Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

Trần Khải Ca trượt dài từ Bá Vương biệt Cơ đến Hồ Trường Tân

Dư Kiệt

Dư Kiệt (余杰) là một nhà văn nổi trội cùng với lớp Tô Đồng (苏童) trên văn đàn Trung Quốc. Ngay từ còn rất trẻ, Dư Kiệt đã có cái nhìn phản biện, khác với chính thống. Sau này, do tỏ rõ thái độ không hợp tác với chính quyền, nên đã buộc phải sống lưu vong. Nhân Trung Quốc tổ chức rầm rộ phát hành bộ phim Hồ Trường Tân khắp thế giới vừa đây, xin lược dịch giới thiệu bài viết của Dư Kiệt đăng trên trang mạng RFA tiếng Hoa ngày 10/12/2021.

Hà Phạm Phú

Đạo diễn phim Bá Vương biệt Cơ đi đâu?

Bá Vương biệt Cơ là bộ phim hay nhất ở Trung Quốc đương đại, và Trương Quốc Vinh là diễn viên xuất sắc nhất của Trung Quốc đương đại, không phải một trong số những người xuất sắc nhất. Tôi nhớ khi vừa mới đến Đại học Bắc Kinh không lâu, đã xem Bá Vương biệt Cơ, không phải trong rạp chiếu phim, mà trong lớp học về điện ảnh, bốn năm sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn 1989. Khi đó không khí giết chóc đàn áp vẫn chưa hoàn toàn biến mất, vậy mà Trần Khải Ca có thể phản ánh sự phản tỉnh lịch sử đương đại một cách sâu sắc và tinh tế trong phim không thể không nói là một kỳ tích.

Trung Quốc mới thì cái gì cũng phải “mới”, đến Kinh kịch cũng phải làm mới. Khi Giang Thanh, phu nhân của vị lãnh tụ vĩ đại, đích thân dàn dựng tạo ra “Kinh kịch mới”, thì ai dám bảo rằng nó không phải Kinh kịch? Đoàn Tiểu Lâu, người đóng vai Bá Vương, xưa đã can đảm không biểu diễn cho người Nhật xem, thì bây giờ ông quỳ xuống trước "Trung Quốc mới". Ông hiểu rõ hơn ai hết rằng "Trung Quốc mới" còn đáng sợ hơn người Nhật. Người Nhật khi tiến vào Bắc Kinh không giết người, nhưng Đặng Tiểu Bình thì đã ra lệnh cho quân đội giết người như ngả rạ. Tuy nhiên, quỳ không thể sống sót. "Tất cả các người đều nói dối tôi. Tôi tố cáo, tôi tố cáo!!!...". Ông tố cáo Điệp Y, tố cáo Cúc Tiên, tố cáo tất cả những gì trước đó. Vào lúc ấy, giấc mộng diễn kịch lớn rùng rùng sụp đổ. Người xem biết rằng Bá Vương là Bá Vương giả, thời khoác chiếc áo phường trò che đậy đã biến thành tro bụi.

Trở về nhà, người vợ Cúc Tiên đã treo cổ tự tử. Ở cảnh cuối vở kịch, biết Điệp Y đã dùng thanh kiếm có thể giúp Bá Vương trở thành Bá Vương cứa cổ tự sát, và trước khi chết đã nói: "Sở Bá Vương đã quỳ xuống cầu xin, liệu Kinh kịch có thể để sống được không?". Nữ văn sĩ Hong Kong Lý Bích Hoa đã viết trong nguyên tác: "Con điếm thì vô tình, kịch thì vô nghĩa. Con điếm chỉ có tình ái trên giường, kịch chỉ có ý nghĩa trên sân khấu." Ngu Cơ sau này vẫn là Ngu Cơ, Bá Vương thì không phải Bá Vương nữa, vậy sao bằng dứt khoát chia tay thế giới vô tình vô nghĩa này, chết trên sân khấu, lấy kịch để hoàn thành tâm nguyện.

