Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Tiếng Việt từ TK 17: thợ dào, thợ rèn, thợ máy... dộng chúa (phần 30)

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao - dao, đáo - dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt hay Hán).

1. Thợ dào, thợ rèn và thợ máy

Vào thời VBL thì ba cách dùng thợ dào, thợ rèn và thợ máy có cùng một nghĩa faber ferrarius/L hàm ý người (thợ) làm đồ kim loại (td. sắt). Sau này các nghề trên mới tách ra thành những hoạt động riêng biệt như thợ rèn thì làm đồ kim loại (dao, búa...), thợ dào (nung) làm đồ gốm và thợ máy chuyên sửa các dụng cụ hay máy móc như máy xe, máy tàu... Một cách giải thích tại sao ba cách gọi trên đều chỉ một nghề là vào TK 17 thì công nghệ cũng như kỹ thuật chưa thật sự tiến bộ (chuyên ngành) như hiện nay, ngay cả trong các môn khoa học và triết học, luật học vẫn chưa tách ra thành những môn học khác nhau. Sau ba trăm năm, tình hình công nghệ vẫn còn thô sơ như lời bình của cụ Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục (1915, trang 268 sđd): "Đường công nghệ của ta thì kém lắm. Duy có mấy nghề độ vài chục năm nay người nước ta đã chịu khó dùng công làm kỹ càng và kiểu cách mới, như nghề khảm xà cừ, nghề thêu, nghề chạm gỗ gụ, nghề đúc đồ đồng... Lại có mấy nghề rất lớn lao, rất đại lợi, nước ta nhiều người có chí ước ao muốn mở mang mà chưa học được và chưa có thể làm được như nghề chế đồ sứ, nghề dệt vải cát bá, nghề đúc đồ pha lê, nghề đúc sắt, v.v. Các nghề ấy mới là đại dụng nhưng phải tốn nhiều tiền mới lập nên công xưởng máy móc mà làm, ước sao trong nước có được vài ba công ty to mà làm những nghề ấy". Dựa vào các tài liệu chữ quốc ngữ TK 17, hãy thử tìm một cách giải thích cách dùng thợ rènthợ dào (VBL trang 159, các tài liệu sau này thường dùng dạng rào thay vì dào).

clip_image002VBL trang 159

1.1 Rèn là âm cổ của luyện HV

Rèn có các dạng chữ Nôm cổ như luyện 鍊, liên HV 連 hay gần đây hơn thì dùng triền HV 廛... Xem lại chữ luyện viết bằng bộ kim và hỏa 鍊 煉 錬 (thanh mẫu lại 來 vận mẫu tiên 先 khứ thanh, khai khẩu tứ đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

郞甸切,音練 lang điện thiết, âm luyện (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, VH, CV)

力見切 lực kiến thiết (NT, TTTH, CTT) CTT ghi thêm liên khứ thanh 連去聲

歷見反 lịch kiến phản (NKVT 五經文字)

來甸翻 lại điện phiên (BH 佩觿)

音柬 âm giản (LKTG)

居晏切,音諫 cư yến thiết, âm gián (TV, LT)

TNAV ghi vận bộ 先天 tiên thiên (khứ thanh)

CV ghi cùng vần/khứ thanh 練 鍊 煉 揀 湅 楝 欄 (luyện *giản *lan)

蕩練切 đãng luyện thiết (CV): phụ âm đầu lưỡi/tắc đ đã hiện diện so với phụ âm xát l, phản ánh khả năng thay đổi lẫn nhau của các phụ âm đầu lưỡi như đ, r, l…

郞殿切,連去聲 lang điện thiết, liên khứ thanh (TVi), v.v.

Giọng BK bây giờ là liàn so với giọng Quảng Đông lin6 và các giọng Mân Nam 客家话: [沙头角腔] lien5 [陆丰腔] lian6 [海陆丰腔] lien6 [梅县腔] lien5 [宝安腔] len3 [客语拼音字汇] lian4 [台湾四县腔] lien5 [客英字典] lien5, giọng Mân Nam/Đài Loan liān, tiếng Nhật ren và tiếng hàn ryeon. Một dạng âm cổ phục nguyên của luyện là *rens hay *grens, tiếng Việt còn bảo lưu âm cổ qua dạng rèn. Để ý cách dùng rèn luyện cho thấy dạng âm cổ rèn đứng trước dạng HV luyện (chính trước phụ sau).

