Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Văn hóa và Phát triển (kỳ 5)

Đặng Văn Dũng

MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG TIỆN

Mục đích là nơi ta đến, phương tiện cái ta sử dụng để đến. Thí dụ đích đến là Hà Nội mà phương tiện có thể là ô tô, xe đạp, máy bay, tàu thuỷ..., kể cả đi bộ.

Tuy nhiên, trong chính trị giữa mục đích và phương tiện có quan hệ biện chứng hơn nhiều. Mục đích nào thì phương tiện ấy; muốn vương đạo thì phải có vương pháp; muốn bá đạo thì có bá pháp.

Muốn dân chủ thì không thể dùng các biện pháp phi dân chủ. Mọi dối trá sẽ phải bộc lộ qua thời gian. Bạo lực sẽ cho ra đời bạo lực; không thể khác!

Anh bạn tôi bảo: chính quyền nào chẳng ra đời từ bạo lực! Cách mạng Mỹ có tính chất dân chủ gì mà Washington chả phải tiến hành chiến tranh với quân Anh là gì?!

Sai!

Cách mạng Mỹ đã thành công trước khi quân Anh đến tìm cách đè bẹp chính quyền liên bang ra đời sau Tuyên ngôn độc lập. Đó chỉ là một cuộc chiến tranh giữa hai chính phủ, hai nước.

Cách mạng Mỹ bùng nổ do một thời gian dài người Mỹ không được tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến họ. Theo luật Anh, thuế khoá là do quốc hội thông qua nhưng 13 thuộc địa Mỹ không được quyền có đại diện tại quốc hội Anh. Điều này làm dân Mỹ bất bình và đến khi nhà chức trách đánh thuế nhập khẩu trà đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy nén các thùng trà xuống biển. Chỉ có thế thôi mà dẫn đến các bang nổi dậy bất tuân dân sự và cách mạng thành công.

Tất nhiên từ lâu người Mỹ đã có ý thức sâu sắc về quyền công dân của mình nhờ công lao khai sáng của các nhà trí thức được ảnh hưởng bởi phong trào khai sáng đang diễn ra ở châu Âu.

Cách mạng Anh thế kỷ 17 (1642-1651), trước phe bảo hoàng quá mạnh, quốc hội dân chủ phải trao quyền cho người hùng O. Cromwell và ngay lập tức sau nội chiến thắng lợi, Cromwell đã thiết lập chế độ độc tài Thanh giáo của ông ta. Ở thời đại nào có biến động cũng vậy, đủ thứ loại người hùng xuất hiện. Lúc đầu họ xuất hiện như người anh hùng giải phóng nhân dân khỏi xiềng xích, hứa hẹn đem tự do, dân chủ cho mọi người. Kết cục chỉ có ông ta được tự do muốn làm gì thì làm, muốn đàn áp ai thì đàn áp, và trở thành độc tài từ lúc nào không hay.

Không có mô tả ảnh.

Ảnh Oliver Cromwell

Chung quy, nơi nào các chế độ độc tài được thiết lập thì ở nơi đó tầng lớp trung lưu yếu đuối, bạc nhược, thiếu tự tin hoặc là nông nổi, không có căn cơ văn hoá chính trị vững chắc nên dễ dàng bị lừa bịp. Trao quyền lực vào tay một kẻ phiêu lưu thì sẽ có một chính quyền phiêu lưu; trao quyền lực vào tay một tên dối trá sẽ có một chính quyền dối trá. Đó chính là biện chứng pháp của mục đích và phương tiện trong chính trị vậy.

Tất nhiên sự phát triển của lịch sử luôn nằm ngoài mong muốn tốt đẹp của các cá nhân. Các cá nhân chỉ là các con rối của các vận động lịch sử. Số phận của họ do các diễn biến lịch sử định đoạt. Thường thì các cuộc cách mạng sẽ ăn thịt những đứa con trung thực ngây thơ của mình như bài thơ mở đầu sách Tam quốc diễn nghĩa:

“Cuồn cuộn Trường giang chảy về đông.

Sóng lừng dậy cuốn anh hùng;

Thị phi thành bại thoắt thành không.

Núi xanh y vẻ cũ,

Bao ngày tà dương hồng.

Tóc bạc ngư tiều trên bãi

Quen hưởng trăng thu, gió xuân,

Một bình rượu đục vui tương phùng.

Cổ kim nhiều chuyện

Mặc kệ cuộc bao đồng!”

9/9/2020

Đ.V.D

(Còn tiếp)