khéo léo.

Cái là đúng về tự động hóa là cũng đúng về nhiều khía cạnh của sự toàn cầu hóa. Các đột phá lớn về các công cụ truyền thông và logistics vận chuyển đã cho phép một làn sóng hoạt động ở hải ngoại (offshoring) ồ ạt trong vài thập niên qua, với các nhiệm vụ sản xuất như lắp ráp hay dịch vụ khách hàng được chuyển sang các nước nơi lao động là rẻ hơn. Offshoring đã làm giảm các chi phí và tăng lợi nhuận cho các công ty như Apple, mà các sản phẩm của chúng được làm từ các phần được sản xuất trong nhiều nước và được lắp ráp hầu như hoàn toàn ở châu Á. Nhưng trong các quốc gia đã công nghiệp hóa nó cũng đã thay thế các công nhân thường thực hiện những công việc này ở trong nước và đã không kích hoạt một đoàn tàu hùng mạnh.

Tự động hóa và offshoring đã làm tăng năng suất và tăng gấp bội lợi nhuận công ty, nhưng đã chẳng mang lại cái gì giống sự thịnh vượng chung cho Hoa Kỳ và các nước đã phát triển khác. Việc thay thế các công nhân bằng các máy và việc chuyển công việc sang các nước lương thấp hơn không phải là các lựa chọn duy nhất cho sự cải thiện hiệu quả kinh tế. Có nhiều sự tăng sản lượng trên người lao động—và điều này đã đúng suốt lịch sử, như chúng tôi giải thích trong các chương 5 đến 9. Một số đổi mới làm tăng sự đóng góp của các cá nhân cho sự sản xuất, hơn là việc tự động hóa hay offshoring công việc. Thí dụ, các công cụ phần mềm mới, mà hỗ trợ công việc của các thợ sửa xe và cho phép công việc chính xác hơn, làm tăng năng suất biên của người lao động. Việc này là hoàn toàn khác với việc lắp đặt các robot công nghiệp với mục tiêu thay thế con người.

Còn quan trọng hơn cho sự làm tăng năng suất biên của người lao động là sự tạo ra các công việc mới. Đã có rất nhiều tự động hóa trong sản xuất ô tô trong sự tổ chức lại quan trọng của ngành này do Henry Ford lãnh đạo bắt đầu trong các năm 1910. Nhưng các phương pháp sản xuất hàng loạt và các dây chuyền lắp ráp đồng thời đã tạo ra một loạt công việc thiết kế, kỹ thuật, vận hành máy, và văn phòng mới, làm tăng cầu của ngành đối với các công nhân (như chúng tôi sẽ nêu chi tiết trong Chương 7). Khi các máy mới tạo ra những sự dùng mới cho lao động con người, việc này mở rộng những cách theo đó các công nhân có thể đóng góp cho sự sản xuất và làm tăng năng suất biên của họ.

Các công việc mới đã là sống còn không chỉ trong ngành sản xuất ô tô Mỹ ban đầu mà cũng thế trong sự tăng trưởng việc làm và tiền lương trong hai thế kỉ qua. Nhiều nghề tăng-nhanh nhất trong vài thập niên qua—các bác sĩ MRI, các kỹ sư mạng, các nhân viên vận hành máy được máy tính trợ giúp, các nhà lập trình phần mềm, nhân viên an ninh IT, và các nhà phân tích dữ liệu—đã không tồn tại tám mươi năm trước. Ngay cả những người trong các nghề đã có từ lâu, như các nhân viên ngân hàng, các giáo sư, hay các kế toán viên, bây giờ làm việc với các nhiệm vụ đa dạng mà đã không tồn tại trước Chiến tranh Thế giới II, kể cả tất cả những việc liên quan đến dùng các máy tính và các dụng cụ truyền thông hiện đại. Trong hầu hết các trường hợp này, các công việc mới được đưa vào như một kết quả của những tiến bộ công nghệ và đã là một lực thúc đẩy chính của sự tăng trưởng việc làm. Các công việc mới này cũng đã là một phần không thể tách rời của sự tăng năng suất, vì chúng giúp sự ra mắt các sản phẩm mới và sự tổ chức lại hiệu quả hơn của quá trình sản xuất.

Lý do rằng các nỗi lo tồi tệ nhất của Ricardo và Keynes về sự thất nghiệp công nghệ đã không xảy ra liên kết trực tiếp với các công việc mới. Tự động hóa đã nhanh suốt thế kỉ thứ hai mươi nhưng không làm giảm cầu đối với các công nhân bởi vì nó đi cùng với những sự cải thiện khác và sự tái tổ chức tạo ra các hoạt động và các công việc mới cho các công nhân.

Tự động hóa trong một ngành công nghiệp cũng có thể thúc đẩy việc làm—trong khu vực đó hay trong nền kinh tế như một toàn thể—nếu nó làm giảm đủ các chi phí hay tăng năng suất. Các việc làm mới trong trường hợp này có thể đến hoặc từ các công việc không được tự động hóa trong cùng nghành hay từ sự mở rộng các hoạt động trong các ngành liên quan. Trong nửa đầu của thế kỉ thứ hai mươi, sự tăng nhanh về sản xuất ô tô đã làm tăng cầu đối với một loạt chức năng kỹ thuật và văn phòng không được tự động hóa. Cũng quan trọng thế, sự tăng năng suất trong các nhà máy ô tô trong các thập niên này đã là một động lực chính cho sự mở rộng của các ngành dầu, thép, và hóa học (hãy nghĩ về xăng, thân xe, và lốp xe). Sản xuất ô tô ở quy mô hàng loạt cũng đã cách mạng hóa các khả năng cho giao thông vận tải, cho phép sự tăng lên của các hoạt động bán lẻ, giải trí, và dịch vụ mới, nhất là khi địa lý của các thành phố đã biến đổi.

Tuy vậy, sẽ có ít việc làm mới được tạo ra khi các sự tăng thêm năng suất từ tự động hóa là nhỏ—cái chúng tôi gọi là “tự động hóa tàm-tạm (so-so)” trong Chương 9. Ví dụ, các kiosk tự thanh toán trong các cửa hàng tạp hóa mang lại các lợi ích năng suất hạn chế bởi vì chúng chuyển công việc quét các mặt hàng từ các nhân viên sang cho các khách hàng. Khi các kiosk tự-thanh toán được đưa vào, ít nhân viên thu tiền hơn được dùng, nhưng đã không có sự tăng năng suất lớn nào để kích thích sự tạo ra các việc làm mới ở nơi khác. Các hàng tạp hóa đã không trở nên rẻ hơn nhiều, không có sự mở rộng nào trong sản xuất thực phẩm, và những người mua hàng không sống khác đi.

Tình hình là khủng khiếp tương tự cho các công nhân khi các công nghệ mới tập trung vào sự giám sát, như panopticon của Jeremy Bentham dự định. Việc giám sát các công nhân sít sao hơn có thể dẫn đến một số cải thiện nhỏ về năng suất, nhưng chức năng chính của nó là để bòn rút nhiều cố gắng hơn từ các công nhân và đôi khi cũng làm giảm tiền lương của họ, như chúng ta sẽ thấy trong các chương 910.

Không có đoàn tàu năng suất nào từ tự động hóa tàm-tạm và sự giám sát người lao động. Đoàn tàu cũng là yếu, thậm chí từ các công nghệ mới tạo ra các sự tăng thêm năng suất không tầm thường, khi các công việc này chủ yếu tập trung vào sự tự động hóa và quăng các công nhân sang một bên. Các robot công nghiệp, mà đã cách mạng hóa ngành chế tác hiện đại rồi, tạo ra ít hay không lợi lộc nào cho các công nhân khi chúng không đi cùng với các công nghệ tạo ra các công việc mới và các cơ hội cho lao động con người. Trong một số trường hợp, như khu trung tâm công nghiệp của nền kinh tế Mỹ ở miền Trung Tây, sự chấp nhận nhanh các robot thay vào đó đã góp phần vào sự sa thải hàng loạt và sự sa sút khu vực kéo dài.