皮索 吕蔑回連年

“Bì sách”: trăn trở một hồi rèn nên - Chỉ Nam Ngọc Âm 42a (sđd)

爫孛㐱舍修蔑飭搥埋

Rèn lòng làm Bụt, chỉn xá tu một sức giồi mài - Cư Trần Lạc Đạo Phú 29a (sđd)

Luyện viết bằng các bộ hỏa hay kim cho thấy nghĩa nguyên thủy là nung (hay đúc) kim loại lên nhiệt độ cao để có thể tạo thành các hình (dụng cụ) hữu dụng. Tuy nhiên, động từ rèn (cụ thể) đã mở rộng nghĩa (> trừu tượng) hàm ý nuôi dưỡng, huấn luyện ~ rèn lòng, rèn chí, v.v. Vốn từ Hán có các động từ[2] luyện 鍊 煉 錬, đoán 煅 鍛 (để ý bộ hỏa và bộ kim trong cấu trúc chữ), chú 鑄, dã 冶, dung 鎔 (theo Đại Nam Quốc Ngữ, sđd) để chỉ quá trình luyện kim - nhưng chỉ có luyện - rèn là còn dùng trong tiếng Việt hiện đại. Từ phạm trù nghĩa mở rộng của luyện (> rèn luyện, nung đúc), một cách dùng tương tự là động từ đào 陶 (> đào luyện, đào tạo) với nghĩa nguyên thủy là chế tạo (nung) đồ gốm - để ý rèn luyện ~ đào luyện.

1.2 Đào dào

Chữ đào/dao 陶 (thanh mẫu định 定 hay dĩ 以, vận mẫu hào 豪 hay tiêu 宵, bình thanh, khai khẩu nhất đẳng hay tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

徒刀切,音桃 đồ đao thiết, âm đào (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, VH, CV, TTTH, TVi)

徒刀反 đồ đao phản (LKTG, TViB)

徒高反 đồ cao phản (NTLQ 玉篇零卷)

大刀切 đại đao thiết (NT bản thời Nguyên, TTTH)

徒反 đồ hầu phản (KH, Chu chú 朱註)

餘昭切音搖 dư chiêu thiết, âm diêu (QV, TV, VH, CV)

餘招切 dư chiêu thiết (LT, TVi) - TVi ghi âm diêu/dao 音遙

音遙 đào, âm dao/diêu (ThVn 釋文)

大到切,音導 đại đáo thiết, âm đạo (TV, LT) - TV ghi khứ thanh

徒報反 đồ báo phản (ThVn 釋文)

TNAV ghi vận bộ tiêu 蕭 và hào 豪 (dương bình) với tiểu vận diêu 遙 và đào 桃

CV ghi cùng vần/bình thanh và khứ thanh

于求切 vu cầu thiết (CV) – CV ghi bình thanh

徒切, 音豆 đồ hầu thiết, âm đậu (TVi)

夷周切,音由 di chu thiết, âm do (KH, TVi)

徒勞切,音桃 đồ lao thiết, âm đào (CTT), v.v.

Giọng BK bây giờ là táo hay còn là yáo (tên riêng, Cao Dao 臯陶 là quân sư của vị vua huyền thoại ở Trung Quốc thời cổ đại ~ Đại Vũ 大禹 2298 TCN – 2198 TCN) so với giọng Quảng Đông jiu4 tou4 và các giọng Mân Nam 客家话:[海陆丰腔] tau2 to2 rau2 [客英字典] jau2 tau2 [沙头角腔] tau2 [梅县腔] tau2 jau2 [东莞腔] tau2 [台湾四县腔] tau2 to2 jeu2 jau2 [客语拼音字汇] tau2 to2 [陆丰腔] jau3 to3 [宝安腔] tau2 潮州话:tau5, tiếng Nhật là tō yō và tiếng Hàn do yo. Để ý thành phần hài thanh của đào/dao là chữ hiếm 匋 (đọc là đào, đồ đao thiết/QV) là dưỡng dã 養也 (~ nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, đào tạo...).

