Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 264): Phạm Duy: Tuyển tập Dân ca – Bài 19: Những bàn chân

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

 

Những bàn chân  – Sáng tác: Phạm Duy;

Trình bày: Duy Khánh (Pre 75)

ĐỌC THÊM:

Trên đường Việt Tiến (Trích)

Georges Etienne Gauthier

(Nguồn: https://phamduy.com/vi/viet-ve-pham-duy/mot-nguoi-gia-na-dhai-va-nghe-thuat-cua-pham-duy/5795-bai-6-tren-dhuong-viet-tien)

Như tương phản với bức bích họa lớn của năm 1960, trong năm 1961 Phạm Duy cống hiến cho chúng ta một loạt những thi phẩm nhỏ nhắn, tinh vi. Những bài Xuân Ca, Bài Ca Trăng, Bài Ca SaoNhững Bàn Chân ra đời, ca khúc sau cùng này lại không phải là một bức tiểu họa mà là một thứ tranh màu rất mạnh mẽ; lời thơ rắn rỏi và đầy ý nghĩa, nét nhạc vững vàng về kỹ thuật đã cho tác phẩm một đặc tính riêng. Rồi lại những bản Nước Chảy Bon Bon, Ngày Em Hai Mươi Tuổi, Nước Mắt Rơi với một giọng sầu thu hút, và cuối cùng là Ngậm Ngùi, bài thơ đẹp đẽ của Huy Cận đã gợi hứng cho Phạm Duy hoàn thành một trong những khúc điệu đặc thù nhất của mình, một khúc điệu vừa nồng nàn vừa tinh tế, với lối xây dựng đặc biệt chu đáo.

Mặt khác, nếu trong cùng năm ấy Phạm Duy đã cho ra đời các bản dân ca cổ truyện miền Bắc mà ông đã sưu tầm từ những năm trước như Ới Hoa Ðẹp, Trèo Lên Quán Giốc, Qua Câu Gió Bay, Cây Trúc Xinh, Hái Hoa… thì vào năm 1962 ông lại cho xuất bản những bài Một Mẹ Trăm Con, Ngày Mùa, Chiêng Trống Cồng, Hát Ðôi, Về Ðông Bằng, Anh Mau Về… những dân điệu Jarai, Thái, Takua và H’rê mà ông đã viết thêm lời mới. Tiếp theo đó, lại là những bài dân ca khác của miền Bắc, điệu hát mà Phạm Duy đã luyện tập ngày bé và ban nhạc AVT đã canh tân ít nhiều, một cách rất linh động, trong lối trình diễn theo kiểu khôi hài của họ.

Nhưng trong lúc ấy, nghệ thuật của nhạc sĩ không ngớt sâu sắc thêm, và cũng vào năm 1962 Phạm Duy hiến cho chúng ta bài Mộ Khúc, lời thơ của Xuân Diệu: đây là một bức thủy họa của bực thầy, màu sắc mờ nhạt, tinh vi, với vẻ đẹp mê ảo của phái ấn tượng. Và lại còn bài Tâm Sự Gửi Về Ðâu, thơ của Lê Minh Ngọc: tác phẩm trữ tình nồng nhiệt và say mê này là một trong những nhạc phẩm cảm động nhất của Phạm Duy.

Trong năm 1963 lại có bốn bài hát mới, bắt nguồn từ dân ca hay có dáng dấp dân ca là: Xuân Buôn Thượng, Mẹ Gọi Con, Anh Hỡi Anh Cứ Về Miền Nam Lửa Sống phần thơ của các tác phẩm này nhuốm vẻ giản dị rất gần dân chúng, nhưng phần nhạc thì trái lại, chứa đựng muôn vàn tinh vi tế nhị, chứng tỏ thiên tài sáng tạo bất tận của tác giả. Tiếp theo là truyện ca Quán Bên Ðường, thơ của Bình Nguyên Lộc, ở đây từ một mẩu nhạc khởi sơ nhỏ bé, Phạm Duy đã xây dựng cả một công trình khá mạnh mẽ và đa dạng, về phương diện nhạc điệu cũng như về phương diện tiết điệu và hoà điệu.

Nhưng năm 1963 ấy lại đặc sắc ở chỗ đã hướng nhạc sĩ về một kinh nghiệm sáng tạo khác: để thỏa mãn nhu cầu của hai cuốn phim, tác giả đã soạn hai tiểu ca kịch: Chức Nữ Về Trời Tấm Cám. Hình như các tác phẩm này không được quảng đại quần chúng biết đến mấy, tuy nhiên – tôi đã nhấn mạnh ở bài trước – đó là những chứng cứ về thiên tài uyển chuyển và đa diện của Phạm Duy. Kinh nghiệm sáng tác này có phần khó khăn và táo bạo đối với chàng nhạc sĩ của chúng ta, nhưng nhạc sĩ vẫn vượt qua vẻ vang. Dĩ nhiên đây là những tiểu ca kịch theo lối Phạm Duy, nhưng lúc nào cũng đầy những vẻ đẹp đẽ, duyên dáng. Phạm Duy thật là tài tình!

(Tác giả bài này, Georges Etienne Gauthier, sinh quán ở Bonaventure miền cực Ðông của Gia-nã-đại, tòng học tại Ecole Supérieure de Musique Vincent d’Indy ở Montreal, nơi có gần 300 sinh viên Việt nam theo học trong ba trường đại học lớn. Có thể do sự tiếp súc với những sinh viên Việt nam tại Montreal và cũng có thể do cuộc chiến tranh dai dẳng ở Việt nam đã làm cho cả thế giới xúc động và lưu ý đến đất nước đau khổ này mà Gauthier để tâm nghiên cứu nhạc Việt từ nhiều năm nay, từ nhạc cổ truyền đến nhạc mới, từ sáng tác phẩm của các nhạc sĩ miền Bắc Việt tới các nhạc phẩm của nhạc sĩ Nam Việt, sưu tập rất nhiều ấn phẩm, đĩa hát, băng nhạc của nhạc Việt hai miền. Mộng ước của Gauthier là giới thiệu niềm rung cảm của dân tộc Việt qua âm nhạc, giới thiệu các nhạc sĩ Việt nam với thế giới.

Trong khi nghiên cứu nhạc Việt, Gauthier đã ”gặp” nhạc Phạm Duy và nảy sinh lòng cảm mến sâu xa đối với người nhạc sĩ Việt nam, trong ba mươi năm, đã sáng tác trên 400 bản nhạc đủ loại. Cũng do đó mà Gauthier đã muốn viết một loạt bài về nghệ thuật của Phạm Duy để đăng trên tạp chí Bách Khoa và sau đây là bài đầu của loạt bài này mà tác giả đã viết bằng Pháp ngữ, Thu Thủy (Võ Phiến) dịch sang tiếng Việt).