Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

30 năm bài “Mùi mưa”… và lời bình của nhà thơ Paul Hoover theo bản dịch tiếng Anh của Hoàng Hưng & Joseph Duemer

MÙI MƯA HAY BÀI THƠ CỦA M.

Hoàng Hưng

Tất cả nước mắt loài người bao vây nhà ta

Nằm bên anh em kể câu chuyện buồn

Chôn sâu trong lòng giờ mới nói ra

Gợi ý của trận mưa chưa từng thấy

 

Đã một nghìn đêm mưa trắng đêm

Điên cuồng nhớ mùi anh như con bò cái nhớ mùi phân rác

Anh đánh mất mùi anh trên những sàn đá lạ

Chỉ còn mưa mùi nước mắt đêm

 

Em còn yêu anh không yêu đến đâu giận ghét đến đâu

Mười lăm năm lòng mình chưa hiểu hết

 

Mưa mưa ngập tầng trệt

Đưa nhau lên gác xép nằm nghe mưa sập mái tôn

Ước nằm nghe mưa rồi chết

 

Đêm 25/6/1992

 

NGƯỜI VỀ & MÙI MƯA

Paul Hoover

 

Hai bài thơ của Hưng thể hiện một phong cách và đề tài nhất quán của một con người ở đầu chót của sợi thừng hay ở tột đỉnh của một kinh nghiệm đau khổ hay giải thoát khỏi đau khổ. Cả hai bài thơ đều liên quan đến việc sử dụng thời gian như một phần của tấn kịch ấy. Trong bài “Mùi mưa hay bài thơ của M.” hai người yêu đã chia lìa trong 15 năm rồi lại gặp lại nhau. Tình yêu của họ bền bỉ như mưa đang rơi, nhưng xa cách một nghìn đêm đã là nỗi đau khổ cực độ, và bây giờ họ ước mong được chết cùng nhau dưới mái nhà mưa rơi (để mà giữ cho tình yêu của họ được vĩnh cửu). Trong bài “Người về”, một người trở về sau một thời gian vắng mặt không rõ lý do từ một “cõi ấy”, để khám phá ra rằng vợ, con, và bạn bè không còn biết, không còn hiểu được mình nữa. Người ấy đã là một hồn ma đối với họ. Và sự vắng mặt đối với ông đã một vết thương nặng nề đến mức ông nghẹn giữa bữa tiệc vui, tới hai năm sau ông còn sực tỉnh vì cơn ác mộng và tới tận mười năm sau khi trở về, ông còn ngồi một mình trong bóng tối. Ông là một người xa lạ trong cuộc sống của chính mình. Nhưng rồi ông cũng có sự giải thoát khỏi đau khổ. Có một ngày ông mệt mỏi chán chường vì ánh mắt nhìn chằm chằm, và có một đêm một tiếng nói, có thể là của một nguời đàn bà, cất lên hỏi ông. Cái vỗ vai làm ông giật mình dường như đưa ông trở lại thế giới. Ông sực tỉnh lại, hoặc là trở về cuộc sống đã từng tiện nghi với ông, hoặc là trở về sự hiện diện mới được chào đón trong lòng cái thế giới cũ kia. Tính cách bị che mờ của câu chuyện (ai vỗ vai? ai là người bây giờ đánh thức ông?) là phần có chủ đích của câu chuyện. Thơ của Hưng làm tôi nhớ đến những tiểu thuyết hư cấu mang tính hiện sinh. Chúng xảy ra trong một thời gian rất rõ nhưng cũng có một tính cách vô thời gian. Nhiều năm tháng được nén lạI trong một bài thơ trữ tình ngắn nói về mất mát và đau khổ. Con người đau khổ có thân xác và kinh nghiệm cụ thể, nhưng theo một nghĩa khác, cũng là một gương mặt tiêu biểu. Tôi nghĩ đến cuốn tiểu thuyết “Người đàn bà trong cồn cát” của tác giả Nhật Bản Kobo Abe. Một ngày nọ có một người đàn ông trượt chân thụt xuống một vực cát trong khi đang bước đi giữa sương mù ở một nơi xa xôi. Thế rồi ông ta trở thành chồng của một trong số nhiều người đàn bà của cồn cát mà nghề nghiệp là xúc cát suốt đời. Thực vậy, ông ta đã tìm ra số phận của chính mình, không lay chuyển được, không thể nào thoát khỏi (và cuối cùng thì có lẽ ông không muốn thoát khỏi). Chúng ta được ban cho phải sống trong những thế giới đầy đau khổ. Nhưng con tim vẫn có khả năng trỗi dậy, mặc dù đã bị chôn vùi nhiều năm tháng (“Mùi mưa”); một cái vỗ vai có thể thình lình thức tỉnh chúng ta trở về với đời sống từng đã quay mặt với chúng ta.

Tôi không biết có bài thơ nào khác để so sánh với thơ Hưng. Bên dưới cái bề mặt bình thản, kể chuyện, thơ [Hưng] rất phức tạp và xúc động. Có lẽ trong đời thực, Hưng đã cảm thấy bị lưu đày giữa ngay xứ sở của mình và bị dời khỏi những hoàn cảnh sống và làm việc của chính mình.

San Francisco, tháng 1/2003

Hoàng Hưng dịch

· Paul Hoover là giáo sư bộ môn Viết Văn tại San Francisco State University, chủ biên tạp chí New American Writing, chủ biên của tuyển Post Modern American Poetry (W. W. Norton& Company, 1994) phổ biến trong các đại học Mỹ, đồng chủ biên tuyển Black Dog, Black Night: Contemporary Vietnamese Poetry (Milkweed Editions, 2008).

Ảnh: Hoàng Hưng + Paul Hoover + Bei Dao (Bắc Đảo, nhà thơ Trung Quốc nhiều lần được đề cử giải Nobel Văn học) tại San Francisco 2003