Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Sự tiến hóa văn hóa (kỳ 8)

Ronald F. Inglehart

Nguyễn Quang A dịch

image7_thumb_thumb_thumb_thumb_thumb

8. GỐC RỄ THAY ĐỔI CỦA HẠNH PHÚC*

Tổng quan

Sự thay đổi văn hóa là một quá trình qua đó các xã hội thích nghi các chiến lược sống sót của chúng. Quá trình hoạt động cứ như các lực tiến hóa tìm cách tối đa hóa hạnh phúc con người một cách có ý thức.

Trong các xã hội nông nghiệp với ít hay không sự tăng trưởng kinh tế hay sự di động xã hội nào, các lựa chọn của người dân bị hạn chế nghiêm ngặt và tôn giáo làm cho mọi người hạnh phúc hơn bằng việc hạ thấp các khát vọng của họ và hứa hẹn sự di động xã hội hướng lên trong một kiếp sau. Nhưng hiện đại hóa mang lại những thay đổi thuận lợi cho hạnh phúc bởi vì chúng cho người dân một dải lựa chọn rộng hơn về sống cuộc đời họ thế nào. Do đó, mặc dù bên trong hầu hết các nước những người sùng đạo là hạnh phúc hơn những người không-sùng đạo, người dân của các nước đã hiện đại hóa nhưng thế tục là hạnh phúc hơn người dân của các nước ít hiện đại hóa hơn nhưng mộ đạo: chiến lược hiện đại có vẻ là hiệu quả hơn chiến lược truyền thống để tối đa hóa hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc con người có thể được tối đa hóa hay không? Cho đến gần đây, được cho một cách rộng rãi rằng hạnh phúc dao động quanh các điểm-mốc (set-point) cố định – có lẽ các điểm được xác định về mặt di truyền – cho nên cả các cá nhân lẫn các xã hội không thể làm tăng lâu dài hạnh phúc của họ. Bằng chứng gần đây làm xói mòn kết luận đó. Dữ liệu từ các khảo sát đại diện quốc gia được thực hiện từ 1981 đến 2014 cho thấy rằng hạnh phúc đã tăng lên trong đại đa số 62 nước mà dữ liệu chuỗi thời gian đáng kể là sẵn có. Vì sao?

Bằng chứng kinh nghiệm rộng rãi cho biết rằng mức độ mà một xã hội cho phép sự lựa chọn tự do có một tác động lớn đến hạnh phúc. Từ 1981 đến 2007, sự phát triển kinh tế, dân chủ hóa và sự khoan dung xã hội tăng lên đã làm tăng mức độ mà người dân của hầu hết các nước đã có sự lựa chọn tự do trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội – dẫn đến các mức hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống cao hơn.

Phát triển, Tự do và Hạnh phúc: Một Viễn cảnh Toàn cầu

Các nhà tâm lý học, các nhà kinh tế học, các nhà sinh học, các nhà xã hội học và các nhà khoa học chính trị đã điều tra nghiên cứu hạnh phúc con người trong nhiều năm và cho đến gần đây một khẳng định đã thấy được chấp nhận rộng rãi: hạnh phúc vẫn không đổi. Một khối lượng nghiên cứu có ảnh hưởng cho rằng cả sự thịnh vượng tăng lên lẫn sự không may nghiêm trọng đều không tác động lâu dài đến hạnh phúc. Được khẳng đinh, sau một thời kỳ hiệu chỉnh các cá nhân quay lại các mức an lạc (well-being) đường cơ sở của họ, để nhân loại trên một “nếp khoái lạc (hedonic treadmill).”1

Tương tự, khi toàn bộ các nước trở nên giàu hơn, các khoản thêm và mất tương đối trung hòa lẫn nhau ngang các dân cư, mang lại không sự tăng lên tổng thể nào về hạnh phúc của các công dân của họ.2

Hơn nữa, các nhân tố sinh học liên kết mật thiết với một cảm giác về an lạc,3 và nghiên cứu về các nhân tố di truyền gợi ý rằng hạnh phúc phần lớn là có thể kế thừa được.4 Các sự khác biệt cá nhân về hạnh phúc có thể gần cố định.5 Một quan điểm được chấp nhận rộng rãi là, hạnh phúc dao động quanh một điểm-mốc cố định.6 Trong chừng mực điểm-mốc này được xác định về mặt sinh học, các cố gắng cá nhân không và chính sách xã hội cũng chẳng có thể mang lại những sự thay đổi lâu dài về hạnh phúc.

Phù hợp với niềm tin này, một khối bằng chứng lớn cho biết rằng các mức an lạc chủ quan trung bình của các nước cho trước có khuynh hướng ổn định một cách đáng chú ý trong các thời kỳ dài.7 Lý thuyết so sánh xã hội tự cho là để giải thích sự ổn định này, cho rằng hạnh phúc vẫn như nhau khi đối mặt với thu nhập tăng lên bởi vì những sự thay đổi về sở thích. Nếu hạnh phúc được định hình bởi vị trí tương đối của người ta trong một xã hội, thì ngay cả nếu nền kinh tế tổng thể của một quốc gia tăng trưởng, chỉ những người với lợi ích trên trung bình mới sẽ trải nghiệm hạnh phúc tăng lên, và những sự tăng lên này sẽ bị bù lại bởi những sự giảm xuống giữa những người với lợi ích dưới trung bình.8

Sự ủng hộ mạnh nhất cho khẳng định rằng các mức hạnh phúc của các nước vẫn không đổi đến từ Hoa Kỳ, mà cung cấp các chuỗi thời gian dài nhất và chi tiết nhất. Hàng trăm khảo sát đã đo hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống giữa công chúng Mỹ kể từ 1946, và dữ liệu cho thấy một xu hướng phẳng từ khi đó đến nay. Bởi vì các mức hạnh phúc của các xã hội cho trước không có vẻ thay đổi theo thời gian, ý tưởng rằng sự phát triển kinh tế mang lại hạnh phúc tăng lên đã bị bác bỏ một cách rộng rãi.

Hạnh phúc Có thể Thay đổi?

Nhưng nghiên cứu gần đây chứng minh rằng các mức an lạc chủ quan của một số người có thể và có thay đổi theo thời gian.9 Các cá nhân không nhất thiết bị mắc kẹt trên một nếp khoái lạc.

Thế còn các quốc gia thì sao? Các phát hiện rằng hạnh phúc có thể thay đổi cho các cá nhân không nhất thiết có nghĩa rằng các mức hạnh phúc của các xã hội cho trước thay đổi. Nếu các sự tăng thêm và mất đi tương đối của các cá nhân khác nhau khử lẫn nhau, sẽ không có những sự thay đổi có thể thấy rõ nào, lên hay xuống, cho một xã hội như một toàn bộ.

Nhưng các so sánh mặt cắt ngang của các quốc gia cho thấy một sự biến thiên rất lớn trong hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống mà có vẻ phản ánh sự thịnh vượng của chúng. Trong năm 1990, tôi đã phân tích dữ liệu từ 24 nước phủ dải đầy đủ từ giàu đến rất nghèo, và tìm thấy một tương quan 0,67 giữa GNP trên đầu người và sự hài lòng với cuộc sống. Tôi đã diễn giải điều này như ngụ ý rằng sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho hạnh phúc tăng lên.10 Khi đó đã không có đủ bằng chứng theo chiều dọc để cung cấp sự ủng hộ thuyết phục cho sự diễn giải này. Mặc dù các quốc gia giàu rõ ràng có cho thấy các mức an lạc chủ quan cao hơn các nước nghèo, đã được cho rằng điều này đơn giản phản ánh các khác biệt văn hóa do đặc tính (idiosyncratic).

Bây giờ chúng tôi có bằng chứng thuyết phục. Các Khảo sát Giá trị đã đo các mức hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của các khảo sát đại diện quốc gia trong rất nhiều nước chứa hầu hết dân số thế giới, lần vết các thay đổi từ 1981 đến 2014. Chuỗi thời gian đồ sộ này chứng minh rằng các mức hạnh phúc của toàn bộ các nước có thể và tăng lên hay sụt xuống một cách thực chất – và rằng sự thịnh vượng tăng lên hay giảm xuống giúp giải thích các thay đổi này.

Khung Lý thuyết: Sự Phát triển con Người và Hạnh phúc

Là quan trọng để xác định nếu hạnh phúc của các quốc gia đã thay đổi, còn quan trọng hơn để hiểu vì sao nó thay đổi. Tôi cho rằng các thay đổi văn hóa hoạt động cứ như các lực lượng tiến hóa đã áp dụng một chiến lược được thiết kế một cách có ý thức để tối đa hóa hạnh phúc con người.

Việc thoát khỏi sự khan hiếm mức chết đói mang lại một sự tăng đột ngột về sự an lạc chủ quan. Nhưng có một ngưỡng mà tại đó sự tăng trưởng kinh tế không còn làm tăng sự an lạc chủ quan một cách đáng kể nữa. Tại mức này, sự chết đói không còn là một mối lo thực tế cho hầu hết người dân và sự sống sót bắt đầu được xem là đương nhiên. Số khá lớn những người hậu-Duy vật bắt đầu nổi lên và đối với họ, lợi ích kinh tế thêm không còn tạo ra những sự tăng đáng kể về sự an lạc chủ quan. Nếu người dân (hay các xã hội) ứng xử một cách duy lý, ta sẽ kỳ vọng điều này mang lại một sự thay đổi về các chiến lược sinh tồn. Nó có mang lại.

Hình 8.1 gợi ý điều này hoạt động ra sao. Tại các mức phát triển kinh tế thấp, ngay cả sự tăng thêm lợi ích kinh tế khiêm tốn mang lại một sự đền đáp cao về mặt lượng calo ăn vào, quần áo, chỗ trú ẩn, chăm sóc y tế và cuối cùng, về bản thân tuổi thọ kỳ vọng. Đối với các cá nhân việc trao ưu tiên cao nhất cho sự tối đa hóa lợi ích kinh tế, và đối với một xã hội việc trao ưu tiên cao nhất cho sự tăng trưởng kinh tế, là một chiến lược sinh tồn hiệu quả cho người dân chỉ trên mức chết đói. Nhưng cuối cùng, ta đạt một điểm tại đó sự tăng trưởng kinh tế thêm nữa mang lại chỉ sự tăng thêm tối thiểu về cả tuổi thọ kỳ vọng và sự an lạc chủ quan. Vẫn có nhiều sự biến thiên ngang-quốc gia, nhưng từ điểm này trở đi các khía cạnh phi-kinh tế của đời sống trở thành các ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến người dân sống lâu thế nào, và tốt ra sao. Vượt quá điểm này, một chiến lược duy lý là để đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến các mục tiêu không-kinh tế này, hơn là tiếp tục trao ưu tiên cao nhất cho sự tăng trưởng kinh tế, cứ như nó là bản thân mục tiêu cuối cùng.

Chiến lược thực sự có vẻ hoạt động. Như chúng ta sẽ thấy, sự phát triển kinh tế có khuynh hướng mang lại một sự thay đổi hướng tới các giá trị Tự-thể hiện cổ vũ sự bình đẳng giới tăng lên, sự khoan dung tăng lên với những người đồng tính và các nhóm ngoài khác, và dân chủ hóa – tất cả chúng có khuynh hướng làm tăng các mức hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của một xã hội.

image

Hình 8.1 Sự phát triển kinh tế dẫn đến một sự thay đổi về các chiến lược sống sót.

Nguồn: Inglehart, 1997: 65.

Sự thay đổi mức-xã hội này phản ánh các sự thay đổi giá trị mức-cá nhân, từ việc trao ưu tiên cao nhất cho sự an toàn kinh tế và thân thể tới việc trao ưu tiên cao nhất cho các giá trị Tự-thể hiện mà nhấn mạnh quyền tự do biểu đạt và sự lựa chọn tự do. Chừng nào một xã hội chỉ vừa trên mức-sinh tồn, các lựa chọn của người dân là hẹp: việc đơn giản sống sót tốn hầu hết thời gian và năng lượng của họ, và văn hóa của họ có khuynh hướng nhấn mạnh sự đoàn kết chống lại những người ngoài nguy hiểm và sự tuân thủ cứng nhắc với các chuẩn mực nhóm. Nhưng với sự thịnh vượng tăng lên, sự sống sót trở nên an toàn hơn. Các giá trị của người dân thay đổi từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện, mang lại thế giới quan mở hơn, khoan dung hơn mà là thuận lợi hơn cho hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống bởi vì chúng cho phép quyền tự do lớn hơn để chọn sống cuộc đời mình thế nào. Điều này là đặc biệt quan trọng cho phụ nữ và những người đồng tính, mà các lựa chọn sống của họ đã bị hạn chế rất hẹp cho đến gần đây. Nhưng như chúng ta sẽ thấy, sự khoan dung và tự do lựa chọn tăng lên cũng có khuynh hướng mang lại các mức hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc cao hơn cho xã hội như một toàn bộ.

