Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 196): Lê Dinh: Ngang Trái

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2022)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Ngang Trái – Sáng tác: Lê Dinh

Trình bày: Lưu Hồng

Nghe thêm: Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (34) – Lê Dinh

Đọc thêm:

Phỏng vấn qua bà Trần Thị Kim Quyên (vợ nhạc sĩ Lê Dinh)

Ô. Bà Lê Dinh, Trần thị Kim Quyên

Ông bà Lê Dinh, Trần Thị Kim Quyên

Sóng Văn (SV): Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn đời của mình? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui?

Trần Thị Kim Quyên (TTKQ): năm 1955, tôi bắt đầu dạy học ở Gò Công. Năm 1956 chồng tôi (Nhạc sĩ Lê Dinh) cũng về dạy học cùng trường với tôi và chúng tôi biết nhau từ đó. Đến năm 1957, chúng tôi làm đám cưới. Trong cuộc sống vợ chồng, nhớ lại thời còn son trẻ của chồng tôi, khoảng những năm 1960-1965, cũng có những chuyện buồn về tình cảm, nhưng tôi nghĩ, làm vợ một nghệ sĩ là phải chịu đựng, đợi khi trời quang mây tạnh gia đình sẽ yên vui.

SV: Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đình. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm? Và riêng ông nhà thì sao?

TTKQ: Điều này không đúng lắm, vì không phải nghệ sĩ thì hay lơ là công việc gia đình. Theo tôi, việc này tùy thuộc  cá tánh của mỗi người. Có những đức phu quân không phải là nghệ sĩ nhưng cũng không phụ giúp được gì cho vợ. Trái lại có những người chồng là nghệ sĩ nổi tiếng mà phụ lo công việc gia đình một cách đắc lực. Nhận xét này chỉ đúng 50% thôi.

clip_image006

SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà còn thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác?

TTKQ: Ngoài việc sáng tác nhạc, chồng tôi cũng làm thơ và giải trí bằng cách xem xi nê, video.

SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác?

TTKQ: Chồng tôi có thói quen sáng tác lúc đêm khuya, khi mọi người trong nhà đều yên giấc ngủ, và lúc sáng sớm vừa thức dậy. Khi sáng tác, bên mình thường hay có tách cà phê sữa nóng.

SV: Bà đã từng có những đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà?

TTKQ: Khi hoàn thành xong một nhạc phẩm, chồng tôi thường hỏi tôi cái tựa như vậy có được không hoặc hát cho tôi nghe thử và tôi luôn luôn là vị thính giả đầu tiên của những nhạc phẩm nhà tôi viết. Tôi thường hay góp ý về cái tựa bài hát và chỉ cái tựa mà thôi. Lâu lâu cũng có gặp vài bài mà tôi không thích. Tôi nêu lên ý kiến khách quan của tôi và chồng tôi khai tử bài đó luôn, không sửa chữa gì cả. Vì theo chồng tôi nói, sửa một bài hát khó hơn sáng tác một bài hát.

SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông nhà đã được giới thiệu rộng rãi trong quần chúng?

TTKQ: Về toàn bộ tác phẩm của chồng tôi cho đến ngày hôm nay tôi rất thích vì nó hợp với sở thích của tôi, và theo tôi, chúng cũng thích hợp với sở thích của đa số quần chúng. Nhưng tôi không biết quần chúng cho điểm thế nào, chớ riêng tôi thì tôi phê 18/20 tất cả những nhạc phẩm mà chồng tôi sáng tác, khoảng hai trăm (200) bài. Không biết có phải mèo khen mèo dài đuôi không?

SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định gì về tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại?

clip_image008

TTKQ: Sau 1975, việc phổ biến ấn hành và phát hành những tác phẩm nghệ thuật không còn giống như lúc còn ở trong nước nữa. Việc phổ biến cũng khó khăn không thua gì việc phát hành vì đa số người Việt lưu vong không có tập trung ở một chỗ. Ngày trước, phương tiện phổ biến trong nước là đài phát thanh và đài truyền hình. Ngày nay,  phương tiện phổ biến là băng nhạc và video – nhất là video, một phương tiện phổ biến hữu hiệu nhất – thì quá ít cho nên sự phổ biến một sáng tác mới thật là hạn hẹp. Sau đó, sự sinh hoạt văn nghệ kém phần hứng thú vì thiếu phương tiện phổ biến. (Ít có sáng tác mới).

SV: Cá nhân bà  đã và đang sinh hoạt trong lãnh vực nào? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hổ tương trong việc sáng tác của ông nhà?

TTKQ: Tôi chỉ là một nội trợ sau 1975 cho nên không có gì trở ngại cho chồng tôi trong việc sáng tác, vì tôi đảm đang một phần lớn những công việc trong gia đình để chồng rảnh rang mà đi làm việc (tay phải) để nuôi gia đình, và sáng tác (tay trái) theo sở thích của chồng tôi.

SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi dòng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi dòng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bão…

TTKQ: Sơ lược tiểu sử chồng tôi:

– Nhạc sĩ Lê Dinh, tên thật Lê Văn Dinh, sinh ngày 08-9-1934, tại Vĩnh Hựu, Gò Công. Tác phẩm đầu tay: Làng Anh Làng Em (1956). Tác phẩm quen thuộc : Tấm Ảnh Ngày Xưa, Thương Đời Hoa, Xác Pháo Nhà Ai, Cánh Thiệp Hồng, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao, Bài Hát Của Người Điên, Biển Dâu, Nếu Mai Này, Ga Chiều, Thương Về Xứ Thượng, Hà Tiên, Dòng Kỷ Niệm, Thương Về Gò Công, v.v.

(Tạp chí Sóng Văn, số 6 tháng 1&2- 1997, đã đình bản. Theo https://thanhthuy.me/2013/03/29/nhac-si-le-dinh-qua-ba-tran-thi-kim-quyen-tap-chi-song-van/)