Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

Đường tới không-tự do (kỳ 2)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

image

 

 

CHƯƠNG MỘT

CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN HAY CHỦ NGHĨA TOÀN TRỊ (2011)

Với luật đất nước chúng ta sẽ lên, nhưng nó sẽ diệt vong với sự vô luật pháp.

—NJAL’S SAGA, c. 1280

Ai có thể tạo ra một sự ngoại lệ thì là vua.

—CARL SCHMITT, 1922

Chính kiến về tính không thể tránh khỏi là ý tưởng rằng không có ý tưởng nào. Những người trong cảnh nô lệ của nó phủ nhận rằng các ý tưởng là quan trọng, chỉ chứng minh rằng họ đang ở trong sự kìm kẹp của một ý tưởng hùng mạnh. Cliché (sáo ngữ) của chính kiến về tính không thể tránh khỏi là “không có lựa chọn thay thế nào.” Để chấp nhận điều này là để phủ nhận trách nhiệm cá nhân cho việc hiểu rõ lịch sử và tạo ra thay đổi. Cuộc sống trở thành một sự mộng du đến một nấm mồ được đánh dấu trước trong một lô đất được mua trước.

Tính vĩnh viễn nảy sinh1 từ tính không thể tránh khỏi giống một con ma từ một xác chết. Phiên bản tư bản chủ nghĩa của chính kiến về tính không thể tránh khỏi, thị trường như một cái thay thế cho chính sách, gây ra bất bình đẳng kinh tế làm xói mòn niềm tin vào sự tiến bộ. Khi tính di động xã hội dừng lại, tính không thể tránh khỏi nhường đường cho tính vĩnh viễn, và dân chủ nhường đường cho chế độ tài phiệt. Một nhà tài phiệt đang xe một câu chuyện về quá khứ vô tội, có lẽ với sự giúp đỡ của các ý tưởng phát xít, đưa ra sự bảo vệ giả cho nhân dân với nỗi đau thật. Niềm tin rằng công nghệ phục vụ tự do mở đường cho sự trình diễn của hắn ta. Khi sự làm sao lãng thay thế sự tập trung, tương lai tan rã trong tâm trạng vỡ mộng về hiện tại, và tính vĩnh viễn trở thành cuộc sống hàng ngày. Nhà tài phiệt đặt chân vào chính trị thực từ một thế giới hư cấu, và cai quản bằng việc viện dẫn huyền thoại và bịa ra khủng hoảng. Trong những năm 2010, một người như vậy, Vladimir Putin, đã hộ tống người khác, Donald Trump, từ hư cấu đến quyền lực.

Nga đã đi đến chính kiến2 về tính vĩnh viễn đầu tiên, và các nhà lãnh đạo Nga bảo vệ bản thân họ và của cải của họ bằng việc xuất khẩu nó. Tổng tài phiệt (oligarch-in-chief), Vladimir Putin, chọn triết gia phát xít Ivan Ilyin như một người chỉ đường. Thi sĩ Czesław Miłosz viết trong 1953 rằng “chỉ trong giữa thế kỷ thứ hai mươi dân cư của nhiều nước Âu châu đã mới hiểu, thường theo cách chịu đau khổ, rằng các sách triết học phức tạp và khó hiểu có một ảnh hưởng trực tiếp lên số phận của họ.” Vài trong số những sách triết học quan trọng ngày nay được Ilyin viết trước khi ông chết vào năm sau khi Miłosz viết các dòng đó. Sự hồi sinh của Ivan Ilyin bởi nước Nga chính thức trong những năm 1990 và các năm 2000 đã cho công trình của ông một cuộc sống thứ hai khi chủ nghĩa phát xít được thích nghi làm cho chế độ tài phiệt là có thể, khi các ý tưởng cụ thể giúp các nhà lãnh đạo chuyển từ tính không thể tránh khỏi sang tính vĩnh viễn.

Chủ nghĩa phát xít của những năm 19203 và 1930, thời đại của Ilyin, có ba đặc điểm cốt lõi: nó ca tụng ý chí và bạo lực hơn lý trí và luật; nó đề xuất một lãnh tụ với một mối quan hệ huyền bí với nhân dân của ông ta; và nó mô tả đặc trưng sự toàn cầu hóa như một âm mưu hơn là như một tập hợp các vấn đề. Được làm sống lại ngày nay trong hoàn cảnh bất bình đẳng như một chính kiến về tính vĩnh viễn, chủ nghĩa phát xít phục vụ các nhà tài phiệt như một chất xúc tác cho những sự quá độ khỏi sự thảo luận công và hướng tới sự hư cấu chính trị; khỏi việc bỏ phiếu có ý nghĩa và hướng tới nền dân chủ giả; khỏi luật trị (rule of law [nhà nước pháp quyền]) và hướng tới các chế độ độc tài cá nhân.

Lịch sử luôn luôn tiếp tục, và các lựa chọn thay thế luôn xuất hiện. Ilyin tiêu biểu cho một trong những thứ này. Ông không chỉ là nhà tư tưởng phát xít được hồi sinh trong thế kỷ của chúng ta, mà ông là nhà tư tưởng phát xít quan trọng nhất. Ông là một người hướng dẫn trên con đường tối tăm đến không-tự do, mà dẫn từ tính không thể tránh khỏi tới tính vĩnh viễn. Việc hiểu biết các ý tưởng và ảnh hưởng của ông, chúng ta có thể nhìn xuống đường, tìm ánh sáng và các lối ra. Điều này có nghĩa là suy nghĩ về mặt lịch sử: hỏi các ý tưởng từ quá khứ có thể quan trọng thế nào trong hiện tại, so sánh thời đại toàn cầu hóa của Ilyin với thời đại toàn cầu hóa của chính chúng ta, nhận ra rằng khi đó như bây giờ các khả năng là có thực và nhiều hơn hai khả năng. Cái kế vị tự nhiên của màn che tính không thể tránh khỏi là vải liệm của tính vĩnh viễn, nhưng có các lựa chọn thay thế phải được tìm thấy trước khi vải liệm rớt xuống. Nếu chúng ta chấp nhận tính vĩnh viễn, chúng ta hy sinh tính cá nhân, và sẽ không còn thấy khả năng nữa. Tính vĩnh viễn là một ý tưởng khác nói rằng không có ý tưởng nào.

Khi Liên Xô sụp đổ trong 1991, các chính trị gia Mỹ có chính kiến về tính không thể tránh khỏi đã tuyên bố sự kết thúc của lịch sử, trong khi một số người Nga tìm các uy quyền mới trong một quá khứ đế quốc. Khi được thành lập trong 1922, Liên Xô thừa kế hầu hết lãnh thổ của Đế chế Nga. Đất đai của sa hoàng đã lớn nhất trên thế giới, trải từ tây sang đông từ giữa châu Âu đến bờ Thái bình Dương, và từ bắc xuống nam từ vùng Bắc cực xuống Trung Á. Tuy phần lớn là nước của các nông dân và dân du mục, các tầng lớp trung lưu và các trí thức Nga vào đầu thế kỷ thứ hai mươi lưu ý đến một đế chế được một nhà chuyên chế cai trị đã có thể trở thành hiện đại hơn và công bằng hơn như thế nào.

Ivan Ilyin, sinh ra trong một gia đình quý tộc4 trong 1883, là điển hình của thế hệ ông như một thanh niên. Trong đầu những năm 1900, ông muốn nước Nga trở thành một nhà nước được luật cai trị. Sau thảm họa của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất và kinh nghiệm của Cách mạng Bolshevik 1917, Ilyin trở thành một nhà phản cách mạng, một người chủ trương các phương pháp bạo lực chống lại cách mạng, và với thời gian một chủ nghĩa phát xít Kitô đã muốn thắng chủ nghĩa Bolshevik. Trong 1922, vài tháng trước khi Liên Xô được thành lập, ông bị trục xuất khỏi quê hương ông. Viết ở Berlin, ông đưa ra một cương lĩnh cho các đối thủ của Liên Xô mới, được biết đến như các Bạch vệ. Các bạch vệ này là những người chiến đấu chống lại Hồng Quân Bolshevik trong cuộc Nội chiến Nga dài và đẫm máu, và sau đó, như Ilyin, đã đi lưu vong chính trị ở châu Âu. Ilyin muộn hơn đã trình bày các bài viết của ông như sự hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo Nga mà sẽ lên nắm quyền sau khi Liên Xô kết thúc. Ông chết trong 1954.

Sau khi một Liên bang Nga mới5 nổi lên từ Liên Xô đã chết trong 1991, cuốn sách ngắn của Ilyin Nhiệm vụ của Chúng ta bắt đầu lưu hành trong các lần xuất bản Nga mới, toàn tập của ông được xuất bản, và các ý tưởng của ông có được những người ủng hộ mạnh mẽ. Ông đã chết bị quên lãng ở Thụy Sĩ; Putin tổ chức một cuộc mai táng lại ở Moscow trong 2005. Các giấy tờ cá nhân của Ilyin đã tìm được đường đến Đại học Bang Michigan; Putin cử một sứ giả để đòi lại chúng trong 2006. Vào lúc đó Putin trích dẫn Ilyin trong các bài phát biểu hàng năm của tổng thống trước cuộc họp toàn thể của quốc hội Nga. Đấy là các bài phát biểu quan trọng, được bản thân Putin soạn. Trong những năm 2010, Putin dựa vào quyền uy của Ilyin để giải thích vì sao nước Nga phải làm xói mòn Liên Âu và xâm chiếm Ukraine. Khi được hỏi để gọi tên một sử gia, Putin nêu gương Ilyin như chuyên gia của ông về quá khứ.

Giai cấp chính trị Nga6 theo tấm gương Putin. Bậc thầy tuyên truyền của ông Vladislav Surkov đã thích nghi các ý tưởng của Ilyin vào thế giới media hiện đại. Surkov đã sắp đặt sự lên nắm quyền của Putin và trông nom sự củng cố media mà bảo đảm sự cai trị có vẻ vĩnh viễn của Putin. Dmitry Medvedev, người đứng đầu hình thức của đảng chính trị của Putin, đã giới thiệu Ilyin cho thanh niên Nga. Tên của Ilyin ở trên môi của các lãnh tụ các đảng đối lập giả, đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ Tự do (cực-Hữu) góp một phần trong việc tạo ra hình bóng bắt chước nền dân chủ mà Ilyin đã khuyến nghị. Ilyin được người đứng đầu tòa án hiến pháp trích dẫn, ngay cả ý tưởng của ông rằng luật có nghĩa là tình yêu dành cho một lãnh tụ thăng hoa. Ông được các thống đốc vùng của nước Nga nhắc đến khi Nga trở thành một nhà nước tập trung mà ông đã chủ trương. Trong đầu 2014, các đảng viên của đảng cầm quyền Nga và tất cả công chức Nga nhận được một sưu tập của các xuất bản phẩm chính trị của Ilyin từ Kremlin. Trong 2017, TV Nga tổ chức ngày kỷ niệm thứ một trăm của Cách mạng Bolshevik với một phim giới thiệu Ilyin như một thẩm quyền đạo đức.

Ilyin là một chính trị gia7 có chính kiến về tính vĩnh viễn. Tư tưởng của ông thống trị khi phiên bản tư bản chủ nghĩa của chính kiến về tính không thể tránh khỏi sụp đổ ở nước Nga trong các năm 1990 và những năm 2000. Khi nước Nga trở thành một chế độ đạo tặc có tổ chức trong những năm 2010, khi sự bất bình đẳng trong nước đạt các tỷ lệ gây sửng sốt, ảnh hưởng của Ilyin lên đỉnh điểm. Cuộc tấn công Nga lên Liên Âu và Hoa Kỳ đã tiết lộ, bằng việc nhắm tới chúng, các đức hạnh chính trị nào đó mà nhà triết học Ilyin đã bỏ qua hay coi khinh: chủ nghĩa cá nhân, sự thừa kế, sự hội nhập, tính mới, sự thật, sự bình đẳng.