Khi người dân thay đổi sự nhấn mạnh của họ từ các giá trị Sinh tồn tới các giá trị Tự-thể hiện, họ thay đổi từ việc theo đuổi hạnh phúc một cách gián tiếp – tối đa hóa các phương tiện kinh tế để đạt mục tiêu này – tới một sự theo đuổi hạnh phúc trực tiếp hơn bằng việc tối đa hóa sự lựa chọn tự do trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Cảm giác rằng ta có sự lựa chọn tự do và sự kiểm soát đối với đời mình liên kết mật thiết với hạnh phúc11 và mối liên kết này có vẻ là phổ quát: hạnh phúc liên kết với cảm giác của ta về tự do trong tất cả các vùng văn hóa.12

Sự thực rằng người dân thay đổi cách theo đó họ theo đuổi hạnh phúc không nhất thiết có nghĩa rằng họ sẽ đạt nó. Nhưng trong các năm kể từ 1981, các giá trị Tự-thể hiện đã ngày càng trở nên phổ biến, đóng góp cho dân chủ hóa, sự ủng hộ tăng lên cho sự bình đẳng giới và sự chấp nhận tăng lên của các nhóm ngoài như những người đồng tính dục – các thay đổi mà là thuận lợi cho hạnh phúc con người.13

Người dân sống trong các nền dân chủ có khuynh hướng hạnh phúc hơn những người sống trong các chế độ chuyên quyền một cách thực chất:14 dân chủ cung cấp một dải rộng hơn của sự lựa chọn tự do, mà là thuận lợi cho sự an lạc chủ quan.15

Sự khoan dung xã hội cũng mở rộng dải của những sự lựa chọn sẵn có cho nhân dân, nâng cao hạnh phúc của họ. Vì thế, sự ủng hộ cho sự bình đẳng giới và sự khoan dung với các nhóm ngoài liên kết mạnh mẽ với hạnh phúc – không chỉ bởi vì những người khoan dung là hạnh phúc hơn, mà bởi vì việc sống trong một xã hội khoan dung làm cho cuộc sống ít căng thẳng hơn cho mọi người.16

Khoảng năm 1990, hàng tá xã hội đã trải nghiệm sự chuyển đổi sang dân chủ mà đã nâng cao quyền tự do biểu đạt, quyền tự do đi lại và sự lựa chọn tự do trong chính trị. Hơn nữa, kể từ 1981, sự ủng hộ cho sự bình đẳng giới và sự khoan dung với các nhóm ngoài đã tăng lên đáng kể trong hầu hết các nước được các Khảo sát Giá trị giám sát.17 Và cuối cùng, trong vài thập niên qua, các nước thu nhập-thấp chứa nửa dân số thế giới đã trải nghiệm các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch sử, cho phép họ thoát khỏi sự nghèo mức-sinh kế. Với một sự kết hợp tình cờ của hoàn cảnh, các thay đổi xã hội của các thập niên gần đây đã làm tăng các nguồn lực kinh tế của nhân dân trong các xã hội ít thịnh vượng hơn, và quyền tự do chính trị và xã hội của nhân dân trong các xã hội thu nhập trung bình và thu nhập-cao, nâng cao mức độ mà nhân dân trong cả hai kiểu xã hội có sự lựa chọn tự do trong cách họ sống cuộc đời họ. Tôi giả thuyết rằng các thay đổi này đã là thuận lợi cho các mức hạnh phúc tăng lên bên trong toàn bộ các xã hội.

Tự do Tăng lên Có Làm tăng Hạnh phúc và sự Hài lòng với Cuộc sống? Các Kiểm định Kinh nghiệm

Các Khảo sát Giá trị đã tiến hành vài đợt khảo sát kể từ 1981 mà đã gồm hai số đo được sử dụng rộng rãi của sự an lạc chủ quan, hỏi các câu hỏi về (a) hạnh phúc và (b) sự hài lòng với cuộc sống. Hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống được định hình bởi các nhân tố hơi khác nhau, nhưng chúng thường đi cùng nhau, cho thấy một tương quan mức-xã hội là 0,81. Sự hài lòng với cuộc sống được đo bằng việc hỏi những người trả lời họ hài lòng thế nào với đời họ như một toàn bộ, sử dụng một thang trải từ 1 [không hài lòng chút nào] đến 10 [rất hài lòng]. Hạnh phúc được đo bằng việc hỏi những người trả lời họ hạnh phúc thế nào, sử dụng bốn hạng: rất hạnh phúc; khá hạnh phúc; không rất hạnh phúc; và không hạnh phúc chút nào. Các khoản này đã được xác nhận tính hợp lệ một cách rộng rãi như các số đo của sự an lạc chủ quan.

Từ khi hình thành, nhóm World Values Survey đã quan tâm đến các vấn đề tương đương ngang-văn hóa, một vấn đề nghiêm trọng nhưng không phải là không thể giải quyết được. Trong nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu đã phát triển và tinh chỉnh các kỹ thuật như dịch-ngược lại (back-translation) mà giúp tạo ra các bản dịch tương đương – và cũng nhận diện các câu hỏi đặc thù-tình huống đến mức không có sự tương đương có ý nghĩa nào, làm cho chúng vô ích trong phân tích so sánh. Thí dụ, việc hỏi liệu có thể chấp nhận được không cho phụ nữ mang khăn trùm đầu ở những nơi công cộng sẽ gợi lên những câu trả lời tiêu cực từ những người bảo thủ ở Pháp, những câu trả lời tích cực từ những người bảo thủ ở Thổ Nhĩ Kỳ, và tình trạng bối rối ở các nước nơi việc này không là một vấn đề. Sẽ là lầm lạc để xem các câu trả lời như tương đương. Nhưng qua phân tích các ý nghĩa rộng của một khoản (item) và các yếu tố tương liên nhân khẩu học trong các test pilot và các đợt khảo sát kế tiếp nhau, nhóm WVS đã nhận diện một số khái niệm then chốt mà có ý nghĩa có thể so sánh được, tuy không đồng nhất khắp thế giới và các khái niệm về hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống có vẻ có ý nghĩa trong mọi nước chúng tôi đã khảo sát. Hầu như mọi người trả lời cho các câu hỏi này và các câu trả lời của họ cho thấy hình mẫu tương quan nhất quán với các chỉ báo khác của sự an lạc chủ quan, như sự hài lòng với gia đình hay việc làm của người ta,18 và với các tiêu chuẩn xác nhận hợp thức hóa (validating) bên ngoài như tuổi thọ kỳ vọng trung bình hay mức dân chủ của một xã hội. Ý nghĩa của hạnh phúc là không y hệt nhau ở mọi nơi – trong các xã hội thu nhập-thấp, nó tương quan mạnh hơn với thu nhập, trong khi ở các xã hội thu nhập-cao nó tương quan mạnh hơn với sự khoan dung xã hội – nhưng có một thành phần lớn của ý nghĩa chung làm cho các so sánh hợp lệ là có thể. Mặc dù người dân thường không trả lời, hay không cho các câu trả lời nhất quán cho các câu hỏi về các vấn đề chính sách phức tạp, họ có biết liệu họ là hạnh phúc hay bất hạnh, và hầu như mọi người có thể trả lời các câu hỏi này, dẫn đến các mức không-trả lời cực thấp.

Chúng tôi xây dựng một index an lạc chủ quan dựa vào sự hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống được kể lại, cho trọng số bằng nhau cho mỗi biến.19

Index này cung cấp một chỉ báo rộng về các mức an lạc chủ quan của các xã hội cho trước hơn mỗi trong hai thành phần của nó. Chúng tôi xem xét các xu hướng trên chỉ báo này và mỗi trong hai thành phần của nó trong 62 quốc gia mà sẵn có dữ liệu từ ít nhất hai khảo sát được tiến hành cách nhau ít nhất mười năm. Chúng tôi phân tích những sự thay đổi xảy ra trong một thời kỳ trung bình 21 năm, như được đo bằng hơn bốn khảo sát trên một nước.

Vì chúng tôi giả thuyết rằng việc có sự lựa chọn tự do và sự kiểm soát đối với đời mình là một ảnh hưởng chính lên hạnh phúc, chúng tôi cũng đo những thay đổi trên biến này.20 Để đo tác động của các nhân tố kinh tế và dân chủ hóa, chúng tôi sử dụng GDP/đầu người (sử dụng các ước lượng ngang sức mua) và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một nước từ cơ sở dữ liệu của World Bank; và một số đo dân chủ từ dự án Polity IV.21

Các Phát hiện

Quay lại đến tận các năm 1990, bằng chứng lát cắt-ngang từ các Khảo sát Giá trị gợi ý rằng sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho các mức an lạc chủ quan tăng lên,22 nhưng chúng tôi vẫn chưa có dữ liệu xem xét những sự thay đổi trong các thời kỳ dài – trừ từ Hoa Kỳ, mà cho thấy rất ít sự thay đổi. Do đó, khẳng định rằng sự thịnh vượng tăng lên là thuận lợi cho hạnh phúc tăng lên nói chung đã không được chấp nhận. Những phân tích tiếp theo kiểm định giả thuyết rằng sự phát triển kinh tế – cùng với các nhân tố khác thuận lợi cho sự lựa chọn tự do, như sự khoan dung xã hội tăng lên và dân chủ hóa – mang lại các mức an lạc chủ quan tăng lên.

Vài thập niên qua đã mang lại sự phát triển kinh tế chưa từng thấy trong phần lớn thế giới và một sự phổ biến của dân chủ. Đồng thời, người dân của các nền dân chủ giàu đã trải nghiệm những thay đổi lớn về các chuẩn mực xã hội, với sự bình đẳng giới tăng lên và sự khoan dung tăng lên với các nhóm ngoài làm tăng quyền tự do lựa chọn cho hơn nửa dân cư và tạo ra một môi trường xã hội khoan dung hơn cho mọi người. Điều này gợi ý rằng các mức an lạc chủ quan phải tăng lên.

Trước khi xem xét bằng chứng rằng nó làm vậy, hãy xem xét mối quan hệ mặt cắt ngang giữa sự phát triển kinh tế và sự an lạc chủ quan giữa hầu hết dân số thế giới. Sau đó chúng ta sẽ xem xét những sự thay đổi thật sự theo thời gian trong nhiều nước, sử dụng một cơ sở dữ liệu rộng hơn chưa từng sẵn có trước đây, phủ các năm từ 1981 đến 2014.

Phát triển Kinh tế và Hạnh phúc: Mối quan hệ Lát cắt-ngang

Hình 8.2 cho thấy mối quan hệ giữa sự hài lòng với cuộc sống và GDP trên đầu người trong 95 nước chứa 90 phần trăm dân số thế giới.23 Để tối đa hóa độ tin cậy, hình này dựa vào dữ liệu từ tất cả các Khảo sát Giá trị được thực hiện từ 1981 đến 2014. Số điểm trung bình về sự hài lòng với cuộc sống của các nước này được vẽ đối lại GDP trên đầu người trong năm 2000. Đường cong trên Hình 8.2 cho thấy đường hồi quy logarit cho mối quan hệ giữa GDP trên đầu người và sự hài lòng với cuộc sống.24 Nếu giả như mức hài lòng với cuộc sống của mỗi nước được xác định hoàn toàn bởi mức phát triển kinh tế của nó, tất cả các nước sẽ rơi trên đường cong này.

image

Hình 8.2 Sự hài lòng với cuộc sống theo sự phát triển kinh tế.

Số điểm trung bình về sự hài lòng với cuộc sống trên tất cả các khảo sát WVS/EVS sẵn có từ nước cho trước, 1981–2014, theo các ước lượng sức mua của GDP/đầu người năm 2000 của World Bank. Đường logarit được vẽ (r = 0,60).

Hầu hết các nước là khá gần với đường hồi quy, nhưng nó cho thấy một đường cong có lợi tức giảm dần. Như được giả thuyết, ở đầu thấp của thang ngay cả sự tăng thêm kinh tế nhỏ mang lại sự tăng thêm tương đối lớn về sự an lạc chủ quan – nhưng đường cong sau đó phẳng ra giữa các nước giàu, và ở đầu cao của thang, sự tăng thêm kinh tế mang lại ít hay không sự tăng thêm nữa nào về sự an lạc chủ quan. GDP của một nước và mức hài lòng với cuộc sống của nó tương quan với r = 0,60, một tương quan khá mạnh nhưng còn xa mới là một mối quan hệ một-một. Nó gợi ý rằng sự phát triển kinh tế có một tác động quan trọng lên sự an lạc chủ quan, nhưng rằng nó chỉ là một phần của câu chuyện. Tại đầu cao của thang, các nước khác nhau vẫn cho thấy các sự khác biệt lớn về sự hài lòng với cuộc sống, nhưng các sự khác biệt này có vẻ phản ánh loại xã hội trong đó người ta sống, hơn là các nhân tố kinh tế. Điều này gợi ý rằng, đối với một nước nghèo khó, cách hiệu quả nhất để tối đa hóa sự an lạc là tối đa hóa sự tăng trưởng kinh tế – nhưng sự tối đa hóa hạnh phúc trong một nước thu nhập cao đòi hỏi một chiến lược khác.