Trong phim này, Ngu Cơ có khí tiết của Ngu Cơ, ngược lại Bá Vương đã đánh mất sự cứng rắn của mình. Thế nên Trương Di Hoà mới nói, sau khi xem phim Bá Vương biệt Cơ, cô muốn viết Cơ biệt Bá Vương. Hiển nhiên Cơ biệt Bá VươngBá vương biệt Cơ khác nhau rất xa. Cơ biệt Bá Vương thì Ngu Cơ là nhân vật chính, chủ động vĩnh biệt Bá Vương, một trận gió mà lưu danh thiên cổ.

Nếu như trước đây cậu thiếu niên run sợ nép mình ở một khóc khuất, khiến người ta “xót xa cho sự bất hạnh của cậu ấy”, thì hôm nay đạo diễn cỡ quốc tế quay Hồ Trường Tân lại khiến người ta “phát lộn mửa”. Cậu bé Trần Khải Ca giương mắt nhìn đám bạn lớp làm nhục mẹ mình, nhưng im lặng là vàng. Nay nổi tiếng thế giới, lại sắp vào tuổi bảy mươi, Trần Khải Ca đã đem tên tuổi mình dâng hiến cho lũ bạo ngược tương tự, để trở thành Trình Tiểu Lâu. Công chúng đã từng chất vấn Tiểu Lâu nay lại chất vấn Trần Khải Ca: Trong cuộc sống hoang lạnh này, làm sao ngươi lại dần đánh mất chính mình như vậy?

Đầu tư 1,3 tỷ tệ để dối trá tiếp về cuộc chiến tranh Triều Tiên

 

电影《长津湖》剧照。(Public Domain)

Ảnh trong phim Hồ Trường Tân

Nếu không có Chiến tranh Triều Tiên, sẽ không có trấn áp phản cách mạng, chống phái hữu, nạn đói lớn và Cách mạng Văn hóa. Lưu Thiếu Kỳ nói: "Kháng Mỹ viện Triều là rất tốt, giúp chúng ta có điều kiện hoàn thành tốt nhiều việc (như thực hiện cải cách ruộng đất, xây dựng công ước yêu nước, phát động thi đua sản xuất, dẹp phản cách mạng, v.v.). Bởi vì tiếng chiêng, trống hô hào kháng Mỹ viện Triều vang ầm ĩ át đi tiếng kêu thét cải cách ruộng đất, chống phản động, khiến người ta không nghe thấy, vì thế mà dễ làm... Nếu không có tiếng chiêng trống cổ vũ kháng Mỹ viện Triều át đi, thì tiếng kêu thét của Cải cách ruộng đất (và trấn áp phản động) sẽ là rất khủng khiếp… Và sẽ không có cách mạng văn hoá”. Vì vậy, khẳng định và ca ngợi kháng Mỹ viện Triều chính là khẳng định và ca ngợi Cách mạng Văn hóa. Việc Trần Khải Ca quay phim Hồ Trường Tân khẳng định và ca ngợi Chiến tranh Triều Tiên, chẳng phải là khẳng định và ca ngợi việc đốt sách và lục soát nhà của Cách mạng Văn hóa sao? Nếu mẹ Trần Khải Ca ở dưới mồ biết được thì bà sẽ nghĩ thế nào?

Sự tham gia của Trung Quốc vào Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Với việc ngày càng nhiều dữ liệu lịch sử được công bố, điều này càng được khẳng định chắc chắn: Chiến tranh Triều Tiên do Triều Tiên Kim Nhật Thành phát động, quân đội Hàn Quốc và Mỹ bị động phòng thủ, và Hoa Kỳ đã dẫn đầu đội quân Liên Hiệp Quốc chống lại, đó là chính danh.