Ilyin đầu tiên đề xuất các ý tưởng của ông cho những người Nga một thế kỷ trước, sau Cách mạng Nga. Thế mà ông trở thành một nhà triết học của thời đại chúng ta. Không nhà tư tưởng thế kỷ thứ hai mươi nào được phục hồi theo phong cách lớn như vậy trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, cũng chẳng có được ảnh hưởng như vậy đến chính trị thế giới. Nếu việc này không được để ý đó là bởi vì chúng ta ở trong cảnh nô lệ của tính không thể tránh khỏi: chúng ta tin rằng các ý tưởng là không quan trọng. Để nghĩ về mặt lịch sử là để chấp nhận rằng cái không quen thuộc có thể là quan trọng, và làm việc để biến cái không quen thuộc thành quen thuộc.

Chính kiến của chúng ta về tính không thể tránh khỏi8 dội lại các chính kiến đó của những năm của Ilyin. Giống thời kỳ từ cuối các năm 1980 đến đầu những năm 2010, cũng thế thời kỳ từ cuối các năm 1880 đến đầu những năm 1910 đã là một thời kỳ toàn cầu hóa. Minh triết quy ước của cả hai thời đại cho rằng sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sẽ mang lại chính trị được khai sáng và chấm dứt sự cuồng tín. Sự lạc quan này đã sụp đổ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất và các cuộc cách mạng và các cuộc phản cách mạng tiếp sau. Bản thân Ilyin đã là một ví dụ sớm của xu hướng này. Một người ủng hộ trẻ của luật trị (rule of law), ông đã chuyển sang cực Hữu trong khi ngưỡng mộ các chiến thuật ông quan sát được ở bên cực Tả. Benito Mussolini, một người từng theo cánh tả, đã dẫn đầu những kẻ phát xít của ông trong cuộc Hành quân về Rome không lâu sau khi Ilyin bị trục xuất khỏi nước Nga; nhà triết học đã thấy trong Duce (Lãnh tụ, tức Mussolini) hy vọng cho một thế giới thối nát.

Ilyin đã xem chủ nghĩa phát xít9 như chính trị của thế giới sắp đến. Trong sự lưu vong trong những năm 1920, ông băn khoăn rằng những người Italia đã đến chủ nghĩa phát xít trước những người Nga. Ông tự an ủi bằng một ý tưởng rằng các Bạch vệ Nga đã là sự cảm hứng cho cuộc đảo chính của Mussolini: “phong trào Bạch vệ với tư cách như vậy là sâu hơn và rộng hơn chủ nghĩa phát xít [Italia].” Độ sâu và độ rộng, Ilyin giải thích, đến từ một sự ủng hộ của loại đạo Kitô mà đòi hỏi sự hiến tế máu của những kẻ thù của Chúa. Trong những năm 1920 tin rằng các Bạch vệ tha hương vẫn có thể giành được quyền lực, Ilyin đã xưng hô với họ như “các bạn Bạch vệ của tôi, những người phát xít.”

Ilyin bị Adolf Hitler gây ấn tượng tương tự.10 Mặc dù ông đã thăm Italy và nghỉ hè ở Thụy Sĩ, nhà của Ilyin giữa 1922 và 1938 ở Berlin, nơi ông làm việc cho một viện học thuật được chính phủ bảo trợ. Mẹ của Ilyin là người Đức, ông đã nhận làm phân tích tâm lý với Sigmund Freud ở Đức, ông đã nghiên cứu triết học Đức, và ông đã viết bằng tiếng Đức cũng như và thường xuyên như ông viết bằng tiếng Nga. Trong việc làm hàng ngày của mình ông biên tập và viết những nghiên cứu phê phán về chính trị Soviet (A World at the Abyss [Một Thế giới bên bờ Vực thẳm] bằng tiếng Đức và The Poison of Bolshevism [Chất độc của Chủ nghĩa Bolshevik] bằng tiếng Nga, chẳng hạn, chỉ trong năm 1931). Ilyin xem Hitler như một người bảo vệ nền văn minh khỏi chủ nghĩa Bolshevik: Führer (lãnh tụ), ông viết, đã “thực hiện một nhiệm vụ to lớn cho toàn bộ châu Âu” bằng việc chặn các cuộc cách mạng thêm nữa theo mô hình Nga. Ilyin lưu ý với sự tán thành rằng chủ nghĩa bài do thái của Hitler bắt nguồn từ ý thức hệ của các Bạch vệ Nga. Ông than vãn “châu Âu không hiểu phong trào Xã hội chủ nghĩa Dân tộc (Nazi).” Chủ nghĩa Nazi trên hết là một “Tinh thần” mà những người Nga phải cùng chia sẻ.

Trong năm 1938, Ilyin rời11 nước Đức sang Thụy Sĩ, nơi ông sống cho đến khi chết trong 1954. Ông được hỗ trợ về mặt tài chính ở Thụy Sĩ bởi vợ của một doanh nhân Đức-Mỹ, và cũng kiếm được một ít tiền bằng việc trình bày các bài giảng công khai bằng tiếng Đức. Cốt lõi của các bài giảng này, như một học giả Thụy Sĩ lưu ý, là nước Nga không nên được hiểu như mối nguy cộng sản hiện thời mà như sự cứu rỗi Kitô tương lai. Theo Ilyin, phương Tây suy đồi đã giáng chủ nghĩa cộng sản xuống nước Nga vô tội. Một ngày nước Nga sẽ giải phóng mình và các nước khác với sự giúp đỡ của chủ nghĩa phát xít Kitô. Một nhà phê bình Thụy sĩ mô tả đặc trưng các sách của ông như “dân tộc theo nghĩa chống đối toàn bộ phương Tây.”

Quan điểm chính trị của Ilyin12 không thay đổi khi Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai bắt đầu. Những người quen của ông ở Thụy Sĩ là những người cực Hữu: Rudolf Grob tin rằng Thụy Sĩ nên bắt chước nước Đức Nazi; Theophil Spoerri thuộc về một nhóm cấm những người Do thái và các hội viên hội Tam điểm (Masons); Albert Riedweg là một luật sự cánh-hữu mà anh trai ông Franz là công dân Thụy sĩ nổi bật nhất trong bộ máy hủy diệt Nazi. Franz Riedweg lấy con gái của bộ trưởng chiến tranh Đức và đã gia nhập SS Nazi. Ông đã tham gia vào các cuộc Đức xâm chiếm Ba Lan, Pháp, và Liên Xô, mà cuộc cuối cùng trong số đó Ilyin xem như một phiên tòa xử chủ nghĩa Bolshevik trong đó các Nazi có thể giải phóng những người Nga.

Khi Liên Xô13 thắng cuộc chiến tranh và mởi rộng đế chế của nó sang phương tây trong 1945, Ilyin bắt đầu viết cho các thế hệ người Nga tương lai. Ông mô tả đặc trưng công trình của ông như việc thắp sáng một chiếc đèn nhỏ trong bóng tối dày đặc. Với ngọn lửa nhỏ đó, các nhà lãnh đạo Nga của những năm 2010 bắt đầu một đám cháy lớn.

Ilyin đã nhất quán.14 Công trình lớn đầu tiên của ông về triết học, bằng tiếng Nga (1916), cũng là công trình lớn cuối cùng của ông về triết học, trong bản dịch tiếng Đức của nó (1946).

Cái tốt duy nhất15 trong vũ trụ, Ilyin xác nhận, là cái toàn vẹn của Chúa trước sự sáng thế. Khi Chúa tạo ra thế giới, ngài đã đập vỡ sự Thật duy nhất và toàn bộ là bản thân ngài. Ilyin chia thế giới thành cái “tuyệt đối (categorical),” vương quốc đã mất của khái niệm hoàn hảo duy nhất đó; và cái “lịch sử,” đời sống con người với các dữ kiện (fact) và những đam mê của nó. Đối với ông, thảm kịch của sự tồn tại là các dữ kiện đã không thể được ráp lại thành cái toàn bộ của Chúa, các đam mê cũng chẳng được ráp lại thành mục đích của Chúa. Bản thân nhà tư tưởng Rumani E. M. Cioran, một thời là một người biện hộ cho chủ nghĩa phát xít Kitô, đã giải thích khái niệm: trước lịch sử, Chúa là hoàn hảo và bất diệt; một khi ngài bắt đầu lịch sử, Chúa có vẻ “điên cuồng, phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác.” Như Ilyin diễn đạt: “Khi Chúa chìm vào sự tồn tại thực nghiệm ngài đã bị tước mất sự thống nhất hài hòa, lý trí logic, và mục đích tổ chức.”

Đối với Ilyin, thế giới con người chúng ta16 của các dữ kiện và các đam mê là vô nghĩa. Ilyin thấy là vô đạo đức rằng một dữ kiện có thể được hiểu trong bối cảnh lịch sử của nó: “thế giới của sự tồn tại thực nghiệm không thể được biện minh về mặt thần học.” Các đam mê là xấu. Chúa đã sai trong sự sáng thế của ngài bằng việc thả “bản chất xấu xa của nhục dục.” Chúa đã chịu thua một sự thôi thúc “lãng mạn” bằng việc tạo ra sinh vật, bản thân chúng ta bị tình dục thôi thúc. Và như thế “nội dung lãng mạn của thế giới thắng hình thức duy lý của tư tưởng, và tư tưởng nhường lại chỗ của nó cho mục đích không suy nghĩ,” tình yêu thể xác. Chúa đã bỏ lại chúng ta giữa “chủ nghĩa tương đối tinh thần và đạo đức.”

Bằng việc lên án Chúa, 17 Ilyin trao quyền cho triết học, hay chí ít cho một nhà triết học: bản thân ông. Ông giữ lại tầm nhìn về một “cái toàn bộ” thần thánh tồn tại trước sự sáng tạo ra thế giới, nhưng để nó cho bản thân ông để tiết lộ nó có thể được lấy lại như thế nào. Sau khi loại bỏ Chúa khỏi quang cảnh, bản thân Ilyin có thể đưa ra các phán xét về cái gì đang là và cái gì nên là. Có một thế giới Sùng đạo và bằng cách nào đó nó phải được chuộc lại, và công việc thiêng liêng này sẽ rơi vào tay những người hiểu tình trạng hiểm nguy—nhờ Ilyin và các sách của ông.

Tầm nhìn này là18 một tầm nhìn toàn trị. Chúng ta nên mong mỏi một điều kiện trong đó chúng ta nghĩ và cảm thấy như một, mà có nghĩa là không suy nghĩ và cảm thấy chút nào. Chúng ta phải ngừng tồn tại như những con người cá nhân. “Cái xấu bắt đầu,” Ilyin viết, “nơi cá nhân con người bắt đầu.” Chính tính cách cá nhân của chúng ta chỉ chứng minh rằng thế giới bị thiếu sót: “sự phân mảnh theo kinh nghiệm của sự tồn tại con người là một điều kiện sai, tạm thời, và không đúng về mặt siêu hình học của thế giới.” Ilyin khinh miệt các tầng lớp trung lưu, mà xã hội dân sự và đời sống riêng tư của chúng, ông nghĩ, giữ thế giới tan vỡ và ngăn Chúa đến gần. Để thuộc về một tầng lớp xã hội, mà đưa ra sự tiến bộ xã hội cho các cá nhân, là loại con người tồi tệ nhất: “đẳng cấp này tạo thành chính mức thấp nhất của sự tồn tại xã hội.”