Các thay văn hóa liên kết với hiện đại hóa có thể được xem như một sự thay đổi từ việc tối đa hóa các cơ hội sống sót của người ta bằng việc phấn đấu trước hết cho sự an toàn kinh tế và thân thể, sang việc tối đa hóa hạnh phúc con người qua những sự thay đổi văn hóa và xã hội. Sự thay đổi chiến lược này có vẻ hoạt động: những người nhấn mạnh các giá trị Tự-thể hiện cho thấy các mức hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống cao hơn những người nhấn mạnh các giá trị Sinh tồn; và những người sống trong các nền dân chủ cho thấy các mức hạnh phúc cao hơn những người sống trong các xã hội độc đoán.

Một đồ thị cho thấy mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và hạnh phúc tự-khai cho thấy một hình mẫu cong phi tuyến tương tự: hạnh phúc tăng dốc đứng khi ta di chuyển từ sự nghèo cùng cực tới các mức phát triển kinh tế cao hơn, và sau đó phẳng ra. Giữa các xã hội giàu nhất, các lợi ích kinh tế thêm nữa chỉ liên kết yếu với các mức hạnh phúc cao hơn.

Đối với những người nghèo tuyệt vọng, lợi ích kinh tế có một tác động lớn lên hạnh phúc: tại mức chết đói, hạnh phúc hầu như có thể được định nghĩa như có đủ để ăn. Khi ta di chuyển từ các nước nghèo tuyệt vọng như Zimbabwe hay Ethiopia tới các nước nghèo khác nhưng ít khốn khó hơn, đường cong đi lên mạnh mẽ – nhưng khi ta đạt mức của Cyprus hay Slovenia, đường cong phẳng ra. Mặc dù Luxemburg giàu hơn Đan Mạch hai lần, những người Đan Mạch hạnh phúc hơn những người Luxemburg. Tại mức này, sự biến thiên về sự hài lòng với cuộc sống phản ánh các nhân tố khác hơn là GDP trên đầu người.

Người dân của các nước thu nhập-cao là cả hạnh phúc hơn và hài lòng hơn với cuộc sống của họ so với người dân của các nước thu nhập-thấp, và các sự khác biệt là đáng kể. Tại Đan Mạch, 52 phần trăm công chúng nói rằng họ hết sức hài lòng với cuộc sống của họ (đặt mình ở điểm 9 hay 10 trên một thang mười-điểm), và 45 phần trăm nói họ rất hạnh phúc. Tại Armenia, chỉ 5 phần trăm đã hết sức hài lòng với cuộc sống của họ, và chỉ 6 phần trăm đã rất hạnh phúc. Tương phản với các sự khác biệt khiêm tốn được tìm thấy bên trong hầu hết các nước, các sự khác biệt ngang-quốc gia là khổng lồ.

Phát triển Kinh tế và Hạnh phúc trong Hai Kiểu Nước

Hình 8.3 lại cho thấy mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và sự an lạc chủ quan – nhưng lần này hình phác họa các nước rơi vào hai nhóm phân biệt (1) các nước nguyên-cộng sản và (2) các xã hội Mỹ-Latin. Việc này làm cho hiển nhiên rằng, kiểm soát cho mức phát triển kinh tế của chúng, một số kiểu xã hội có vẻ làm công việc tối đa hóa sự an lạc chủ quan của các công dân của chúng tốt hơn kiểu khác. Mặc dù hai nhóm nước có các mức thu nhập đại thể giống nhau, các nước Mỹ-Latin cho thấy một cách nhất quán các mức hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc cao hơn các nước nguyên-cộng sản rất nhiều. Tất cả 12 nước Mỹ-Latin mà chúng ta có dữ liệu đều rơi bên trên đường hồi quy, cho thấy các mức an lạc chủ quan cao hơn mức mà các mức kinh tế của chúng tiên đoán. Ngược lại, hầu như tất cả các xã hội nguyên-cộng sản cho thấy các mức an lạc chủ quan thấp hơn mức mà các mức kinh tế tiên đoán. Quả Thực, Nga (Russia) và nhiều nhà nước nguyên-Soviet cho thấy các mức thấp hơn các nước nghèo hơn nhiều như Ấn Độ, Bangladesh, Nigeria, Mali, Uganda hay Burkina Faso.

Sự hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc cho thấy các hình mẫu tương tự, với các xã hội Mỹ-Latin là các xã hội có thành tích vượt-mức và các xã hội nguyên-cộng sản là các xã hội có thành tích dưới-mức trên cả hai chỉ báo về sự an lạc chủ quan. Giữa các nước Mỹ-Latin, một trung bình 45 phần trăm dân cư mô tả mình như rất hạnh phúc, và 42 phần trăm đánh giá mình như rất hài lòng với cuộc sống của họ như một toàn bộ – trong khi ở các nước nguyên-cộng sản, chỉ 12 phần trăm mô tả mình như rất hạnh phúc, và chỉ 14 phần trăm đã rất hài lòng với cuộc sống của họ.

imageHình 8.3 Sự hài lòng với cuộc sống theo sự phát triển kinh tế, nhận diện hai nhóm phân biệt: (1) các nước nguyên-cộng sản và (2) các xã hội Mỹ-Latin.

Số điểm trung bình về sự hài lòng với cuộc sống trên tất cả các khảo sát WVS/EVS sẵn có từ nước cho trước, 1981–2014, theo các ước lượng theo sức mua của GDP/đầu người năm 2000 của World Bank. Đường logarit được vẽ (r = 0,60).

Sự cai trị cộng sản không nhất thiết liên kết với các mức an lạc chủ quan thấp: Trung Quốc và Việt Nam – vẫn bị các đảng cộng sản cai trị và hiện thời có được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao – cho thấy các mức an lạc cao hơn các nhà nước kế vị Soviet rất nhiều. Nhưng sự sụp đổ của các hệ thống chính trị, kinh tế và niềm tin của chúng có vẻ đã làm giảm mạnh sự an lạc chủ quan của các xã hội nguyên-cộng sản khác.

Các hệ thống niềm tin đóng một vai trò quan trọng. Mặc dù tôn giáo từ lâu đã yếu đi trong các nước này, ý thức hệ cộng sản một thời đã đóng một vai trò so sánh được với vai trò của tôn giáo. Trong nhiều thập niên, chủ nghĩa cộng sản đã có vẻ là làn sóng của tương lai. Niềm tin rằng họ đang xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn đã trao một ý thức về mục đích cho cuộc sống của nhiều người. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã để lại một chân không tinh thần trong các nước nguyên-cộng sản, nhưng ở Mỹ Latin, các niềm tin truyền thống vào Chúa và đất nước vẫn mạnh.

Các phân tích hồi quy của các nhân tố thuận lợi cho sự an lạc chủ quan cho thấy rằng các mức sùng đạo cao tại Thời gian 1 tiên đoán các mức an lạc chủ quan tương đối cao vào một thời gian muộn hơn.25 Vì tôn giáo cung cấp một cảm giác về tính có thể tiên đoán được và tính an toàn, nhất là dưới các điều kiện an toàn kinh tế thấp.26 Cho đến gần đây, ý thức hệ cộng sản đã làm chức năng này cho nhiều người, nhưng sự sụp đổ của nó đã để lại một chỗ trống và một cảm giác suy giảm về sự an lạc. Tính sùng đạo đã tăng lên trong hầu hết các nước nguyên-cộng sản để giúp lấp đầy chỗ trống này.

Các phân tích hồi quy này cho biết rằng mức độ mà người dân sống trong một xã hội khoan dung cũng giúp định hình sự an lạc chủ quan, ngay cả khi chúng ta kiểm soát cho các mức phát triển kinh tế. Các chuẩn mực xã hội bất khoan dung hạn chế một cách cứng nhắc các lựa chọn sống của người dân, làm giảm sự an lạc chủ quan. Sự khoan dung với sự bình đẳng giới, những người đồng tính dục và những người thuộc các tôn giáo khác có một tác động đáng kể lên sự an lạc chủ quan. Không chỉ rằng là người khoan dung làm cho người ta hạnh phúc – việc sống trong một môi trường khoan dung là thuận lợi cho hạnh phúc cho mọi người.27

Mặc dù sự tự hào dân tộc tương quan mạnh với sự an lạc chủ quan, nó cũng liên kết mật thiết với sự nhấn mạnh một cách mạnh mẽ đến tôn giáo, như thế khi tính sùng đạo được bao gồm trong phân tích, sự tự hào dân tộc cho thấy ít tác động. Cả tôn giáo và sự tự hào dân tộc là mạnh trong các xã hội kém phát triển hơn trong các xã hội đã phát triển, một phần bù cho các mức phát triển thấp. Như thế, sự tương phản giữa các xã hội Mỹ-Latin và các xã hội nguyên-cộng sản một phần có thể phản ánh sự thực rằng hầu như tất cả các công chúng Mỹ-Latin là sùng đạo mạnh và có một ý thức tự hào dân tộc mạnh, trong khi các công chúng của các quốc gia nguyên-cộng sản thì không.

Dân chủ cũng liên kết mạnh mẽ với hạnh phúc: Index an lạc chủ quan của chúng tôi cho thấy một tương quan 0,74 với dân chủ trong năm 1987, ngay trước một làn sóng dân chủ hóa lớn: nhân dân của các nền dân chủ đã hạnh phúc hơn nhân dân của các nước độc đoán một cách đáng kể.28

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa cho rằng lý do chính vì sao các thay đổi của 30 năm qua đã dẫn đến hạnh phúc tăng lên là bởi vì chúng đã mang lại quyền tự do lựa chọn lớn hơn. Ở đây cũng thế, các nước Mỹ-Latin xếp hạng cao hơn các nước nguyên-cộng sản rất nhiều: 45 phần trăm của những người Mỹ-Latin nói họ đã có “rất nhiều lựa chọn” (các điểm 9 hay 10 trên một thang 10-điểm) khi so với một trung bình 21 phần trăm giữa những người dân của các nước nguyên-cộng sản.

Hạnh phúc và sự Hài lòng với cuộc Sống: Bằng chứng Chuỗi Thời gian

Lý thuyết và bằng chứng lát cắt-ngang được xem xét ở trên ngụ ý rằng khi một xã hội trở nên an toàn hơn về mặt kinh tế, dân chủ hơn và khoan dung hơn – làm tăng quyền tự do lựa chọn của nhân dân của nó để sống cuộc đời họ thế nào – mức an lạc chủ quan của nhân dân của nó sẽ tăng lên. Phù hợp với kỳ vọng này, trong các năm từ 1981 đến 2014, cả sự hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc đã tăng lên trong đại đa số 62 nước mà sẵn có chuỗi dữ liệu đáng kể.

Cho nên, như Hình 8.4 cho thấy, trong thời kỳ này hạnh phúc đã tăng lên trong 52 nước và đã giảm trong chỉ mười nước; và như Hình 8.5 cho thấy, sự hài lòng với cuộc sống đã tăng trong 40 nước và đã giảm trong chỉ trong 19 nước (ba nước cho thấy không sự thay đổi nào). Tóm lại, hạnh phúc đã tăng trong 84 phần trăm của các nước này và sự hài lòng với cuộc sống đã tăng trong 65 phần trăm của chúng: từ 1981 đến 2014, đã có một xu hướng tới sự an lạc chủ quan tăng lên.

Xu hướng tới hạnh phúc tăng lên bắc qua phổ từ các nước thu nhập thấp đến thu nhập-cao và cắt ngang các vùng văn hóa. Nhiều sự tăng lên đã là khá lớn: trong nước trung vị, tỷ lệ phần trăm người dân nói họ “rất hạnh phúc” đã tăng lên tám điểm từ khảo sát sẵn có sớm nhất đến khảo sát muộn nhất. Xác suất rằng những sự tăng lên này phản ánh biến thiên ngẫu nhiên là không đáng kể (một học giả cho rằng sự tăng lên rộng khắp này về hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống đã là do một sự thay đổi trong các chỉ dẫn người phỏng vấn được dùng với các câu hỏi hạnh phúc; bằng chứng kinh nghiệm bác bỏ khẳng định này, như Phụ lục 1 chứng minh).29

clip_image009

Hình 8.4 Sự thay đổi trong tỷ lệ phần trăm nói rằng họ “rất hạnh phúc” xét mọi thứ cùng nhau, từ khảo sát sẵn có sớm nhất đến muộn nhất.

