Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 73)

Hoàng Hưng

731. Hypoactive sexual desire disorder: Rối loạn thiểu năng ham muốn tính dục

Thiếu hoặc mất hứng thú tính dục và ham muốn hoạt động tính dục. Có thể bao quát mọi hình thức hoạt động tính dục hay mang tính tình thế, hạn chế đối với một đối tác hay một kiểu hoạt động tính dục. Cũng có thể kéo dài suốt đời hay là kết quả của một sự cố nào đó trong đời sống hay là một vấn đề về quan hệ. Tần suất hoạt động tính dục không thể được dùng làm cơ sở duy nhất để chẩn đoán rối loạn này, vì người ta có thể dấn vào việc làm tình do áp lực của đối tác.

732. Hypothetico-deductive reasoning: Suy luận giả thuyết-diễn dịch

(trong lí thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget) Suy luận logic trừu tượng, xuất hiện ở đầu tuổi thiếu niên và đánh dấu thời kì các thao tác hình thức. Suy luận giả thuyết-diễn dịch nổi bật ở khả năng tư duy trừu tượng và chứng nghiệm các giả thuyết, giải phóng người thiếu niên khỏi sự hoàn toàn dựa trên tư duy cụ thể và giác tri (tri giác) tức thời.

733. Hypoxyphilia: Yếm khí dâm

Chứng tà dâm có đặc trưng là thường trở đi trở lại việc hứng tình tưởng tượng, thôi thúc hay ứng xử tính dục liên can đến một hình thức khổ dâm nguy hiểm và đôi khi chết người, trong đó người ta tự kích thích bằng cách làm mình ngạt thở như bịt mũi, thắt cổ, chụp túi nhựa hay sử dụng hoá chất (như axit nitric).

734. Hysterical technique: Kĩ thuật hysteria

(trong phân tâm học) Một trong bốn kĩ thuật phòng vệ đề xuất bởi nhà phân tâm học người Scotland W. Ronald D. Fairbairn (1889-1964). Liên can đến việc ngoại hiện đối tượng tốt lành và nội nhập (nhập tâm) đối tượng xấu, khiến cho người mắc chứng hysteria coi những thôi thúc bên trong là xấu.

735. Hysterogenic zone: Vùng hysteria

(trong phân tâm học) Những địa hạt cơ thể được nhận diện vào năm 1980 bởi nhà thần kinh học Pháp Jean Martin Charcot (1825-93) như các điểm tập trung những triệu chứng của chứng hysteria chuyển đổi (conversion hysteria, conversion disorder). Theo Charcot, người bệnh tự mô tả mình là đau đớn nhưng lại trải nghiệm khoái lạc tính dục nếu được kích dục (khi đó chúng vận hành như các vùng kích dục), mặc dù việc ấy có thể đưa ngay đến cơn hysteria. Sigmund Freud thừa nhận thuyết này vào năm 1895 trong cuốn Studies in Hysteria (Các nghiên cứu về Hysteria) và “Some General Remarks on Hysterical Attacks” (Một số nhận xét chung về các cơn hysteria) (1908/9), trong đó ông mô tả một cơn hysteria như thế như “tương đương việc giao hợp”.

737. Iceberg principle: Nguyên lí núi băng trôi

Nguyên lí cho rằng những lí do hay sự giải thích quan sát được cho một hành vi hay ý kiến là không đầy đủ. Nhiều cái thực sự nằm bên dưới bề mặt, đòi hỏi những cuộc phỏng vấn mở rộng hay các kĩ thuật nghiên cứu để khám phá.

738. Id: Cái ấy

(trong phân tâm học) Một trong ba thành tố của bộ máy tâm trí con người, do Sigmund Freud phát biểu sau khi thay thế bình đồ vô thức (unconscious)-tiền thức (preconscious)-ý thức (conscious) bằng hình mẫu cấu trúc id (cái ấy)-ego (cái tôi/ngã)-superego (cái siêu tôi/siêu ngã) vào năm 1920. Đó là cái bình chứa năng lượng từ bản năng bị nguyên lí khoái lạc chỉ huy, nội dung của nó là vô thức, một thứ hiện hữu bẩm sinh, và những cái khác từ trải nghiệm bị dồn nén vùi lấp, luôn xung đột với cái tôi và siêu tôi – hai cái bắt nguồn từ cái Id trong quá trình phát triển. Freud dùng từ tiếng Đức das Es (the It) vào năm 1923 trong sách Das Ich und das Es (được dịch thành tiếng Anh là The Ego and the Id), trong đó ông nói rằng ông mượn thuật ngữ này từ nhà Tâm lý học Đức Georg Groddeck (1866-1934) nhưng sau đó lại gán nó cho triết gia Đức Friedrich Wilhem Nietsche (1844-1900). Dịch giả James Stratchey (1887-1967) chọn từ Id để gợi ý điều tối tăm mà từ gốc tiếng Đức không tả được hết. Cái Id tách biệt khỏi cái tiền thức và ý thức do kiểm duyệt, nhưng không đồng nghĩa với cái vô thức, vì các chức năng của cái tôi và nhiều chức năng của cái siêu tôi cũng là vô thức. Các chức năng của cái Id được chỉ huy bởi diễn trình sơ cấp.

739. Idification with the agressor: (sự) Đồng nhất với kẻ xâm hấn

(trong phân tâm học) Cơ chế phòng vệ lần đầu được đặt tên và mô tả vào năm 1936/7 bởi nhà Tâm lý học người Anh gốc Áo Anna Freud (1895-1982) trong sách the Ego and the Mechanism of Defence (cái Tôi và cơ chế phòng vệ) của bà, trong đó một người đứng trước sự đe doạ bên ngoài, như sự phản đối hoặc phê phán của một gương mặt có quyền, bèn đồng nhất mình với nguồn đe doạ, chấp nhận sự xâm hấn hoặc noi theo những thuộc tính khác của kẻ xâm hấn. Điều này đã được quan sát trong những trường hợp bị bắt cóc (hội chứng Stockholm) hay những tình thế cực đoan khác như trong các trại tập trung. Trong phân tâm học, nó xảy ra ở trình độ phát triển khi đứa con trai đồng nhất mình với đối thủ là người cha, ở cuối kỳ Oedipe.

740. Identity crisis: Khủng hoảng căn tính

Trạng thái lúng túng do không thể hoà giải những khía cạnh xung đột trong nhân cách của bản thân. Khái niệm được phổ biến bởi nhà Tâm lý học chuyên về Cái Tôi Erik H. Erikson (1902-94) người Mỹ gốc Đức trong cuốn sách Identity: Youth and Conflicts (Căn tính: Tuổi trẻ và các xung đột) (1968).