Tất cả chuyện này làm rõ hoàn toàn điều có lẽ quan trọng nhất về công nghệ: sự lựa chọn. Thường có vô số cách dùng hiểu biết tập thể của chúng ta cho sự cải thiện sản xuất và thậm chí nhiều hơn để hướng dẫn các đổi mới. Chúng ta sẽ có dùng các công cụ số cho sự giám sát? Cho tự động hóa? Hay để trao quyền cho các công nhân bằng việc tạo ra các công việc hữu ích mới cho họ? Và chúng ta sẽ đặt những cố gắng của chúng ta vào đâu hướng tới những tiến bộ tương lai?

Khi đoàn tàu năng suất là yếu và không có cơ chế sửa tự-hành động nào để bảo đảm các lợi ích chung, các lựa chọn này trở nên quan trọng hơn—và những người chọn chúng trở nên hùng mạnh hơn, cả về mặt kinh tế và chính trị.

Tóm lại, bước đầu tiên trong chuỗi nhân quả đoàn tàu năng suất phụ thuộc vào các sự lựa chọn cụ thể: dùng các công nghệ hiện có và phát triển các công nghệ mới cho việc làm tăng năng suất biên của người lao động —không phải tự động hóa công việc, khiến các công nhân dư thừa, hay tăng cường sự giám sát.

Vì sao Sức mạnh Người lao động Quan trọng

Đáng tiếc, thậm chí một sự tăng về năng suất biên của người lao động là không đủ cho đoàn tàu năng suất để làm tăng tiền lương và các tiêu chuẩn sống cho mọi người. Hãy nhớ rằng bước thứ hai trong chuỗi nhân quả là một sự tăng về cầu đối với các công nhân khiến các hãng trả tiền lương cao hơn. Có ba lý do chính vì sao điều này có thể không xảy ra.

Thứ nhất là một mối quan hệ ép buộc giữa người chủ sử dụng lao động và người làm thuê. Suốt phần lớn lịch sử, hầu hết những người lao động nông nghiệp đã không tự do, hặc làm việc như các nô lệ hay dưới các hình thức khác của lao động cưỡng bức. Khi một ông chủ muốn nhận được nhiều giờ lao động hơn từ các nô lệ của mình, ông ta không phải trả họ nhiều tiền hơn. Đúng hơn, ông ta có thể tăng cường sự cưỡng bức để bòn rút sự cố gắng lớn hơn và nhiều sản lượng hơn. Dưới các điều kiện như vậy, ngay cả các đổi mới cách mạng như máy tỉa hột bông ở miền Nam nước Mỹ không nhất thiết dẫn đến các lợi ích chung. Ngay cả bên ngoài chế độ nô lệ, dưới các điều kiện áp bức đủ, sự đưa công nghệ mới vào có thể làm tăng sự cưỡng bức, làm bần cùng hóa thêm các nô lệ và các nông dân như nhau, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 4.

Thứ hai, ngay cả không có sự cưỡng bức rõ ràng, người sử dụng lao động có thể không trả lương cao hơn khi năng suất tăng lên nếu nó không đối mặt sự cạnh tranh từ các đối thủ. Trong nhiều xã hội nông nghiệp sớm, các nông dân bị trói về pháp lý vào đất, mà có nghĩa rằng họ đã không thể tìm kiếm hay chấp nhận việc làm ở nơi khác. Ngay cả ở nước Anh thế kỉ thứ mười tám, các nhân viên bị cấm tìm kiếm việc làm thay thế và đã thường bị bỏ tù nếu họ thử nhận việc làm tốt hơn. Khi sự lựa chọn bên ngoài của bạn là nhà tù, các chủ sử dụng lao động thường không chào mời bạn sự đền bù hào phóng.

Lịch sử cung cấp nhiều xác nhận. Tại châu Âu trung cổ, các cối xay gió, sự luân canh tốt hơn, và việc sử dụng ngựa tăng lên đã làm tăng năng suất nông nghiệp. Tuy vậy, đã có ít hay không sự cải thiện nào về các tiêu chuẩn sống của hầu hết nông dân. Thay vào đó, hầu hết sản lượng thêm đã thuộc về một elite nhỏ, và nhất là thuộc về một cơn bột phát xây dựng ồ ạt trong đó các nhà thờ hoành tráng được xây dựng khắp châu Âu. Khi máy móc công nghiệp và các nhà máy bắt đầu lan ra ở nước Anh trong các năm 1700, điều này ban đầu đã không làm tăng tiền lương, và có nhiều trường hợp trong đó nó đã làm tồi đi các tiêu chuẩn sống và các điều kiện cho các công nhân. Đồng thời, các chủ nhà máy đã trở nên giàu có một cách khó tin.

Thứ ba và quan trọng nhất cho thế giới ngày nay, tiền lương thường được thương lượng hơn là được các lực lượng thị trường khách quan xác định. Một công ty hiện đại thường có khả năng kiếm được lợi nhuận khá lớn nhờ vị thế thị trường, quy mô, hay tài chuyên môn công nghệ của nó. Thí dụ, khi Công ty Ford Motor tiên phong những kỹ thuật sản xuất-hàng loạt mới của nó và bắt đầu sản xuất xe chất lượng tốt, rẻ trong đầu thế kỉ thứ hai mươi, nó cũng trở nên sinh lời lớn. Việc này làm cho nhà sáng lập của nó, Henry Ford, thành một trong những nhà kinh doanh giàu nhất của đầu thế kỉ thứ hai mươi. Các nhà kinh tế học gọi các siêu lợi nhuận như vậy là “rent kinh tế” (hay đơn giản “rent”) để cho biết rằng chúng là trên và vượt ra ngoài tiền lời bình thường phổ biến trên vốn được các cổ đông kỳ vọng cho trước các rủi ro dính líu đến trong một khoản đầu tư như vậy. Một khi có các rent kinh tế như vậy trong hỗn hợp, tiền lương cho các công nhân không đơn giản được xác định bởi các lực lượng thị trường bên ngoài mà cũng bởi “sự chia sẻ rent” tiềm năng—khả năng của chúng để thương lượng phần nào đó của các lợi nhuận này.

Một nguồn của các rent kinh tế là quyền lực thị trường. Trong hầu hết các nước, có một số hạn chế đội thể thao chuyên nghiệp, và sự bước vào khu vực bị ràng buộc một cách điển hình bởi lượng vốn cần thiết. Trong các năm 1950 và các năm 1960, bóng chày là một sự kinh doanh sinh lời ở Hoa Kỳ, nhưng các cầu thủ đã không được trả lương cao, ngay cả khi doanh thu từ phát truyền hình đổ vào. Điều này đã thay đổi trong cuối các năm 1960 bởi vì các cầu thủ đã tìm được những cách để tăng sức mạnh mặc cả của họ. Ngày nay, các chủ sở hữu của các đội bóng chày vẫn làm ăn khấm khá, nhưng họ buộc phải chia sẻ nhiều rent của họ hơn với các cầu thủ.

Các chủ sử dụng lao động cũng có thể chia sẻ các rent để nuôi dưỡng thiện chí và thúc đẩy các nhân viên làm việc siêng năng hơn, hay bởi vì các chuẩn mực xã hội phổ biến thuyết phục họ làm vậy. Vào ngày 5 tháng Giêng 1914, Henry Ford một cách nổi tiếng đã đưa vào một lương tối thiểu 5 dollar trên ngày để làm giảm sự vắng mặt, để cải thiện sự giữ các công nhân, và có lẽ để giảm rủi ro đình công. Nhiều chủ sử dụng lao động kể từ đó đã thử cái gì đó tương tự, đặc biệt khi là khó để thuê và giữ những người lao động hay khi việc động viên các nhân viên hóa ra là quan trọng cho thành công công ty.

Tổng thể, Ricardo và Keynes có thể đã không đúng về mọi chi tiết, nhưng họ hiểu đúng rằng sự tăng năng suất không nhất thiết, một cách tự động mang lại sự thịnh vượng có cơ sở rộng. Nó sẽ làm vậy chỉ khi các công nghệ mới làm tăng năng suất biên của người lao động và các lợi lộc phát sinh được chia sẻ giữa các hãng và các công nhân.

