Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 168): Anh Thy: Mộng Ước Mai Sau

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2021)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

Mộng Ước Mai Sau – Sáng tác: Anh Thy

Trình bày: Giao Linh

Đọc thêm:

Cuộc đời ngắn ngủi của nhạc sĩ Anh Thy tác giả của ca khúc Hoa Biển

clip_image007

Anh Thy (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1943 – mất ngày 21 tháng 4 năm 1973) là một nhạc sĩ chuyên viết về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Hai bài hát phổ biến trước năm 1975 của anh là Hoa biển & Lính mà em.

Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1943 tại Thái Bình. Từ nhỏ, anh đã theo gia đình di cư vào Nam.

clip_image009

Khoảng cuối thập niên 1950 – đầu 1960, nhạc sĩ Y Vân cho Phạm Văn Khổn vào học lớp nhạc mở dạy riêng anh em trong nhà, trong số đó gồm có Y Vũ và Nhật Ngân, Trần Thiện Thanh. Trần Thiện Thanh xem Phạm Văn Khổn như em nuôi và đã đặt cho bút danh Anh Thy, đọc lái từ chữ “Y Thanh” (Y trong Y Vân, và Thanh trong Trần Thiện Thanh).

Năm 1964, Anh Thy nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và theo học tại Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh Hải lực Việt Nam Cộng hòa cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,… Từ đó, anh bắt đầu sáng tác nhiều bài hát về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa như Biển tuyết, Hải đăng, Hải quân Việt Nam, Hoa biển, Lời nguyện cầu nửa đêm, Mắt buồn hải đảo, Một đêm hải hành, Tâm tình người lính thủy, Trùng dương vương mắt em… và được thăng đến hàm Trung sĩ.

clip_image011

Nhạc sĩ Anh Thy ngoài cùng bên trái.

Nhạc phẩm Hoa biển rất nhiều người nhầm lẫn là do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết và ký bút danh Anh Thy. Thực tế đây là một bài nhạc chưa viết lời của Trần Thiện Thanh được Anh Thy viết lời dựa vào ý thơ của Vũ Thất và xuất bản lần đầu vào năm 1965.

Nhạc phẩm Lính mà em gốc là của nhạc sĩ Y Vân viết theo điệu slow rock, năm 1968 nhạc sĩ Anh Thy đặt lời khác theo điệu chachacha kích động cho binh chủng hải quân VNCH, và bài hát này do hợp “khẩu vị” nhạc trẻ của thập niên 1970 nên trở nên phổ biến.

Vào một ngày trung tuần tháng 4 năm 1973, một chiếc xe dodge chở phái đoàn Tâm Lý Chiến của Hải Quân đi công tác từ Cam Ranh đến Qui Nhơn. Trên xe có khoảng 6, 7 người, đều là nhân viên của cục tâm lý chiến như nhạc sĩ Anh Thy, Nguyễn Vũ… Xe đang chạy bình thường nhưng khi đến một khúc cua gấp, tài xế giật mình khi thấy một chiếc xe chở khách đang lao thẳng về phía chiều bên này (sau này hỏi ra thì tài xế xe chở khách đang xỉn say). Theo quán tính tài xế liền lách vào trong lề phải để né, thì xe cán phải một tảng đá to, lật và lăn mấy vòng xuống dốc. Tất cả mọi người trên xe đều văng ra và bất tỉnh, kể cả tài xế. Tầm khoảng 1 tiếng sau, nhạc sĩ Anh Thy là người tỉnh lại đầu tiên. Anh nhìn xung quanh thì thấy mọi người đều bị thương, trầy trụa thê thảm. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ là người bị thương nặng nhất, riêng Anh Thy thì không bị gì ở bên ngoài cả.

clip_image013

Phái đoàn của cục TLC Hải Quân. Anh Thy góc trái ngoài cùng

Nhạc sĩ Anh Thy lúc đó mới cõng mọi người lên xe và chính ông đã lái chiếc xe dodge đó về Quân Y Viện Qui Nhơn để cấp cứu mọi người. Sau đó khoảng 3 ngày nằm ở Quân Y Viện Qui Nhơn thì mọi người đi trên chuyến xe định mệnh đều đã qua cơn nguy kịch, ai nấy biết tin đều thở phào nhẹ nhõm. Riêng Anh Thy đến ngày thứ 3 thì bỗng thấy đau đầu, anh đi gặp bác sĩ ở quân y viện và trình bày về cơn đau đầu của mình. Bác sĩ cũng chủ quan giải thích đại khái như sau: “Thì Anh bị té và xe lăn đã mấy vòng nên chắc đầu anh bị va trúng đâu đó, thôi để tôi cho thuốc anh uống tạm xem có đỡ hơn không.”

Nhưng ngay chiều hôm đó, khi đang ngồi trong Quân Y Viện trò chuyện với chiến hữu thì nhạc sĩ Anh Thy than chóng mặt, đau đầu. Anh té xỉu ra đất ngay lập tức. Các bác sĩ tức tốc đem Anh vào phòng cấᴘ cứu, sau khi chụp hình vùng đầu thì họ phát hiện trong đầu của Anh có một vết nứt nhỏ, chỉ mỏng bằng sợi tóc, nhưng phía dưới đó đã tụ bầm. Nhạc sĩ Anh Thy tức tốc được đưa lên bàn mổ, nhưng đã không kịp… Anh đã qua đời ngay trên bàn mổ.

Anh được gia đình đem về an táng, sau này vì vấn đề giải tỏa gia đình có cải táng lên thì thấy đúng là nơi đầu của anh có một vết nứt thật, chỉ mỏng bằng sợi tóc mà thôi ….

clip_image015

Hình ảnh trong đám tang của NS Anh Thy. Người đang khóc là mẹ của nhạc sĩ.

Anh Thy là anh trai trưởng trong nhà, nhưng rất có hiếu với cha mẹ. Anh làm lương bao nhiêu về đưa cho cha mẹ hết, kể cả tiền tác quyền âm nhạc của anh thời đó. Chính anh cũng đã xây nhà mới cho cha mẹ và chăm lo cho những người em nhỏ của mình ăn học. Khi anh qua đời đột ngột, mẹ anh thất thần xỉu lên xỉu xuống một thời gian. Cả gia đình đều thương anh.

(Nguồn: baoxahoi.com)