Vào thời VBL, ba cách dùng thợ rèn, thợ dào và thợ máy đều cùng chỉ một nghề - dựa vào lò lửa (lò rèn, lò rào) để tạo ra các sản phẩm như dao, kéo, búa, nồi, bát, đĩa hay máy móc (thô sơ). Ngoài ra, thời VBL cũng ghi nhận tương quan giữa hai phụ âm đầu đ và d như kín đáo ~ kín dáo, đãn gỗ bổ cũi - đãn gỗ bổ củi, gánh đún - gánh dún – xem hình chụp các trang 159 và 204, 199 và 157. 163 và 242 bên dưới và bảng so sánh tương quan đ và d.

clip_image004VBL trang 159 clip_image006VBL trang 204

clip_image008VBL trang 199 clip_image010VBL trang 157

clip_image002

clip_image013VBL trang 163 clip_image015VBL trang 242

Do đó, ta có cơ sở để liên hệ dào với đào HV trong cách dùng thợ dào tương đương với thợ rèn và thợ máy vào thời VBL ra đời (TK 17), và dĩ nhiên là thời đại trước đó khi công nghệ luyện kim vẫn còn chưa phát triển. Thợ dào vẫn còn hiện diện trong tài liệu viết tay[3] của LM Philiphê Bỉnh (khoảng cuối TK 18 đến đầu TK 19):

clip_image017

Thợ dào trở thành thợ rào/thợ ràu[4] trong tự điển Béhaine (1772/1773). Tuy là chép lại hầu như toàn bộ tự điển Béhaine, LM Taberd sau đó (1838) đã bỏ cách dùng này mà vẫn dùng thợ rèn. Điều này phản ánh tiếng Việt Đàng Trong đã khác biệt phần nào so với tiếng Việt Đàng Ngoài, manh nha từ thời VBL (thợ rèn ~ thợ dào). Hình chụp sau cho thấy cách dùng thợ rào (~ forgeron/P) ở Đàng Ngoài (sđd, Vallot, 1898) so với thợ rèn[5] (sđd, Trương Vĩnh Ký, 1886/1920). Lọ rèn là lò rèn, lọ rào là lò rào (Taberd còn ghi Hà Nội là Hạ Nội - bản đồ 1838).

clip_image019Vallot (trang 147 sđd - Hà Nội, 1898)

Sau đó vài năm, hình ảnh của người thợ rèn cũng được ghi lại trong trong các tranh vẽ sưu tầm bởi Henri Oger (1908-1909) “Technique du peuple annamite” – một công trình nghiên cứu văn minh vật chất (nghệ nhân Việt vẽ/viết chữ Nôm ở Hà Nội).

clip_image021

clip_image023 VBL trang 578

VBL trang 578 ghi các hoạt động dùng động từ nung như nung sắt, nung nồi, nung bát, nung ngói cho thấy là các lò nung[6] này đều có khả năng dùng làm lò rèn hay lò dào (~ lò đào - lò nung đồ gốm).

Một điều thú vị là cuốn Dictionarium Annamitico-Latinum (1877, Ninh Phú – Đàng Ngoài), do LM Theurel viết, nội dung[7] dựa hoàn toàn vào tự điển Taberd (1838) theo tựa đề của sách, nhưng lại thêm vào lò rào, thợ rào (~ thợ rèn, lò rèn) trong mục rào. Điều này cho thấy rõ ràng Đàng Ngoài vẫn còn dùng rào khác với Đàng Trong vẫn dùng rèn.

Cho đến thập niên 1950, cách dùng thợ rào (~ forgeron/P) vẫn còn hiện diện như trong cuốn "Dictionnaire vietnamien, chinois, français" của tác giả Eugene Gouin (1957, NXB Imprimerie d'Extrême-Orient).