Còn căn bản hơn, các kết cục này phụ thuộc vào các sự lựa chọn kinh tế, xã hội, và chính trị. Những kỹ thuật và máy mới không phải là các quà tặng từ trên trời rơi xuống mà không bị cản trở. Chúng có thể tập trung vào tự động hóa và sự giám sát để giảm các chi phí lao động. Hay chúng có thể tạo ra các công việc mới và trao quyền cho các công nhân. Nói rộng hơn, chúng có thể tạo ra sự thịnh vượng chung hay sự bất bình đẳng tàn nhẫn, phụ thuộc vào chúng được dùng như thế nào và nỗ lực đổi mới được hướng vào đâu.

Về nguyên tắc, đấy là các quyết định một xã hội nên đưa ra, một cách tập thể. Trong thực tiễn, chúng được đưa ra bởi các doanh nhân, các nhà quản lý, những người nhìn xa trông rộng, và đôi khi bởi các nhà lãnh đạo chính trị, với các tác động quyết định lên ai thắng ai thua từ những tiến bộ công nghệ.

Sự Lạc quan, với các Cảnh báo trước

Mặc dù bất bình đẳng đã tăng vọt, nhiều công nhân đã bị bỏ lại phía sau, và đoàn tàu năng suất đã không đến để cứu trong các thập niên gần đây, chúng ta có các lý do để hy vọng. Đã có những bước tiến khổng lồ về sự hiểu biết con người, và có nhiều dư địa để xây dựng sự thịnh vượng chung dựa vào các nền tảng khoa học này—nếu chúng ta bắt đầu đưa ra các sự lựa chọn khác về hướng của sự tiến bộ.

Các nhà lạc quan công nghệ có một thứ đúng: các công nghệ số đã cách mạng hóa quá trình khoa học rồi. Tri thức được tích tụ của loài người bây giờ ở trên đầu ngón tay của chúng ta. Các nhà khoa học có sự tiếp cận đến các công cụ đo không thể tin nổi, trải từ các kính hiển vi lực nguyên tử đến chụp ảnh cộng hưởng từ và sự quét bộ não. Chúng cũng có sức mạnh tính toán để nghiền lượng dữ liệu khổng lồ theo cách mà thậm chí ba mươi năm trước đã có vẻ như huyễn tưởng.

Sự điều tra khoa học có tính tích lũy, với các nhà sáng chế xây dựng trên các công trình của nhau. Không giống ngày nay, tri thức đã thường lan truyền chậm chạp. Trong các năm 1600, các học giả như Galileo Galilei, Johannes Kepler, Isaac Newton, Gottfried Wilhelm Leibniz, và Robert Hooke đã chia sẻ các phát minh khoa học của họ trong các bức thư mà cần hàng tuần hay thậm chí hàng tháng để tới nơi đến của chúng. Hệ thống nhật tâm (lấy mặt trời làm trung tâm) của Nicolaus Copernicus, đặt Trái đất đúng chỗ trong quỹ đạo của mặt trời, đã được phát triển trong thập niên đầu tiên của thế kỉ thứ mười sáu. Copernicus đã viết ra lý thuyết của ông vào năm 1514, cho dù cuốn sách được đọc rộng rãi của ông, On the Revolutions of the Celestial Spheres (Về sự Quay của các Thiên Cầu), chỉ được xuất bản trong năm 1543. Đã cần đến hầu như một thế kỉ từ 1514 cho Kepler và Galileo để xây dựng dựa vào công trình của Copernicus và hơn hai thế kỉ cho ý tưởng để được chấp nhận rộng rãi.

Ngày nay, những khám phá khoa học di chuyển với tốc độ cực nhanh, nhất là khi có nhu cầu bức bách. Sự phát triển vaccine bình thường cần hàng năm trời, nhưng trong đầu năm 2020 Moderna, Inc., đã sáng chế ra một vaccine chỉ bốn mươi hai ngày sau khi nhận được chuỗi giải trình tự gen của virus SARS-CoV-2. Toàn bộ sự phát triển, việc thử nghiệm, và quá trình cấp phép đã tốn ít hơn một năm, dẫn đến sự bảo vệ an toàn và hiệu quả đáng chú ý chống lại bệnh nghiêm trọng do COVID gây ra. Các rào cản đối với việc chia sẻ các ý tưởng và truyền bá know-how kỹ thuật đã chưa bao giờ thấp hơn, và sức mạnh tích tụ của khoa học đã chưa bao giờ mạnh hơn.

Tuy vậy, để xây dựng trên những tiến bộ này và hướng chúng hoạt động cho sự cải thiện của hàng tỉ người khắp thế giới, chúng ta cần đổi hướng công nghệ. Việc này phải bắt đầu bằng sự đối mặt với sự lạc quan-công nghệ mù quáng của thời đại chúng ta và sau đó phát triển những cách mới để sử dụng khoa học và sự đổi mới.

Tin tốt và xấu là chúng ta sử dụng tri thức và khoa học như thế nào phụ thuộc vào sức nhìn (vision-tầm nhìn)—cách những con người hiểu làm sao họ có thể biến tri thức thành những kỹ thuật và các phương pháp được nhắm tới việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Sức nhìn định hình các lựa chọn của chúng ta bởi vì nó định rõ các khát vọng của chúng ta là gì, chúng ta sẽ thực hiện các phương tiện nào để đạt được chúng, các lựa chọn thay thế nào chúng ta sẽ xem xét và sẽ bỏ qua các lựa chọn nào, và chúng ta nhận thức các chi phí và các lợi ích của các hành động của chúng ta như thế nào. Tóm lại, đó là cách chúng ta tưởng tượng các công nghệ và các quà tặng của chúng, cũng như thiệt hại tiềm tàng.

Tin xấu là ngay cả vào thời gian tốt nhất, các sức nhìn của những người hùng mạnh có một tác động không cân xứng lên những gì chúng ta làm với các công cụ hiện có của chúng ta và chiều hướng của sự đổi mới. Các hậu quả của công nghệ sau đó phù hợp với các lợi ích và các niềm tin của họ, và thường tỏ ra là tốn kém cho phần còn lại. Tin tốt là các sự lựa chọn và các tầm nhìn có thể thay đổi.

Một tầm nhìn giữa các nhà đổi mới là quan trọng cho sự tích tụ tri thức và cũng là trung tâm cho việc chúng ta sử dụng công nghệ như thế nào. Hãy xét động cơ hơi nước, mà đã biến đổi châu Âu và rồi nền kinh tế thế giới. Các đổi mới nhanh từ đầu thế kỉ thứ mười tám đã dựa vào một sự hiểu biết chung về vấn đề cần được giải quyết: để thực hiện công việc cơ học bằng việc sử dụng nhiệt. Thomas Newcomen đã xây dựng động cơ hơi nước đầu tiên được dùng rộng rãi, lúc nào đó khoảng 1712. Nửa thế kỉ sau, James Watt và đối tác kinh doanh của ông Matthew Boulton đã cải thiện thiết kế của Newcomen bằng việc tách bình ngưng và tạo ra một động cơ hiệu quả hơn và thành công hơn rất nhiều về mặt thương mại.

Quan điểm chung là dễ thấy trong những gì các nhà đổi mới này đã thử đạt được và đã thử thế nào: dùng hơi nước để đẩy một piston lùi và tới bên trong một cylinder (xy lanh) để tạo ra công và rồi tăng hiệu quả của các động cơ này sao cho chúng có thể được dùng trong các ứng dụng đa dạng khác nhau. Một tầm nhìn chung không chỉ đã cho phép họ để học từ nhau mà có nghĩa là họ tiếp cận vấn đề theo những cách giống nhau. Họ chủ yếu đã tập trung vào cái được gọi là động cơ không khí, trong đó hơi nước ngưng tụ tạo ra một chân không bên trong cylinder, cho phép áp suất không khí đẩy piston. Một cách tập thể họ cũng đã bỏ qua các khả năng khác, như các động cơ hơi nước áp suất cao, được Jacob Leupold mô tả đầu tiên trong 1720. Ngược với đồng thuận khoa học thế kỉ thứ mười tám, các động cơ áp suất cao đã trở thành tiêu chuẩn trong thế kỉ thứ mười chín.