Nguồn: Các khảo sát World Values Survey và European Values Study được thực hiện từ 1981 đến 2014, gồm tất cả các nước với chuỗi thời gian ít nhất mười năm. Khoảng thời gian trung vị được phủ là 20 năm.

Hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống tương quan mật thiết, và những sự tăng lên về sự hài lòng với cuộc sống có khuynh hướng đi cùng với những sự tăng lên về hạnh phúc. Nhưng chúng phản ánh các khía cạnh khác nhau của sự an lạc chủ quan. Sự hài lòng với cuộc sống liên kết mật thiết hơn với sự thỏa mãn tài chính và mức kinh tế của một xã hội, trong khi hạnh phúc liên kết mật thiết hơn với các nhân tố xúc cảm. Điều này giúp giải thích vì sao các năm gần đây mang lại một xu hướng mạnh tới hạnh phúc tăng lên hơn là tới sự hài lòng với cuộc sống tăng lên. Vì trong khi dân chủ hóa đã mang lại một sự mở rộng tự do, nó đã không nhất thiết đi cùng với sự thịnh vượng tăng lên. Trong hầu hết các nước nguyên-cộng sản, dân chủ hóa đã đi cùng với sự sụp đổ kinh tế, dẫn đến sự hài lòng với cuộc sống giảm trong khi hạnh phúc tăng lên. Hơn nữa (như Chương 5 chứng minh) sự ủng hộ cho sự bình đẳng giới và sự khoan dung với những người đồng tính đã tăng lên nhanh – nhưng (như Chương 9 sẽ chứng minh) trong ba thập niên qua các nước giàu đã trải nghiệm sự bất bình đẳng thu nhập tăng lên và thu nhập thực tế giảm xuống. Chúng ta kỳ vọng sự bình đẳng giới tăng lên và sự khoan dung với những người đồng tính có một tác động lớn lên hạnh phúc hơn lên sự hài lòng với cuộc sống; ngược lại chúng ta kỳ vọng sự suy giảm kinh tế có một tác động lớn lên sự hài lòng với cuộc sống hơn lên hạnh phúc. Phù hợp với các kỳ vọng này, hạnh phúc đã tăng lên nhất quán hơn sự hài lòng với cuộc sống.

clip_image010

Hình 8.5 Sự thay đổi về số điểm hài lòng với cuộc sống trung bình, từ khảo sát sẵn có sớm nhất đến muộn nhất.

Nguồn: Các khảo sát World Values Survey và European Values Study được thực hiện từ 1981 đến 2014, gồm tất cả các nước với chuỗi thời gian ít nhất mười năm. Quãng thời gian trung vị được phủ là 20 năm.

Hơn nữa, chúng ta kỳ vọng Đại Suy thoái (2008) có một tác động tiêu cực lên cả hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống.30 Hình 8.6 kiểm định kỳ vọng này, sử dụng dữ liệu từ tất cả 12 nước mà sẵn có dữ liệu từ khảo sát giá trị sớm nhất và khảo sát gần đây nhất, được thực hiện khoảng năm 2012. Như nó chứng minh, cả hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống đạt đỉnh ở các nước này khoảng 2005 và sau đó đã giảm trong các khảo sát sau-2008.

image

Hình 8.6 Các xu hướng hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc trong 12 nước, 1981–2012.

Nguồn: Dựa vào Dữ liệu Khảo sát Giá trị từ tất cả 12 mà dữ liệu là sãn có từ đợt thứ nhất, được thực hiện trong 1981–1983 và từ đợt thứ sáu được thực hiện trong 2010–2014, tính số điểm trung bình trong mỗi năm từ các khảo sát ở Argentina, Australia, Phần Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Sự hài lòng với cuộc sống được đo trên một thang mười-điểm nơi 1 = rất không hài lòng và 10 = rất hài lòng. Hạnh phúc được đo trên một thang 4-điểm nơi 1 = rất hạnh phúc và 4 = rất bất hạnh. Để làm cho các thang có thể so sánh được, cực của thang hạnh phúc được đảo ngược và số điểm của nó được nhân với 2,5.

Vì sao các Xu hướng Này Không được Lưu ý?

Làm sao một hiện tượng quan trọng đến vậy như sự lên dài hạn này về sự an lạc chủ quan lại tránh khỏi sự chú ý? Chúng tôi gợi ý ba lý do. Thứ nhất, hầu hết bằng chứng sớm hơn đến từ các nước giàu mà đã vượt qua xa điểm lợi tức giảm dần từ sự phát triển kinh tế rồi, và đã cho thấy ít sự thay đổi – ủng hộ sự diễn giải rằng các mức hạnh phúc của một xã hội không thay đổi. Thứ hai, những sự thay đổi xã hội quyết định – sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dân chủ hóa lan rộng, sự khoan dung tăng lên với tính đa dạng và một cảm giác tăng lên về tự do – là tương đối mới đây và các khảo sát sớm hơn, được tiến hành trong tương đối ít nước, đã không phản ánh chúng. Cuối cùng, nghiên cứu ngang-quốc gia về các nhân tố xác định của hạnh phúc đã có khuynh hướng tập trung vào sự hài lòng với cuộc sống hơn là vào hạnh phúc, mà cho thấy xu hướng mạnh hơn.

Chuỗi thời gian được trích dẫn nhiều cho thấy các mức hạnh phúc phẳng ở Hoa Kỳ đã bắt đầu trong năm 1946 – mà có thể đã là một đỉnh cao lịch sử. Hoa Kỳ đã vừa nổi lên từ Chiến tranh Thế giới II như nước mạnh nhất và giàu nhất thế giới. Hơn nữa, công chúng Mỹ có lẽ đang trải nghiệm một cảm giác phởn phơ liên kết với chiến thắng lịch sử của cái Thiện đối với cái Ác của họ trong Chiến tranh Thế giới II. Nếu giả như các khảo sát được tiến hành trong Đại Suy thoái của các năm 1930, chúng có lẽ đã cho thấy các mức an lạc chủ quan thấp hơn các mức tìm thấy trong năm 1946 rất nhiều. Nhưng cho dù ta bỏ qua khả năng này, Hoa Kỳ không phải là một nước điển hình.

Kết luận rằng hạnh phúc đã tăng lên trong hầu hết các nước được ủng hộ bởi bằng chứng thêm từ 26 nước mà Cơ sở Dữ liệu Thế giới về Hạnh phúc cung cấp dữ liệu chuỗi thời gian quay lại tận 1946,31 được bổ sung bởi dữ liệu gần đây hơn từ các Khảo sát Giá trị. Trong số 26 nước này, 19 cho thấy các mức hạnh phúc tăng lên. Vài nước – Ấn Độ, Ireland, Mexico, Puerto Rico và Hàn Quốc – cho thấy các xu hướng tăng dốc đứng. Các nước khác với xu hướng tăng lên là Argentina, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Italy, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Ba nước rất giàu – Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Na Uy – cho thấy các xu hướng phẳng từ khảo sát sẵn có sớm nhất đến muộn nhất, nhưng cả ba nước đã ở các mức rất cao. Chỉ bốn nước (Austria, Bỉ, Vương quốc Anh và Tây Đức) cho thấy các xu hướng xuống. Phù hợp với giả thuyết rằng mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và hạnh phúc đi theo một đường cong lợi tức giảm dần, tất cả các nước, trừ một nước, mà cho thấy các xu hướng tăng lên dốc đứng đã là các nước thu nhập-thấp hay thu nhập-trung bình khi chuỗi-thời gian bắt đầu; và tất cả các nước cho thấy các xu hướng phẳng hay giảm đã là các nước thu nhập-cao.

Dưới các điều kiện nào đó, hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống của một xã hội có thể cho thấy những sự thay đổi to lớn và lâu bền mà là không tương thích với các khẳng định rằng sự an lạc chủ quan được xác định bởi các điểm-mốc cố định hay các nhân tố di truyền. Sự sụp đổ của Liên Xô cung cấp bằng chứng đặc biệt đầy kịch tính.32

Sự An lạc Chủ quan và sự Sụp đổ Xã hội: Trường hợp Nga

Trong năm 1982 hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống của nhân dân Nga xếp hạng khoảng nơi mức phát triển kinh tế của họ tiên đoán. Nhưng với sự sụp đổ sau đó của các hệ thống kinh tế, chính trị và niềm tin của họ, sự an lạc chủ quan ở Nga đã rớt xuống các mức chưa bao giờ thấy trước đó – đạt một điểm thấp trong 1995–99 tại đó hầu hết những người Nga đã mô tả mình như bất hạnh và không hài lòng với cuộc sống của họ như một toàn bộ. Điều này là dị thường. Trước khi điều này được quan sát, các bài báo đã được công bố giải thích vì sao công chúng của hầu như mọi nước luôn luôn cho các câu trả lời thiên lệch một cách tích cực cho các câu hỏi về hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống.33

Hầu hết sự giảm sút này đã xảy ra trước khi Liên Xô sụp đổ trong năm 1991 – mà gợi ý rằng một sự giảm đột ngột về sự an lạc chủ quan có thể là một chỉ báo hàng đầu về sự sụp đổ chính trị. Sự phục hồi đáng kể đã xảy ra sau 1999, nhưng trong 2011 sự hài lòng với cuộc sống ở Nga đã vẫn dưới mức 1982 của nó. Ngược với lý thuyết điểm-mốc, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã liên kết với một sự sụt giảm đột ngột và lâu dài về sự an lạc chủ quan.

Các nhân tố di truyền có thể giải thích một phần lớn biến thiên về sự an lạc chủ quan bên trong một nước cho trước, tại một điểm thời gian cho trước. Nhưng các nhân tố di truyền có lẽ không thể giải thích những sự thay đổi to lớn và lâu bền về các mức an lạc chủ quan đã xảy ra ở Nga, nơi sự hài lòng với cuộc sống đã giảm hầu như toàn bộ hai cấp thang và tỷ lệ phần trăm mô tả bản thân như “rất hạnh phúc” sụt mất 28 điểm. Hơn nữa, các thay đổi này kéo dài trong một thời kỳ ba thập niên, cho thấy những thay đổi có thể tiên đoán được về mặt lý thuyết theo cả hai hướng: đầu tiên đã có một sự chuyển động xuống to lớn về sự an lạc chủ quan, đi cùng với sự sụp đổ kinh tế, chính trị, xã hội và ý thức hệ của Nga; mười bảy năm sau, đã có một sự tăng lên liên kết với sự phục hồi kinh tế và chính trị. Nó đã cũng liên kết với tính sùng đạo và chủ nghĩa dân tộc tăng lên mà có vẻ để lập đầy chỗ trống bị bỏ lại bởi sự từ bỏ ý thức hệ Marxist. Vì sự sụt giảm đột ngột của sự an lạc chủ quan của Nga đã không chỉ phản ánh sự sụp đổ kinh tế và chính trị – nó cũng đã liên kết với sự sụp đổ của hệ thống niềm tin Marxist mà một thời đã trao ý nghĩa cho cuộc sống của nhiều người Nga.

Suốt lịch sử đã có hai chiến lược cho việc giảm sự bất hạnh: chiến lược thứ nhất là để hạ các kỳ vọng của ta và chấp nhận tính không thể tránh khỏi của khổ đau – một chiến lược được hầu như tất cả các tôn giáo lớn của thế giới xác nhận. Chiến lược thứ hai là để mở rộng dải lựa chọn vật chất, chính trị và xã hội của người ta, một chiến lược được gọi là hiện đại hóa. Cả sự phát triển kinh tế và các hệ thống niềm tin giúp định hình sự an lạc chủ quan của người dân. Con người đã tiến hóa để tìm kiếm các hình mẫu có ý nghĩa, và một hệ thống niềm tin mạnh, dù tôn giáo hay thế tục, liên kết với các mức an lạc chủ quan cao.

Các hệ thống niềm tin có lẽ đã luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự an lạc chủ quan, vì những người sùng đạo có khuynh hướng hạnh phúc hơn những người không-tín ngưỡng.34 Mặc dù tôn giáo đã không được khuyến khích một cách có hệ thống trong các nước cộng sản, ý thức hệ Marxist một thời đã đóng một vai trò tương tự với vai trò của tôn giáo. Trong nhiều thập kỷ, chủ nghĩa cộng sản đã có vẻ là làn sóng của tương lai. Niềm tin rằng họ đang xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn đã trao một ý nghĩa mục đích cho cuộc sống của nhiều người.