Khi phát động chiến tranh Triều Tiên, ban đầu Kim Nhật Thành chỉ tìm kiếm sự ủng hộ từ Stalin, bí mật với Trung Quốc. Nhà sử học Thẩm Trí Hoa đã trình bày trong cuốn sách Thiên triều cuối cùng, trong chương “Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành và mối quan hệ Trung-CHDCND Triều Tiên ". Theo Bộ trưởng Bộ Tác chiến của Quân đội nhân dân Triều Tiên Yu Sung Cheol, Mátxcơva và Bình Nhưỡng đã che giấu không cho Trung Quốc biết việc chuẩn bị chiến tranh của quân đội Triều Tiên. Theo đó, hầu hết các cán bộ Trung Quốc làm việc trong các cơ quan quân sự khác nhau của Triều Tiên đã được chuyển khỏi các vị trí liên quan đến việc chuẩn bị các kế hoạch tác chiến, "bởi vì chúng tôi phải giữ bí mật." Trước khi chiến tranh bùng nổ, tất cả vũ khí do Liên Xô viện trợ đều được chuyển đến Triều Tiên bằng đường biển chứ không phải đường sắt của Trung Quốc. Vào ngày thứ ba sau khi chiến tranh bùng nổ, Kim Nhật Thành mới cử một tùy viên quân sự đến báo cáo tình hình. Mao rất tức giận và nói với người phiên dịch: "Họ là láng giềng gần gũi của chúng tôi, thế mà phát động chiến tranh lại không hề thảo luận với chúng ta. Giờ họ đến để thông báo." Đối với Trung Quốc, chiến tranh Triều Tiên không phải là cuộc chiến tranh giữ nhà giữ nước. Ý đồ của Mao thông qua cuộc chiến tranh này tranh chấp địa vị lãnh đạo châu Á với Stalin, khiến gần 10 vạn quân Trung Quốc bị hoả lực pháo binh tiêu diệt.

Tại buổi lễ khai máy phim Hồ Trường Tân, Trần Khải Ca đã đặc biệt bố trí "lễ tưởng niệm hương hồn các anh hùng quân tình nguyện", thật là sự chính xác chính trị không một chút sơ hở. Trần nói, ông từng là một người lính, mỗi lần nhắc đến cuộc kháng Mỹ viện Triều là lại thấy bừng bừng khí huyết. "Lý do rất đơn giản, vì cuộc chiến này là cuộc chiến lập quốc." Ông hy vọng sẽ làm ra một bộ phim "xúc động quỉ thần". “Năm 2018, tôi xem tin tức biết, hài cốt của các tình nguyện quân mới được tìm thấy ở Hàn Quốc đã được đưa về nước. Phải mất gần 70 năm, những linh hồn trung thành của họ mới được trở lại quê hương. Nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy rằng chúng tôi không có lý do gì để không làm tốt bộ phim này." Trần Khải Ca đã thực sự trở thành hoá thân của Đoàn Tiểu Lâu rồi.”

Đạo diễn Hồng Kông Từ Khắc nói: "Đây là một cuộc chiến thực sự. Các cảnh quay của chúng tôi sẽ khiến khán giả trong rạp chiếu phim cảm thấy như thể họ đang ở trên chiến trường." Kim Dung, kẻ ca ngợi quân giải phóng Trung Quốc không phải là đại hiệp mà là Vi Tiểu Bảo; Từ Khắc, kẻ quay phim "Hồ Trường Tân", cũng là Vi Tiểu Bảo.

Liên quan đến trận chiến hồ Trường Tân, Quân đội Cộng sản đã không đạt được "lấy yếu thắng mạnh". Theo ghi chép lịch sử, trong chiến dịch hồ Trường Tân, quân đoàn 9 của quân đội Cộng sản với gần 150.000 quân đã tiến hành đột kích, chia cắt và bao vây một sư đoàn quân Mỹ không đến 20.000 người, nhưng quân đội Hoa Kỳ đã phá vòng vây, không những thế còn tiêu diệt 9 vạn quân Trung Quốc, một số binh lính Trung Quốc ở các chốt chặn còn bị chết rét.