Tầm nhìn của các nhà đổi mới động cơ hơi nước ban đầu cũng có nghĩa rằng họ đã hết sức được thúc đẩy và không ngưng suy ngẫm về các chi phí mà các đổi mới có thể áp đặt—chẳng hạn, lên những trẻ con rất trẻ bị đưa đi làm việc dưới các điều kiện khắc nghiệt trong các mỏ than do sự tiêu nước bằng máy hơi nước được cải thiện làm cho có thể.

Cái đúng về các động cơ hơi nước là đúng về tất cả các công nghệ. Các công nghệ không tồn tại độc lập với một sức nhìn cơ bản. Chúng ta tìm kiếm những cách giải quyết các vấn đề đối mặt với chúng ta (đấy là sức nhìn). Chúng ta hình dung loại nào của các công cụ có thể giúp chúng ta (cũng là sức nhìn). Trong nhiều con đường mở ra trước chúng ta, chúng ta tập trung vào vài con đường (vẫn là một khía cạnh khác của sức nhìn). Rồi chúng ta thử những cách tiếp cận thay thế, việc thử nghiệm và đổi mới dựa vào sự hiểu biết đó. Trong quá trình này, sẽ có những sự thụt lùi, các chi phí, và hầu như chắc chắn các hậu quả không lường trước, kể cả sự đau khổ tiềm tàng cho một số người. Liệu chúng ta có bị nản lòng hay thậm chí quyết định rằng thứ có trách nhiệm là từ bỏ các giấc mơ của chúng ta là một khía cạnh khác của sức nhìn.

Nhưng cái gì xác định sức nhìn công nghệ nào thịnh hành? Mặc dù các sự lựa chọn là về dùng tri thức tập thể của chúng ta tốt nhất như thế nào, các nhân tố quyết định không phải chỉ là kỹ thuật hay cái gì có nghĩa theo nghĩa kỹ nghệ thuần túy. Sự lựa chọn trong khung cảnh này căn bản là về quyền lực—sức mạnh để thuyết phục những người khác, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 3—vì các sự lựa chọn khác nhau làm lợi cho những người khác nhau. Ai có quyền lực lớn hơn chắc có khả năng thuyết phục những người khác về quan điểm của họ, mà rất thường xuyên phù hợp với các lợi ích của họ. Và những ai thành công trong việc biến các ý tưởng của họ thành một tầm nhìn chung có thêm quyền lực và địa vị xã hội.

Đừng để những thành tựu công nghệ vĩ đại của loài người đánh lừa. Các sức nhìn chung cũng có thể dễ dàng đánh bẫy chúng ta. Các công ty thực hiện các khoản đầu tư mà ban quản lý xem là tốt nhất cho lợi nhuận của chúng. Nếu một công ty đang lắp đặt, chẳng hạn, các máy tính mới, việc này phải có nghĩa rằng doanh thu cao hơn chúng tạo ra là nhiều hơn sự bù đắp cho các chi phí. Nhưng trong một thế giới trong đó các sức nhìn chung hướng dẫn các hành động của chúng ta, không có đảm bảo nào rằng điều này quả thực đúng thế. Nếu mọi người đều được thuyết phục rằng cần các công nghệ trí tuệ nhân tạo, thì các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, ngay cả khi có những cách tổ chức sản xuất thay thế có thể có lợi hơn. Tương tự, nếu hầu hết các nhà nghiên cứu đang làm việc theo một cách cá biệt để thúc đẩy trí tuệ máy, những người khác có thể theo bước chân của họ một cách trung thành, thậm chí mù quáng.

Các vấn đề này trở nên thậm chí quan trọng hơn khi chúng ta đối phó với các công nghệ “đa năng”, như điện hay các máy tính. Các công nghệ đa năng cung cấp một nền tảng trên đó vô số các ứng dụng có thể được xây dựng và có tiềm năng tạo ra các lợi ích—nhưng đôi khi cũng tạo ra các chi phí—cho nhiều khu vực và nhóm người. Các nền tảng này cũng cho phép các quỹ đạo phát triển rất khác nhau.

Điện, chẳng hạn, đã không chỉ là một nguồn năng lượng rẻ hơn; nó cũng đã lót đường cho các sản phẩm mới, như radio, các thiết bị gia dụng, phim, và TV. Nó đưa các máy móc điện mới vào. Nó đã cho phép một sự tái tổ chức căn bản của các nhà máy, với sự chiếu sáng tốt hơn, các nguồn năng lượng dành riêng cho các máy riêng lẻ, và sự đưa những công việc chính xác và kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất. Các bước tiến trong chế tác dựa vào điện đã làm tăng cầu cho nguyên liệu thô và các đầu vào công nghiệp khác, như các hóa chất và nhiên liệu hóa thạch, cũng như các dịch vụ bán lẻ và giao thông vận tải. Chúng cũng cho ra mắt các sản phẩm mới, kể cả các chất nhựa, thuốc nhuộm, kim loại, và xe cộ mới, mà sau đó được dùng trong các ngành công nghiệp khác. Điện cũng đã lót đường cho các mức ô nhiễm lớn hơn nhiều từ sản xuất chế tạo.

Mặc dù các công nghệ đa năng có thể được phát triển theo nhiều khác nhau, một khi một tầm nhìn chung bị khóa theo một hướng cụ thể, trở nên rất khó cho mọi người để phá vỡ sự kìm kẹp của nó và thám hiểm các quỹ đạo khác có thể có lợi hơn về mặt xã hội. Hầu hết những người bị các quyết định đó tác động đã không được hỏi ý kiến. Điều này tạo ra một xu hướng tự nhiên cho chiều hướng tiến bộ để bị thành kiến về mặt xã hội—có lợi cho những người hùng mạnh ra quyết định với các sức nhìn chi phối và chống lại những người không có một tiếng nói.

Hãy xét quyết định của Đảng Cộng sản Trung quốc để đưa vào một hệ thống tín nhiệm xã hội mà thu thập dữ liệu về các cá nhân, các doanh nghiệp, và các cơ quan chính phủ để theo dõi tính đáng tin cậy của họ và liệu họ có tuân theo các quy tắc hay không. Được khởi xướng tại mức địa phương trong 2009, nó khao khát đưa người dân và các công ty trên toàn quốc vào sổ đen bởi vì sự phát ngôn hay các post media xã hội của họ đi ngược lại sở thích của đảng. Quyết định này, mà tác động đến đời sống của 1,4 tỉ dân, được vài nhà lãnh đạo đảng đưa ra. Đã không có sự tham khảo ý kiến nào với những người mà quyền tự do ngôn luận và hội họp, sự giáo dục, việc làm chính quyền, khả năng đi lại, và thậm chí khả năng nhận được các dịch vụ chính quyền và chỗ ở của họ bây giờ bị hệ thống này định hình.

Đấy không phải là cái gì đó xảy ra chỉ trong các chế độ độc tài. Trong năm 2018 nhà sáng lập và CEO của Facebook Mark Zuckerberg công bố rằng thuật toán của công ty sẽ được sửa đổi để cho những người dùng “các tương tác xã hội có ý nghĩa.” Những gì điều này muốn nói trong thực tiễn đã là thuật toán của nền tảng sẽ ưu tiên các post từ những người dùng khác, nhất là gia đình và bạn bè, hơn là các hãng tin tức và các thương hiệu đã được thiết lập. Mục đích của sự thay đổi là để làm tăng sự can dự người dùng bởi vì được phát hiện là mọi người chắc có khả năng hơn để bị thu hút tới và click vào các post của những người quen của họ. Hậu quả chính của sự thay đổi này là khuếch đại thông tin sai lệch (misinformation) và sự phân cực chính trị, tại vì các sự dối trá và các post làm lạc lối lan nhanh từ người dùng này sang người dùng khác. Sự thay đổi đã không chỉ tác động đến đến gần 2,5 tỉ người dùng lúc đó của công ty; hàng tỉ người nữa mà không trên nền tảng cũng bị tác động gián tiếp bởi tác dụng phụ chính trị nảy sinh từ thông tin sai lệch. Quyết định được đưa ra bởi Zuckerberg; quan chức điều hành chính (COO) của công ty, Sheryl Sandberg; vài kỹ sư và nhà điều hành chóp bu của công ty. Những người dùng Facebook và các công dân của các nền dân chủ bị tác động đã không được hỏi ý kiến.

