Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Chuyện nhà lão Tư Lâm

Truyện Thái Sinh

Trước hết xin lỗi bạn đọc vì những câu chuyện kể về Làng Tào không theo trình tự thời gian hay các tuyến nhân vật mà các nhà văn thường làm. Tôi nhớ được chuyện nào thì ghi ra đây. Vì thời gian có sức tàn phá kinh khủng, kể cả trí nhớ.

Lão Tư Lâm sau hai khóa làm chủ tịch xã thì được bầu là bí thư, năm ấy lão cũng đã ngót nghét lục tuần, đi ra khỏi nhà là tóc chải bóng mượt, hàm răng bàn cuốc của lão vẫn rất chắc, giọng nói sang sảng của một người làm chính trị. Người ta bảo: Người như lão Tư Lâm thế mà sướng “răng chắc cặc bền”, nhai xương rau ráu chó cũng thua.

Vợ lão tên là Thắm người xóm Tõm, mẹ tôi gọi là dì nghe đâu hơn lão ba bốn tuổi, một người đàn bà chịu khó, lam làm đã sinh cho lão hai người con. Cô con gái tôi không nhớ tên, chỉ biết anh con trai tên là cu Tũn, sau đổi thành Quốc khi anh ta lên tỉnh công tác, nhưng người Làng Tào thì vẫn quen gọi là Tũn, cu Tũn, ai lịch sự gọi là Quốc Tũn.

Bố mẹ lão Tư Lâm lấy vợ cho lão chủ yếu lấy người làm việc. Mà lão cũng bằng lòng về người vợ của mình, chỉ khi lão nổi tiếng được người ta tung hô, đưa lên làm cán bộ nhờ sáng kiến nấu rượu bằng rỉ mật mía, lão có quan hệ với mụ Tuyền Bếp, cô Bích Hạnh cán bộ làng Phùng Thương…, khi đó lão mới thấy vợ mình là mụ đàn bà hôi hám, tanh tưởi, nên trách bố mẹ sao lại lấy cho lão mụ vợ vừa già vừa xấu như vậy. Lão không hằn gắt người vợ già, nhưng dửng dưng với vợ như một kẻ xa lạ trong ngôi nhà của mình.

Một hôm tôi nghe mẹ tôi nói với dì Thắm:

- Thôi, dì đừng bận tâm chuyện lão ấy, dì còn hai đứa con, lo cho chúng nó ăn học tứ tế. Đàn ông như lũ chó dái, thấy gái thì mắt sáng lên, kệ mẹ lão ấy đi với ai thì đi. Chẳng gì lão ấy cũng là cán bộ nhất nhì ở cái Làng Tào này. Ầm ỹ làm gì, xấu chàng thì hổ ai?

Cu Tũn năm mười sáu tuổi bỏ học cấp ba giữa chừng, được lão Tư Lâm cho vào đội tiếp thị rượu, nghĩa là mang rượu làng Tào đi bán khắp các nơi. Hắn đàn đúm với đám giang hồ buôn bán “cơm đen”, “cơm đỏ” gì không biết. Như thế thì nguy quá, lão nhờ chủ tịch Hoàng Nhật Nam lo cho cu Tũn một việc ở trên tỉnh, hình như là cán bộ Đoàn gì ấy tôi không rõ lắm. Lão lấy vợ cho cu Tũn người làng Hiệp cách làng tôi ba, bốn cây số. Cu Tũn khi ấy đổi tên là Quốc, chả biết nhờ danh tiếng của lão Tư Lâm hay được Hoàng Nhật Nam đỡ đầu cu Tũn thăng tiến vù vù.

Dì Thắm nghĩ ngợi nhiều quá đâm ra ốm, nằm như con rùa trong buồng tối. Hôm mẹ tôi đến thăm, thân hình dì chỉ còn da bọc xương, hai con mắt thao láo nhìn sợ lắm. Lão Tư Lâm trước khi đi làm để một liễn cơm và một đĩa cá kho, khi nào dì đói bò dậy mà ăn. Dì không ăn được cơm, mẹ tôi thổi cho dì niêu cháo, dì húp được vài thìa rồi thở dốc:

- Bệnh tình của em các ông lang bảo nó phát từ trong tâm, khó chữa lắm. Em thấy mình rất yếu chả thiết ăn uống gì, chắc chẳng sống được bao nhiêu đâu bá ạ. Chỉ hận đời sao nó lại khốn nạn thế này…

Nói rồi dì Thắm gục mặt vào gối khóc. Mẹ tôi phải dỗ mãi dì mới thôi khóc, trước khi ra về mẹ tôi rót cho dì chén nước nóng, dì nói như buông bỏ:

- Em nghe lời bá, nhịn nhục mãi rồi cũng thế, khi người ta không còn coi mình ra gì, buồn đau cũng thế thôi, chỉ còn cách là tự mình giải thoát cho mình bá ạ…

Mẹ tôi gắt:

- Dì đừng nghĩ quẫn nhé, tôi cấm dì đấy…

Chừng một tuần sau thì dì Thắm mất. Đám tang của dì Thắm to nhất làng, bạn bè của lão Tư Lâm và thằng Quốc Tũn ở khắp nơi về chia buồn, xe cộ chật cả đường làng cỗ ăn liền ba ngày, đội nhạc hiếu của chú Dưỡng phục vụ suốt ba ngày ai cũng mệt bơ phờ, chú lẩm bẩm: Đám tang nhà lão chủ tịch Đại Vị còn được hớp rượu, còn đám tang của lão bí thư thì khát khô. Chó thế!

