Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

Chung quanh vấn đề “văn mẫu” (kỳ 2): Văn mẫu, vòng đời và tử huyệt

Thái Hạo

“Văn mẫu” không phải là một hiện tượng tự phát, cũng không phải là một sự chủ ý của hệ thống giáo dục quốc dân: nó là hệ quả của một chương trình đặt trọng tâm vào kiến thức.

Chương trình 2000 lấy thái độ, kiến thức, kỹ năng làm mục tiêu, tuy nhiên cái đầu và cái cuối là những phương diện không định lượng được, cũng không có nhiều cơ hội để “trình diễn” và kiểm chứng do lối học và lối thi cử mang trọng bệnh về thành tích. Như thế, lúc này chỉ còn kiến thức là rõ ràng, cụ thể, và có thể đong đếm. Hệ thống giáo dục bằng tất cả những gì mà nó có đã dồn trọng tâm vào dạy và học những đơn vị kiến thức này, 2 mục tiêu trước và sau dần trở thành những món trang sức thuần túy trên cổ môn văn Văn.

Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa thể đủ để làm thành một vòng đời cho sự ra đời của văn mẫu. Chính khâu thi cử đã trở thành “lò ấp” cho nở ra nhan nhản các sách văn mẫu trên thị trường. Học sinh sẽ ôm những cuốn sách ấy mà học như đúng cái tên của nó: “cẩm nang”.

Văn mẫu đã hoài thai trong chương trình bởi cái gọi là “chuẩn kiến thức kỹ năng”, là “nội dung và hình thức” hiện diện trong sách giáo khoa, sách giáo viên và các sách công cụ khác do Bộ Giáo dục phát hành; tuy nhiên với một cái đáp án văn lặp lại y sì đúc những kiến thức ấy cùng với sự “bố thí” 0.25 điểm “sáng tạo” thì tất cả quá trình dạy học như một đòi hỏi của thực tiễn đã buộc phải dồn tất cả vào việc học thuộc. Với 0.25/10 điểm ngoài chương trình thì thử hỏi cả người dạy và người học có lý do gì để mở rộng, để đào sâu? Và cũng thử hỏi, có ai giám đánh cược tương lai nghề nghiệp lẫn tương lai tuổi trẻ cho 2.5% đầy tính may rủi?

Sự hạ sinh của văn mẫu là một cuộc hôn phối của cả 3 “lực lượng” với trứng trong sách, với sự ấp nở của kiểm tra đánh giá, và với cuộc hộ sinh bền bỉ, kiên trì của dạy và học. Trong ba khâu ấy, quyết định cho sự ra đời chính là cách thức thiết kế một đề thi – đề thi kiểm tra kiến thức chứ không phải đánh giá năng lực.

Từ năm 2014, đề thi tốt nghiệp THPT đã thay đổi với 50% là điểm đọc - hiểu được lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa. Nghĩa là, trên hình thức thì có ít nhất một nửa nội dung thi cử sẽ không thể sa vào “mẫu” được nữa; tuy nhiên, không giống như kỳ vọng, tình trạng dạy theo mẫu, học theo mẫu vẫn tràn lan và không có dấu hiệu giảm đi. Lý do vì sao, vì 50% “tự do” kia chỉ là trên bề mặt, đọc kỹ vào các câu hỏi đọc – hiểu trong đề thi mới thấy hết tính hình thức của nó. Đó là những câu hỏi dễ dãi, sơ lược, không đòi hỏi khả năng tư duy mà phần nhiều là dừng lại ở mức độ “nhận biết”. Nghĩa là có 50% không cần dạy và học! Đây là thực tế đã và đang diễn ra ở hầu hết các trường phổ thông trên cả nước. Để đối phó với phần đọc hiểu trong đề thì người dạy và người học chủ yếu tập trung vào “luyện đề”, mọi chuyện đã dừng lại ở đây.

Từ thực tế 50% điểm đọc - hiểu trong đề thi suốt 7 năm qua mà không cải thiện được tình hình thì chúng ta phải “nhìn xa trông rộng” để dự báo cả cái viễn cảnh có thể lặp lại ở 1 chương trình với 100% ngữ liệu thi là ngoài sách giáo khoa, nếu việc dạy học phát triển năng lực vẫn không đi vào thực chất được.

Chúng ta hãy hình dung thế này: suốt nhiều năm qua, học sinh học theo cách thuộc một số mở bài “hay” để khi đi thi dù gặp bất kỳ tác phẩm hay vấn đề gì thì chỉ cần thay tên đề tài vào cái mở bài đã thuộc ấy, và coi như xong.

Phải có một cuộc cách mạng thật sự trong khâu kiểm tra đánh giá nếu muốn xóa bỏ nạn văn mẫu. Đáp án chấm văn phải chỉ còn là một “gợi ý” đúng nghĩa và việc chấm văn phải trở thành một nơi tôn trọng cá nhân nhất mực. Phải chấp nhận cách nói, cách nghĩ đa dạng và phong phú của học trò; chỉ cần yêu cầu đảm bảo tất cả những điều đó trên mảnh đất logic và đạo lý, ngoài ra không có cấm kỵ gì nữa hết. Khi sự an toàn được đảm bảo thì người ta mới dám bước ra những cái “mẫu” đang giam nhốt mình, bất kỳ một sự đe dọa nào cũng sẽ trở thành xiềng xích cột chặt tất cả lại trong những giáo điều và khuôn khổ.

Chỉ khi nào việc nghĩ khác, nói khác (miễn là “hay) đều được cho điểm cao thì khi đó văn mẫu mới không còn đất sống.