Cái gì đã đẩy tới các quyết định của Đảng Cộng sản Trung quốc và của Facebook? Chẳng trong trường hợp nào chúng được áp đặt bởi bản chất của khoa học và công nghệ. Chúng cũng đã chẳng là bước tiếp theo hiển nhiên trong cuộc diễu hành không thể tránh khỏi của tiến bộ. Trong cả hai trường hợp bạn có thể thấy vai trò tàn phá của các lợi ích—để dập tắt sự đối lập hay để tăng doanh thu quảng cáo. Cũng quan trọng đã là sức nhìn của các ban lãnh đạo của chúng cho các cộng đồng nên được tổ chức thế nào và cái gì nên được ưu tiên. Nhưng còn quan trọng hơn là công nghệ được dùng thế nào cho sự kiểm soát: đối với các quan điểm chính trị của dân cư trong trường hợp Trung quốc, và dữ liệu và các hoạt động xã hội của người dân cho Facebook.

Đây là điểm mà, với lợi thế có thêm 275 năm lịch sử con người để học hỏi, H. G. Wells đã hiểu thấu và Francis Bacon thì không: công nghệ là về sự kiểm soát, không chỉ đối với tự nhiên mà thường đối với những người khác. Không đơn giản là sự thay đổi công nghệ làm lợi cho một số người nhiều hơn cho những người khác. Căn bản hơn, những cách tổ chức sản xuất khác nhau làm giàu và trao quyền cho một số người và tước quyền những người khác.

Cùng những sự xem xét là quan trọng ngang nhau cho hướng của sự đổi mới trong những khung cảnh khác. Các chủ sở hữu doanh nghiệp và các nhà quản lý có thể thường muốn tự động hóa hay tăng sự giám sát vì việc này cho phép họ tăng cường sự kiểm soát đối với quá trình sản xuất, tiết kiệm các chi phí lương, và làm yếu sức mạnh của lao động. Nhu cầu này sau đó chuyển thành các khuyến khích để tập trung sự đổi mới nhiều hơn vào tự động hóa và sự giám sát, ngay cả khi việc phát triển các công nghệ khác, thân thiện hơn với người lao động có thể tăng sản lượng nhiều hơn và lót đường cho sự thịnh vượng chung.

Trong các trường hợp này, xã hội có thể thậm chí bị kìm kẹp bởi các sức nhìn ủng hộ các cá nhân hùng mạnh. Các tầm nhìn như vậy khi đó giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và công nghệ để theo đuổi các kế hoạch làm tăng sự giàu có, quyền lực chính trị, hay địa vị của họ. Các elite này có thể thuyết phục bản thân họ rằng bất kể thứ gì là tốt cho họ cũng là tốt nhất cho lợi ích chung. Họ có thể thậm chí tin rằng bất cứ sự đau khổ nào, mà con đường tiết hạnh của họ gây ra, là cái giá rất đáng trả cho sự tiến bộ—nhất là khi những người phải chịu các chi phí đó là những người không có tiếng nói. Khi được gây cảm hứng như vậy bởi một tầm nhìn ích kỉ, các nhà lãnh đạo phủ nhận rằng có nhiều con đường khác nhau với những hệ lụy rất khác nhau. Họ thậm chí trở nên tức giận khi các sự thay thế khả dĩ được chỉ ra cho họ.

Liệu có phương thuốc chữa nào chống lại các tầm nhìn tàn phá được áp đặt lên những người mà không có sự ưng thuận của họ hay không? Liệu có rào cản nào chống lại thành kiến xã hội về công nghệ? Chúng ta có bị khóa trong một chu kỳ liên tục của một tầm nhìn quá tự tin sau tầm nhìn quá tự tin khác định hình tương lai của chúng ta trong khi bỏ qua sự thiệt hại?

(Có cho 2 câu hỏi đầu và) không (cho câu hỏi thứ ba). Có lý do để hy vọng bởi vì lịch sử cũng dạy chúng ta rằng một tầm nhìn bao hàm hơn, mà lắng nghe một tập hợp rộng của các tiếng nói và nhận ra các tác động lên tất cả mọi người, là có thể. Sự thịnh vượng chung có khả năng hơn khi các sức mạnh đối trọng bắt các doanh nhân và các nhà lãnh đạo công nghệ phải chịu trách nhiệm—và đẩy các phương pháp sản xuất và sự đổi mới theo một hướng thân thiện hơn với người lao động.

Các tầm nhìn bao hàm không tránh được một số trong các câu hỏi gai góc nhất, như liệu các lợi ích mà một số người kiếm được có biện minh cho các chi phí mà những người khác phải chịu hay không. Nhưng chúng đảm bảo rằng các quyết định xã hội nhận ra các hậu quả đầy đủ của chúng và mà không bịt miệng những người không kiếm được.

Liệu chúng ta kết thúc với các tầm nhìn ích kỉ, hẹp hòi hay cái gì đó bao hàm hơn cũng là một sự lựa chọn. Kết cục phụ thuộc vào liệu có các lực đối trọng hay không và liệu những người không ở trong hành lang quyền lực có thể tổ chức và khiến tiếng nói của họ được lắng nghe hay không. Nếu chúng ta muốn tránh bị bẫy trong các tầm nhìn của các elite hùng mạnh, chúng ta phải tìm những cách của sức mạnh đối trọng với các nguồn sức mạnh thay thế và chống lại sự ích kỉ với một tầm nhìn bao hàm hơn. Đáng tiếc, điều này trở nên khó hơn trong thời đại trí tuệ nhân tạo.

Lửa, Lần Này

Lửa đã biến đổi cuộc sống con người ban đầu. Trong hang Swartkrans ở Nam Phi, các lớp (sâu nhất) được khai quật sớm nhất cho thấy những xương người cổ xưa bị các thú săn mồi—hổ, sư tử hay gấu—ăn thịt. Đối với những thú săn mồi đỉnh cao thời đó, con người hẳn đã có vẻ giống con mồi dễ bắt. Các chỗ tối trong các hang đã là những chỗ đặc biệt nguy hiểm, phải được các tổ tiên của chúng ta tránh. Rồi bằng chứng đầu tiên về lửa xuất hiện bên trong hang đó, với một lớp than củi khoảng một triệu năm tuổi. Sau đó, hồ sơ khảo cổ cho thấy một sự đảo ngược hoàn toàn: từ thời đó trở đi, các xương hầu hết là xương của các động vật không phải người. Sự kiểm soát lửa đã cho các tông người khả năng để chiếm và giữ các hang, lật ngược tình thế đối với các thú săn mồi khác.

Không công nghệ khác nào trong mười ngàn năm qua có thể được cho là tiến gần đến loại tác động căn bản này lên mọi thứ khác chúng ta làm và chúng ta là ai. Bây giờ có một ứng viên khác, ít nhất theo những người ủng hộ nó: trí tuệ nhân tạo (AI). CEO của Google Sundar Pichai là rõ ràng khi ông nói rằng “AI có lẽ là thứ quan trọng nhất loài người đã từng phát triển. Tôi nghĩ về nó như cái gì đó có ảnh hưởng sâu rộng hơn điện hay lửa.”

