Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 181): Phạm Duy: Vắng Bóng Người Yêu

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2022)

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

Vắng Bóng Người Yêu – Nhạc Ngoại Quốc (Lời Việt: Phạm Duy)

Trình bày: Thanh Lan

Đọc thêm:

Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (59)-NHẠC PHÁP – L’amour est bleu (Tình yêu màu xanh), Après toi (Vắng bóng người yêu)

VẮNG BÓNG NGƯỜI YÊU (PHẠM DUY; NHẠC PHÁP)

(Nguồn: FB Tình Khúc Bất Tử)

Nhắc tới tên tuổi của Vicky Leandros, khán thính giả Việt Nam nghĩ đến ngay nhạc phẩm Après Toi, phiên bản tiếng Việt là Vắng bóng người yêu. Tình khúc này đã giúp cho Vicky Leandros nổi tiếng khắp thế giới, sau khi cô đoạt giải thưởng ca nhạc truyền hình châu Âu Eurovision vào năm 1972, tức cách đây hơn 40 năm.

Có một điều mà ít ai được biết là trước khi thành danh nhờ ca khúc Après Toi, Vicky Leandros đã là một ca sĩ chuyên nghiệp có hơn 5 năm tay nghề. Sự kiện cô ca sĩ người gốc Hy Lạp đoạt giải Eurovision năm 1972 không phải là tình cờ ngẫu nhiên, mà lại nằm trong một kế hoạch đã được tính toán chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tên thật là Vassiliki Papathanasiou, Vicky Leandros sinh năm 1949 tại đảo Corfu, xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ: thân phụ là nhà sản xuất âm nhạc kiêm tác giả Leandros Papathanassiou, còn thân mẫu là Kyriaki Protapapa, một họa sĩ nổi tiếng ở Hy Lạp. Vào năm 9 tuổi, cô bé Vicky theo song thân sang Đức (Hamburg) sinh sống.

Đây là giai đoạn mà thân phụ của cô thành công nhờ sản xuất nhiều ca khúc ăn khách trên thị trường Đức. Theo sự hướng dẫn của ông, Vicky ghi âm những ca khúc đầu tay vào năm 1965 (tức 7 năm trước khi cô về đầu giải Eurovision). Trong những bước đầu lập nghiệp, Vicky lấy tên cha (Leandros) làm nghệ danh, cô thường hay hát các sáng tác của thân phụ, cũng như những bản cover (ghi âm lại) của những bài hát thịnh hành, ăn khách thời bấy giờ.

Năm 1967, Vicky Leandros lần đầu tiên tham gia giải Eurovision tổ chức tại Vienna thủ đô nước Áo. Vào lúc đó, cô đại diện cho Luxembourg với nhạc phẩm L’amour est bleu (tiếng Anh là Love is Blue, phiên bản tiếng Việt là Tình Xanh do Ngọc Lan trình bày) của nhạc sĩ người Pháp André Charles Popp. Tuy bài hát chỉ đứng hạng tư, nhưng nó lại giúp cho sự nghiệp của Vicky Leandros cất cánh trên thị trường quốc tế. Bản nhạc chiếm hạng đầu thị trường châu Âu, Canada, Nhật Bản, Nam Phi và nhờ vào phiên bản hòa tấu của nhạc sĩ Paul Mauriat, giành luôn được ngôi vị quán quân thị trường Hoa Kỳ.