Giống tất cả sự trái đạo đức,19 chính kiến về tính vĩnh viễn bắt đầu bằng việc đưa ra một ngoại lệ cho chính nó. Tất cả những thứ khác trong sự sáng thế có thể là xấu, nhưng tôi và nhóm của tôi là tốt, bởi vì tôi là chính tôi và nhóm của tôi là của tôi. Những người khác có thể bị lẫn lộn và bị mê mẩn bởi các dữ kiện và các đam mê của lịch sử, nhưng dân tộc tôi và bản thân tôi duy trì một sự vô tội tiền-lịch sử. Vì cái tốt duy nhất là phẩm chất vô hình này mà ở bên trong chúng ta, chính sách duy nhất là chính sách bảo vệ sự vô tội của chúng ta, bất chấp chi phí. Những người chấp nhận chính kiến về tính vĩnh viễn không kỳ vọng để sống lâu hơn, hạnh phúc hơn, hay cuộc sống thành công hơn. Họ chấp nhận sự đau khổ như một dấu hiệu của tính đúng đắn nếu họ nghĩ rằng những người khác có tội bị đau khổ hơn. Cuộc đời là kinh tởm, tàn bạo, và ngắn; niềm vui thích của cuộc sống là nó có thể được làm cho kinh tởm hơn, tàn bạo hơn, và ngắn hơn cho những người khác.

Ilyin tạo ra một ngoại lệ20 cho nước Nga và cho những người Nga. Sự vô tội Nga được ông tuyên bố đã không thể quan sát được trên thế giới. Chính hành động chứng minh đức tin của Ilyin hướng tới nhân dân của riêng ông: sự cứu rỗi đòi hỏi sự thấy nước Nga như nó đã không là. Vì các dữ kiện của thế giới chỉ là mảnh vụn thối nát của sự sáng thế thất bại của Chúa, sự thấy thật là sự chiêm nghiệm về cái vô hình. Corneliu Codreanu, nhà sáng lập của một chủ nghĩa phát xít Rumani họ hàng, thấy Archangel Michael trong nhà tù và ghi lại tầm nhìn của ông trong vài dòng. Mặc dù Ilyin cải trang ý tưởng của ông về sự chiêm nghiệm trong vài cuốn sách, nó thực sự không nhiều hơn thế: ông thấy dân tộc của riêng ông như đúng đắn, và sự tinh khiết của tầm nhìn đó là quan trọng hơn bất cứ thứ gì những người Nga thực sự đã làm. Dân tộc, “tinh khiết và khách quan,” là cái nhà triết học thấy khi ông làm mù bản thân mình.

Sự vô tội lấy một hình thức sinh học đặc thù. 21 Cái Ilyin thấy đã là một thân thể Nga trinh bạch. Giống những kẻ phát xít và những người độc đoán khác thời ông, Ilyin khăng khăng rằng dân tộc ông là một sinh vật, “một cơ thể của tự nhiên và linh hồn,” một động vật trong Vườn Địa đàng (Eden) mà không có tội tổ tông. Ai thuộc về bên trong cơ thể Nga đã không phải để cá nhân quyết định, vì các tế bào không quyết định liệu chúng thuộc về một thân thể hay không. Văn hóa Nga, Ilyin viết, tự động mang lại “sự đoàn kết anh em” ở bất cứ đâu quyền lực Nga mở rộng. Ilyin viết về “những người Ukrainia” trong các dấu ngoặc kép, bởi vì ông phủ nhận sự tồn tại của họ bên ngoài cơ thể Nga. Để nói về Ukraine là một kẻ thù truyền kiếp của nước Nga. Ilyin coi là nghiễm nhiên rằng một nước Nga hậu-Soviet sẽ gồm cả Ukraine.

Ilyin nghĩ22 rằng quyền lực Soviet đã tập trung tất cả năng lực Sa tăng của tính thực tế (tính thực dựa trên dữ kiện-factuality) và đam mê vào một chỗ. Thế mà ông cho rằng thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản cho thấy rằng nước Nga vô tội nhiều hơn thay vì ít hơn. Chủ nghĩa cộng sản, ông kiên định, là một sự quyến rũ của những người nước ngoài và làm bật rễ những người Nga mà Ilyin gọi là “những người Tarzan.” Họ ham muốn hãm hiếp nước Nga trinh bạch chính xác bởi vì nó đã chân thật và yếu đuối. Trong 1917, những người Nga đã đơn giản là quá tốt để kháng cự hàng hóa tội lỗi đến từ phương Tây. Bất chấp những sự cướp bóc của các nhà lãnh đạo Soviet, những người Nga đã giữ lại một tính tốt không thể cảm thấy được. Không giống châu Âu và nước Mỹ chấp nhận các dữ kiện và các đam mê của cuộc sống, nước Nga đã giữ lại một “Tinh thần” cơ bản gợi lại tính toàn bộ của Chúa. “Dân tộc không phải là Chúa,” Ilyin viết, “nhưng sức mạnh của linh hồn của nó là từ Chúa.”

Khi Chúa sáng tạo ra thế giới,23 bằng cách nào đó nước Nga đã trốn thoát lịch sử và vẫn ở trong tính vĩnh viễn. Quê hương của Ilyin, ông nghĩ, vì thế đã thoát được dòng chảy thời gian về phía trước và sự tích lũy tai nạn và lựa chọn mà ông thấy không thể chịu đựng nổi. Nước Nga thay vào đó đã trải qua các chu kỳ lặp lại của mối đe dọa và sự phòng thủ. Mọi thứ xảy ra phải là một cuộc tấn công từ thế giới bên ngoài chống lại nước Nga vô tội, hay một sự đáp lại Nga được biện minh với một mối đe dọa như vậy. Trong một sơ đồ như vậy là dễ cho Ilyin, người biết ít về lịch sử Nga thực sự, để nắm được hàng thế kỷ trong các cụm từ đơn giản. Cái một sử gia có thể thấy như sự lan ra của quyền lực từ Moscow sang bắc Á và nửa châu Âu [như sự xâm lấn] đối với Ilyin đã chẳng là gì hơn “sự tự-vệ.” Theo Ilyin, mỗi trận chiến từng được những người Nga chiến đấu đều là phòng thủ. Nước Nga luôn luôn là nạn nhân của một “sự bao vây lục địa” của châu Âu. Như Ilyin thấy các vấn đề, “dân tộc Nga, kể từ khi cải đạo hoàn toàn sang đạo Kitô, có thể tính đến gần một ngàn năm của sự đau khổ lịch sử.” Nước Nga chẳng làm gì sai cả; điều sai đã chỉ có thể được gây ra cho nước Nga. Các dữ kiện (sự thực-fact) không quan trọng và trách nhiệm biến mất.

Trước Cách mạng Bolshevik,24 Ilyin là một sinh viên luật và một người tin vào sự tiến bộ. Sau 1917, mọi thứ đều có vẻ có thể và mọi thứ đều được phép. Tình trạng vô pháp luật từ cực Tả, Ilyin nghĩ, lẽ ra đã bị một tình trạng vô pháp luật còn lớn hơn từ cực Hữu vượt quá. Trong công trình chín muồi của ông, Ilyin như thế miêu tả tình trạng vô pháp luật Nga như đức hạnh yêu nước. “Thực tế,” ông viết, “rằng chủ nghĩa phát xít là một sự chuộc lại quá mức của sự võ đoán yêu nước.” Từ Nga proizvol (произвол), sự võ đoán, đã luôn luôn là bête noire của các nhà cải cách Nga [bị các nhà cải cách Nga đặc biệt ghét]. Trong việc miêu tả proizvol như yêu nước, Ilyin đã quay sang chống lại cải cách pháp lý và thay vào đó thông báo rằng chính trị phải theo tính thất thường của một nhà cai trị duy nhất.

Việc Ilyin dùng từ Nga25 spasitelnii (спасительный) cho “cứu rỗi,” spasitelnii, đã thả một ý nghĩa tôn giáo sâu sắc vào chính trị. Giống những kẻ phát xít khác, như Adolf Hitler trong Mein Kampf, ông đã biến các ý tưởng Kitô về sự hy sinh và sự cứu rỗi theo hướng các mục đích mới. Hitler cho rằng ông sẽ cứu rỗi thế giới cho một Chúa lạnh nhạt bằng việc giải thoát nó khỏi những người Do thái. “Và như thế tôi đang hành động như đấng sáng tạo toàn năng muốn,” Hitler viết. “Trong chừng mực tôi kiềm chế những người Do thái, tôi đang làm công việc của Chúa trời.” Từ Nga spasitelnii thường được một Kitô hữu Chính thống giáo dùng cho sự giải thoát các tín đồ bởi sự hy sinh của đấng Christ trên Calvary [đồi Hào hiệp nơi ngài bị đóng đinh trên thập giá]. Cái Ilyin muốn nói là nước Nga cần một chúa cứu thế mà sẽ “hy sinh hào hiệp” đổ máu của những người khác để chiếm quyền lực. Một cuộc đảo chính phát xít là một “hành động cứu rỗi,” bước đầu tiên hướng tới sự trả lại tính toàn bộ cho vũ trụ.

Những người đã cứu26 thế giới bị thiếu sót của Chúa, phải bỏ qua cái Chúa nói về tình yêu thương. Jesus đã chỉ dẫn các môn đồ của ngài rằng, sau sự yêu thương Chúa, quy luật quan trọng nhất là yêu thương láng giềng của mình. Trong truyện ngụ ngôn về người Samaritan Tốt bụng, Jesus nhắc đến Leviticus 19:33–34: “Và nếu một ngoại kiều tạm trú với các con trong xứ các con, các con đừng ức hiếp họ. Mà ngoại kiều tạm trú với các con phải được xem như người bản xứ được sinh ra giữa các con, và các con phải yêu thương người đó như chính mình; vì các con đã từng là kiều dân trong xứ Ai Cập: Ta là CHÚA TRỜI đức Chúa của các con.” Đối với Ilyin không có láng giềng nào. Tính cá nhân là thối nát và tạm bợ, và sự liên lạc có ý nghĩa duy nhất là tính toàn bộ thần thánh đã mất. Chừng nào thế giới còn bị vỡ, việc yêu thương Chúa có nghĩa là một cuộc đấu tranh liên tục “chống lại các kẻ thù của trật tự thần thánh trên trái đất.” Làm bất cứ thứ gì trừ gia nhập cuộc chiến tranh này là làm điều ác: “Ai, mà chống lại cuộc đấu tranh hào hiệp chống lại ác quỷ, bản thân người đó là ác quỷ.” Đức tin đã có nghĩa là chiến tranh: “Lời cầu nguyện của ngươi hãy là thanh kiếm và thanh kiếm của ngươi hãy là một lời cầu nguyện!”

Bởi vì thế giới đầy tội lỗi27 và Chúa vắng mặt, chiến sĩ của ngài phải nổi lên từ vương quốc không thối nát nào đó ngoài lịch sử. “Quyền lực,” Ilyin tưởng tượng, “tự nó đến với người đàn ông mạnh mẽ.” Một người xuất hiện từ không đâu cả, và những người Nga sẽ nhận ra đấng cứu thế của họ: “Chúng ta sẽ chấp nhận tự do của chúng ta và các luật của chúng ta từ nhà ái quốc Nga mà dẫn nước Nga đến sự cứu rỗi.” Nổi lên từ sự hư cấu, đấng cứu thế coi thường các dữ kiện của thế giới và tạo ra một huyền thoại quanh bản thân mình. Bằng việc vác gánh nặng của những đam mê của những người Nga, ông chuyển “bản chất xấu xa của nhục dục” thành một sự thống nhất vĩ đại. Lãnh tụ sẽ là “người đủ nam tính,” như Mussolini. Ông “khiến mình trở nên cứng rắn trong việc phụng sự công bằng và nam tính. Ông được gây cảm hứng bởi tinh thần toàn thể hơn là bởi một động cơ cá nhân hay đảng phái. Ông đứng một mình và đi một mình bởi vì ông thấy tương lai của chính trị và biết cái gì phải được làm.” Những người Nga sẽ quỳ trước “cơ thể sống của nước Nga, phương tiện của sự tự-chuộc tội.”