1.3 Thợ máy

VBL ghi nghĩa của máy là cử động một bộ phận nào của thân thể, các thí dụ là máy con mắt (tiếng Việt bây giờ là nháy mắt), máy mềnh (mình, tiếng Việt bây giờ là lay mình), máy mạch, máy miệng. VBL cũng ghi hai cách dùng khác là thợ máyđồng hồ máy, điều này cho thấy phạm trù nghĩa máy đã bắt đầu mở rộng chỉ các dụng cụ làm bằng kim loại và liên hệ đến chuyển động. Vào TK 17, khái niệm về máy (máy móc) không giống như hiện nay: thường chỉ những cấu trúc cơ học được lắp ráp có hệ thống. Nam Quốc Phương Ngôn Tục Ngữ Bị Lục còn ghi câu "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào".

Thợ máy vào TK 17 có nghĩa là thợ rèn, thợ dào (VBL) hay người nung kim loại (như sắt) để chế tạo dụng cụ như rìu, búa, kéo, dao... Thợ máy vào thời VBL không có nghĩa là thợ lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc như tiếng Việt hiện đại. Xã hội công nghiệp tiến bộ cần nghiều chuyên viên kỹ thuật (thợ máy) với kĩ năng hoàn toàn khác nhau, so với thời trước khi người thợ sắt/thợ rèn có khả năng chế tạo dụng cụ (thô sơ) và sửa chữa hầu như tất cả các dụng cụ máy móc (đơn giản). Tóm lại vào thời VBL, cách dùng thợ dào (lò rào, lò nung gốm) cho thấy sự quan trọng của giai đoạn nung nóng so với thợ rèn thì chú trọng vào giai đoạn chế tạo dụng cụ (rèn luyện) so với thợ máy làm ra các dụng cụ (máy móc) đơn giản. Cả ba ngành này đều cùng một nghĩa (một nghề) vào TK 17 phản ánh phần nào tình hình công nghệ của TK 17 nói riêng ở ĐNA, khi Tây phương bắt đầu đi vào giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ mới.

2. Bàn thêm về tương quan phụ âm đ và d

Phần trên đã đưa ra một cách giải thích dạng dào so với đào trong cách dùng thợ dào (thợ rào), cách dùng này dễ gây hiểu lầm như thợ làm hàng rào trong xã hội công nghệ hiện đại. Một cách dùng khác cũng rất đặc biệt vào thời VBL là động từ dộng, td. dộng Chúa không có nghĩa tiêu cực là ‘đánh’ Chúa (như dộng chuông, dộng cửa, dộng đầu - tiếng Việt hiện đại).

2.1 Dộng động

Dộng có nghĩa là tâu lên, thưa với chúa Đông Kinh - một động từ chỉ dùng trong trường hợp ‘trang trọng’ này. VBL trang 178-179 ghi các cách dùng dộng chúa muôn năm, làm khải[8] dộng chúa. Thiên Chúa Thánh Mẫu quyển trung trang 31 (sách Nôm của LM Maiorica) cũng dùng dộng (chữ Nôm dùng đỗng/động HV 洞) "ví bằng dân muốn, chẳng biết viết khải dộng Chúa". VBL trang 21 cũng ghi cách dùng tương đương là bẩm: bẩm và dộng chỉ dùng cho vua chúa trong đơn từ. Bẩm liên hệ đến bẩm HV 稟 chỉ trường hợp kẻ dưới trình hay thưa với người trên. Còn dộng có khả năng liên hệ đến động 動 bằng tương quan đ-d cũng như phạm trù nghĩa của động trong chấn động - xem bản chụp TV bên dưới:

clip_image024Tập Vận

clip_image026

VBL trang 183: dùng mình (contremisco/L ~ run vì sợ) và có thể dùng dộng (dọŭ hay dĕọũ).