Trong vòng 4 năm liền từ năm 1967 đến 1971, sự nghiệp của Vicky Leandros không ngừng đi lên. Nhờ chất giọng khỏe khoắn, làn hơi đầy dặn, Vicky giúp phổ biến nhạc phẩm Mamy Blue (của Nicoletta) trong tiếng Anh, Le Lac Majeur (của Mort Shuman) trong tiếng Ý cũng như bài Scarborough Fair (ăn khách nhờ ban song ca Simon & Garfunkel) trong tiếng Đức. Ngoài các ngôn ngữ này, Vicky còn ghi âm bằng tiếng Pháp, tiếng Nhật, Hy Lạp, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào đầu những năm 1970, tức là hai năm trước bài Après Toi, Vicky Leandros đã là một ngôi sao sáng chói trên vòm trời châu Âu, nhất là tại các nước nằm trong tầm ảnh hưởng của văn hóa Đức. Vào năm 1972, Vicky lúc đó mới 23 tuổi tham gia tranh giải thưởng ca nhạc truyền hình châu Âu Eurovision lần thứ nhì.

Lần này, cô vẫn đại diện cho Luxembourg và chọn đi thi với nhạc phẩm Après Toi, một sáng tác của người cha ruột. Dựa vào bí quyết thành công 5 năm trước của bài Tình Xanh (Love is Blue), nhà sản xuất Leandros Papathanassiou soạn bài hát Après Toi như một khúc nhạc giao hưởng, giao phần hòa âm cho nhạc sư Klaus Munro, một gương mặt nổi tiếng của nhạc viện thành phố Hamburg.

Tất cả đều được tính toán kỹ càng để tạo cơ hội cho Vicky đoạt giải nhất. Kết quả là nhạc phẩm Après Toi đứng đầu bảng xếp hạng cuộc tranh tài. Tình khúc Après Toi sau đó chính thức được phát hành bằng 7 thứ tiếng (tất cả đều do Vicky ghi âm). Nhờ phiên bản tiếng Anh mà Vicky lần đầu tiên chiếm hạng đầu thị trường Anh Mỹ. (Phiên bản tiếng Việt Vắng bóng người yêu là do Thanh Lan trình bày). Theo tạp chí chuyên nghiệp Billboard, Record Mirror tại Anh và Musikmarkt tại Đức: ca sĩ có nhiều đĩa bán chạy nhất vào năm 1972 là Vicky Leandros.

Từ năm 1972 trở đi, Vicky liên tục thành công trong hơn một thập niên liền. Sau các nước nói tiếng Đức và tiếng Pháp, cô chuyển qua chinh phục thị trường các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Năm 1978, cô thành công với vòng lưu diễn Nam Mỹ và đứng đầu thị trường số bán với tuyển tập bao gồm ca khúc ăn khách của mình chuyển dịch sang tiếng Tây Ban Nha, chẳng hạn như Adios Amor hay là Venecia En Septiembre.

Sự thành công của Vicky trên thị trường quốc tế có lẽ sẽ cao hơn gấp bội nếu như cô không gặp bất đồng tranh chấp với hãng đĩa nhà. Vào năm 1975, Vicky dọn nhà về Paris để sinh sống. Vào thời đó, hợp đồng giữa cô với công ty Philips hết hạn, cho nên Vicky mới ký kết một hợp đồng béo bở, trị giá nhiều triệu đô la với hãng đĩa CBS, chi nhánh của tập đoàn Mỹ Columbia Records.

Tuần trăng mật giữa cô ca sĩ trẻ tuổi với hãng đĩa mới không kéo dài được bao lâu: công ty Mỹ muốn Vicky chuyển đến Hoa Kỳ để khuếch trương sự nghiệp, trong khi Vicky thì muốn ở lại châu Âu vì lý do gia đình. Nhưng mối bất đồng lớn nhất vẫn là công ty này muốn Vicky chuyển sang hát nhạc kích động vào thời kỳ cực thịnh của dòng nhạc disco, điều mà Vicky khăng khăng từ chối. Sự đối đầu giữa hai bên kéo dài trong vòng nhiều năm, dẫn đến kiện tụng tranh chấp để rồi đoạn tuyệt vào năm 1979. Điều đó phần nào giải thích vì sao các album của Vicky không được phát hành trên thị trường Bắc Mỹ, cho dù trước đó Vicky đã từng lọt vào Top Ten Hoa Kỳ (nhờ vào hai ca khúc Love is Blue, 1967 và Come What May, 1972).

