Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2023

Quảng Bình quê ta ơi!

Hà Nhật

Ở Đồng Hới đã có một con đường mang tên một nhà thơ quê hương: Xuân Hoàng.

Nên có thêm một con đường mang tên một nhạc sĩ: Hoàng Vân. Không phải người Quảng Bình nhưng ông thực sự là người “của Quảng Bình”.

Ông là người, chỉ sau mấy tuần từ Hà Nội vào “đi thực tế” Quảng Bình (sau khi nhỡ có bài Tâm tình người thủy thủ), đã có một ca khúc để đời: Quảng Bình quê ta.

image

Nhạc sĩ Hoàng Vân

Chính từ bài hát này mà sau đó rộ lên cả một phong trào các tỉnh đua nhau tìm người sáng tác cho mình một bài hát gọi là “tỉnh ca”. Không ít bài “tỉnh ca” đã xuất hiện: Vĩnh Linh, Nghệ Tĩnh, Hà Tây… Tuy nhiên, không có ca khúc nào sánh được với tác phẩm của Hoàng Vân, cả về tính nghệ thuật lẫn tính phổ biến. Cả nước, hầu như ở đâu cũng nhiều người thích nghe và thích hát bài hát của cái tỉnh bé nhỏ, vừa nghèo vừa cực, xa tít nơi tận cùng phía Nam của Miền Bắc.

Không hiểu sao, chỉ có một thời gian ngắn ngủi mà ông thấm cái chất Quảng Bình đến thế: từ cái chất giọng hò khoan của mảnh đất “quê bọ” không hề giống ai, đến những dòng sông cánh đồng, tên người, tên đất đầy sức gợi hình, gợi cảm.

Bài hát của Hoàng Vân trở thành khúc ca cho cô gái chèo thuyền trên các bến sông, cho các cô dân quân bên khẩu pháo phòng không làng biển, anh ngư dân sắp nhổ neo ra khơi bám biển… cả những cô cậu học trò nơi lớp học bên hầm chữ A…

Đầu năm 1973, những cô bé cậu bé K8 K10, từ các ngôi làng Thanh Hoá, Ninh Bình, chỉ một bộ quần áo mỏng trên người, với những bàn chân bé bỏng, đổ ra con đường cái quan, để được trở về nhà.

Hành trang duy nhất của các cô bé ấy chỉ là những câu hát:

Quảng Bình quê ta ơi

Muôn người như một.

Sau này tôi nghe nói, trong những giờ phút cuối cùng, vị Đại tướng họ Võ quê hương Quảng Bình đã được một cô gái hát cho nghe những câu hát về quê hương mình.

Nhạc sĩ Hoàng Vân xứng đáng được đưa tên vào hàng những người có công với mảnh đất Quảng Bình. Đã có và sẽ có những bài hát về Quảng Bình, nhưng Quảng Bình quê ta là một dấu ấn đặc biệt.

Tôi nhớ, buổi chiều đó, vào năm 1963, bên bờ sông Nhật Lệ, anh Hoàng Vân đã hát thử cho tôi nghe ca khúc của anh.

Lúc ấy tôi đã đoán chắc rằng tác phẩm của anh rồi sẽ là một thành công lớn.

Tôi mãi không quên kỷ niệm này!