clip_image028VBL trang 179

Tập Vận ghi nghĩa của động trong chấn động (trang chụp lại bên trên, còn đọc là đổng):振動, 拜也, 以兩手相擊而拜, 一曰今倭人拜以兩手相擊,蓋古之遺法 - tạm dịch (NCT)” chấn động là hành động lạy (thưa) bằng cách chắp hai tay lại như người Nhật hiện nay, đây là phong tục hồi xưa mà bây giờ không còn nữa”. Chu Lễ ghi chấn động là một trong Cửu Bái[9], tuy có khác với cách ghi ở trên của Tập Vận nhưng điểm chính vẫn là hình thức chào hỏi/giao tiếp một cách kính cẩn của kẻ dưới đối với tầng lớp người (bề) trên. Như vậy là ta có cơ sở để liên hệ động với quá trình lạy (thưa, trình) người trên hay vua chúa. Cách ứng xử này còn thể hiện qua câu "Dộng Chúa muôn năm" ghi lại trong VBL trang 179, hay gián tiếp nói về quyền hành (tối cao) của Chúa so với vua qua cách dùng "làm khải dộng Chúa" (VBL trang 179). Tương quan đ - d khá rõ nét khi xem cách viết chữ Nôm dộng: chữ Nôm dùng chữ đống 凍 hay 棟 (Nguyễn Trãi, Quốc Âm Thi Tập sđd) hay đỗng/động HV 洞 (Maiorica, Béhaine, Taberd, Huỳnh Tịnh Của, Génibrel...), tuy nhiên cũng có một số ít dùng dạng dụng 呥 với thành phần hài thanh là dụng 用. Tóm tắt khuynh hướng ngạc cứng hóa phụ âm đầu lưỡi hữu thanh đ, hay phụ âm đầu của các âm đông, động và đổng:

Đổng 董 - trọng 重 - Dóng (Gióng, thánh Gióng và gióng chuông, gióng trống...)

Động 動 - dộng (tâu dộng vua chúa) chữ Nôm 洞 có thành phần hài thanh là đồng 同

Chủng (còn đọc là đồng: đồ hồng thiết, âm đồng 徒紅切, 音同/CV) - giống

Đống 棟 - dông (đòn dông) - thành phần hài thanh là đông 東

2.2 Cây da cây đa (tương quan d – đ). tiếng Môn cây đa là ta. Tiếng Mường Bi ta là da, da trong PT dùng bộ mộc 栘 (hợp với chữ đa HV 多) hay bộ nhục 䏧 (hợp với chữ đa HV 多). Sau đó, đa có một dạng chữ Nôm với thanh phù là da 椰 (xem tđ Béhaine/Taberd bên dưới) cho thấy khuynh hướng biến âm đ thành d. Để ý là da HV 椰 có nghĩa là cây dừa! Các tên khác của cây đa là cây đa đa, dây hải sơn, cây dong (dung). VBL ghi là cây da cho đến thời Béhaine (1772/1773), Taberd (1838), Huỳnh Tịnh Của (1895), Génibrel (1898) ở Đàng Trong so với cách dùng cây đa ở Đàng Ngoài (so sánh các dạng chữ Nôm, Valot/1898). VBL ghi hai dạng của da là da hay thường hơn là dĕa - để ý nguyên âm hẹp/trước e (VBL ghi là ĕ) ngay sau phụ âm d cho cách đọc này - xem thêm mục 2.3 bên dưới.

clip_image030VBL trang 163

Phần dịch tiếng Bồ là "cây của bụt" (arvore de pagode), nhưng phần dịch tiếng La Tinh thì giải thích là loại cây ở Ấn Độ mà người ta gọi là cây thần (cây Phật). Đây là một trường hợp đặc biệt cho thấy cách dùng thời ban đầu của chữ pagode (tiếng Bồ, có gốc tiếng Ấn nghĩa là chùa thờ bụt, hay tượng bụt) trước khi nhập vào các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Anh...

clip_image032Trích từ tự điển Bồ - Anh của A. V. Transtagano (sđd)

Tiếng Bồ pagode có thể từ tiếng Phạn भगवती (bhagavatī, nữ thần), nhưng lại có học giả cho rằng pagode có gốc Hán[10]bát giác tháp 八角塔 (bát ~ pa, giác - góc ~ go và tháp ~ da - de). Đây là một chủ đề rất thú vị nhưng không nằm trong phạm vi bài viết này.