Đấng cứu thế chặn28 tính thực, hướng dẫn đam mê, và tạo ra huyền thoại bằng việc ra lệnh tấn công chống lại một kẻ thù được chọn. Một kẻ phát xít khinh bỉ bất cứ chính kiến nào bén rễ vào xã hội (các sở thích của nó, các lợi ích của nó, các tầm nhìn của nó về tương lai, các quyền của các thành viên của nó, và vân vân). Chủ nghĩa phát xít bắt đầu không phải với một đánh giá về cái gì ở bên trong, mà từ một sự bác bỏ cái ở bên ngoài. Thế giới bên ngoài là tư liệu nguồn văn học cho một hình ảnh kẻ thù được một nhà độc tài vẽ ra. Đi theo nhà lý luận pháp lý Nazi Carl Schmitt, Ilyin định nghĩa chính trị như “nghệ thuật của việc nhận diện và vô hiệu hóa kẻ thù.” Ilyin như thế bắt đầu bài báo “Về chủ nghĩa Dân tộc Nga” của ông với lời xác nhận đơn giản rằng “Nước Nga quốc gia có các kẻ thù.” Thế giới bị thiếu sót đã phải chống nước Nga bởi vì nước Nga là nguồn duy nhất của tính toàn bộ thần thánh.

Đấng cứu thế có nghĩa vụ29 để tiến hành chiến tranh và quyền để chọn cuộc chiến tranh nào. Ilyin tin rằng chiến tranh được biện minh khi “tri thức tinh thần của quốc gia bị đe dọa,” mà sẽ luôn luôn bị cho đến khi tính cá nhân chấm dứt. Tiến hành chiến tranh chống lại các kẻ thù của Chúa là để bày tỏ sự vô tội. Làm chiến tranh (không phải làm tình) là sự giải thoát phù hợp của sự đam mê, bởi vì nó không gây nguy hiểm cho mà bảo vệ tính trinh nguyên của cơ thể dân tộc. Trong những năm 1930, những kẻ phát xít Rumani đã hát về “những bộ ngực bọc thép và những linh hồn [hoa] huệ-trắng.” Bằng việc hướng dẫn người khác đổ máu, đấng cứu thế của nước Nga sẽ kéo tất cả năng lượng tình dục của nước Nga vào bản thân ông, và hướng dẫn sự giải thoát nó. Chiến tranh chỉ là “sự dôi dư” mà Ilyin tán thành, một sự liên lạc huyền bí của cơ thể còn trinh và đấng cứu thế thuộc thế giới bên kia. “Sự đam mê” thật là bạo lực phát xít, thanh gươm dâng lên mà cũng là một người cầu nguyện đang quỳ.

“Mọi thứ bắt đầu30 trong thần bí và kết thúc trong chính trị,” như nhà thơ Charles Péguy nhắc nhở chúng ta. Tư tưởng của Ilyin bắt đầu với một sự chiêm nghiệm về Chúa, tình dục, và sự thật trong 1916, và một thế kỷ sau kết thúc như chính thống giáo của Kremlin và sự biện minh cho chiến tranh chống lại Ukraine, Liên Âu, và Hoa Kỳ.

Sự phá hủy luôn luôn là dễ hơn sự tạo thành. Ilyin đã thấy khó để làm rõ hình thức thể chế mà một nước Nga được chuộc tội sẽ lấy—và các vấn đề chưa được giải quyết của ông ám ảnh các nhà lãnh đạo của nước Nga ngày nay. Vấn đề chính trong số các vấn đề này là tính lâu bền của nhà nước Nga. Các định chế pháp luật, mà cho phép sự kế thừa quyền lực, cho phép các công dân hình dung một tương lai nơi các lãnh tụ thay đổi nhưng nhà nước vẫn còn. Chủ nghĩa phát xít, tuy vậy, là về một sự liên lạc thiêng liêng và vĩnh viễn giữa đấng cứu thế và nhân dân của ngài. Một kẻ phát xít trình bày các định chế và các luật như các rào cản thối nát giữa lãnh tụ và nhân dân mà phải được tránh né hay bị phá hủy.

Ilyin đã thử thiết kế31 một hệ thống chính trị Nga, nhưng các phác họa của ông chẳng bao giờ có thể vượt quá câu đố hắc búa này. Ông đã cố gắng giải quyết vấn đề về mặt ngữ nghĩa bằng việc coi nhân cách của đấng cứu thế như một định chế. Đấng cứu thế nên được coi như “lãnh tụ” (государь [gosudar´]), “người đứng đầu nhà nước,” “nhà độc tài dân chủ,” và “nhà độc tài dân tộc,” một bộ sưu tập tước vị gợi nhớ lại các lãnh tụ phát xít của các năm 1920 và 1930. Đấng cứu thế sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các chức năng hành pháp, lập pháp, và tư pháp, và chỉ huy các lực lượng vũ trang. Nga sẽ là một nhà nước tập trung với không đơn vị liên bang nào. Nga không nên là một nhà nước độc-đảng như các chế độ phát xít của các năm 1930 đã là. Một đảng là quá nhiều. Nga nên là một nhà nước zero-đảng, được chuộc tội chỉ bởi một người. Các đảng nên tồn tại, theo Ilyin, chỉ để giúp nghi thức hóa các cuộc bầu cử.

Việc cho phép những người Nga32 bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tự do, Ilyin nghĩ, là giống việc cho phép các phôi thai để chọn loài của chúng. Việc bỏ phiếu với một phiếu kín cho phép các công dân để nghĩ về bản thân họ như các cá nhân, và bằng cách ấy xác nhận đặc tính xấu xa của thế giới. “Nguyên tắc của nền dân chủ là con người nguyên tử vô trách nhiệm,” và như thế tính cá nhân phải bị khuất phục bởi các tập quán chính trị mà kích thích và duy trì tình yêu tập thể của những người Nga cho đấng cứu thế của họ. Như thế “chúng ta phải loại bỏ sự hiểu máy móc và số học về chính trị” cũng như “niềm tin mù quáng vào số phiếu và tầm quan trọng chính trị của nó.” Việc bỏ phiếu phải thống nhất quốc gia trong một cử chỉ khuất phục. Các cuộc bầu cử nên là công khai, và các lá phiếu được ký.

Ilyin hình dung xã hội33 như một cấu trúc công ty, nơi mỗi người và mỗi nhóm giữ một chỗ xác định. Sẽ không có sự phân biệt nào giữa nhà nước và dân cư, mà đúng hơn “sự thống nhất tinh thần-hữu cơ của chính phủ với nhân dân, và nhân dân với chính phủ.” Đấng cứu thế sẽ đứng một mình trên đỉnh cao, và các tầng lớp trung lưu sẽ nằm bẹp dưới đáy, dưới sức nặng của mọi người khác. Theo cách nói thông thường, các tầng lớp trung lưu là ở giữa bởi vì mọi người lên (và rớt) qua họ. Việc đặt các tầng lớp trung lưu ở dưới đáy là để khẳng định sự đúng đắn của sự bất bình đẳng. Tính di động xã hội bị loại trừ ngay từ đầu.

Một ý tưởng, mà Ilyin dự định như phát xít, như thế cho phép và biện minh chế độ tài phiệt, sự cai trị của ít người giàu có—như ở nước Nga trong những năm 2010. Nếu mục đích của nhà nước là để bảo tồn sự giàu có của đấng cứu thế và các bạn của ông ta, thì luật trị (rule of law) là không thể có được. Không có luật trị, là khó kiếm tiền để cho phép cuộc sống tốt đẹp hơn. Không có tiến bộ xã hội, không câu chuyện nào về tương lai có vẻ hợp lý. Điểm yếu của chính sách nhà nước khi đó là tính lại mối liên lạc của một lãnh tụ với nhân dân của ông như huyền bí. Thay cho việc cai quản, lãnh tụ tạo ra khủng hoảng và sự biểu diễn. Luật ngừng biểu thị các chuẩn mực trung lập cho phép tiến bộ xã hội, và có nghĩa là sự lệ thuộc vào status quo (hiện trạng): quyền để xem, nghĩa vụ để được giải trí.

Ilyin sử dụng từ “luật,”34 nhưng ông không tán thành luật trị. Với “luật” ông muốn nói mối quan hệ giữa tính đồng bóng của đấng cứu thế và và sự ngoan ngoãn tuân theo của mọi người khác. Lần nữa, một ý tưởng phát xít tỏ ra là thuận tiện cho một chế độ tài phiệt đang nổi lên. Nghĩa vụ yêu của quần chúng Nga là để chuyển mọi tùy hứng của đấng cứu thế thành một ý thức về nghĩa vụ pháp lý về phần họ. Tất nhiên, nghĩa vụ đã không có đi có lại. Những người Nga có một “sự sắp xếp đặc biệt của linh hồn” mà cho phép họ kìm nén lý trí của chính họ và chấp nhận “luật trong tim chúng ta.” Với điều này Ilyin hiểu sự kìm nén lý trí cá nhân để ủng hộ sự phục tùng quốc gia. Với đấng cứu thế chỉ huy một hệ thống như vậy, nước Nga sẽ bày tỏ “sự đồng nhất siêu hình của tất cả dân tộc của cùng quốc gia.”

Dân tộc Nga,35 được triệu tập cho chiến tranh cấp bách chống các mối đe dọa tinh thần, là một sinh vật được thần thánh hóa bởi sự phục tùng của nó với một lãnh tụ độc đoán nổi lên từ sự hư cấu. Đấng cứu thế sẽ tự vác gánh nặng để hủy bỏ tất cả các dữ kiện và các đam mê, bằng cách ấy làm cho vô nghĩa bất kể khát vọng nào của bất kể cá nhân Nga nào để thấy hay cảm thấy hay thay đổi thế giới. Chỗ của mỗi người Nga trong cấu trúc công ty được cố định như một tế bào trong một cơ thể, và mỗi người Nga trải nghiệm sự bất động này như tự do. Được đấng cứu thế thống nhất, các tội lỗi của họ được rửa sạch trong máu của những kẻ khác, những người Nga sẽ chào mừng Chúa quay lại sự sáng tạo của ngài. Chủ nghĩa toàn trị Kitô phát xít là một lời mời Chúa quay lại thế gian và giúp nước Nga chấm dứt lịch sử ở mọi nơi.

Ilyin đặt một con người36 vào vai trò của đấng Christ thật, đòi hỏi phá vỡ các luật yêu thương nhân danh Chúa. Trong việc làm vậy, ông làm mờ đường ranh giới giữa cái là nhân đạo và cái là không, và giữa cái là có thể và cái là không. Huyễn tưởng về một nước Nga vô tội vĩnh viễn gồm huyễn tưởng về một đấng cứu thế vô tội vĩnh viễn, mà không làm gì sai và vì thế sẽ không chết. Ilyin không thể trả lời câu hỏi về ai có thể kế nghiệp đấng cứu thế, vì việc làm vậy sẽ biến đấng cứu thế thành một con người bị già và chết, một phần của vũ trụ thiếu sót chẳng kém những người còn lại chúng ta. Nói cách khác, Ilyin không có ý tưởng trần thế nào về một nhà nước Nga có thể kéo dài như thế nào.