AI là tên được trao cho nhánh của khoa học máy tính mà phát triển các máy “thông minh,” ý muốn nói các máy và các thuật toán (các lệnh cho việc giải quyết các vấn đề) có khả năng bày tỏ các năng lực mức cao. Các máy thông minh hiện đại thực hiện các công việc mà nhiều người nghĩ là không thể vài thập niên trước. Các ví dụ gồm phần mềm nhận diện khuôn mặt, các công cụ tìm kiếm mà đoán bạn muốn tìm gì, và các hệ thống khuyến nghị khớp bạn với các sản phẩm mà bạn chắc có khả năng nhất để tận hưởng hay, ít nhất, để mua. Nhiều hệ thống bây giờ sử dụng hình thức xử lý ngôn ngữ tự nhiên nào đó để giao tiếp giữa các câu hỏi bằng tiếng nói con người hay được viết và các máy tính. Siri của Apple và công cụ tìm kiếm của Google là các ví dụ về các hệ thống dựa vào AI được dùng rộng rãi khắp thế giới mỗi ngày.

Những người say mê AI cũng chỉ ra vài thành tựu đầy ấn tượng. Các chương trình AI có thể nhận ra hàng ngàn đối tượng và hình ảnh khác nhau và cung cấp sự dịch cơ bản giữa hơn một trăm ngôn ngữ. Chúng giúp nhận diện các bệnh ung thư. Chúng đôi khi có thể đầu tư giỏi hơn các nhà phân tích tài chính dày dạn. Chúng có thể giúp các luật sư và các trợ lý luật sư sàng lọc qua hàng ngàn tài liệu để tìm các tiền lệ xác đáng cho một vụ xử tòa án. Chúng có thể biến các lệnh ngôn ngữ tự nhiên thành mã máy tính. Chúng có thể thậm chí soạn nhạc mới nghe giống Johann Sebastian Bach một cách kỳ quái và viết các bài báo (chán ngắt).

Trong năm 2016 công ty AI DeepMind đã phát hành AlphaGo, mà đã tiếp tục đánh bại một trong hai kỳ thủ chơi Cờ Vây (Go) giỏi nhất trên thế giới. Chương trình cờ vua AlphaZero, có khả năng đánh bại bất kể kỳ thủ cờ vua nào, đã tiếp theo một năm muộn hơn. Thật đáng chú ý, đấy là một chương trình tự-dạy và đạt mức siêu nhân sau chỉ chín giờ chơi chống lại chính nó.

Được các thắng lợi này làm cho phấn chấn, đã trở thành việc tầm thường để cho rằng AI sẽ tác động đến mọi khía cạnh của đời sống chúng ta—và cho sự tốt đẹp hơn. Nó sẽ làm cho loài người giàu có hơn, khỏe mạnh hơn rất nhiều, và có khả năng đạt các mục tiêu đáng ca ngợi khác. Như tiêu đề của một cuốn sách gần đây về chủ đề xác nhận, “trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ biến đổi mọi thứ.” Hay như Kai-Fu Lee, cựu chủ tịch của Google Trung Quốc, diễn đạt, “AI có thể là công nghệ có tác dụng biến đổi nhất trong lịch sử loài người.”

Nhưng nếu có một con ruồi trong bát canh thì sao? Nếu AI làm gián đoạn căn bản thị trường lao động nơi hầu hết chúng ta kiếm sống, mở rộng các bất bình đẳng lương và công việc thì sao? Nếu tác động chính của nó sẽ không là để tăng năng suất mà để phân phối lại quyền lực và sự thịnh vượng xa khỏi những người bình thường hướng tới những người kiểm soát dữ liệu và đưa ra những quyết định công ty then chốt thì sao? Nếu dọc con đường này, AI cũng bần cùng hóa hàng tỉ người trong thế giới đang phát triển thì sao? Nếu nó tăng cường các thành kiến hiện có—chẳng hạn, dựa vào màu da thì sao? Nếu nó phá hủy các định chế dân chủ thì sao?

Bằng chứng tăng lên rằng tất cả các mối lo này là hợp lệ. AI có vẻ được đặt trên một quỹ đạo mà sẽ làm tăng gấp bội các sự bất bình đẳng, không chỉ trong các nước đã công nghiệp hóa mà ở khắp nơi trên thế giới. Được thúc đẩy bởi việc các công ty công nghệ và các chính phủ độc đoán thu thập dữ liệu ồ ạt, nó đang bóp nghẹt nền dân chủ và củng cố chế độ chuyên quyền. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương 910, nó tác động sâu sắc đến nền kinh tế ngay cả khi, trên con đường hiện tại của nó, nó làm ít để cải thiện các năng lực sản xuất của chúng ta. Khi tính đến tất cả mọi thứ, sự nhiệt tình mới tìm thấy về AI có vẻ là một sự tăng cường của cùng sự lạc quan về công nghệ, bất chấp dù nó tập trung vào tự động hóa, sự giám sát, và sự tước quyền những người bình thường mà đã bị thế giới số nhấn chìm rồi.

Thế nhưng những lo ngại này đã không được xem xét nghiêm túc bởi hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ. Chúng ta được bảo liên tục rằng AI sẽ mang lại cái tốt. Nếu nó có tạo ra những sự gián đoạn, các vấn đề đó là ngắn hạn, không thể tránh khỏi, và dễ sửa. Nếu nó đang tạo ra những người thua, giải pháp là nhiều AI hơn. Ví dụ, nhà đồng sáng lập của DeepMind, Demis Hassabis, không chỉ nghĩ rằng AI “sẽ là công nghệ quan trọng nhất đã từng được sáng chế ra,” mà ông cũng tự tin rằng “[bằng việc] làm sâu sắc năng lực của chúng ta để hỏi vì sao và thế nào, AI sẽ thúc đẩy các biên cương tri thức và mở ra những con đường khám phá khoa học hoàn toàn mới, cải thiện cuộc sống của hàng tỉ người.”

Ông không đơn độc. Nhiều chuyên gia đang đưa ra các lời xác nhận tương tự. Như Robin Li, đồng sáng lập của hãng tìm kiếm internet Trung quốc Baidu và một nhà đầu tư vào vài công ty AI hàng đầu khác, tuyên bố, “Cách mạng thông minh là một cách mạng tốt lành trong sản xuất và phong cách sống và cũng là một cuộc cách mạng về cách suy nghĩ của chúng ta.”

Nhiều người còn đi xa hơn nữa. Ray Kurzweil, một nhà điều hành, nhà sáng chế, và tác giả xuất chúng, đã tự tin cho rằng các công nghệ liên kết với AI đang trên đường của chúng để đạt “sự siêu thông minh” hay “tính phi thường”—có nghĩa rằng chúng ta sẽ đạt sự thịnh vượng vô tận và hoàn thành các mục tiêu vật chất của chúng ta, và có lẽ cả vài mục tiêu phi-vật chất nữa. Ông tin rằng các chương trình AI sẽ vượt các năng lực con người nhiều đến mức bản thân chúng sẽ sản xuất ra thêm các siêu năng lực con người hay, kỳ lạ hơn, rằng chúng sẽ kết hợp với những con người để tạo ra những siêu con người.

Công bằng mà nói, không phải tất cả các nhà lãnh đạo công nghệ đều lạc quan như vậy. Các tỉ phú Bill Gates và Elon Musk đã bày tỏ mối lo ngại về sự siêu thông minh bị lệch, hay có lẽ thậm chí tai ác và các hậu quả của sự phát triển AI không được kiểm soát cho tương lai của loài người. Thế nhưng cả hai trong những người đôi khi giữ tước hiệu “người giàu nhất thế giới” này đồng ý với Hassabis, Li, Kurzweil, và nhiều người khác về một thứ: hầu hết công nghệ là cho cái tốt, và chúng ta có thể và phải dựa vào công nghệ, nhất là công nghệ số, để giải quyết các vấn đề của loài người. Theo Hassabis, “Hoặc chúng ta cần một sự cải thiện theo cấp số nhân về hành vi con người—ít ích kỉ hơn, ít thiển cận hơn, nhiều sự cộng tác hơn, nhiều sự rộng lượng hơn—hay chúng ta cần một sự cải thiện theo cấp số nhân về công nghệ.”