Một nhận xét nên nhắc lại ở đây là chữ da (VBL cũng ghi là dĕa) chỉ lớp (da) bọc ngoài thân thể sinh vật thường có dạng chữ Nôm cổ dùng đa HV 多 với âm cổ phục nguyên là *ta. Các chữ Nôm hậu kỳ thường dựa vào chữ gia 加, da/gia 耶 - so sánh hai dạng chữ Nôm da (bộ nhục⺼ hợp với đa 多) và da (cây đa, bộ mộc 木 hợp với da/gia 耶) của tự điển Béhaine (sđd)

clip_image034 Tự điển Béhaine (sđd)

Cách đọc (cây) da ở Đàng Trong so với đa ở Đàng Ngoài[11] còn thấy trong cách đọc dĩa so với đĩa: các vết tích của phương ngữ đã manh nha từ thời VBL như da (đa), bằng (bình) cũng như mè (vừng), mũ (nón), lợn (heo, sinh), mận - roi, trái - quả, chăn - mền. Phương ngữ tiếng Việt từ thời VBL là một chủ đề phong phú nhưng không nằm trong phạm vi bài viết này.

2.3 Độ dồ

Tương quan đ - d còn có thể dùng để giải thích dạng dồ (chữ Nôm là với thành phần hài thanh là do 由) liên hệ đến độ HV. Chữ độ/đạc 度 (thanh mẫu định 定 vận mẫu mô 模 hay đạc 鐸 khứ/nhập thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

徒故切 đồ cố thiết (TVGT, ĐV, QV, TV, NT, LT, VH) - QV/TV ghi khứ và nhập thanh

獨故切,音渡 độc cố thiết, âm độ (CV)

徒落切,音鐸 đồ lạc thiết, âm đạc (QV)

唐故切 đường cố thiết (NT, TTTH)

直故反 trực cố phản (NTLQ 玉篇零卷)

徒故直落二反 đồ cố trực lạc nhị phản (NTLQ 玉篇零卷)

達各切 đạt lạc thiết (TV, LT, CV, TVi) - TVi ghi thêm âm đạc 音鐸

直格切 trực các/cách thiết (LT)

TNAV ghi vận bộ/khứ thanh 魚模 ngư mô - tiểu vận 杜 đỗ

TNAV ghi vận bộ 蕭豪 tiêu hào (入聲作平聲 nhập thanh tác bình thanh) - tiểu vận 鐸 đạc

TNAV ghi vận bộ 歌戈 ca qua (入聲作平聲 nhập thanh tác bình thanh) - tiểu vận 鐸 đạc

CV ghi cùng vần/khứ thanh 度 渡 鍍 肚 (độ đỗ)

CV cũng ghi cùng vần/nhập thanh 鐸 度 剫 凙 澤 (đạc/đỗ trạch)

獨故切, 徒去聲 độc cố thiết, đồ khứ thanh (TVi)

場佰切 tràng bách thiết (TVi)

大透切,音豆 đại thấu thiết, âm đậu (TVi)

土故切,音渡 độ/thổ cố thiết, âm độ (CTT)

音豆 âm đậu (CTT)

音鐸 âm đạc (CTT)

達各反 đạt lạc phản (TViB), v.v.

Giọng BK bây giờ là dù duó so với giọng Quảng Đông dou6 dok6 dou2 và các giọng Mân Nam 客家话:[客英字典] tok8 tu5 [陆丰腔] tu5 [梅县腔] tok8 tu5 [海陆丰腔] tu6 tok8 [客语拼音字汇] tog6 tu4 [沙头角腔] tu5 [东莞腔] tu5 [宝安腔] tu5 | dok7 [台湾四县腔] tu5 tok8 潮州话:dù/多乌7(都7)duó/多安8(达), dou7(tōu) dag8(tâk), giọng Mân Nam/Đài Loan tou7, tiếng Nhật taku do to và tiếng Hàn to thak.