Chính sự kinh hãi về cái gì đến tiếp theo tạo ra một ý thức về mối đe dọa mà có thể được phóng chiếu lên những người khác như chính sách đối ngoại. Chủ nghĩa toàn trị là kẻ thù thật của chính nó, và đó là bí mật nó che giấu bằng việc tấn công những người khác.

Trong các năm 2010,37 các ý tưởng của Ilyin phục vụ các tỷ phú hậu-Soviet, và các tỷ phú hậu-Soviet phục vụ chúng. Putin và các bạn và đồng minh của ông đã tích tụ được tài sản khổng lồ bên ngoài pháp luật, và rồi làm lại nhà nước để bảo tồn các lợi lộc riêng của họ. Sau khi đạt điều này, các nhà lãnh đạo Nga đã phải định nghĩa chính trị như sự tồn tại hơn là sự làm việc. Một ý thức hệ như của Ilyin có ngụ ý để giải thích vì sao những người nào đó lại có của cải và quyền lực bằng cách khác hơn lòng tham và tham vọng. Tên cướp nào không thích được gọi là một đấng cứu thế?

Đối với đàn ông được nuôi dưỡng38 ở Liên Xô trong các năm 1970, các ý tưởng của Ilyin là dễ chịu vì một lý do thứ hai. Đối với bọn đạo tặc thế hệ đó, những người đàn ông nắm quyền trong những năm 2010, toàn bộ phong cách tư duy của ông là quen thuộc. Mặc dù Ilyin chống đối quyền lực Soviet, hình thù lý lẽ của ông đã giống kỳ quái với hình dạng lý lẽ của chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin, và chủ nghĩa Stalin mà trong đó tất cả các công dân Soviet đều được giáo dục. Mặc dù các đạo tặc Nga chẳng hề là các nhà triết học, sự dạy trong thời thanh niên của họ đã dẫn họ đến gần một cách đáng ngạc nhiên tới những biện minh họ sẽ cần trong thời trưởng thành của họ. Ilyin và chủ nghĩa Marx mà ông chống đối chia sẻ một nguồn gốc triết học và ngôn ngữ: nguồn gốc và ngôn ngữ của chủ nghĩa Hegel.

Tham vọng của G. W. F. Hegel39 là để giải quyết sự khác biệt giữa cái là và cái nên là. Lời xác nhận của ông rằng cái gì đó được gọi là Tinh thần, một sự thống nhất của tất cả các tư tưởng và tâm trí, đang nổi lên qua thời gian, qua các xung đột xác định các thời đại. Cách của Hegel là một cách hấp dẫn để hiểu thế giới bướng bỉnh của chúng ta, vì nó gợi ý rằng tai họa là một dấu hiệu của sự tiến bộ. Lịch sử là một “bàn sát sinh,” nhưng sự đổ máu có một mục đích. Ý tưởng này đã cho phép các nhà triết học để làm ra vẻ các nhà tiên tri, những người thấy các hình mẫu ẩn giấu mà sẽ tự chuyển thành một thế giới tốt đẹp hơn, những người phân xử về ai phải chịu đau khổ bây giờ để cho tất cả mọi người sẽ được lợi muộn hơn. Nếu Tinh thần là cái tốt duy nhất, thì bất kể phương tiện nào mà lịch sử chọn cho việc thực hiện nó cũng tốt.

Karl Marx phê phán40 ý tưởng của Hegel về Tinh thần. Ông và các nhà Hegelian cánh Tả khác cho rằng Hegel đã đưa lậu Chúa vào hệ thống của ông dưới tiêu đề Tinh thần. Cái tốt tuyệt đối, Marx gợi ý, không phải là Chúa mà là tinh chất đã mất của loài người. Lịch sử là một cuộc đấu tranh, nhưng ý nghĩa của nó là việc con người vượt qua hoàn cảnh để lấy lại bản chất của chính mình. Sự nổi lên của công nghệ, Marx lập luận, cho phép một số người thống trị những người khác, hình thành các giai cấp. Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản kiểm soát tư liệu sản xuất, áp bức quần chúng lao động. Chính sự áp bức này dạy những người lao động về đặc điểm của lịch sử và biến họ thành các nhà cách mạng. Giai cấp vô sản sẽ lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy tư liệu sản xuất, và bằng cách ấy trả lại con người cho chính mình. Một khi không có quyền sở hữu nào, Marx nghĩ, con người sẽ sống trong sự hợp tác vui vẻ.

Ilyin là một nhà Hegelian cánh-hữu.41 Trong một thành ngữ sắc điển hình, ông viết rằng Marx đã chẳng bao giờ ra khỏi “phòng chờ” của triết học Hegelian. Tuy nhiên Ilyin đồng ý rằng với “Tinh thần” Hegel ý muốn nói đến Chúa. Giống Marx, Ilyin nghĩ rằng lịch sử bắt đầu với một tội tổ tông mà bắt nhân loại phải chịu đau khổ. Nó được gây ra không phải bởi (sự áp bức) con người đối với con người thông qua tài sản, như các nhà Marxist nghĩ, mà bởi Chúa lên con người qua sự sáng tạo ra thế giới. Thay cho việc giết Chúa, như các nhà Hegelian cánh Tả đã làm, Ilyin để ngài bị thương và đơn độc. Cuộc sống là nghèo và hỗn độn, như các nhà Marxist nghĩ, nhưng không phải bởi vì công nghệ và mâu thuẫn giai cấp. Mọi người đau khổ bởi vì sự sáng tạo của Chúa đã mâu thuẫn không thể giải quyết được. Các dữ kiện và các đam mê đã không thể được căn chỉnh qua cách mạng, chỉ qua sự chuộc tội cứu rỗi. Cái toàn bộ duy nhất là sự toàn bộ của Chúa, mà một dân tộc được chọn sẽ khôi phục nhờ một phép màu được một đấng cứu thế thực hiện.

Vladimir Lenin42 (1870–1924) là nhà Marxist quan trọng nhất, vì ông đã lãnh đạo một cuộc cách mạng nhân danh triết học. Như một nhà hoạt động của một đảng nhỏ và bất hợp pháp trong Đế chế Nga, Lenin tin rằng một elite có kỷ luật có quyền để đẩy lịch sử tiến lên. Nếu cái tốt duy nhất trên thế giới là sự trả lại cho con người tinh chất của nó, thì là hợp lý cho những người hiểu quá trình để đẩy nhanh nó. Lập luận này đã làm cho Cách mạng Bolshevik 1917 có thể. Liên Xô được cai trị bởi một nhóm nhỏ người đòi tính chính đáng từ chính kiến về tính không thể tránh khỏi cụ thể này. Lenin và Ilyin đã không biết nhau, nhưng gần nhau kỳ lạ: tên đặt theo cha của Lenin là “Ilyich” và ông dùng “Ilyin” như một bút danh; Ilyin thật đã đọc và phê bình vài công trình đó. Khi Ilyin bị mật vụ Bolshevik, Cheka, bắt, Lenin đã can thiệp nhân danh ông để bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông về triết học của Ilyin.

Ilyin khinh miệt cách mạng của Lenin,43 nhưng tán thành bạo lực và ý chí luận của nó. Giống Lenin, ông nghĩ rằng nước Nga cần một elite triết học (bản thân ông) để xác định các mục đích và các phương tiện. Giống không tưởng xã hội chủ nghĩa Marxist, “tính toàn bộ thần thánh” của Ilyin đòi hỏi cách mạng bạo lực—hay đúng hơn phản cách mạng bạo lực. Các nhà triết học Nga khác đã thấy sự giống nhau. Nikolai Berdyaev tìm thấy trong công trình của Ilyin “ác mộng của cái tốt xấu xa.” Phê bình một cuốn sách Ilyin xuất bản năm 1925, Berdyaev viết rằng “một Cheka nhân danh Chúa là kinh hoàng hơn một Cheka nhân danh ác quỷ.” Đánh giá của ông thật tiên tri: “Những người Bolshevik sẽ không có vấn đề cơ bản nào để chấp nhận cuốn sách của Ivan Ilyin. Họ xem bản thân mình là những người mang cái tốt tuyệt đối và bằng vũ lực phản đối những người mà họ coi như cái ác.”

clip_image002[4]

Lenin (trái) và Ilyin (phải)

Khi Ilyin già đi44 ở Đức và Thụy Sĩ, các lập trường của ông đã theo vết của những người người kế vị Lenin. Sau khi Lenin chết trong 1924, Joseph Stalin đã củng cố quyền lực. Ilyin chia sẻ những đánh giá Stalinist về sự đồi trụy lây lan của văn hóa phương Tây xuống đến chi tiết nhỏ nhất. Ông tin, chẳng hạn, rằng nhạc jazz là một âm mưu cố ý để hạ cấp các thính giả Âu châu thành các vũ công thiếu suy nghĩ không có khả năng giao hợp bình thường. Tờ báo đảng cộng sản Pravda (Sự Thật) đưa ra một mô tả giống đến ngạc nhiên về sự trải nghiệm nghe nhạc Mỹ-Phi: “người ngựa [centaur-nhân mã] nào đó hẳn đang điều khiển với dương vật khổng lồ của hắn.” Mặc dù Ilyin viết những cuốn sách ghi chép sự khủng bố dưới thời Stalin, thái độ của ông đối với luật về cơ bản giống với thái độ của các thủ phạm của chúng. Andrei Vyshynskii, công tố viên khét tiếng tại các phiên xử trình diễn, tin rằng “luật chính thức phải phụ thuộc vào luật cách mạng.” Đấy chính xác là thái độ của Ilyin liên quan đến phản cách mạng được lên kế hoạch của ông.

Mặc dù ban đầu Ilyin hy vọng45 rằng Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai sẽ phá hủy Liên Xô của Stalin, sau chiến tranh ông đã giới thiệu nước Nga rất giống Stalin giới thiệu. Stalin gọi Liên bang các Cộng hòa Soviet (Liên Xô) là quê hương của chủ nghĩa xã hội. Nếu Liên Xô bị phá hủy, lý lẽ tiếp tục, chủ nghĩa cộng sản sẽ không có tương lai nào, và hy vọng duy nhất của loài người sẽ bị mất. Như thế bất kể hành động nào để bảo vệ Liên Xô được biện minh. Ilyin thấy nước Nga như một quê hương của Chúa phải được bảo toàn bằng mọi giá, vì nó là lãnh thổ duy nhất mà từ đó cái toàn bộ thần thánh có thể được khôi phục. Sau chiến tranh, Stalin trao ưu tiên cho dân tộc Nga (chứ không phải Ukraine, Belarus, Trung Á, Caucasus, hàng tá dân tộc của Liên Xô). Nước Nga, Stalin xác nhận, đã cứu thế giới khỏi chủ nghĩa phát xít. Quan điểm của Ilyin là nước Nga sẽ cứu thế giới không phải khỏi mà bằng chủ nghĩa phát xít. Trong cả hai trường hợp cái tốt tuyệt đối có thể chấp nhận duy nhất là nước Nga, và kẻ thù vĩnh cửu là phương Tây suy đồi.

