Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

Tranh trừu tượng của Trịnh Cung

Vũ Thành Sơn

Tôi thích gọi trừu tượng là phong cách hơn là một trường phái mặc dù trừu tượng có một lịch sử lâu dài như nhiều trường phái hội họa khác (Lãng mạn, Hiện thực, Ấn tượng, Biểu hiện, Siêu thực,…) một phần bởi sự đa dạng, phong phú, giàu có trong cách thể hiện của ngôn ngữ hội hoạ này khiến cho tên gọi “trường phái” đã không còn chính xác, nếu hiểu trường phái như một đường lối, quan niệm thực hiện thống nhất. Ở đây mỗi hoạ sĩ vẽ trừu tượng là một sắc thái, một độc đáo cá biệt. Họ chỉ có một triết lý sáng tạo chung, đó là màu sắc đối với họ, không còn là phương tiện miêu tả; màu sắc đứng độc lập với hình thể, nó có một đời sống riêng; màu sắc tự nó làm nên một thế giới.

Chính vì lý do đó mà với Paul Klee, nhà nghiên cứu mỹ thuật Michel Draguet có thể gọi phong cách của hoạ sĩ là trừu tượng huyền ảo. Có lẽ ông dựa vào quan điểm hội hoạ của Paul Klee cho rằng hiện thực cần phải được tái tạo, được tổ chức lại thành những bố cục lớn và đến lượt nó, những bố cục đó sẽ được phân bố, sắp xếp sao cho tính hiển nhiên của hiện thực phải bị tiêu hủy. Tôi không đồng ý với Michel Draguet vì trong ý tưởng của Paul Klee đã còn không ít vết tích của Biểu hiện, có lẽ nên gọi là Biểu hiện trừu tượng thì có phần đúng hơn.

Hoặc với Miró, người ta gọi ông theo phong cách Siêu thực trừu tượng, bởi thế giới của ông là thế giới của sự chuyển hoá và đồng dạng hệt trong giấc mơ thấm đẫm thi ca.

Trừu tượng còn biến hoá phong phú, đến Kandinsky nó mang màu sắc siêu hình, và đến Rothko trừu tượng đã có thông điệp huyền bí.

Với hoạ sĩ Việt Nam, trừu tượng có một lịch sử ngắn hơn nhưng không kém độc đáo. Có lẽ hội hoạ trừu tượng thịnh hành nhất ở miền Nam. Ngay từ những năm 70, trừu tượng đã nở rộ. Trịnh Cung là một trong những hoạ sĩ vẽ trừu tượng trong thời kỳ đó. Ông không hẳn chuyên vẽ trừu tượng, nhưng với cá nhân tôi, những tranh trừu tượng của Trịnh Cung luôn đem đến một khoái cảm hết sức đặc biệt, hơn cả những bức tượng hình.

Chiều hôm qua 4/9, nhân dịp đến thăm studio của hoạ sĩ Trịnh Cung vừa mới hoàn thành, tôi lại vui sướng được xem những bức trừu tượng mới nhất của ông. Có bức chỉ vẽ trong năm nay. Nhưng với những tác phẩm mới mẻ này tôi có cảm tưởng dường như đã có một sự chuyển biến trong tâm thức sáng tạo của hoạ sĩ. Đã không còn những dằn vặt, ám ảnh, căm giận, mà đã có sự giao cảm, giao cảm với thiên nhiên, với chính mình. Tranh đã không còn mô tả cảm xúc mà chính nó đã là cảm xúc.

Từ những bức trừu tượng theo phong cách mosaic (chữ của chính hoạ sĩ Trịnh Cung) hai năm 2015, 2016, làm tôi liên tưởng đến những bức Không Đề của Mark Rothko những năm 1948, sang 2022 ông đã chuyển biến hẳn. Ở những bức này, nét cọ của ông trau chuốt, tinh tế. Tôi nghĩ ông phải nâng niu, cưng chiều từng nét cọ trên mặt bố biết bao nhiêu. Không có những màu chồng lên nhau quá dày cho cảm giác dữ dội, nhưng mỏng vừa đủ để tạo ra hiệu ứng trong suốt. Hầu như trong các tranh của hoạ sĩ Trịnh Cung không có sự đối chọi màu sắc đem đến cảm giác xung đột, mà chỉ là một hoà sắc ấm cúng, êm dịu, có lẽ bởi vì ông còn là một thi sĩ nữa, hay còn một lý do sâu xa nào khác?

Xem tranh ở xưởng vẽ có một cái thú là được đắm mình trong không khí sáng tạo, suy tưởng của hoạ sĩ, được vây bọc bởi mùi sơn, dầu, nhưng cũng có cái bất tiện hơn khi xem tranh ở gallery. Ánh sáng và khoảng cách là những trở ngại đầu tiên, tuy rằng ánh sáng trong studio của hoạ sĩ Trịnh Cung đã là rất tốt. Chỉ còn vấn đề khoảng cách, khoảng cách đủ rộng để xem tranh. Rothko hoàn toàn có cơ sở khi ông yêu cầu các gallery dành khoảng cách tối thiểu là 45cm cho người xem. Ở khoảng cách đó người xem mới bị hút vào những mảng màu, mới có thể ghi nhận những chuyển động của tâm hồn mình. Ở studio của hoạ sĩ Trịnh Cung, nhiều lúc khoảng cách đó cũng thành chật vật. Đó là lý do của những bức ảnh vụng về chụp bằng cái điện thoại di động của tôi.

Không giống như đọc sách, bạn có thể buông cuốn sách xuống bất kỳ lúc nào, làm dấu để đó, hôm sau, tuần sau hoặc tháng sau bạn có thể đọc tiếp. Xem tranh, là một hành vi tức thì, trực tiếp, không gián đoạn, không tuyến tính. Bởi vì tranh như sắc đẹp. Bạn gục ngã ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Có thể là tác phẩm nghệ thuật