clip_image036 VBL trang 167: dò (dĕò) nước là đo chiều sâu của nước

Dồ là độ chừng, ước chừng, khoảng chừng, chừng (độ - đo - dò > dồ, tương quan phụ âm đầu d - đ, nguyên âm o - ô bình thanh): "ba mươi tuổi dồ… đã ba trăm năm dồ" PGTN trang 73, 103. "ngày thứ nhất, tám giờ dồ, vì sống lại gần sáng" Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông trang 53 (sđd), "Đoạn người ở nhà bà thánh Ysave ba tháng dồ cho đến khi sinh đoạn" Các Thánh Truyện trang 10 (sđd), v.v. Dồ trong các tác phẩm Nôm của LM Maiorica thì viết bằng chữ đồ 徒. Dồ còn có một dạng chữ Nôm hậu kỳ là (bộ khẩu + chữ do HV 由 – td. Béhaine/1772-1773, Taberd/1838, Huỳnh Tịnh Của/1895, Génibrel/1898…). Dồ cũng có một dạng tương đương là rồ (cùng một nghĩa circiter/L – LM Theurel, sđd, xem phụ chú 4). Không những độ - đo - dò liên hệ đến dồ, cách đọc đạc (đồ lạc thiết 徒落切 - QV) và trực các thiết (直格切/LT), tràng bách thiết (場佰切/TVi) dẫn đến khả năng độ 度 có thể đọc là trạc hay giạc (xát hóa). Trạc, một dạng chữ Nôm là 濯, có nghĩa là độ chừng hay dồ như trong truyện Kiều có câu “過年擢外 Quá niên trạc ngoại bốn tuần” (câu 627, bản Duy Minh Thị/1872).

2.4 Kí âm các tên nước ngoài bằng chữ Nôm phản ánh tương quan đ - d

Các tài liệu chữ Nôm của LM Maiorica thường cho thấy phụ âm đầu d của tên nước ngoài (đọc là đ) được kí âm bằng phụ âm d.

2.4.1 David – tên một vị vua Do Thái trong Kinh Cựu Ước – kí âm chữ Nôm là da viết 耶曰; so sánh với kí âm ở Trung Quốc cùng thời là đạt vệ 達味 (giọng BK bây giờ là dá wèi gần với âm David hơn là âm HV), hay đại duy 大維 (giọng BK bây giờ là dà wéi gần với âm David hơn là âm HV).

2.4.2 Chúa/chủ (Dominus/L - VBL trang 117) - ngày chúa nhật

Thời LM de Rhodes sang An Nam truyền đạo thì ông dùng các danh từ như ngày lễ lạy hay ngày Dominh (viết liền) để chỉ ngày Chúa nhật hay ngày Chủ nhật trong tiếng Việt bây giờ. Ngày lễ lạy (festus, vel fistivus dies/L) là ngày hội hè liên hoan:"Răn thứ ba giữ ngày lễ lạy là đí gì?" TCTGKM trang 137, LM Maiorica dành bốn trang 138-141 để giải thích rất chi tiết ngày thứ bảy và ngày thứ nhất (chúa nhật – NCT) cũng như LM de Rhodes trong PGTN; giữ lễ nhất (nhít – VBL trang 407) hàm ý là giữ ngày lễ Chúa hay ngày Chúa nhật: "mà coi sóc cho ta, đã có định ngày lễ lạy ấy, nhất là ngày Dominh, thật là ngày ĐCT. Vì chưng ta có sáu ngày lo sự xác... lại phải lẽ lấy một ngày, ta gọi là ngày ĐCT, thật là ta cho ĐCT riêng" PGTN trang 290-291. Ngày Dominh là ngày Domingo tiếng Bồ-Đào-Nha, nhưng Domingo lại có gốc La Tinh là dominicus hàm ý thuộc về ĐCT, hay là ngày chủ/chúa nhật ngày nay. PGTN đã cho ta thấy ngày lễ lạy cũng là ngày Dominh, phản ánh ảnh hưởng của tiếng Bồ-Đào-Nha, mà LM de Rhodes còn ghi là ngày thứ nhất:"mọi sự có sáu ngày mà làm nên mọi loài, đến ngày thứ bảy thì có nghỉ mà chẳng làm việc mới: ta cũng vậy… song le đến ngày thứ bảy, mà nói hơn thì đến ngày thứ nhất (vì chưng ngày thứ bảy đời xưa đã đổi mà lấy ngày thứ nhất, kẻ có đạo bây giờ thì có giữ làm lễ lạy, vì chưng ngày thứ nhất ĐCGS đã sống lại) " PGTN trang 291-292. Sau ngày Dominh (ngày chủ/chúa nhật) ta thấy cách gọi ngày thứ hai, ba, tư, năm, sáu trong tiếng Việt cũng y như cách gọi ngày Bồ-Đào-Nha. Dominh viết chữ Nôm[12] là do minh 由明 (Béhaine) phản ánh phương cách kí âm d thay vì đ so với cách gọi hiện đại là Đa Minh 多明 - dựa vào kí âm của Trung Hoa là Đa Minh hay Đạo Minh 道明 (TQ vẫn duy trì phụ âm đầu lưỡi/tắc đ).