Trong thời đại Brezhnev, từ 1964 đến 1982, hệ thống niềm tin Marxist đã xói mòn ở Nga. Nền kinh tế Soviet một thời-cường tráng đã rơi vào tình trạng trì trệ kinh tế, công nghệ và trí tuệ. Đã trở nên rõ ràng rằng tầm nhìn cách mạng về một xã hội bình quân không giai cấp đã nhường đường cho một xã hội được cai trị bởi một Giai cấp Mới có đặc quyền và tự-duy trì mãi mãi, do Đảng Cộng sản chi phối. Niềm tin rằng Liên Xô đại diện cho làn sóng của tương lai, đã nhường đường cho sự suy đồi đạo đức, tệ vắng mặt trốn việc và nạn nghiện rượu tăng lên. Khi Gorbachev nắm quyền trong 1985, ông đã thử ngừng sự suy giảm này, nhưng ngày càng trở nên hiển nhiên rằng cản trở chính của cải cách lại là bản thân Đảng Cộng sản.

Vào lúc sự cai trị cộng sản và Liên Xô sụp đổ trong 1991, đã là hiển nhiên rằng ý thức hệ Marxist đã bị phá sản ở Nga.

Nước Nga cũng đã nổi lên với một hình ảnh quốc gia bị hư hại. Liên Xô một thời đã xếp hạng với Hoa Kỳ như một trong hai siêu cường của thế giới, mà có lẽ đã mang lại niềm tự hào và sự hài lòng cho nhiều người Nga. Trong năm 1991 Liên Xô đã tan vỡ thành 15 nhà nước kế vị bị thu nhỏ, làm tổn hại sự tự hào dân tộc. Ở Mỹ Latin, 72 phần trăm công chúng nói họ rất tự hào về dân tộc của họ, trong khi ở các nước nguyên-cộng sản chỉ 44 phần trăm nói thế. Ở Mỹ Latin, các niềm tin truyền thống vào Chúa và tổ quốc vẫn mạnh,35 nhưng trong các nước nguyên-cộng sản, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản có vẻ đã để lại một chân không mà chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo đang bắt đầu lấp đầy dần.

Công chúng của hầu hết các xã hội nguyên-cộng sản cho thấy các mức an lạc chủ quan thấp hơn mức kinh tế của chúng tiên đoán. Chúng tôi cho rằng điều này đã không luôn luôn thế – các mức thấp đặc biệt của chúng phản ánh sự sụp đổ của các hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị và của hệ thống niềm tin Marxist của chúng.

Để kiểm định khẳng định này, hãy xem xét sự lên và xuống của sự hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc ở Nga. Để làm vậy một cách hiệu quả nhất đòi hỏi chúng ta đưa ra một giả thiết quan trọng. Việc phân tích tác động của sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản cần đến các số đo về sự an lạc chủ quan từ trước và sau sự sụp đổ. Nhưng chừng nào các chế độ cộng sản còn nắm quyền, chúng đã hiếm khi cho phép nước họ tham gia vào các khảo sát ngang-quốc gia. Hungary đã là ngoại lệ, là nước cộng sản duy nhất được gồm trong khảo sát Giá trị đầu tiên trong năm 1982. Đã không có thể tiến hành một khảo sát đại diện quốc gia ở Liên Xô lúc đó, nhưng các đồng nghiệp ở Viện Hàn lâm Khoa học Soviet đã cho rằng (khu) Tambov oblast – một khu hành chính của Nga – đã là đại diện của công chúng Nga như một toàn bộ, và họ đã tiến hành các khảo sát giá trị ở đó. Sự khẳng định rằng Tambov là đại diện của Nga là cốt yếu, vì chúng tôi sẽ sử dụng các kết quả từ Tambov để ước lượng điểm thời gian đầu tiên trong chuỗi thời gian Nga của chúng tôi. Mặc dù chúng tôi cũng có một khảo sát Nga từ 1990, một năm trước khi Liên Xô tan rã, việc xem Tambov như một đại diện cho Nga như một toàn bộ cho phép chúng tôi xem xét một chuỗi thời gian dài hơn, từ 1982 đến 2011. Để kiểm định liệu Tambov có là một đại diện khá tốt cho Nga như một toàn bộ hay không, chúng tôi đã tiến hành các khảo sát thêm của Tambov trong năm 1995 và lần nữa trong năm 2011. Như chúng ta sẽ thấy, trong cả hai năm các kết quả từ Tambov xấp xỉ gần sát các kết quả từ các khảo sát đại diện quốc gia của Nga được thực hiện cùng thời gian. Các đồng nghiệp của chúng tôi tại Viện Hàn lâm Khoa học Soviet có vẻ đã đúng trong khẳng định rằng Tambov là đại diện của Nga như một toàn bộ.

Các phân tích hồi quy được thiết kế để nhận diện các nhân tố thuận lợi cho sự an lạc chủ quan cho biết rằng việc trải nghiệm sự cai trị cộng sản có một tác động tiêu cực đáng kể lên sự hài lòng với cuộc sống, ngay cả kiểm soát cho sự thịnh vượng và các nhân tố khác của một nước. Một phần, điều này có vẻ phản ánh chân không do sự sụp đổ của niềm tin Marxist để lại. Như Hình 4.3 ở trước đã chứng minh, tính sùng đạo tăng lên nhanh trong thế giới nguyên-cộng sản hơn bất kể nơi khác nào – cứ như nó đang lấp đầy một chân không như vậy. Mức độ mà người dân cảm thấy họ có sự lựa chọn tự do trong đời sống có một tác động lớn lên mức hài lòng với cuộc sống của một nước, và khi chúng tôi tính đến sự lựa chọn tự do, tác động của cả tính sùng đạo và kinh nghiệm cộng sản giảm mạnh: điều này gợi ý rằng một lý do vì sao các xã hội nguyên-cộng sản có số điểm thấp là bởi vì người dân của chúng có một cảm giác tương đối yếu về sự kiểm soát đối với đời sống của họ; và ngược lại, rằng tính sùng đạo là quan trọng bởi vì nó giúp người dân cảm thấy rằng cuộc sống của họ là an toàn trong tay của một đấng quyền năng cao hơn.

Hình 8.7 cho thấy quỹ đạo của sự hài lòng với cuộc sống ở Nga từ 1982 đến 2011 (sử dụng Tambov như một đại diện cho Nga trong năm 1982). Vào lúc bắt đầu của thời kỳ này, sự an lạc chủ quan của nhân dân Nga đã ở khoảng nơi mức kinh tế của nó tiên đoán, và cao hơn một chút mức của Trung Quốc và Việt Nam – hai xã hội nơi chủ nghĩa cộng sản đã không sụp đổ. Trong các năm 1960 và các năm 1970, mức an lạc của Nga có lẽ còn cao hơn, vì vào năm 1982 Nga đã trải nghiệm nạn nghiện rượu, sự vắng mặt trốn việc tăng lên và ước lượng tuổi thọ đàn ông giảm xuống rồi. Trong các năm tiếp sau, với sự sụp đổ của Liên Xô và của hệ thống niềm tin cộng sản, sự hài lòng với cuộc sống ở Nga đã rớt xuống các mức chưa từng thấy.

Nhân dân Nga đã trải nghiệm các cú sốc xã hội và kinh tế sâu sắc. Thu nhập đầu người đã rớt 43 phần trăm, trong khi thất nghiệp đã tăng từ gần zero lên một đỉnh gần 14 phần trăm.36 Cùng với điều này, Nga đã trải nghiệm sự bùng nổ tham nhũng, bất bình đẳng kinh tế và tội phạm có tổ chức. Ước lượng tuổi thọ đàn ông đã rớt từ một đỉnh cao gần 65 tuổi trong thời Soviet, xuống ít hơn 58 tuổi trong năm 1995 – thấp hơn tuổi thọ kỳ vọng trong nhiều nước châu Phi hạ-Sahara.37

Trong năm 1982 công chúng Nga cho thấy một số điểm hài lòng với cuộc sống trung bình 7,13 trên một thang mười-điểm. Số này rớt xuống 5,37 trong năm 1990 (ngay trước sự tan vỡ của Liên Xô), lao xuống một đỉnh thấp chưa từng thấy 4,45 trong năm 1995, tiếp theo với một sự phục hồi khiêm tốn lên 4,65 trong năm 1999, khi một đa số công chúng Nga vẫn đặt mình xa dưới điểm giữa trên thang hài lòng với cuộc sống. Khi Putin lên nắm quyền trong năm 2000, ông đã khôi phục lại trật tự và một sự tăng mạnh về giá dầu đã mang lại một cơn bột phát kinh tế. Sự hài lòng với cuộc sống tăng lên 6,15 trong năm 2006, đạt một đỉnh cao 6,50 trong năm 2008 và rồi giảm xuống 6,13 trong năm 2011 – vẫn xa dưới mức 1982. Sự hài lòng với cuộc sống sụt giảm ở Nga còn xa mới là thoáng qua.

image

Hình 8.7 Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và các mức hài lòng với cuộc sống thay đổi, 1981–2011.

Số điểm hài lòng với cuộc sống trung bình từ World Values Surveys trong các năm được hiển thị, với các ước lượng GDP/đầu người theo ngang sức mua (PPP) năm 2000 của World Bank.

Hungary là một xã hội cộng sản khác trong đó đã có thể tiến hành các Khảo sát giá trị trước khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Sự chuyển đổi của Hungary sang một nền dân chủ thị trường đã ít nghiêm trọng hơn của Nga. Sự suy thoái kinh tế và sự tan vỡ trật tự dân sự đã nhẹ hơn, và Hungary đã giữ được bản sắc dân tộc của nó trong khi Liên Xô đã tan rã. Vào 2003, Hungary đã đủ thịnh vượng và dân chủ để được nhận vào Liên Âu. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã liên kết với một sự giảm mạnh về sự hài lòng với cuộc sống. Trong năm 1982 những người Hungari đã cho thấy một số điểm hài lòng với cuộc sống trung bình 6,93 – gần với mức của Tambov lúc đó và trên mức của Trung Quốc một chút. Nhưng với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, sự hài lòng với cuộc sống Hungari đã rớt xuống 6,03 trong năm 1991, rớt thêm xuống 5,69 trong năm 1999 và rồi phục hồi lên 6,3 trong năm 2008, vẫn thấp hơn mức 1982 của nó khá xa.

Chúng ta thiếu dữ liệu trước-và sau từ các nước nguyên-cộng sản khác mà cần thiết để chứng minh rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã dẫn đến sự hài lòng với cuộc sống giảm xuống ở đó. Nhưng là nổi bật rằng các nước nguyên-cộng sản Armenia, Georgia, Ukraine, Belarus, Bulgaria, Albania, Latvia, Lithuania, Estonia, Macedonia, Rumania và Azerbaijan tất cả đều cho thấy các mức an lạc chủ quan thấp hơn các mức kinh tế của chúng tiên đoán rất nhiều. Có vẻ không chắc có khả năng rằng điều này là do khuynh hướng văn hóa cố định nào đó cho nhân dân trong các nước có văn hóa đa dạng này để nói họ là không hài lòng. Chúng tôi nghi rằng các mức thấp của chúng phản ánh những kinh nghiệm đau thương liên kết với sự tan rã của chủ nghĩa cộng sản.

Tương tự, chúng tôi không có dữ liệu chuỗi thời gian dài hạn nào từ Iraq, Ethiopia và Zimbabwe, cho nên chúng tôi không thể chứng minh rằng các công chúng của các nước này đã không luôn luôn có các mức an lạc chủ quan cực thấp được cho thấy trên Hình 8.2 – nhưng không có vẻ hợp lý. Các xã hội này đang trải nghiệm các điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị thảm khốc. Có lẽ những người Iraq, Ethiopia và Zimbabwea là trong số những người không hài lòng nhất thế giới bởi vì họ có sự hiểu biết văn hóa độc nhất về sự hài lòng với cuộc sống có nghĩa là gì. Nhưng có vẻ chắc có khả năng hơn nhiều rằng họ không hài lòng bởi vì cuộc sống trong các nước của họ đã trở nên kinh tởm, tàn bạo và ngắn.

Các sự kiện lớn như sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản có thể định hình một cách lâu dài các mức an lạc chủ quan của toàn bộ xã hội. Những sự sụt giảm mạnh như vậy về sự an lạc chủ quan không xảy ra thường xuyên, nhưng khi chúng xảy ra chúng có thể có các hậu quả sâu rộng. Sự giảm sút an lạc chủ quan đột ngột đã đi trước sự sụp đổ của Liên Xô trong năm 1991. Tương tự, sự giảm sút dốc đứng của sự an lạc chủ quan đã đi trước sự tan rã của nhà nước Bỉ trong các năm 1980 và sự tổ chức lại của nó thành một liên bang dựa vào sắc tộc.38 Mức an lạc chủ quan của một quốc gia thông thường là khá ổn định – nhưng một sự giảm sút lớn của sự hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc có thể là một chỉ báo hàng đầu về sự sụp đổ chính trị.