Những người nhìn xa trông rộng này không nghi vấn liệu sự thay đổi công nghệ có luôn luôn là tiến bộ. Họ coi là nghiễm nhiên rằng nhiều công nghệ hơn là câu trả lời cho các vấn đề xã hội của chúng ta. Chúng ta không cần phiền muộn quá nhiều về hàng tỉ người ban đầu bị bỏ lại phía sau; họ sẽ mau chóng cũng được lợi. Chúng ta phải tiếp tục tiến lên, nhân danh sự tiến bộ. Như nhà đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman diễn đạt, “Có phải chúng ta đã có thể có hai mươi năm tồi? Chắc chắn. Nhưng nếu bạn đang làm việc hướng tới sự tiến bộ, tương lai của bạn sẽ tốt hơn hiện tại của bạn.”

Niềm tin như vậy vào các sức mạnh nhân từ của công nghệ không phải là mới, như chúng ta đã thấy rồi trong Mở đầu. Giống Francis Bacon và câu chuyện nền tảng về lửa, chúng ta có khuynh hướng để xem công nghệ như cho phép chúng ta giành thế thượng phong đối với tự nhiên. Thay cho là con mồi yếu ớt, nhờ lửa chúng ta đã trở thành thú săn mồi tàn phá nhất hành tinh. Chúng ta xem nhiều công nghệ khác qua cùng lăng kính—chúng ta chinh phục khoảng cách với bánh xe, bóng tối với điện, và bệnh tật với thuốc.

Ngược với tất cả các lời xác nhận này, chúng ta không nên giả thiết rằng con đường đã chọn sẽ làm lợi cho tất cả mọi người, vì đoàn tàu năng suất thường là yếu và chẳng bao giờ tự động cả. Những gì chúng ta đang chứng kiến ngày nay không phải là sự tiến bộ không thể tránh khỏi hướng tới lợi ích chung mà là một tầm nhìn chung đầy ảnh hưởng giữa các nhà lãnh đạo công nghệ hùng mạnh nhất. Tầm nhìn này tập trung vào sự tự động hóa, sự giám sát, và thu thập dữ liệu quy mô lớn, làm xói mòn sự thịnh vượng chung và làm yếu các nền dân chủ. Không ngẫu nhiên, nó cũng khuếch đại sự giàu có và quyền lực của elite hẹp này, làm tổn hại hầu hết những người bình thường.

Động học này đã tạo ra rồi một tập đoàn đầu sỏ có tầm nhìn mới (new vision oligarchy)—một bè lũ các nhà lãnh đạo công nghệ với xuất xứ giống nhau, thế giới quan giống nhau, các đam mê giống nhau, và đáng tiếc các điểm mù giống nhau. Đấy là một tập đoàn đầu sỏ bởi vì nó là một nhóm nhỏ với một lối tư duy chung, độc quyền hóa quyền lực xã hội và coi thường các tác động tàn phá của nó lên những người thấp cổ bé họng và không có quyền lực. Ảnh hưởng của nhóm này đến không từ các xe tank và các tên lửa mà bởi vì nó có sự tiếp cận đến các hành lang quyền lực và có thể ảnh hưởng đến công luận.

Tập đoàn đầu sỏ có sức nhìn là rất thuyết phục bởi vì nó đã có thành công thương mại xuất chúng. Nó cũng được ủng hộ bởi một chuyện kể thuyết phục về tất cả sự phong phú và sự kiểm soát đối với tự nhiên mà các công nghệ mới, nhất là các năng lực tăng lên theo cấp số nhân của trí tuệ nhân tạo, sẽ tạo ra. Tập đoàn đầu sỏ có charisma (sức lôi cuốn), theo cách kỳ lạ của nó. Quan trọng nhất, các nhà đầu sỏ hiện đại này mê hoặc những người có ảnh hưởng đến công luận: các nhà báo, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác, các chính trị gia, các nhà hàn lâm, và đủ loại trí thức. Tập đoàn đầu sỏ có tầm nhìn luôn luôn ở bên bàn và luôn luôn ở bên microphone khi các lý lẽ quan trọng được đưa ra.

Là cốt yếu để kiềm chế tập đoàn đầu sỏ hiện đại này, và không chỉ bởi vì chúng ta đang bên bờ vực thẳm. Đây là lúc để hành động bởi vì các nhà lãnh đạo này có một thứ đúng: chúng ta có các công cụ tuyệt vời để dùng, và các công nghệ số có thể khuếch đại những gì loài người có thể làm. Nhưng chỉ nếu chúng ta đưa các công cụ này vào hoạt động cho mọi người. Và điều này sẽ không xảy ra cho đến khi chúng ta thách thức thế giới quan thịnh hành giữa các ông chủ công nghệ toàn cầu hiện thời của chúng ta. Thế giới quan này dựa vào một sự hiểu cá biệt—và không chính xác—về lịch sử và những gì nó ngụ ý về sự đổi mới tác động thế nào đến loài người. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc đánh giá lại lịch sử này.

Kế hoạch cho Phần còn lại của cuốn Sách

Trong phần còn lại của cuốn sách này chúng tôi phát triển các ý tưởng được giới thiệu trong chương này và diễn giải lại những sự phát triển kinh tế và xã hội của hàng ngàn năm qua như kết cục của cuộc đấu tranh về chiều hướng công nghệ và kiểu tiến bộ—và ai đã thắng, ai đã thua, và vì sao. Bởi vì tiêu điểm của chúng ta là vào các công nghệ, hầu hết sự thảo luận này tập trung vào các phần của thế giới nơi những sự thay đổi công nghệ quan trọng và trọng đại nhất đã xảy ra. Điều này có nghĩa đầu tiên là Tây Âu và Trung Quốc cho nông nghiệp, rồi nước Anh và Hoa Kỳ cho cách mạng công nghiệp, và sau đó Hoa Kỳ và Trung Quốc cho các công nghệ số. Từ đầu đến cuối đôi khi chúng tôi cũng nhấn mạnh các sự lựa chọn khác nhau được đưa ra trong các nước khác nhau, cũng như các ngụ ý của các công nghệ trong các nền kinh tế hàng đầu trong phần còn lại của thế giới, khi chúng lan ra, đôi khi tự nguyện, đôi khi mạnh mẽ, khắp toàn cầu.

Chương 2 (“Ảo mộng Kênh đào”) cung cấp một ví dụ lịch sử về các tầm nhìn thành công có thể dẫn chúng ta lạc lối như thế nào. Thành công của các kỹ sư Pháp trong việc xây dựng Kênh đào Suez trái ngược đáng chú ý với thất bại ngoạn mục khi cùng các ý tưởng được đưa sang Panama. Ferdinand de Lesseps đã thuyết phục hàng ngàn nhà đầu tư và các kỹ sư vào kế hoạch bất khả thi về xây dựng một kênh đào mức nước biển tại Panama, dẫn đến cái chết của hơn hai mươi ngàn người và sự phá sản tài chính cho nhiều người hơn. Đây là một câu chuyện cảnh báo cho bất kể lịch sử công nghệ nào: thảm họa lớn thường có gốc rễ của nó trong các tầm nhìn hùng mạnh, mà đến lượt dựa vào thành công quá khứ.

Chương 3 (“Sức mạnh để Thuyết phục”) nêu bật vai trò trung tâm của sự thuyết phục về chúng ta đưa ra các quyết định công nghệ và xã hội như thế nào. Chúng tôi giải thích sức mạnh để thuyết phục có gốc rễ như thế nào trong các định chế chính trị và khả năng để định chương trình nghị sự, và nhấn mạnh các sức mạnh đối trọng và một dải tiếng nói rộng hơn một cách tiềm năng có thể kiềm chế sự quá tự tin và các tầm nhìn ích kỉ như thế nào.