Chủ nghĩa cộng sản Soviet là một chính kiến về tính không thể tránh khỏi mà đã mang lại một chính kiến về tính vĩnh viễn. Qua nhiều thập niên, ý tưởng về nước Nga như một ngọn hải đăng cho thế giới đã nhường đường cho hình ảnh về nước Nga như một nạn nhân của sự thù địch thiếu suy nghĩ. Lúc đầu chủ nghĩa Bolshevik không phải là một nhà nước mà là một cách mạng, hy vọng mà những người khác trên thế giới sẽ noi theo tấm gương Nga. Rồi nó đã là một nhà nước với một nhiệm vụ: để xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng việc bắt chước chủ nghĩa tư bản và rồi thắng nó. Chủ nghĩa Stalin là một tầm nhìn về tương lai mà đã biện minh hàng triệu cái chết bằng sự bỏ đói và một triệu nữa hay khoảng thế bằng việc tử hình trong những năm 1930. Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai đã thay đổi câu chuyện. Stalin và những người ủng hộ và những người kế vị của ông sau 1945 đều cho rằng sự tàn sát tự gây ra cho mình của những năm 1930 đã là cần thiết để đánh bại những người Đức trong những năm 1940. Nếu các năm 1930 là về những năm 1940, thì chúng đã không là về một tương lai xa của chủ nghĩa xã hội. Hậu quả của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai là sự bắt đầu của sự chấm dứt chính kiến Soviet về tính không thể tránh khỏi, và như thế là cử chỉ mở đầu tới một chính kiến Nga về tính vĩnh viễn.

Chính sách kinh tế của Stalin,46 công nghiệp hóa cưỡng bức được cấp vốn bởi nông nghiệp tập thể, đã tạo ra tính di động xã hội cho 2 thế hệ nhưng không phải cho 3 thế hệ. Trong các năm 1950 và các năm 1960, các lãnh đạo Soviet đồng ý không giết lẫn nhau, mà đã loại bỏ thuyết duy lực khỏi chính trị. Trong các năm 1970, Leonid Brezhnev đã đi một bước logic tới một chính kiến về tính vĩnh viễn, miêu tả Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai như đỉnh điểm của lịch sử Soviet. Các công dân Soviet được dạy để không nhìn về phía trước mà về phía sau, đến chiến thắng của cha mẹ hay ông bà của họ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Phương Tây không còn là kẻ thù nữa bởi vì nó đại diện cho chủ nghĩa tư bản mà sẽ bị vượt qua; phương Tây đã là kẻ thù bởi vì Liên Xô bị xâm chiếm từ phương tây trong năm 1941. Các công dân Soviet sinh ra trong các năm 1960 và các năm 1970 được nuôi dạy trong một sự sùng bái quá khứ xác định phương Tây như một mối đe dọa không ngớt. Các thập niên cuối của chủ nghĩa cộng sản Soviet đã chuẩn bị các công dân Soviet cho thế giới quan của Ilyin.

Chế độ tài phiệt nổi lên ở Liên bang Nga sau 1991 đã liên quan rất nhiều đến sự tập trung sản xuất dưới chủ nghĩa cộng sản, các ý tưởng của các nhà kinh tế Nga sau đó, và sự tham lam của các nhà lãnh đạo Nga. Sự khôn ngoan thông thường Mỹ đã đóng góp cho tai họa bằng việc gợi ý rằng các thị trường sẽ tạo ra các định chế, hơn là việc nhấn mạnh rằng các định chế là cần cho các thị trường.

Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt,47 tỏ ra là dễ để đổ lỗi cho phương Tây hơn để kiểm điểm về các lựa chọn Nga. Các nhà lãnh đạo Nga đổ lỗi trong các năm 2010 đã chính là các cá nhân ăn cắp tài sản quốc gia. Những người công bố các ý tưởng của Ilyin từ đỉnh cao của nhà nước Nga đã là những người hưởng lợi hơn là các nạn nhân của nghề nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Nga. Những người xung quanh Putin đã đảm bảo rằng luật trị không có cơ hội nào ở Nga, vì bản thân họ được tạo ra và được lợi từ một độc quyền nhà nước về tham nhũng. Các ý tưởng của Ilyin thần thánh hóa sự bất bình đẳng cực đoan ở trong nước, thay đổi chủ đề của chính trị từ cải cách sang sự vô tội, trong khi xác định phương Tây như một nguồn vĩnh viễn của một mối đe dọa tinh thần.

Không nhà nước Nga nào có thể được xây dựng trên các khái niệm của Ilyin. Nhưng chúng đã giúp những kẻ cướp để tự giới thiệu mình như các đấng cứu thế. Chúng đã cho phép các lãnh đạo mới để chọn các kẻ thù và như thế tạo ra các vấn đề tưởng tượng mà không thể giải quyết được, như sự thù địch vĩnh cửu của một phương Tây suy đồi. Quan niệm rằng châu Âu và Mỹ là các kẻ thù truyền kiếp bởi vì chúng nghen tị văn hóa Nga nguyên sơ là một sự hư cấu thuần túy đã gây ra chính sách thật: cố gắng để phá hủy các thành tựu nước ngoài mà các nhà lãnh đạo Nga đã không thể tìm được cách để đạt ở trong nước.

Chính kiến về tính vĩnh viễn không thể làm48 cho Putin hay bất kể ai khác bất tử. Nhưng nó có thể làm cho các ý tưởng khác không thể tưởng tượng được. Và đó là cái tính vĩnh viễn muốn nói: cùng thứ hết lần này đến lần khác, một sự nhàm chán kích thích những người tin bởi vì ảo tưởng rằng nó là đặc biệt của họ. Tất nhiên, ý nghĩa này của “chúng ta và chúng nó,” hay, như những kẻ phát xít thích hơn, “bạn bè và các kẻ thù,” là trải nghiệm con người ít cụ thể nhất trong tất cả các trải nghiệm; để sống bên trong nó là để hy sinh tính cá nhân.

Thứ duy nhất đứng giữa tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn là lịch sử, như được các cá nhân xem xét và sống. Nếu chúng ta hiểu thấu tính vĩnh viễn và tính không thể tránh khỏi như các ý tưởng bên trong lịch sử của chính chúng ta, chúng ta có thể thấy cái gì đã xảy ra với chúng ta và chúng ta có thể làm gì với nó. Chúng ta hiểu chủ nghĩa toàn trị như một mối đe dọa đối với các định chế, nhưng cả đối với bản thân chúng ta nữa.

Trong sự mãnh liệt của cuộc tấn công của chúng, các ý tưởng của Ilyin làm rõ chủ nghĩa cá nhân như một đức hạnh chính trị, tính tốt mà cho phép tất cả những người khác. Chúng ta là các cá nhân thấy rằng có nhiều thứ tốt, và rằng chính trị bao hàm sự xem xét có trách nhiệm và sự lựa chọn hơn là một tầm nhìn về cái toàn bộ? Chúng ta có thấy rằng có các cá nhân khác trên thế giới mà có thể đang làm việc trên cùng dự án? Chúng ta có hiểu rằng là một cá nhân đòi hỏi sự xem xét tính thực vô tận, một sự chọn liên tục giữa nhiều đam mê tối giản?

Đức hạnh của chủ nghĩa cá nhân trở nên hữu hình trong sự đau đớn dữ dội của thời khắc của chúng ta, nhưng nó sẽ kéo dài chỉ nếu chúng ta thấy lịch sử và bản thân chúng ta bên trong nó, và chấp nhận phần trách nhiệm của chúng ta.

----------

Chú thích:

1. Tính vĩnh viễn nảy sinh Các khái niệm này về tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn là mới, nhưng quan niệm về các ống-thời gian (timescapes) thì không. Tôi đã hết sức được giúp đỡ bởi Hans Ulrich Gumbrecht, Nach 1945, trans. Frank Born (Berlin: Suhrkampf, 2012); Johann Chapoutot, “L’historicité nazie,” Vingtième Siècle, No. 117, 2013, 43–55; Reinhart Koselleck, Futures Past, trans. Keith Tribe (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1985); Mary Gluck, Georg Lukács and His Generation, 1900–1918 (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1991).

2. Nga đã đi đến chính kiến Czesław Miłosz, Zniewolony umysł (Paris: Kultura, 1953), 15.

3. Chủ nghĩa phát xít của những năm 1920 Của cải (wealth) và bất bình đẳng ở nước Nga được thảo luận trong chương 6, nơi các nguồn sẽ được trích dẫn.

4. Ivan Ilyin, sinh ra trong một gia đình quý tộc Về các nguồn gốc trí tuệ của chủ nghĩa phát xít, xem Zeev Sternhell, Les anti-Lumières (Paris: Gallimard, 2010). Như tôi sẽ gợi ý, Ilyin đã gần nhất với những kẻ phát xít Rumani, những người cũng là các Kitô hữu Chính thống giáo. Vấn đề của đạo Kitô và chủ nghĩa phát xít là một vấn đề rộng. Về phần bối cảnh nền của các trường hợp Tây phương, xem Susannah Heschel, The Aryan Jesus (Princeton: Princeton UP, 2010); John Connelly, From Enemy to Brother (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 2012); Brian Porter-Szűcs, Faith and Fatherland (New York: Oxford UP, 2011).

5. Sau khi một Liên bang Nga mới Cuốn sách mà đã dẫn đến sự hồi sinh là I. Ilyin, Nashi zadachi: Stat’i 1948–1954 gg. (Paris: Izdanie Russkago obshche-voinskago soiuza, 1956). Sự quay lại của nó những năm 1990: Oleg Kripkov, “To Serve God and Russia: Life and Thought of Russian Philosopher Ivan Il’in,” luận văn tiến sĩ, Department of History, University of Kansas, 1998, 205. Các bài phát biểu sớm của Putin: Bài Phát biểu với Quốc hội Liên bang, 25 tháng Tư 2005; Bài Phát biểu với Quốc hội Liên bang, 10 tháng Năm 2006. Mai táng lại: “V Moskve sostoialas’ tseremoniia perezakhoroneniia prakha generala A. I. Denikina i filosofa I. A. Il’ina,” Russkaia Liniia, Oct. 3, 2005. Về các bài báo của Ilyin: “MSU will digitize archives of Ilyin,” newsru.com. Về việc viết diễn văn của Putin: Maxim Kalinnikov, “Putin i russkie filosofy: kogo tsitiruet prezident,” news.rambler.ru/​other/​28242910-putin-i-russkie-filosofy-kogo-i-pochemu-tsitiruet-prezident/, Dec. 5, 2014. Putin về đối ngoại và sự xâm lấn Ukraine, với sự dẫn chiếu trực tiếp hay gián tiếp đến Ilyin: “Vladimir Putin called the annexation of Crimea the most important event of the past year,” PK, Dec. 4, 2014; “Blok NATO razoshelsia na blokpakety,” Kommersant, 7 tháng 2008; Vladimir Putin, “Rossiia: natsional’nyi vopros,” Nezavisimaia Gazeta, Jan. 23, 2012; Vladimir Putin, Bài Phát biểu với Quốc hội Liên bang, 12 tháng Mười Hai 2012; Vladimir Putin, Gặp các Đại diện của của các Giáo trưởng và Giáo hội Chính thống giáo Khác nhau, 25 tháng Bảy 2013; Vladimir Putin, Nhận xét về các Giá trị Slavic-Chính thống giáo: Hội nghị Nền tảng của sự Lựa chọn Văn minh của Ukraine, 27 tháng Bảy 2013; Vladimir Putin, “Các trích đoạn từ bản ghi chép của cuộc gặp của Câu lạc Bộ Thảo luận Quốc tế Valdai,” 19 tháng Chín 2013; Vladimir Putin, phỏng vấn với các nhà báo ở Novo-Ogarevo, 4 tháng Ba 2014. Putin về quyền uy của Ilyin: “Gặp các nhà khoa học trẻ và các giáo viên lịch sử,” Moscow, 2014, Kremlin, 46951.

