Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Sống sót ở Berlin

Hồ Anh Thái

William E. Dodd được cử đi làm đại sứ của Mỹ tại Đức từ năm 1933, đúng vào năm Hitler trở thành thủ tướng Đức. Khi ấy nước Mỹ bắt đầu lo ngại vì những biểu hiện khác lạ của chính quyền mới ở Đức, và một nhiệm vụ quan trọng chính phủ Mỹ giao cho đại sứ Dodd là tìm cách đòi cho được 1 tỷ USD Đức đang nợ Mỹ, một khoản nợ lớn và đang trở nên khó đòi.

Trong hơn bốn năm làm đại sứ tại Đức, ông dần dần nhận ra chân tướng của Hitler cùng nguy cơ phát xít đối với châu Âu và thế giới. Ông đã cảnh báo với bộ Ngoại giao và chính quyền Mỹ nhưng do sự khác biệt trong đánh giá, cùng mâu thuẫn về quan điểm và sự đố kỵ nội bộ ở bộ Ngoại giao, những cảnh báo của ông không được tiếp nhận.

Thông qua nhật ký và ghi chép của Dodd, cùng hồi ký của con gái ông và những quan chức liên quan ở hai nước, tác giả đã dựng lại bầu không khí nước Đức trong sáu năm Hitler làm thủ tướng, cho đến khi chiến tranh thế giới II bắt đầu. Sự thanh trừng nội bộ của Hitler đối với lực lượng SA, sự đàn áp man rợ với người Do Thái và khủng bố đối với cả người nước ngoài.

Dodd vốn là giáo sư sử học, ông đang nung nấu ý tưởng viết một cuốn sách sử thi về miền Nam nước Mỹ, thì được tổng thống Roosevelt cử đi làm đại sứ ở Đức. Ông chủ trương sống giản dị, đạm bạc, chỉ dựa trên đồng lương mà không tiêu xài xa xỉ như các nhà ngoại giao khác. Ông cũng đề xuất lối sống này cho các nhà ngoại giao là đồng nghiệp nhưng bị cô lập, thậm chí bị đố kỵ căng thẳng, những cảnh báo về nguy cơ phát xít mà ông đưa ra bị cấp trên và đồng nghiệp ngoại giao phớt lờ. Sự coi thường của cánh ngoại giao chuyên nghiệp Mỹ cũng như châu Âu, không có biện pháp cứng rắn kịp thời, đã dẫn đến sự trả giá ở cả châu Âu và thế giới.

Sách tư liệu nhưng được viết rất hấp dẫn, sống động, người đọc khó dứt ra cho được.

Một số lỗi dịch:

“Mọi thứ đang trở nên ngày càng nguy hiểm và ngột ngạt hơn đối với người Do Thái gốc Đức” (trang 110) – chắc là dịch giả nhầm, phải là “người Đức gốc Do Thái” mới đúng.

“Hắn sẽ tự chứng tỏ mình nếu không phải là một kẻ thù đẫm máu của chúng ta, thì ít nhất cũng là một sản phẩm của sự hủy diệt” (trang 230) – nên dịch là “kẻ thù khốn kiếp”, chữ “bloody” ở đây không có nghĩa là đẫm máu.

“Một bức tượng gỗ chạm khảm hình một nữ tu” (trang 233) – tượng gỗ thì được tạc, hoặc tạo tác… chạm gỗ và khảm gỗ lại là thể loại khác.

“Ở tuổi mười sáu, anh gia nhập Hồng Vệ binh” (trang 283) – đây là chuyện kể của một nhà ngoại giao Liên Xô, từng là chiến sĩ. Vậy đúng ra là anh ta gia nhập Hồng quân. Còn Hồng Vệ binh là một lực lượng ở Trung Quốc thời cách mạng văn hóa.

------

* Sống sót ở Berlin, Erik Larson, Nguyễn Quang Huy dịch, Bách Việt và NXB Lao Động.