Hồ Trường Tân là bộ phim được đầu tư lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, liệu về mặt thẩm mỹ nó có thể vượt qua “Ý chí chiến thắng” của Riefenstahl ca ngợi Đức Quốc xã không? Từ Bá Vương biệt Cơ đến Hồ Trường Tân, Trần Khải Ca đã đạt đến sự sa đoạ cùng với thời thời đại mà ông đang sống – thời đại Tập Cận Bình, dù nó không thể chịu đựng được, nhưng vẫn chưa đến mức “im lặng cũng là tội lỗi” như thời đại Mao Trạch Đông. Trần Khải Ca hoàn toàn có thể im lặng. Trần Khải Ca chủ động tham gia dàn đồng ca chỉ vì không thoát khỏi cám dỗ của danh lợi.

Nhà sử học tư tưởng Tiền Lí Quần, trong một bức thư gửi cho độc giả trẻ viết rằng, mỗi ngày chúng ta đều phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa "nói dối" hay "nói sự thật". Đây là tình huống khó khăn sinh tồn cơ bản của con người trong cuộc sống thực. Về mặt ứng xử có một số điều. Đầu tiên ở tầng cao, đó là nói những gì mình nghĩ và nói sự thật. Nếu bạn không thể hoặc không được phép nói, bạn nên chọn tầng thứ hai, giữ quyền im lặng. Đôi khi, thậm chí quyền im lặng cũng không có, bạn phải nói điều gì đó trái với ý mình, nhưng vẫn có một vài điểm mấu chốt không thể vượt qua: Đầu tiên, hãy tỉnh táo: tự nhắc mình đang nói dối. Hãy cảnh giác, đừng nói dối như một thói quen, coi lời nói dối là sự thật và thậm chí không biết cách nói sự thật. Thứ hai, nói dối phải ở trạng thái bị động và bất lực, đừng bao giờ chủ động nói dối vì lợi ích cá nhân. Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi kịp. Thứ ba, nói dối phải trên cơ sở không làm hại người khác, quả đắng hậu quả của lời nói dối chỉ có thể tự mình nếm trải, đừng bao giờ được làm hại người khác vì lời nói dối của mình. Trần Khải Ca, người đã dàn dựng phim Hồ Trường Tân, đã vượt qua mọi giới hạn, trở thành đồng phạm của chế độ độc tài và chuyên chế.

P/s: Không phải ngẫu nhiên mà Trần Khải Ca có thể làm được Bá Vương biệt Cơ bởi vì cha mẹ Trần và bản thân Trần đều là nạn nhân của Cách mạng Văn hóa. Trần Khải Ca bị bắt và bị thẩm vấn. Kẻ thẩm vấn đe dọa: "Mày không nói sự thật, bố mày cho mày ra bã”. Sau khi được thả, Trần Khải Ca thường mơ thấy mình bình tĩnh nghiên cứu các phương pháp tự sát. Trong hồi tưởng "Thanh xuân kiếm", Trần Khải Ca đã mô tả chi tiết quá trình ngôi nhà của họ bị Hồng vệ binh lục soát:

“Bọn họ mở vali và tủ quần áo, quần áo cũ và mới đều bị ném tung lên, sau đó rơi trên mặt đất, bèn xéo lên, đạp vỡ những viên băng phiến. Bọn chúng xé tất cả các đồ may bằng lụa và sa, chỉ để lại đồ may vải. Họ tìm thấy một vài đôi giày da cũ mà mẹ đã đi vào những năm 1950, đôi nào có gót cao thì chặt gót, đôi nào gót đứt rồi thì dùng dao nhà bếp chém nát, ... Bọn chúng mở ngăn tủ bị khóa, lấy ra số tiền mặt và sổ tiết kiệm ít ỏi, đọc từng bức thư mà cha mẹ lưu giữ trong hơn mười năm, trong đó có thư cha mẹ gửi cho nhau và một số thư của bạn bè hoặc những người đã khuất, ném xuống đất... Cuối cùng, đến lượt những cuốn sách. Mẹ nói: “Yêu sách là yêu chính bản thân mình”. Bọn chúng lấy hết sách ra, trừ sách của Mao Trạch Đông và một vài nhà văn khác, chất thành đống dưới gốc cây rồi châm lửa đốt…