Hình 8.8 đặt sự hài lòng thay đổi với cuộc sống của Nga vào khung cảnh so sánh, cho thấy các mức trung bình ở Nga và, cho sự so sánh, ở hai nền dân chủ ổn định thu nhập-cao, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Suốt thời kỳ 30-năm từ 1981 đến 2011, các công chúng Thụy Điển và Mỹ cho thấy các mức ổn định cao về sự hài lòng với cuộc sống, có số điểm khoảng 7,5 trên một thang 10-điểm. Trong năm 1982 công chúng Nga đã cho thấy rồi một số điểm thấp hơn đáng kể 7,13 – mà đã rớt xuống một đỉnh thấp 4,45 trong 1995, tiếp theo với một sự phục hồi lên 6,13 trong năm 2011 – vẫn dưới xa mức 1982.

image

Hình 8.8 Các mức thay đổi về sự hài lòng với cuộc sống, Nga, Hoa Kỳ, Thụy Điển, 1982–2011.

Ghi chú: Số điểm hài lòng trung bình với cuộc sống từ World Values Surveys.

Như Hình 8.8 chứng minh, các khảo sát của Tambov được lặp lại trong 1995 và 2011 cho thấy các mức hài lòng với cuộc sống rất giống các mức của Nga trong cùng năm – xác nhận khẳng định rằng mức hài lòng với cuộc sống của Tambov trong một năm cho trước cung cấp một ước lượng khá chính xác mức của Nga. Các mức cao ổn định được tìm thấy ở Hoa Kỳ và Thụy Điển phản ánh hình mẫu được tìm thấy một cách điển hình trong các nền dân chủ thu nhập-cao, trong đó hầu hết nghiên cứu trước đã được tiến hành. Nhưng những sự lúc lắc mạnh quan sát được ở Nga và Hungary chứng minh rằng sự hài lòng với cuộc sống là không gần ổn định như lý thuyết điểm-mốc hay lý thuyết so sánh xã hội ngụ ý.

Vai trò của các Hệ thống Niềm tin: Tôn giáo vs. sự Lựa chọn Tự do như các Nguồn Hạnh phúc

Có bằng chứng rộng rãi rằng những người sùng đạo hạnh phúc hơn những người không có tín ngưỡng, nhưng bằng chứng đến chủ yếu từ các nền dân chủ đã phát triển.39 Điều này có đúng không cho thế giới như một toàn bộ? Hình 8.9 cho thấy mối quan hệ giữa sự an lạc chủ quan và tôn giáo trong hơn 100 nước ở các mức phát triển kinh tế khác nhau. Đường dọc (cắt trục ngang) tại điểm zero nơi không có tương quan nào giữa tính sùng đạo và sự hài lòng với cuộc sống. Các nước ở bên phải đường này cho thấy các tương quan dương, còn các nước ở bên trái cho thấy các tương quan âm. Trong tuyệt đại đa số nước, chúng ta thấy các tương quan dương, cho biết rằng những người sùng đạo có khuynh hướng hạnh phúc hơn những người không-sùng đạo. 79 nước cho thấy các tương quan dương có ý nghĩa thống kê giữa tính sùng đạo và sự hài lòng với cuộc sống; 6 nước cho thấy các tương quan âm có ý nghĩa; và 23 nước cho thấy không tương quan có ý nghĩa nào. Giữa các nước có tương quan có ý nghĩa, 93 phần trăm cho thấy mối quan hệ dương giữa tính sùng đạo và sự hài lòng với cuộc sống.

image

Hình 8.9 Tương quan giữa tính sùng đạo và sự hài lòng với cuộc sống.

Số điểm hài lòng với cuộc sống và tính sùng đạo từ World Values Survey, 1981–2014; GNI (Thu nhập Quốc gia) trên đầu người trong năm 2000, các ước lượng sức mua ngang giá của World Bank.

Trung Quốc (China), với 20 phần trăm dân số thế giới, là ngoại lệ quan trọng nhất, cho thấy một tương quan âm có ý nghĩa thống kê giữa tính sùng đạo và sự hài lòng với cuộc sống. Chúng tôi nghĩ điều này phản ánh sự thực rằng hầu hết những người sùng đạo của Trung Quốc đã quay sang tôn giáo gần đây. Trong khảo sát đầu tiên mà đo tính sùng đạo ở Trung Quốc, trong năm 1990, chỉ một thiểu số bé tẹo (1,2 phần trăm) coi Chúa là rất quan trọng trong đời họ, cho các đánh giá 9 hay 10 trên một thang 10-điểm. Trong năm 2012, 4,7 phần trăm cho các đánh giá như vậy: Bắt đầu từ một đường cơ sở cực kỳ thấp, tỷ lệ những người sùng đạo đã gần như tăng gấp bốn lần. Tôn giáo có thể là thuận lợi cho sự an lạc chủ quan trong dài hạn – nhưng ở Trung Quốc, hầu hết những người sùng đạo là những người cải đạo gần đây, mà có lẽ đã quay sang tôn giáo bởi vì họ đã bất hạnh. Trong dài hạn, tính sùng đạo có thể là thuận lợi cho sự an lạc chủ quan, nhưng nó có vẻ chiêu mộ các con chiên mới giữa những người không hài lòng với cuộc sống của họ. Phù hợp với diễn giải này hầu hết các trường hợp khác cho thấy tương quan âm giữa tính sùng đạo và sự hài lòng với cuộc sống là các nước thu nhập-thấp với các mức hài lòng với cuộc sống thấp.40

Trong Chương 4, chúng ta đã xem xét những sự thay đổi về sự nhấn mạnh đến tôn giáo từ 1981 đến 2014 trong tất cả các nước mà sẵn có dữ liệu chuỗi thời gian ít nhất 15 năm (khoảng thời gian trung vị là 23,5 năm). Ngược với các khẳng định nổi tiếng, chúng tôi đã không tìm thấy một sự sống lại của tôn giáo.41

Hoàn toàn ngược lại, các công chúng của hầu hết các nước thu nhập-cao cho thấy sự nhấn mạnh giảm sút đến tôn giáo. Nhưng công chúng của vài nước đã có cho thấy sự nhấn mạnh tăng lên đến tôn giáo, và tất cả bảy nước cho thấy những sự tăng thêm lớn nhất đều là các xã hội nguyên-cộng sản – Nga, Belarus, Bulgaria, Trung Quốc, Rumania, Ukraine và Slovakia. Mặc dù các nước có đa số-Muslim cho thấy các mức tuyệt đối cao nhất về tính sùng đạo, những sự tăng thêm lớn nhất về tính sùng đạo đã xảy ra trong các nước nguyên-cộng sản, nơi tôn giáo có vẻ đang mở rộng để lấp đầy một chân không ý thức hệ.

Tự do Lựa chọn Tăng lên có Mang lại Hạnh phúc Tăng lên? Phân tích các Nguyên nhân của những Thay đổi về các Mức An lạc Chủ quan

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa cho rằng một lý do chính vì sao các thay đổi của 30 năm qua đã dẫn đến hạnh phúc tăng lên bởi vì chúng đã mang lại sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Tự-thể hiện, nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn.

Ba nhân tố chủ chốt xảy ra giữa chừng tiên đoán mức độ mà cảm giác của một nước về có sự lựa chọn tự do tăng lên hay sụt xuống trong những năm được phủ bởi các Khảo sát giá trị. Thứ nhất, những người sống trong các nước trải nghiệm sự tăng trưởng kinh tế tương đối mạnh đã cảm thấy một cảm giác tăng lên về sự lựa chọn tự do: sự khan hiếm kinh tế hạn chế nghiêm trọng sự lựa chọn tự do, trong khi các nguồn lực lớn lên làm tăng nó. Dân chủ hóa là quan trọng ngang thế: các công chúng của các nước trải nghiệm các mức dân chủ tăng lên cũng trải nghiệm một cảm giác tăng lên về sự lựa chọn tự do – trong thực tế, mọi nước mà đã chuyển đổi từ sự cai trị độc đoán sang dân chủ trong thời kỳ này đã cho thấy một cảm giác tăng lên về sự lựa chọn tự do. Nhưng, ngạc nhiên như nó có thể có vẻ, sự khoan dung xã hội tăng lên có một tác động còn lớn hơn lên cảm giác của người dân về sự lựa chọn tự do so với hoặc sự tăng trưởng kinh tế hay dân chủ hóa.

Khi các xã hội trở nên giàu có hơn, các mối đe dọa với sự sống sót giảm xuống và người dân trở nên khoan dung hơn với sự bình đẳng giới và tính đa dạng xã hội. Các chuẩn mực xã hội cởi mở hơn liên quan đến vai trò của phụ nữ, sự đa dạng sắc tộc và các phong cách sống lựa chọn thay thế đã cho người dân một dải lựa chọn rộng hơn về sống cuộc sống của họ ra sao, và trong một phần tư thế kỷ qua, sự khoan dung với tính đa dạng đã tăng lên đáng kể. Thí dụ, tỷ lệ của những người trả lời cho rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh đã rớt từ 33 phần trăm trong 1981, xuống 15 phần trăm khoảng năm 2011, trong các nước mà dữ liệu là sẵn có từ cả hai thời điểm. Các thái độ phân biệt đối xử với phụ nữ đã cho thấy các xu hướng giảm tương tự trong hầu hết các nước.

Khi các xã hội trở nên giàu có hơn, thu nhập có một tác động giảm dần lên sự an lạc chủ quan của người ta, nhưng tự do cá nhân có một tác động tăng lên. Khi người dân hầu như không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ, các nhân tố kinh tế là một yếu tố xác định chính của hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống của họ. Nhưng trong các xã hội an toàn hơn, người dân trao sự ưu tiên cao hơn cho sự lựa chọn tự do và sự tự-thể hiện – mà, vì thế, đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình sự an lạc của họ.

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa cho rằng lý do chính vì sao các thay đổi của 30 năm qua dẫn đến hạnh phúc tăng lên là bởi vì chúng đã mang lại quyền tự do lựa chọn lớn hơn. Và khi chúng tôi phân tích những sự thay đổi về sự an lạc chủ quan từ khảo sát đầu tiên sẵn có đến khảo sát gần đây nhất trong mỗi nước, chúng tôi tìm thấy rằng một cảm giác tăng lên rằng ta có sự lựa chọn tự do đã là ảnh hưởng quan trọng nhất đến liệu sự an lạc chủ quan tăng hay giảm. Việc cảm thấy rằng ta có sự lựa chọn tự do và sự kiểm soát đối với đời sống của ta đã tăng lên trong 79 phần trăm các nước mà có sẵn một chuỗi thời gian đáng kể từ các Khảo sát Giá trị. Và hầu như mọi nước trải nghiệm một cảm giác tự do tăng lên cũng đã trải nghiệm sự an lạc chủ quan tăng lên. Điều này gợi ý rằng các thay đổi của các thập niên gần đây đã thuận lợi cho hạnh phúc chủ yếu bởi sự lựa chọn tự do tăng lên, như lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa chứng tỏ.

Hình 8.10 tóm tắt các kết quả của một phân tích con đường, một kỹ thuật thống kê cho việc phân tích các trình tự nhân quả.42 Đấy là một mô hình động, cho biết mức độ mà những sự thay đổi trong một biến đi theo những sự thay đổi trong một biến khác, kiểm soát cho tác động của các biến khác trong mô hình. Việc này cung cấp một sự kiểm định tính nhân quả mạnh hơn các phân tích lát cắt ngang được xem xét ở trên rất nhiều. Nó phân tích các thay đổi quan sát được trong tất cả 56 nước mà sẵn có dữ liệu phủ một khoảng thời gian đáng kể (trung bình hơn 20 năm trước và sau 1990). Độ rộng của các mũi tên cho biết tác động tương đối của mỗi nhân tố.

clip_image025

Hình 8.10 Các nhân tố đóng góp cho sự tăng lên về sự an lạc chủ quan từ khảo sát sớm nhất sẵn có đến khảo sát gần đây nhất, trong 56 nước.

Dựa vào đồ thị trong Inglehart et al., 2008: 280.

Như hình này cho biết, cả GDP trên đầu người tăng lên và các mức dân chủ tăng lên đã kéo theo những sự tăng có ý nghĩa thống kê về cảm giác thịnh hành về sự lựa chọn tự do. Nhưng sự tự do hóa xã hội (như được cho biết bởi các mức tăng lên của sự khoan dung với các nhóm ngoài) đã có một xu hướng còn mạnh hơn để liên kết với các cảm giác tăng lên về sự lựa chọn tự do. Một cảm giác tăng lên về sự lựa chọn tự do, đến lượt, có tác động mạnh nhất đến các mức an lạc chủ quan tăng lên, như được đo bởi một index dựa vào hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống tự khai. Tác động của sự phát triển kinh tế và dân chủ hóa đã hầu như toàn bộ là do sự thực rằng chúng có khuynh hướng làm tăng cảm giác về sự lựa chọn tự do, mặc dù sự tự do hóa xã hội cũng đã có một tác động khiêm tốn lên sự an lạc chủ quan (như mũi tên kết nối chúng cho biết).