6. Giai cấp chính trị Nga Surkov nói về Ilyin: Vladislav Surkov, “Bài phát biểu tại Trung Tâm Nghiên cứu Đảng và Huấn luyện Nhân viên tại Đảng nước Nga Thống nhất,” 7 tháng Hai 2006, được công bố trong Rosbalt, 9 tháng Ba 2006; Iurii Kofner, “Ivan Il’in—Evraziiskii filosof Putina,” Evraziia-Blog, Oct. 3, 2015; Aleksei Semenov, Surkov i ego propaganda (Moscow: Knizhnyi Mir, 2014). Medvedev về Ilyin: D. A. Medvedev, “K Chitateliam,” trong I. A. Ilyin, Puti Rossii (Moscow: Vagrius, 2007), 5–6. Ilyin trong chính trị Nga: Tatiana Saenko, “Parlamentarii o priniatii v sostav Rossiiskoi Federatsii novykh sub’ektov,” Kabardino-Balkarskaya Pravda, no. 49, March 18, 2014, 1; Z. F. Dragunkina, “Dnevnik trista sorok deviatogo (vneocherednogo) zasedaniia soveta federatsii,” Biulleten’ Soveta Federatsii, vol. 254 (453); V. V. Zhirinovskii, V. A. Degtiarev, N. A. Vasetskii, “Novaia gosudarstvennost,” Izdanie LDPR, 2016, 14. Vladimir Zhirinovskii, lãnh tụ của của Đảng Dân chủ Tự do đặt tên sai, chắc chắn đã đọc Ilyin trước khi Putin đọc. Andreas Umland, “Vladimir Zhirinovskii in Russian Politics,” luận văn tiến sĩ, Free University of Berlin, 1997. Các quan chức nhận được một bản: Michael Eltchaninoff, Dans la tete de Vladimir Poutine (Arles: Actes Sud, 2015). Cho các ví dụ về những sự nhắc đến bởi các thống đốc vùng và các quan chức cấp tương tự, xem kurganobl.ru/​10005.html, etnokonf.astrobl.ru/​document/621; old.sakha.gov.ru/​node/​1349#, special.kremlin.ru/​events/​president/​news/​17536; gov.spb.ru/​law?d&nd=537918692&nh=1.

7. Ilyin là một chính trị gia Các định đề này sẽ được chứng minh trong các chương 3 và 6.

8. Chính kiến của chúng ta về tính không thể tránh khỏi Về định hướng chính trị của Ilyin: Kripkov, “To Serve God and Russia,” 13–35 cho chủ nghĩa cánh tả trẻ; Philip T. Grier, “The Complex Legacy of Ivan Il’in,” trong James P. Scanlan, ed., Russian Thought after Communism (Armonk: M. E. Sharpe, 1994), 165–86; Daniel Tsygankov, “Beruf, Verbannung, Schicksal: Iwan Iljin und Deutschland,” Archiv für Rechts- und Sozialphilosophie, vol. 87, no. 1, 2001, 44–60. Stanley Payne trích: Fasism (Madison: University of Wisconsin Press, 1980), 42. Các bài báo của Ilyin về Mussolini và chủ nghĩa phát xít Italia: “Pis’ma o fashizmie: Mussolini sotsialist,” VO, March 16, 1926, 2; “Pis’ma o fashizmie: Biografiia Mussolini,” VO, Jan. 10, 1926, 3; xem cả “Natsional-sotsializm” (1933), trong D. K. Burlaka, ed., I.A. Ilin—pro et contra (Saint Petersburg: Izd-vo Russkogo khristianskogo gumanitarnogo in-ta, 2004), 477–84.

9. Ilyin đã xem chủ nghĩa phát xít Ilyin nói về chủ nghĩa phát xít: “Natsional-sotsializm.” Ilyin nói về phân tích Bạch (vệ) Nga: “O russkom’ fashizmie,” RK no. 3, 1927, 56, 64; xem cả Grier, “Complex Legacy,” 166–67. Một dẫn nhập hữu ích đến Nội chiến Nga là Donald J. Raleigh, “The Russian Civil War, 1917–1922,” trong Ronald Grigor Suny, ed., Cambridge History of Russia (Cambridge, UK: Cambridge UP, 2006), vol. 3, 140–67.

10. Ilyin đã bị Adolf Hitler gây ấn tượng tương tự Ilyin nói về Hitler: “Natsional-sotsializm,” 477–84. Về chuyển các ý tưởng của những người Bạch (vệ) lưu vong, xem Michael Kellogg, The Russian Roots of Nazism (Cambridge, UK: Cambridge UP, 2005), 12, 65, 72–73; xem cả Alexander Stein, Adolf Hitler: Schüler der “Weisen von Zion” (Karlové Vary: Graphia, 1936) và V. A. Zolotarev, et al., eds., Russkaia voennaia emigratsiia (Moscow: Geiia, 1998). Tiểu sử: Tsygankov, “Iwan Iljin”; Tsygankov, “Beruf, Verbannung, Schicksal,” 44–60; Kripkov, “To Serve God and Russia,” 2, 10, 304; I. I. Evlampiev, ed., Ivan Aleksandrovich Ilin (Moscow: Rosspen, 2014), 14; Grier, “Complex Legacy.”

11. Trong 1938, Ilyin rời Tiểu sử: Kripkov, “To Serve God and Russia,” 72–73, 240, 304; Grier, “Complex Legacy”; Tsygankov, “Iwan Iljin.” Các phản ứng Thụy sĩ: Jürg Schoch, “ ‘Ich möchte mit allem dem geliebten Schweizervolk dienen’,” Tages-Anzeiger, Dec. 29, 2014.

12. Quan điểm chính trị của Ilyin “Sud’ba Bol’shevizma” (Sept. 19, 1941), trong I. A. Il’in, Sobranie sochinenii, ed. Iu. T. Lisitsy (Moscow: Russkaia kniga, 1993–2008), 22 volumes, ở đây vol. 8. Các đồng nghiệp: Schoch, “ ‘Ich möchte mit allem dem geliebten Schweizervolk dienen.’ ” Sự hỗ trợ tài chính: Kripkov, “To Serve God and Russia,” 245.

13. Khi Liên Xô Felix Philipp Ingold, “Von Moskau nach Zellikon,” Neuer Zürcher Zeitung, Nov. 14, 2000.

14. Ilyin đã nhất quán Từ đầu đến cuối tôi đang trích lần xuất bản tiếng Đức (I. A. Iljin, Philosophie Hegels als kontemplative Gotteslehre [Bern: A. Francke Verlag, 1946]), vì các khái niệm triết học là các khái niệm Đức. Cho mục đích của cuốn sách này tôi tập trung vào Ilyin trong sự cô lập khỏi các thảo luận Nga: cho bối cảnh, xem Laura Engelstein, “Holy Russia in Modern Times: An Essay on Orthodoxy and Cultural Change,” Past & Present, 173, 2001, 129–56, và Andrzej Walicki, A History of Russian Thought from the Enlightenment to Marxism (Stanford: Stanford UP, 1979).

15. Cái tốt duy nhất Iljin, Philosophie Hegels, 9, 351–52, 374. Cioran nói về cái toàn bộ: E. M. Cioran, Le Mauvais Démiurge (Paris: Gallimard, 1969), 14. Về Hegel, các Hegelian, và truyền thống về cái toàn bộ: xem Leszek Kołakowski, Main Currents of Marxism. Vol. 1: The Founders (Oxford: Oxford UP, 1978), 17–26.

16. Đối với Ilyin, thế giới con người của chúng ta Iljin, Philosophie Hegels, 310, 337, 371, 372. Cf Roman Ingarden, Spór o istnienie świata (Cracow: Nakład Polskiej Akademii Umiejętności), 1947.

17. Bằng việc lên án Chúa Iljin, Philosophie Hegels, 307, 335.

18. Tầm nhìn này là Về cái ác: I. Ilyin, O soprotivlenii zlu siloiu (1925), trong Sobranie sochinenii, vol. 5, 43. Sự tồn tại, tính thực, tầng lớp trung lưu: Iljin, Philosophie Hegels, 312, 345. Cũng là có thể để bắt đầu một sự bảo vệ chủ nghĩa cá nhân tại chính điểm này: Józef Tischner, Spowiedź rewolucjonisty. Czytając Fenomenologię Ducha Hegla (Cracow: Znak, 1993), 42–43.

19. Giống tất cả sự trái đạo đức, Ý tưởng rằng đạo đức bắt đầu bằng việc không đưa ra một ngoại lệ cho chính mình liên hệ với Immanuel Kant, người đã ảnh hưởng nhiều đến Ilyin trẻ.

20. Ilyin tạo ra một ngoại lệ Ilyin nói về sự chiêm nghiệm, suy ngẫm: Iljin, Philosophie Hegels, 8; nó cũng là một chủ đề của các bài giảng của ông ở Thụy Sĩ, mà ông đã công bố. Tầm nhìn của Codreanu: Constantin Iordachi, Charisma, Politics, and Violence (Trondheim: Norwegian University of Science and Technology, 2004), 45. Ilyin nói về quốc gia: “Put’ dukhovnogo obnovleniia,” (1932–1935), Sobranie sochinenii, vol. 1, 196.

21. Sự vô tội lấy một hình thức sinh học đặc thù Cơ thể và sự liên kết anh em: V. A. Tomsinov, Myslitel’ s poiushchim serdtsem (Moscow: Zertsalo, 2012), 166, 168; Tsygankov, “Iwan Iljin.” National minorities: Ilyin, Nashi zadachi, 250.

22. Ilyin nghĩ Các mối đe dọa nước ngoài: Ilyin, “Put’ dukhovnogo obnovleniia,” trong Sobranie sochinenii, vol. 1, 210 (và về Chúa và quốc gia tại 328); Iljin, Philosophie Hegels, 306 (và về tinh thần Nga tại 345); Kripkov, “To Serve God and Russia,” 273.

23. Khi Chúa sáng tạo ra thế giới sự xây dựng mối đe dọa của Ilyin và “sự bao vây lục địa”: Iljin, ed., Welt vor dem Abgrund (Berlin: Eckart-Verlag, 1931), 152, 155; Kripkov, “To Serve God and Russia,” 273.

24. Trước Cách mạng Bolshevik Thông tin tiểu sử: Grier, “Complex Legacy,” 165. Trích dẫn Ilyin: “O russkom” fashizmie,” 60: “Dielo v’ tom’, chto fashizm’ est spasitelnyi eksstess patrioticheskago proizvola.”

25. Việc Ilyin dùng từ nga Ilyin nói về sự cứu rỗi: “O russkom” fashizmie,” RK, no. 3, 1927, 60–61. Trích dẫn Hitler: Mein Kampf (Munich: Zentralverlag der NSDAP, 1939), 73.

26. Những người đã cứu Ilyin nói về Chúa: Tsygankov, “Iwan Iljin.” Cái toàn bộ thần thánh và chiến tranh Kitô: O soprotivlenii zlu siloiu, 33, 142. Cuộc chiến đấu hào hiệp: “O russkom” fashizmie,” 54. Trong một bài thơ trong số đầu tiên của tạp chí Russki Kolokol của ông Ilyin cũng đã viết: “Lời cầu nguyện của tôi giống một thanh kiếm. Và thanh kiếm của tôi giống một lời cầu nguyện,” RK, no. 1, 80. Không giống Nietzsche, người đã tìm cách để vượt quá đạo Kitô, Ilyin đã chỉ đảo ngược nó. Ilyin nói rằng là cần thiết để yêu Chúa bằng việc căm ghét kẻ thù. Nietzsche (trong Ecce Homo) nói rằng ai tìm kiếm sự hiểu biết phải yêu kẻ thù của mình và căm ghét bạn của mình, mà là một thách thức bậc cao hơn. Ilyin là người theo Hegelian, nhưng ở đây Nietzsche chắc chắn là nhà biện chứng giỏi hơn.