Hôm trăm ngày của dì Thắm, cu Tũn dẫn về rất nhiều khách, trong đó có cô gái với cái tên rất mỹ miều Đậu Tâm Huyền Lê kém nó hai tuổi, nghe nói làm ở công ty kem hay thương nghiệp gì đó, nom cô như cây kem mỡ màng khiến lão Tư Lâm khó rời khỏi mắt.

Chuyện chẳng có gì phải ầm ỹ, nếu hai tháng sau lão Tư Lâm không ốm vì quá thương vợ nên phải đi viện thì cô Đậu Tâm Huyền Lê về chăm sóc lão. Cô gọi lão là bố nuôi. Chỉ nhìn ánh mắt, lão cũng biết nó dan díu với thằng cu Tũn lâu rồi, chả thế thì cớ gì cô tận tình với lão như vậy? Nhưng mà sao khi đỡ lão nằm xuống giường cô lại như ngã cả người xuống, khiến bộ ngực mỡ màng của cô đè lên mặt lão, lão khẽ lấy tay ẩy ra thì ngực cô lại càng như ấn xuống mặt lão. Điên tiết, lão thọc cả bàn tay vào đôi bầu vú của Huyền Lê, khiến cô rên lên khe khẽ rồi ôm choàng lấy cổ lão:

- Bố Tư Lâm ơi! À anh, anh Tư Lâm… anh đã khỏe chưa để em được phục vụ anh?

Lão Tư Lâm nháy mắt trở nên khỏe lạ thường, lão đứng dậy ra chốt cánh cửa lại, lúc này đang nghỉ trưa các phòng bệnh vắng teo, lão vật cô Tâm Huyền Lê xuống giường, kéo chiếc quần lụa đen của của cô xuống đến gối, rồi tốc áo cô ấp mặt vào hai bầu vú căng tròn. Lão hùng hục, còn cô thì rú lên quằn quại trong sự sung sướng tột cùng. Sau một hồi hoan lạc, cô Tâm Huyền Lê vớ chiếc khăn trải gối lau háng rồi kéo quần lên, giọng cô hỉ hả:

- Thiên hạ nói cấm có sai, răng ai chắc thì cặc người ấy… bền.

Nghe thế lão Tư Lâm cười nhe hai hàm răng bàn cuốc ra điều thích thú lắm.

Chưa đến ngày giỗ đầu dì Thắm thì lão Tư Lâm mời anh em họ hàng và hai đứa con của lão về bàn chuyện lão sẽ cưới cô Đậu Tâm Huyền Lê làm vợ. Mọi người ngơ ngác chưa hiểu điều gì, thì cu Tũn đập tay xuống bàn nói như hét:

- Ông có điên không đấy? Không thể như thế được, chưa đến ngày giỗ đầu của mẹ mà ông đã bàn tới chuyện lấy vợ là sao? Mà ông có biết cô Đậu Tâm Huyền Lê quan hệ với tôi như thế nào? Hóa ra nó chỉ là con điếm. Tôi không thể gọi kẻ đã ngủ với mình là mẹ kế được…

- Á à, thằng này láo! Mày gọi mẹ kế tương lai của mày là con điếm, tao sẽ xé xác mày. Thằng mất dạy kia, nếu không có tao thì thằng đơ nghiện, trộm cắp như mày mà được như thế này à?

Cu Tũn giật tung hai hàng cúc áo ngực ra, nói như thách thức:

- Ông có giỏi thì cứ đánh tôi đi. Ông biết thừa nó quan hệ với tôi như thế nào mà ông lại đâm đầu vào. Nó chỉ là con điếm, ông hiểu chưa?

Lão Tư Lâm nghe thế thì điên tiết, vớ chiếc điếu cày đập vào cây cột nhà khiến nước điếu bắn tung tóe:

- Mày cút đi, cút khỏi nhà tao ngay. Tao mất vợ, tao thích lấy ai là quyền của tao…

Hai bố con lão Tư Lâm cãi nhau to lắm, khiến anh em họ hàng chạy dạt hết cả ra. Lão chạy xuống bếp vác con dao rựa rượt đuổi cu Tũn ra tận cổng:

- Mày là thằng bố láo, từ nay tao từ mày. Mày cút khỏi nhà tao ngay…

Mọi người ở Làng Tào được một phen bàn tán. Mụ Xuyền cười khinh khích:

- Loạn rồi! Hai bố con tưởng tranh nhau cái gì, hóa ra là tranh nhau cái lồn. Mà cái lồn của con bé ấy cũng đáng để bố con lão ấy tranh nhau thật…

Nghe thế cậu Dúng quát mụ Xuyền:

- Mụ có im đi không! Đèn nhà ai rạng nhà ấy. Mụ biết gì mà bàn, không khéo lại rơi vào cái bẫy của bọn phản động bôi xấu cán bộ lãnh đạo. Thôi, mọi người giải tán…

Nghe thế ai cũng ngại, nhất là dính dáng tới chuyện nói xấu lãnh đạo thì người làng tôi ai cũng muốn tránh.

Chuyện gia đình lão Tư Lâm còn dài, tôi xin kể vào dịp khác.

Ngày 23/12/2019

(Trích Chuyện Làng Tào)