Những sự tăng thêm về sự phát triển kinh tế, dân chủ hóa và tự do hóa xã hội mà một nước trải nghiệm trong thời kỳ này giải thích 44 phần trăm sự tăng thêm của một nước về cảm giác tự do; và những sự tăng thêm này, cùng với một cảm giác tăng lên về sự lựa chọn tự do, giải thích 62 phần trăm của sự tăng về sự an lạc chủ quan của một nước.

Mặc dù tính sùng đạo cho thấy một sự liên kết lát cắt ngang đáng kể với sự an lạc chủ quan, nó không cho thấy một tác động đáng kể lên các thay đổi về sự an lạc chủ quan được phân tích ở đây: mặc dù những người sùng đạo có khuynh hướng hạnh phúc hơn những người không-sùng đạo, sự nhấn mạnh tăng lên đến tôn giáo đã không liên kết với hạnh phúc tăng lên. Quả thực, bằng chứng được xem xét ở trên gợi ý rằng tính sùng đạo tăng lên có khuynh hướng được tìm thấy trong các nước tương đối bất hạnh.

Các phát hiện của chúng tôi xác nhận khẳng định rằng nghiên cứu về hạnh phúc không được tập trung chỉ vào sự tăng trưởng kinh tế.44 Sự tăng trưởng kinh tế có một đóng góp đáng kể cho sự an lạc chủ quan, nhưng nó là nhân tố yếu nhất trong số các nhân tố được xem xét ở đây.

Một lý do chính vì sao những người sống trong các xã hội thu nhập-cao có các mức an lạc chủ quan tương đối cao là, họ có tự do lựa chọn tương đối lớn về sống cuộc đời họ thế nào. Kể từ 1989, hàng tá nước đã trở nên dân chủ hơn; và hầu như tất cả các nước thu nhập-cao và thu nhập trung bình đã trở nên ủng hộ hơn cho sự bình đẳng giới và khoan dung hơn với các nhóm ngoài – tất cả chúng đã làm tăng quyền tự do lựa chọn của người dân. Trong đại đa số các nước mà sẵn có dữ liệu chuỗi thời gian, tỷ lệ của công chúng nói rằng họ có sự lựa chọn tự do và sự kiểm soát đối với cuộc sống của họ đã tăng lên kể từ 1981. Các mô hình nếp khoái lạc (hedonic treadmill) và so sánh xã hội sẽ gạt bỏ các sự thực này như không liên quan, cho rằng các nước xếp hạng-thấp đã luôn luôn thấp và sẽ vẫn thế. Nhưng, như chúng ta đã thấy, những năm từ 1981 đến 2014 đã thấy các mức an lạc chủ quan tăng lên trong tuyệt đại đa số các nước.

Chúng ta sẽ không kỳ vọng sự an lạc chủ quan tiếp tục tăng lên mãi mãi. Thậm chí ngoài các hiệu ứng trần (ceiling effects), thời kỳ chúng ta xem xét đã thấy một sự kết hợp đáng chú ý của các hoàn cảnh thuận lợi. Nhiều nước thu nhập-thấp và thu nhập-trung bình đã trải nghiệm các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao đặc biệt. Các nước giàu đã có ít sự tăng trưởng kinh tế hơn, nhưng chúng đã trải nghiệm các tỷ lệ tự do hóa xã hội cao, với sự chống đối cứng rắn đối với sự bình đẳng giới và sự đồng tính dục đã trở nên ít phổ biến hơn một nửa so với mức phổ biến trong năm 1981. Và trong cùng thời kỳ này, hàng tá nước đã trải nghiệm dân chủ hóa, mà có khuynh hướng là một sự cố một lần. Có vẻ không chắc rằng các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tự do hóa xã hội mạnh thế như đã xảy ra từ 1981 đến 2007 sẽ xảy ra trong tương lai.

Kết luận

Các phát hiện được trình bày ở đây cho biết rằng các mức an lạc chủ quan của toàn xã hội là không được miễn khỏi sự thay đổi lâu dài – như lý thuyết do di truyền xác định, lý thuyết điểm-mốc và lý thuyết so sánh xã hội khẳng định. Chúng tôi không gợi ý rằng các nhân tố này không có tác động nào – ngược lại, bằng chứng thuyết phục cho biết rằng chúng một tác động, và bên trong bất cứ nước thu nhập-cao ổn định cho trước nào chúng có thể chi phối cái xảy ra trong các thời kỳ đáng kể. Nhưng khi các sự kiện-lớn (mega-event) xảy ra, như sự sụp đổ của các hệ thống chính trị, kinh tế và niềm tin của một nước, các mức hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của toàn bộ các xã hội có thể trải nghiệm những thay đổi to lớn.

Các phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng mô hình nếp khoái lạc phải được xét lại nhưng không bị bỏ đi. Nghiên cứu gần đây cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng các nhân tố di truyền có một tác động quan trọng lên sự an lạc chủ quan. Và có bằng chứng dư dả và thuyết phục ngang thế rằng người dân thích nghi với những sự thay đổi, như thế các mức an lạc chủ quan có khuynh hướng dao động quanh các điểm-mốc (set-point) ổn định. Nhưng các nhân tố này không phải là toàn bộ câu chuyện, như những diễn giải sớm hơn đã gợi ý. Mô hình nếp khoái lạc là một xu hướng thịnh hành chỉ khi các nhân tố khác không đổi. Nó có thể là thích hợp để giải thích hầu hết biến thiên về hạnh phúc mà xảy ra trong thời bình thường, như thời kỳ thịnh vượng kéo dài và dân chủ ổn định mà Hoa Kỳ đã trải nghiệm kể từ Chiến tranh Thế giới II. Nó không thể giải thích sự giảm mạnh của sự hài lòng với cuộc sống đi cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản hay sự lên của hạnh phúc trong hầu hết các nước mà được quan sát từ 1981 đến 2014.

Các nhân tố lịch sử, văn hóa và thể chế có thể có một tác động lớn đến sự an lạc chủ quan. Các nhân tố này đã nhận được tương đối ít sự chú ý trong nghiên cứu trước kia bởi vì hầu hết được tiến hành trong các nước đơn độc – nơi lịch sử, văn hóa và các định chế quốc gia là không đổi. Tương tự, hầu như tất cả nghiên cứu về các ảnh hưởng di truyền lên sự an lạc chủ quan đã được tiến hành bên trong các nước đơn độc trong các thời kỳ tương đối ngắn – với sự an lạc chủ quan thay đổi bên trong một dải tương đối hẹp. Bên trong dải này, các nhân tố di truyền có thể giải thích hầu hết phương sai. Nhưng các chế độ kinh tế và chính trị của một xã hội và hệ thống niềm tin của nó giúp định hình sự an lạc chủ quan của nhân dân của nó, và khi ta di chuyển từ một xã hội sang xã hội khác hay lần vết các xã hội cho trước theo thời gian, chúng ta tìm thấy các lượng biến thiên lớn mà các nhân tố di truyền không thể giải thích.

Các hệ thống niềm tin có vẻ đóng một vai trò chính trong sự an lạc chủ quan của toàn bộ một nước. Các nhân tố kinh tế có vẻ có một tác động mạnh lên sự an lạc chủ quan trong các nước thu nhập-thấp, nhưng ở các mức phát triển cao hơn, các thay đổi văn hóa tiến hóa xảy ra mà qua đó người dân đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự-thể hiện và sự lựa chọn tự do.45 Hiện đại hóa thành công mang lại các mức thịnh vượng cao và một sự thay đổi sang các giá trị Tự-thể hiện thuận lợi cho sự đoàn kết xã hội, sự khoan dung, và dân chủ – mà có khuynh hướng tạo ra các mức an lạc chủ quan cao. Theo nghĩa này, sự thay đổi từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện là một thí dụ về sự tiến hóa văn hóa thành công.

Hiện đại hóa không nhất thiết làm tăng mức hạnh phúc tổng thể của một xã hội. Sự an lạc chủ quan được định hình bởi nhiều nhân tố, như thế một mình sự phát triển kinh tế không đảm bảo rằng hạnh phúc sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tương quan 0,60 giữa sự hài lòng với cuộc sống và GDP trên đầu người của một xã hội gợi ý rằng sự phát triển có khuynh hướng mang lại hạnh phúc tăng lên – nhưng mối quan hệ mang tính xác suất hơn là tất định và phần thưởng là lớn nhất khi ta chuyển từ sự nghèo mức-chết đói tới mức an toàn kinh tế khiêm tốn, với tự do và sự khoan dung xã hội trở nên quan trọng hơn ở các mức phát triển cao hơn. Bằng chứng lịch sử gợi ý rằng sự chuyển đổi từ xã hội hái lượm sang xã hội nông nghiệp đã không làm vậy: những người hái lượm đã có khuynh hướng là cao hơn, được nuôi dưỡng tốt hơn, và đã tự trị hơn người dân của các xã hội nông nghiệp ban đầu.

Và sự nổi lên của Xã hội Trí tuệ Nhân tạo mang lại sự bất bình đẳng tăng mạnh mà cuối cùng có thể làm giảm các mức hạnh phúc tổng thể. Nhưng từ 1980 đến 2014, một sự kết hợp may mắn của những hoàn cảnh liên kết với sự phát triển kinh tế và tự do tăng lên đã mang lại hạnh phúc tăng lên cho người dân của hầu hết các nước.

Từ lâu trước khi hiện đại hóa trở nên có thể, các xã hội truyền thống đã tiến hóa những cách đối phó với sự căng thẳng của sự tồn tại con người và nhu cầu cho một cảm giác về ý nghĩa. Như thế, mặc dù tôn giáo ngày nay là mạnh nhất trong các nước nghèo – mà có các mức hạnh phúc tương đối thấp – nó là thuận lợi cho hạnh phúc. Cả niềm tin và tự do có thể là thuận lợi cho hạnh phúc. Trong chừng mực nào đó chúng thay thế cho nhau – nhưng không có lý do nào vì sao một xã hội không thể đạt cả các mức tự trị cao và một hệ thống niềm tin thuận lợi cho hạnh phúc.

Điều này giải thích vì sao nhiều nước Mỹ-Latin đã đạt các mức an lạc chủ quan cao hơn mức kinh tế của chúng tiên đoán. Trong các thập niên gần đây, hầu hết các nước Mỹ-Latin đã đạt được các định chế dân chủ và đã trải nghiệm sự tự do hóa xã hội nhanh đáng ngạc nhiên về cả sự bình đẳng giới và sự khoan dung với sự đồng tính dục – trong khi giữ các mức tương đối cao của niềm tin tôn giáo và sự tự hào dân tộc. Hành động cân bằng này có được một số lợi ích của những con đường cả truyền thống và hiện đại tới hạnh phúc.

Các phát hiện này có các ngụ ý quan trọng cho các nhà khoa học xã hội và các nhà hoạch định chính sách: Chúng cho biết rằng hạnh phúc con người là không cố định, mà có thể bị ảnh hưởng bởi các hệ thống niềm tin và các chính sách xã hội.

* Chương này dựa vào tài liệu từ Inglehart, Foa, Peterson and Welzel, 2008; Inglehart, 2010; và Inglehart, 1997.

GHI CHÚ

Chương 8 Gốc rễ Thay đổi của Hạnh phúc

1 Xem Brickman, Philip and Donald T. Campbell, 1981. “Hedonic Relativism and Planning the Good Society,” in M. Appley (ed.), Adaptation-level Theory. New York: Academic Press, 287–305; Diener, Ed., Eunkook M. Suh, Richard E. Lucas, and Heidi L. Smith, 1999. “Subjective Wellbeing: Three Decades of Progress,” Psychological Bulletin 125, 2: 276–302; Kahneman, Daniel, Alan B. Krueger, David A. Schkade, Norbert Schwarz and Arthur A. Stone, 2004. “A Survey Method for Characterizing Daily Life Experience: The Day Reconstruction Method,” Science 306, 5702: 1776–1780.

2 Easterlin, Richard A., 1974. “Does Economic Growth Improve the Human Lot?” in P. A. David and M. Reder (eds.), Nations, Households, and Economic Growth. New York: Academic Press, 98–125; Kenny, Charles, 2005. “Does Development Make You Happy? Subjective Well-being and Economic Growth in Developing Countries,” Social Indicators Research 73, 2: 199–219.