Chương 4 (“Nuôi dưỡng sự Khốn khổ”) áp dụng các ý tưởng chính của khung khổ của chúng tôi cho sự tiến hóa của các công nghệ nông nghiệp, từ đầu của nông nghiệp định cư trong Thời đại đồ Đá Mới đến những thay đổi lớn về sự sắp xếp đất và các kỹ thuật sản xuất trong các thời trung cổ và đầu hiện đại. Trong các giai đoạn trọng đại này, chúng tôi không thấy bằng chứng nào về một đoàn tàu năng suất tự động cả. Những sự chuyển tiếp nông nghiệp lớn này đã có khuynh hướng làm giàu và trao quyền cho các elite nhỏ trong khi tạo ra ít lợi ích cho những người lao động nông nghiệp: các nông dân thiếu quyền lực chính trị và xã hội, và con đường công nghệ đã theo các tầm nhìn của một elite hẹp.

Chương 5 (“Một Cách mạng Loại tầm Trung”) diễn giải lại cách mạng công nghiệp, một trong những sự chuyển đổi kinh tế quan trọng nhất trong lịch sử thế giới. Mặc dù được viết nhiều về cách mạng công nghiệp, cái thường ít được nhấn mạnh là tầm nhìn nổi lên của các tầng lớp trung lưu, các doanh nhân, và những người kinh doanh vừa mới được khuyến khích. Các quan điểm và khát vọng của họ có gốc rễ trong những sự thay đổi thể chế bắt đầu trao quyền cho những người Anh loại trung bình từ các thế kỉ thứ mười sáu và thứ mười bảy trở đi. Cách mạng công nghiệp có thể đã được đẩy bởi các tham vọng của những người mới thử cải thiện sự giàu có và địa vị xã hội của họ, nhưng các tham vọng của họ còn xa mới đã là một tầm nhìnn bao hàm. Chúng tôi thảo luận những sự thay đổi về các dàn xếp chính trị và kinh tế đã xảy ra như thế nào, và vì sao các thay đổi này đã quan trọng đến vậy trong việc tạo ra một khái niệm mới về làm thế nào tự nhiên có thể được kiểm soát và bởi những ai.

Chương 6 (“Những Nạn nhân của sự Tiến bộ”) quay sang các hậu quả của một tầm nhìn mới này. Nó giải thích pha đầu tiên của cách mạng công nghiệp đã bần cùng hóa và tước quyền hầu hết người dân như thế nào, và vì sao đấy là kết cục của một thành kiến tự động hóa mạnh về công nghệ và một sự thiếu tiếng nói của người lao động trong các quyết định công nghệ và việc định-tiền lương. Đã không chỉ là kế sinh nhai bị tác động tai hại bởi sự công nghiệp hóa mà sức khỏe và tính tự trị của phần lớn dân cư cũng bị. Bức tranh khủng khiếp này đã bắt đầu thay đổi trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín khi những người bình thường đã tổ chức và thúc ép các cuộc cải cách kinh tế và chính trị. Những thay đổi xã hội đã làm đổi hướng công nghệ và đẩy tiền lương lên. Đấy đã chỉ là một thắng lợi nhỏ cho sự thịnh vượng chung, và các quốc gia Tây phương còn phải đi dọc theo một con đường công nghệ và thể chế tranh cãi, dài hơn nhiều để đạt được sự thịnh vượng chung.

Chương 7 (“Con Đường Tranh cãi”) xem xét lại các cuộc đấu tranh gian khổ về chiều hướng công nghệ, sự định lương, và chính trị tổng quát hơn đã xây dựng các nền tảng của thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhất ở phương Tây như thế nào. Trong ba thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II, Hoa Kỳ và các quốc gia công nghiệp khác đã trải nghiệm sự tăng trưởng kinh tế nhanh được chia rẻ rộng rãi khắp các nhóm nhân khẩu học. Các xu hướng kinh tế này đã đi cùng với những sự cải thiện xã hội khác, kể cả những sự mở rộng về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và tuổi thọ kỳ vọng. Chúng tôi giải thích làm thế nào và vì sao sự thay đổi công nghệ đã không chỉ tự động hóa công việc mà cũng đã tạo ra các cơ hội mới cho các công nhân, và điều này được nhúng như thế nào trong một sự sắp đặt thể chế mà đã ủng hộ các sức mạnh đối trọng.

Chương 8 (“Thiệt hại Số”) quay sang thời hiện đại của chúng ta, bắt đầu với việc chúng ta đã lạc lối và đã bỏ mô hình thịnh vượng-chung của các thập niên đầu sau chiến tranh như thế nào. Trung tâm của sự quay ngược lại này đã là một sự thay đổi về hướng công nghệ xa khỏi các công việc mới và các cơ hội cho các công nhân và hướng tới sự bận tâm với việc tự động hóa công việc và cắt các chi phí lao động. Sự đổi hướng này đã không phải là không thể tránh khỏi mà đúng hơn đã nảy sinh từ một sự thiếu đầu vào và áp lực từ các công nhân, các tổ chức lao động, và quy định của chính phủ. Các xu hướng xã hội này đã đóng góp cho sự làm xói mòn sự thịnh vượng chung.

Chương 9 (“Cuộc Chiến đấu Nhân tạo”) giải thích rằng tầm nhìn sau-1980, mà đã làm chúng ta lạc lối, đã cũng đến để xác định chúng ta hình dung như thế nào về pha tiếp theo của các công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, và AI đang làm trầm trọng thêm các xu hướng tới bất bình đẳng kinh tế. Ngược lại với các lời xác nhận được nhiều nhà lãnh đạo công nghệ đưa ra, chúng ta cũng sẽ thấy rằng các công nghệ AI hiện có mang lại chỉ các lợi ích hạn chế trong hầu hết công việc con người. Ngoài ra, sự dùng AI cho sự giám sát nơi làm việc không chỉ làm tăng bất bình đẳng mà cũng tước quyền các công nhân. Tồi tệ hơn, con đường hiện thời của AI có nguy cơ đảo ngược các thập niên tăng trưởng kinh tế trong thế giới đang phát triển bằng việc xuất khẩu sự tự động hóa trên toàn cầu. Chẳng cái nào trong số này là không thể tránh khỏi cả. Thực ra, chương này cho rằng AI, và thậm chí sự nhấn mạnh đến trí thông minh máy, phản ánh một con đường rất đặc thù cho sự phát triển của các công nghệ số, một con đường với các tác động phân phối sâu sắc—làm lợi cho ít người và để phần còn lại ở phía sau. Thay cho việc tập trung vào trí thông minh máy, là hữu ích để cố gắng cho “tính hữu ích máy,” có nghĩa là các máy có thể là hữu ích nhất cho con người như thế nào—chẳng hạn, bằng việc bổ sung cho các năng lực người lao động. Chúng ta cũng sẽ thấy rằng khi nó được theo đuổi trong quá khứ, tính hữu ích máy đã dẫn đến những ứng dụng quan trọng và phong phú nhất của các công nghệ số nhưng đã ngày càng bị gạt sang một bên trong sự truy tìm trí thông minh máy và tự động hóa.

Chương 10 (“Dân chủ Đổ vỡ”) cho rằng các vấn đề đối mặt với chúng ta có thể còn nghiêm trọng hơn bởi vì sự thu thập dữ liệu ồ ạt và sự gặt hái dữ liệu dùng các phương pháp AI đang tăng cường sự giám sát các công dân bởi các chính phủ và các công ty. Đồng thời, các mô hình kinh doanh dựa vào quảng cáo được AI-hỗ trợ đang phát tán thông tin sai lệch và khuếch đại chủ nghĩa cực đoan. Con đường hiện thời của AI chẳng tốt cho nền kinh tế cũng không tốt cho nền dân chủ, và hai vấn đề này, đáng tiếc, tăng cường lẫn nhau.

Chương 11 (“Định hướng lại Công nghệ”) kết thúc bằng việc phác họa làm thế nào chúng ta có thể đảo ngược các xu hướng nguy hiểm này. Nó cung cấp một bản mẫu cho việc định hướng lại sự thay đổi công nghệ dựa vào việc thay đổi chuyện kể, xây dựng các sức mạnh đối trọng, và phát triển các giải pháp kỹ thuật, quy định, và chính sách để xử trí các khía cạnh cụ thể của thành kiến xã hội về công nghệ.