Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

Những người tài đi hết, rồi ta sẽ sống với ai?

Vương Trí Nhàn

1/ Thế nào là người tài?

Lớp 10C Chu Văn An bọn tôi khóa 1958-1961 có bạn Phạm Đình Tuấn. Tuấn thông minh, nhưng thường điểm các môn không cao lắm, nên không được coi là học sinh giỏi. Tôi chỉ bái phục Tuấn khi được biết rằng hồi ấy anh đã đọc được “Thủy hử” trong nguyên văn bằng chữ Hán.

Hết lớp mười (lớp 12 hiện nay) Tuấn thi vào đại học hàng hải, những mong theo tàu viễn dương đi khắp thế giới. Cái lý lịch là dân Hà Nội cũ đã làm hại anh. Người ta sợ những người như anh đi đây đi đó rồi sẽ bỏ ra nước ngoài. Anh phải chuyển về nông lâm khoa nuôi cá nước ngọt và học xong được điều lên Sơn La.

Bạn bè ai cũng nghĩ chắc anh bị quên giữa núi rừng mịt mùng tức đã lẫn vào đám công chức xã hội chủ nghĩa tỉnh lẻ ở miền Bắc. Cái điều lo lắng đó của chúng tôi được coi là sai khi biết sau 1975 được tin Tuấn bỏ Sơn La vào Sài Gòn tính chuyện làm ăn, rồi nhanh chóng vượt biên.

Thật tôi không hiểu tại sao mà trong những ngày ở Sơn La anh còn làm được hai việc rất khó khăn là tiếp tục học thêm về nuôi trồng thủy sản và nhất là học được tiếng Anh đến mức khi đi di tản sang Mỹ nhập ngay được vào xã hội đó, như một người lao động giỏi giang. Làm sao lại không kinh ngạc khi biết về hưu của anh lên tới 4.000USD.

Tôi không có điều kiện gặp anh từ 1961, chỉ biết qua lời kể của các bạn Nguyễn Nghĩa, Bùi Hồng, nên không biết có gì sai trong các chi tiết vừa kể.

Nhưng tôi chắc rằng về căn bản Phạm Đình Tuấn của tôi là người Hà Nội sau 1954 không bị cách giáo dục của xã hội làm cho tầm thường đi và nhất là không bị cuộc chiến tranh 1965-75 làm hỏng. Tôi muốn coi anh người bạn nay đã qua đời này là một công dân Hà Nội tiêu biểu. Tại sao?

Ở đây không chắc các bạn xa gần đồng ý với tôi, nhưng tôi có cái chuẩn mực riêng của mình.

Theo tôi, cái tinh thần chính mà người Hà Nội “trong thời Pháp thuộc” đã học hỏi được – đúng hơn là cái thời mà các công dân đô thị đã được nền văn hóa phương Tây do người Pháp đưa vào hướng dẫn – đó là tinh thần hướng ra thế giới và ở đâu cũng tự rèn cho mình cái khả năng gia nhập vào xã hội hiện đại.

Những người như thế hiện nay đang là thiểu số. Còn đa số chúng ta thì khác. Lớp người thuộc lứa tuổi tôi đa số thích ứng với chiến tranh và nay đang sống rất khó khăn trong cái thời mà xã hội cần phát triển.

Nhìn từng người thì có người nọ người kia và ta phải buộc lòng mà chấp nhận vậy. Nhưng xét chung cả cộng đồng thì sao? Chúng ta loay hoay mang chút uy tín có được trong chiến tranh ra làm bảo đảm để đi vay mượn rồi cùng với chút tài nguyên ông cha để lại bán đi để tiêu xài.

Đáng lẽ chúng ta phải để cho những người đã có sự chuẩn bị cho hội nhập và phát triển như Tuấn hướng dẫn xã hội này thì chúng ta lại để cho họ bỏ ra nước ngoài. Và đó là nguyên nhân lớn nhất khiến tôi tin rằng chúng ta sẽ còn tụt lùi nữa.

2/ Những người tài đi hết, rồi ta sẽ sống với ai?

Tôi nhớ lại về Tuấn và có những ý nghĩ trên khi đọc bài trên mạng Dân trí ngày 11-11-2017 mang tên.

“Người đàn ông uống cà phê cùng Thủ tướng Canada bên vỉa hè Sài Gòn”.

https://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-dan-ong-uong-ca-phe-cung-thu-tuong-canada-ben-via-he-sai-gon-20171111090559053.htm

Bài báo cho biết “Ông Hiệp sinh năm 1946, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sài Gòn. Có lẽ, vừa là một nhân viên thâm niên hơn hai mươi năm của lãnh sự quán Canada tại TPHCM lại là người bản địa nên ông được lãnh đạo giao nhiệm vụ hướng dẫn Thủ tướng Trudeau dạo phố, ngắm cảnh, uống cà phê cóc Sài Gòn...”

...Cuộc trò chuyện giữa hai con người chỉ biết nhau qua “giấy tờ” vỏn vẹn chừng mươi phút nhưng ấn tượng hình ảnh một vị lãnh đạo trẻ trung, năng động, thân thiện để lại trong lòng ông Hiệp vô cùng sâu sắc. Hai người trò chuyện bằng tiếng Anh xong rồi tiếng Pháp. Thủ tướng Trudeau khá bất ngờ với khả năng nói tiếng Pháp của ông Hiệp.

Ông Hiệp cũng trải lòng cùng Thủ tướng: “Cũng làm đã lâu, hơn hai mươi năm rồi, tôi có ý định xin hưu để sang Canada sống với con cháu…”.

Nghe đến đó, Thủ tưởng Trudeau xin ngắt ngang: “Chính phủ Cananda rất trân trọng những người lớn tuổi, rất tôn trọng những người hăng say lao động và làm được việc, Canada không quan trọng tuổi tác”.

...

Chắc các bạn đã đoán ra, nhưng tôi vẫn muốn nói ra bằng được cái cảm giác của tôi về nhân vật ông Hiệp trong bài. Đế mượn lại một chữ của Thạch Lam, tôi không khỏi se lòng, khi nghĩ những người như thế, nay đang hiếm dần.

Chúng ta sẽ sống với ai? Ai là người sẽ giúp chúng ta tiếp tục quan hệ với thế giới?

Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài. Chỗ khác giữa xưa và nay là những người tài thời nay thường tự nguyện ra đi, khổ mấy cũng quyết để đi.

Nguồn: FB Vương Trí Nhàn