27. Bởi vì thế giới đầy tội lỗi Quyền lực: Ilyin, “Pis’ma o fashizmie: Lichnost’ Mussolini,” VO, Jan. 17, 1926, 3. Vượt xa hơn lịch sử: “Pis’ma o fashizmie: Biografiia Mussolini,” VO, Jan. 10, 1926, 3. Nhục dục: Iljin, Philosophie Hegels, 320. Tính đàn ông: Ryszard Paradowski, Kościół i władza. Ideologiczne dylematy Iwana Iljina (Poznań: Wydawnictwo Naukowe UAM, 2003), 91, 114. Đấng cứu thế và cơ quan: I. A. Il’in, “Belaia ideia,” Sobranie sochinenii, vols. 9–10, 312.

28. Đấng cứu thế chặn Xem Jean-Pierre Faye, “Carl Schmitt, Göring, et l’État total,” trong Yves Charles Zarka, ed., Carl Schmitt ou le mythe du politique (Paris: Presses Universitaires de France, 2009), 161–82; Yves-Charles Zarka, Un detail dans la pensér de Carl Schmitt (Paris: Presses Universitaires de France, 2005); Raphael Gross, Carl Schmitt and the Jews, trans. Joel Golb (Madison: University of Wisconsin Press), 2007. Về ảnh hưởng của Schmitt xem Dirk van Laak, Gespräche in der Sicherheit des Schweigens (Berlin: Akademie Verlag, 1993); Jan-Werner Müller, A Dangerous Mind (New Haven: Yale UP, 2003). Sự khôi phục lại Nga của Ilyin nên được hiểu như phần của sự phục hồi quốc tế của Schmitt, một chủ đề quá rộng để xem xét ở đây. Quốc chủ (sovereign) của Schmitt: Carl Schmitt, Politische Theologie (Berlin: Duncker & Humblot, 2004, 1922), 13. Ilyin nói về chủ nghĩa dân tộc: “O russkom natsionalizmie,” 47. Nghệ thuật chính trị: Nashi zadachi, 56: “Politika est’ iskusstvo uznavat’ i obezvrezhyvat’ vraga.”

29. Đấng cứu thế có nghĩa vụ Ilyin nói về chiến tranh: Paradowski, Kościół i władza, 194. Bài hát Rumani: “March by Radu Gyr” từ “Hymn of the Legionary Youth” (1936), được trích trong Roland Clark, Holy Legionary Youth: Fascist Activism in Interwar Romania (Ithaca: Cornell UP, 2015), 152. Một cách liên quan xem Moshe Hazani, “Red Carpet, White Lilies,” Psychoanalytic Review, vol. 89, no. 1, 2002, 1–47. Ilyin nói về sự thái quá và sự đam mê: Philosophie Hegels, 306; “Pis’ma o fashizmie,” 3. Các tiểu thuyết của Witold Gombrowicz, đặc biệt Ferdydurke, là những dẫn nhập tốt cho vấn đề về sự vô tội.

30. “Mọi thứ bắt đầu” Péguey trích trong Eugen Weber, “Romania,” trong Hans Rogger and Eugen Weber, eds., The European Right: A Historical Profile (Berkeley: University of California Press, 1965), 516.

31. Ilyin đã thử thiết kế Ilyin nói về các lãnh tụ và các cuộc bầu cử: Nashi zadachi, 33, 340–42; Ilyin, Osnovy gosudarstevnnogo ustroistva (Moscow: Rarog’, 1996), 80; Paradowski, Kościół i władza, 114, 191. Xem cả Iordachi, Charisma, Politics, and Violence, 7, 48.

32. Việc cho phép những người Nga Các cuộc bầu cử: I. A. Il’in, “Kakie zhe vybory nuzhny Rossii” (1951), Sobranie sochinenii, vol. 2, part 2, 1993, 18–23. Nguyên tắc của nền dân chủ: Paradowski, Kościół i władza, 91.

33. Ilyin hình dung xã hội Trích dẫn: Ilyin, “Kakie zhe vybory nuzhny Rossii,” 25. Các tầng lớp trung lưu: Philosophie Hegels, 312–16; Osnovy gosudarstevnnogo ustroistva, 45–46. Khái niệm cho các tầng lớp trung lưu đã là điển hình về cực Hữu và cực Tả trong thời Ilyin. Cho một mô tả đặc trưng khéo xem Miłosz, Zniewolony umysł, 20. Nó cũng là điển hình của chủ nghĩa phát xít Nga bây giờ: xem chẳng hạn Alexander Dugin, “The War on Russia in its Ideological Dimension,” Open Revolt, March 11, 2014.

34. Ilyin dùng từ “luật” Quan điểm thời trẻ của Ilyin về luật: I. A. Ilyin, “The Concepts of Law and Power,” trans. Philip. T. Grier, Journal of Comparative Law, vol. 7, no. 1, 63–87. Trái tim Nga: Ilyin, Nashi zadachi, 54; Tomsinov, Myslitel’s poiushchim serdtsem, 174. Sự đồng nhất siêu hình: Philosophie Hegels, 306. Ilyin nhắc tới những người Roman 2:15, một câu thơ mà là quan trọng trong thần học Chính thống giáo. Cho một sự hiểu thay thế về ý tưởng trái tim trong đạo đức học hiện tượng, xem Tischner, Spowiedź rewolucjonisty, 92–93.

35. Dân tộc Nga Cf Cioran, Le Mauvais Démiurge, 24; Payne, Fasism, 116.

36. Ilyin đặt một con người Trạng thái nạn nhân Nga: Paradowski, Kościół i władza, 188, 194.

37. Trong các năm 2010 Chế độ tài phiệt ở nước Nga là một chủ đề của chương 6, và các nguồn được trích ở đó.

38. Đối với đàn ông được nuôi dưỡng Masha Gessen đưa ra một lý lẽ khác cho sự sụp đổ của thời gian phía trước trong The Future Is History (New York: Riverhead Books, 2017).

39. Tham vọng của G. W. F. Hegel G. W. F. Hegel, Vorlesungen über die Philosophie der Geschichte, part 3, section 2, chapter 24.

40. Karl Marx phê phán Marx như một Hegelian cánh Tả: Karl Marx, The Economic and Philosophic Manuscripts of 1844, ed. Dirk J. Struik, New York: International Publishers, 1964, cho những điểm ở đây nhất là 34, 145, 172. Về chủ nghĩa Hegel cánh Tả: Kołakowski, Main Currents, vol. 1, 94–100.

41. Ilyin là một nhà Hegelian cánh Hữu Chính trị triết học của Ilyin: Philip T. Grier, “The Speculative Concrete,” trong Shaun Gallagher, ed., Hegel, History, and Interpretation (State University of New York Press, 1997), 169–93. Ilyin nói về Marx: Philosophie Hegels, 11. Hegel nói về Chúa: Marx, The Economic and Philosophic Manuscripts of 1844, 40. Ilyin nói về Chúa: Philosophie Hegels, 12; Kripkov, “To Serve God and Russia,” 164; Ilyin, “O russkom” fashizmie,” 60–64.

42. Vladimir Lenin Lenin nói về Ilyin: Kirill Martynov, “Filosof kadila i nagaiki,” NG, Dec. 9, 2014; Philip T. Grier, “Three Philosophical Projects,” trong G. M. Hamburg and Randall A. Poole, eds., A History of Russian Philosophy 1830–1930 (Cambridge, UK: Cambridge UP, 2013), 329.

43. Ilyin khinh miệt cách mạng của Lenin Ilyin nói về Lenin: Kripkov, “To Serve God and Russia.” Ilyin nói về cách mạng: “O russkom” fashizmie,” 60–61; Nashi zadachi, 70. Berdyaev nói về Ilyin: Martynov, “Filosof kadila i nagaiki”; Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine, 50. Xem cả Tischner, Spowiedź rewolucjonisty, 211.

44. Khi Ilyin già đi Ilyin nói về nhạc jazz: Ilyin, “Iskusstvo,” trong D. K. Burlaka, ed., I.A. Ilin—pro et contra (St. Petersburg: Izd-vo Russkogo khristianskogo gumanitarnogo in-ta, 2004), 485–86. Pravda nói về nhạc jazz: Maxim Gorky, “O muzyke tolstykh,” Pravda, 18 tháng Tư 1928. Những kẻ phát xít Ba Lan đã có một thái độ tương tự: Jan Józef Lipski, Idea Katolickiego Państwa Narodu Polskiego (Warsaw: Krytyka Polityczna, 2015), 47. Về nhạc jazz như chống-chủ nghĩa Stalin, xem Leopold Tyrmand, Dziennik 1954 (London: Polonia Book Fund, 1980). Vyshynskii nói về luật: Martin Krygier, “Marxism and the Rule of Law,” Law & Social Inquiry, vol. 15, no. 4, 1990, 16. Về các trạng thái ngoại lệ Stalinist: Stephen G. Wheatcroft, “Agency and Terror,” Australian Journal of Politics and History, vol. 53, no. 1, 2007, 20–43; ibid., “Towards Explaining the Changing Levels of Stalinist Repression in the 1930s,” trong Stephen G. Wheatcroft, ed., Challenging Traditional Views of Russian History (Houndmills: Palgrave, 2002), 112–38.

45. Mặc dù Ilyin ban đầu hy vọng Ilyin nói về Liên Xô: Ilyin, Nashi zadachi; Kripkov, “To Serve God and Russia,” 273. Ilyin nói về nước Nga và chủ nghĩa phát xít: xem các nguồn suốt chương này, cũng như sự thảo luận của I. I. Evlampiev, “Ivan Il’in kak uchastnik sovremennykh diskussii,” trong Evlampiev, ed., Ivan Aleksandrovich Ilin (Moscow: Rosspen, 2014), 8–34. Stalin và nước Nga: David Brandenberger, National Bolshevism (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 2002); Serhy Yekelchyk, Stalin’s Empire of Memory (Toronto: University of Toronto Press, 2004). Xem cả Yoram Gorlizki và Oleg Khlevniuk, Cold Peace (Oxford: Oxford UP, 2004); Hiroaki Kuromiya, Stalin (Harlow: Pearson Longman, 2005); Vladislav M. Zubok, A Failed Empire (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2007).

46. Chính sách kinh tế của Stalin Xem các nguồn được trích ở trên cũng như Nashi zadachi, 152–55. Về chủ đề này từ một viễn cảnh khác, xem Shaun Walker, The Long Hangover (Oxford: Oxford UP, 2018), “chân không (vacuum)” tại 1 và đúng nguyên văn đây đó.

47. Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt Một số ví dụ về Putin trích dẫn Ilyin được trích dẫn sớm hơn trong chương này; những ví dụ khác sẽ được trích trong các chương 2 và 3. Cho một cảm giác về sự thảo luận Nga về ảnh hưởng, xem Yuri Zarakhovich, “Putin Pays Homage to Ilyin,” EDM, 3 tháng Sáu 2009; Maxim Kalinnikov, “Putin i russkie filosofy: kogo tsitiruet prezident,” news.rambler.ru/​other/​28242910-putin-i-russkie-filosofy-kogo-i-pochemu-tsitiruet-prezident/, Dec. 5, 2014; Martynov, “Filosof kadila i nagaiki”; Izrail’ Zaidman, “Russkii filosof Ivan Il’in i ego poklonnik Vladimir Putin,” Rebuzhie, Nov. 25, 2015; Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine.

48. Chính kiến về tính vĩnh viễn không thể làm Như một nhà hiện tượng học Kitô khác lý lẽ, “chúng ta và chúng nó” cũng chia cái tốt và cái xấu một cách hoàn hảo, mà là không thể có trên trái đất. Xem Tischner, Spowiedź rewolucjonisty, 164.

(Còn tiếp…)