3 Ebstein, Richard P., Olga Novick, Roberto Umansky et al., 1996. “Dopamine D4 Receptor (D4DR) Exon III Polymorphism Associated with the Human Personality Trait of Novelty Seeking,” Nature Genetics 12, 1: 78–80; Hamer, Dean H., 1996. “The Heritability of Happiness,” Nature Genetics 14, 2: 125–126.

4 Lykken, David and Auke Tellegen, 1996. “Happiness Is a Stochastic Phenomenon,” Psychological Science 7, 3: 186–189; Lyubomirsky, Sonja, Kennon M. Sheldon and David Schkade, 2005. “Pursuing Happiness: The Architecture of Sustainable Change,” Review of General Psychology 9, 2: 111–131; Minkov, Michael and Michael Harris Bond, 2016. “A Genetic Component to National Differences in Happiness,” Journal of Happiness Studies. 1–20.

5 Diener, Ed and Richard E. Lucas, 1999. “Personality and Subjective Wellbeing,” in Daniel Kahneman, Edward Diener and Norbert Schwarz (eds.), Well-being: The Foundations of Hedonic Psychology. New York: Russell Sage Foundation, 213–229.

6 Headey, Bruce and Alexander Wearing, 1989. “Personality, Life Events, and Subjective Well-being: Toward a Dynamic Equilibrium Model,” Journal of Personality and Social Psychology 57, 4: 731–739; Larsen, Randy J., 2000. “Toward a Science of Mood Regulation,” Psychological Inquiry 11, 3: 129–141; Williams, Donald E. and J. Kevin Thompson, 1993. “Biology and Behavior: A Set-point Hypothesis of Psychological Functioning,” Behavior Modification 17, 1: 43–57.

7 Inglehart, 1990; Diener, Edward, and Shigehiro Oishi, 2000. “Money and Happiness: Income and Subjective Well-being across Nations,” in Edward Diener and Eunkook M. Suh (eds.), Culture and Subjective Well-being. Cambridge, MA: MIT Press: 185–218; Inglehart, Ronald and Hans-Dieter Klingemann, 2000. “Genes, Culture, Democracy, and Happiness,” in Ed Diener and Eunkook M. Suh (eds.), Culture and Subjective Well-being. Cambridge, MA: MIT Press, 165–183; Easterlin, Richard A., 2005. “Feeding the Illusion of Growth and Happiness: A Reply to Hagerty and Veenhoven,” Social Indicators Research 74, 3: 429–443; and Kahneman, Daniel and Alan B. Krueger, 2006. “Developments in the Measurement of Subjective Well-being,” Journal of Economic Perspectives 20, 1: 3–24.

8 Easterlin, 1974; Easterlin, Richard A., 2003. “Explaining Happiness,” Proceedings of the National Academy of the Sciences 100, 19: 11176–11183.

9 Diener, Ed., Richard E. Lucas and Christie N. Scollon, 2006. “Beyond the Hedonic Treadmill: Revising the Adaptation Theory of Well-being,” American Psychologist 61, 4: 305–314; Fujita, Frank and Ed Diener, 2005. “Life Satisfaction Set Point: Stability and Change,” Journal of Personality and Social Psychology 88, 1: 158–164. Tương tự, một nghiên cứu theo chiều dọc 15-năm về các tác động của những chuyển đổi hôn nhân lên sự hài lòng với cuộc sống đã cho thấy rằng về trung bình, các cá nhân quay lại các mức hài lòng đường cơ sở của họ, nhưng rằng một số đáng kể các cá nhân đã vẫn ở trên mức đường cơ sở ban đầu của họ, trong khi những người khác đã vẫn ở dưới nó. Lucas, Richard E., Andrew E. Clark, Yannis Georgellis and Ed Diener, 2005. “Reexamining Adaptation and the Set Point Model of Happiness: Reactions to Changes in Marital Status,” Journal of Personality and Social Psychology 84, 3: 527–539.

10 Inglehart, 1990: Introduction.

11 Johnson, Wendy and Robert F. Krueger, 2006. “How Money Buys Happiness: Genetic and Environmental Processes Linking Finances and Life Satisfaction,” Journal of Personality and Social Psychology 90, 4: 680–691.

12 Inglehart and Welzel, 2005: 140; Sen, Amartya, 2001. Development as Freedom. New York: Alfred Knopf.

13 Inglehart and Welzel, 2005.

14 Inglehart, 1990; Barro, Robert J., 1999. “Determinants of Democracy,” Journal of Political Economy 107, S6: 158–183; Frey, Bruno S. and Alois Stutzer, 2000. “Happiness Prospers in Democracy,” Journal of Happiness Studies 1, 1: 79–102; Inglehart and Klingemann, 2000.

15 Haller, Max and Markus Hadler, 2004. “Happiness as an Expression of Freedom and Self-determination: A Comparative Multilevel Analysis,” in W. Glatzer, S. von Below and M. Stoffregen (eds.), Challenges for Quality of Life in the Contemporary World. Dordrecht, The Netherlands: Kluwer Academic Publishers, 207–229; Inglehart and Welzel, 2005; Ott, Jan, 2001. “Did the Market Depress Happiness in the US?” Journal of Happiness Studies 2, 4: 433–443; Veenhoven, Ruut, 2000. “Freedom and Happiness: A Comparative Study in Forty-four Nations in the Early 1990s,” in Ed Diener and Eunkook M. Suh (eds.), Culture and Subjective Well Being. Cambridge, MA: MIT Press, 257–288; Welsch, Heinz, 2003. “Freedom and Rationality as Predictors of Cross-National Happiness Patterns: The Role of Income as a Mediating Value,” Journal of Happiness Studies 4, 3: 295–321.

16 Inglehart and Welzel, 2005; Schyns, Peggy, 1998. “Cross-national Differences in Happiness: Economic and Cultural Factors Explored,” Social Indicators Research 42, 1/2: 3–26.

17 Inglehart and Welzel, 2005.

18 Andrews, Frank M. and Stephen B. Withey, 1976. Social Indicators of Well-being. New York: Plenum.

19 Bởi vì sự hài lòng với cuộc sống được đo trên một thang mười-điểm, và hạnh phúc trên một thang bốn-điểm, và bởi vì hai câu hỏi có cực ngược nhau, index an-lạc chủ quan được xây dựng sử dụng công thức sau: an-lạc chủ quan = sự hài lòng với cuộc sống – 2,5 × hạnh phúc. Nếu 100 phần trăm nhân dân của nó là rất hạnh phúc [số điểm =1] và cực kỳ hài lòng [số điểm =10], thì một nước sẽ có được điểm số cực đại của nó là 7,5 [tức là 10–2,5]. Nếu hạnh phúc và bất hạnh, và sự hài lòng và không hài lòng với cuộc sống, cân bằng đều nhau, thì số điểm của nước đó là zero. Nếu một đa số người dân không hài lòng và bất hạnh, thì nước đó sẽ nhận được một số điểm âm.

20 Để kiểm định điều này, những người trả lời được hỏi trong chừng mực nào họ cảm thấy họ có lựa chọn tự do và sự kiểm soát đối với đời họ, sử dụng một thang trải từ 1 [không chút nào] đến 10 [rất nhiều]. Những người trả lời cũng cho biết trong chừng mực nào họ cảm thấy rằng đồng tính dục có thể được biện minh, sử dụng một thang trải từ 1 [chẳng bao giờ] đến 10 [luôn luôn]. Một số khoản trong các khảo sát này đã đề cập đến tính sùng đạo, nhưng chỉ báo nhạy cảm nhất đã hỏi: “Chúa quan trọng thế nào trong đời bạn?” sử dụng một thang mười-điểm. Những người trả lời cũng được hỏi, “Bạn tự hào thế nào để có [QUỐC TỊCH CỦA NƯỚC BẠN]?”

21 Center for Systemic Peace. 2014. Polity IV Annual Time Series, 1800– 2014. www.systemicpeace.org/polity/polity4.htm (accessed November 19, 2017).

22 Xem Inglehart, 1997 và Hagerty and Veenhoven, 2003.

23 Sự hài lòng với cuộc sống được đánh giá bằng việc hỏi những người trả lời họ hài lòng thế nào với đời họ như một toàn thể, sử dụng một thang trải từ 1 [không hài lòng chút nào] đến 10 [rất hài lòng]. Hạnh phúc được đánh giá bằng việc hỏi những người trả lời cho biết họ hạnh phúc thế nào, sử dụng bốn hạng: rất hạnh phúc (có số điểm 1); khá hạnh phúc (2), không rất hạnh phúc (3), và không hạnh phúc chút nào (4). Dữ liệu kinh tế là từ World Bank.

24 Ta có thể biến đường cong này thành một đường thẳng bằng việc thực hiện một biến đổi logarit của GNP trên đầu người – nhưng đấy đơn giản là một cách khác để thừa nhận rằng mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và hạnh phúc phản ánh một đường cong lợi tức giảm dần. Các tác động của sự phát triển kinh tế hầu như luôn luôn cho thấy lợi tức giảm dần, cho nên các nhà kinh tế học quen dùng biến đổi logarit của số đo kinh tế. Điều này không làm thay đổi thực tế cơ sở.

25 Xem Inglehart, Foa, Peterson and Welzel, 2008.

26 Norris and Inglehart, 2004.

27 Giữa những người nói rằng đồng tính dục chẳng bao giờ có thể được biện minh, 25 phần trăm nói họ rất hạnh phúc; giữa những người nói nó luôn luôn có thể được biện minh, 31 phần trăm đã rất hạnh phúc.

28 Như ta có thể kỳ vọng, khi một số lớn xã hội bất hạnh đột nhiên chuyển sang dân chủ khoảng năm 1990, nó đã làm giảm tương quan giữa sự an lạc chủ quan và dân chủ.

29 Khẳng định này kéo theo một sự tranh cãi dài và hơi kỹ thuật; về chi tiết, xem “Nghịch lý Easterlin” trong Phụ lục 1.

30 Inglehart, Foa, Peterson and Welzel, 2008 đã bày tỏ kỳ vọng này trước khi sẵn có dữ liệu để kiểm định nó.

31 Thông tin về cơ sở dữ liệu hạnh phúc Thế giới, và bản thân dữ liệu, sẵn có tại: http://worlddatabaseofhappiness.eur.nl/ (accessed October 29, 2017).

32 Sự giảm mạnh về sự an lạc chủ quan không xảy ra thường xuyên, nhưng khi chúng giảm mạnh chúng có thể có các hệ quả nghiêm trọng. Mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô trong năm 1991 đã có các tác động tiêu cực thêm, sự giảm an lạc chủ quan đã đi trước sự sụp đổ. Tương tự, sự tan vỡ của nhà nước Bỉ trong những năm 1980 và sự tổ chức lại của nó thành một liên bang dựa vào các chia tách sắc tộc đã diễn ra sau một sự giảm sút đột ngột về sự an lạc chủ quan (xem Inglehart and Klingemann, 2000).

33 Cummins, Robert A. and Helen Nistico, 2002. “Maintaining Life Satisfaction: The Role of Positive Cognitive Bias,” Journal of Happiness studies 3, 1: 37–69.

34 Ellison, Christopher G., David A. Gay and Thomas A. Glass, 1989. “Does Religious Commitment Contribute to Individual Life Satisfaction?” Social Forces 68, 1: 100–123; Lim, C. and Putnam, R., 2010. “Religion, Social Networks, and Life Satisfaction,” American Sociological Review 75: 914–933.

35 Trong các nước Mỹ Latin, 68 phần trăm công chúng nói rằng Chúa là rất quan trọng trong đời họ (chọn 10 trên một thang mười-điểm), trong khi tại các nước nguyên cộng sản chỉ 29 phần trăm nói thế.

36 International Labor Organization, 2012. Laborstat. Sẵn có tại http://laborsta.ilo.org/ (truy cập 28, tháng Mười 2017).

37 World Bank, 2012. World Development Indicators. Sẵn có tại http:// data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators (truy cập 29, tháng Mười 2017).

38 Inglehart and Klingemann, 2000.

39 Ellison, 1989; Lim and Putnam, 2010.

40 Bahrain là ngoại lệ duy nhất mà là một nước thu nhập cao – nhưng thu nhập của nó đến chủ yếu từ xuất khẩu dầu và được phân bổ rất không đều.

41 Thomas, 2005; Thomas, 2007.

42 Hình này dựa vào một phân tích con đường trong Inglehart, Foa, Peterson and Welzel, 2008: 280.

43 Đấy là một số nhỏ hơn 62 nước được xem xét trong các Hình 8.4 và 8.5, vì nó chỉ gồm các nước mà có sẵn dữ liệu cho tất cả các biến trong Hình 8.10.

44 Easterlin, 2005.

45 Xem Inglehart, 1997; Inglehart and Welzel, 2005.