Tuy vẫn tiếp tục thành công tại châu Âu, điển hình là tập nhạc À l’est d’Eden, nhưng sự nghiệp của Vicky Leandros có dấu hiệu khựng lại từ giữa 1985 trở đi. Quá mệt mỏi chán nản, cô nghỉ hát trong vòng 10 năm (từ năm 1986 đến 1995), thời gian để lập gia đình và sinh con. Mãi đến năm 1998, Vicky mới xuất hiện trở lại dưới ánh đèn sân khấu, thành công nhờ đặt lời tiếng Đức (Weil Mein Herz Dich Nie Mehr Vergisst) cho ca khúc chủ đề của bộ phim Titanic (My heart will go on). Vào năm 2000, cô đoạt trong hai năm liền giải thưởng dành cho nghệ sĩ hát tiếng Đức xuất sắc nhất.

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, từ 2002 đến 2012, Vicky vẫn tiếp tục ghi âm và chuyển qua sáng tác thay vì hát ca khúc của người khác. Càng lớn tuổi, Vicky càng thích tìm lại cội nguồn. Hai tuyển tập mà Vicky cho phát hành vào năm 2003 và 2009 bao gồm nhiều bản dân ca Hy Lạp, một thể loại mà cô thích từ khi còn nhỏ nhưng phải đợi cho đến bây giờ, khi có đủ tuổi đời và kinh nghiệm dày dặn từng trải, thì mới có thể diễn đạt nổi. Về điểm này, nhà thơ kiêm tác giả Mikis Theodorakis cho rằng Vicky Leandros nằm trong số ba ca sĩ chuyển tải truyền đạt thấu đáo nhất các bài thơ phổ nhạc của ông.

Tuy giờ đây các album của Vicky Leandros không còn được phát hành và phổ biến rộng rãi như xưa, nhưng cô cho biết mình khá an phận với cuộc sống hiện tại. Bởi vì khi xưa, vào cái thời mà cô ở trên tột đỉnh danh vọng, Vicky không được sống gần gũi với gia đình, châu lục nào cô cũng đã từng đi qua nhưng không thật sự dừng chân lại để tận hưởng vẻ đẹp. Kiếp sống nghệ sĩ lang thang, nay đây mai đó, một nửa thời gian dành cho sân khấu, phần lớn còn lại là ở trong khách sạn hay ở trên máy bay. Nhưng với năm tháng, các giai điệu của cô vẫn đọng lại trong lòng người mến mộ, không nhỏ giọt mà mạch nước vẫn thấm sâu, không chắp cánh mà nốt nhạc vẫn bay cao.

Cuộc tình tàn, cuộc tình vắng bóng anh

Vắng ánh sáng vắng tháng năm

Cuộc tình xanh nào ngờ mối tình mỏng manh

Cuộc tình rồi đành là khuất bóng thôi

Với dĩ vãng sẽ lãng đãng trôi

Người tình ơi vắng tênh cuộc đời

Đời hoang vắng, khi em xin đành mất anh,

Em đành sống quanh bao nhiêu kỷ niệm long lanh

Quạnh hiu sống… đôi tay trơ trọi trống không,

Mỏi mòn mắt trong, trái tim âm thầm…

Ngày tươi sáng khi đôi ta đầy luyến thương

Ta cười hát vang, ta ôm cuộc đời mênh mang…

Tình đã chết… nên em xin là bóng đêm

Đi tìm bóng anh… dưới trăng thanh…

Rồi cuộc đời, cuộc đời sẽ cuốn trôi

Với tiếng khóc với tiếng vui,

Cuộc đời ơi, cuộc đời đọa đày mà thôi…

Cuộc tình sầu, cuột tình mãi đớn đau

Cố níu kéo vẫn mất nhau,

Người tình đâu, tóc tang một màu…