clip_image038PGTN trang 290

2.4.3 Thượng đế dêu (kí âm của tiếng La Tinh deus)

Có nhiều dạng chữ Nôm dùng để kí âm deus (tiếng La Tinh nghĩa thượng đế, đức Chúa trời/VBL, Deus viết hoa để chỉ một đấng tối cao/tạo hóa): thời ban đầu trong các bản Nôm của LM Maiorica thì dùng dạng 姚 và có khả năng đọc khác nhau như diêu, diệu, đao, điêu. Điều này cũng cho thấy tương quan đ - d đã hiện diện ngay trong cấu trúc các chữ Hán này từ thời kỳ trước. Dêu đến thời Béhaine (1772/1773) thì dùng thành phần hài thanh là đao/dao 刀 hay do/du[13] 䍃 - xem hình chụp bên dưới. LM Maiorica ghi rõ nghĩa của chữ này:"Sự ấy ta gọi là Dêu, nước này gọi Thiên Chúa" TCTGKM trang 19-10, "Này là chúa Dêu tôi cùng Dêu tôi" ĐCGS quyển chi cửu trang 41-42. VBL không ghi mục Dêu, nhưng có dịch ra tiếng Việt qua câu "đức Chúa Trời (blời) chẳng tây ai" trang 716 (Deus nullius personam respicit/L – ĐCT không thiên vị một ai/NCT) – xem thêm mục tây. PGTN vẫn duy trì dạng Deus và giải thích thêm "Mà tính thiêng liêng vô cùng này gọi là Chúa Deus, thật là đức Chúa trời (blời) - cæli Dominus/L" trang 58. LM Halario de Jesu (sđd) lại ghi Deo so với dạng Dêu. Xem lại chữ diêu/diệu/đao/điệu 姚 (thanh mẫu dĩ 以 vận mẫu tiêu 宵, bình thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

余招切 dư chiêu thiết (TVGT) - để ý TVGT ghi diêu (xinh đẹp) là nhiêu dã 嬈也 với tương quan d - nh

餘昭切,音遙 dư chiêu thiết, âm diêu (QV, TV, VH, CV)

餘招切 dư chiêu thiết (TV, LT)

俞招切 du chiêu thiết (NT, TTTH, TVi)

徒刀切,同桃 đồ dao thiết, đồng đào (TV, LT)

弋笑切,音耀 dặc tiếu thiết, âm diệu (TV, LT, CV, TVi, KH)

他弔切。同窕 tha điếu thiết, đồng điệu (TV, LT, KH)

TNAV ghi vận bộ 蕭豪 tiêu hào (bình thanh)

CV ghi cùng vần/bình thanh 堯 嶢 嶤 垚 僥 遙 隃 㑾 傜 繇 䌛 佻 颻 窯 蘨 鰩 姚 窕 搖 謠 軺 䍃 愮 瑤 珧 銚 洮 嗂 猶 陶 褕 揄 鷂 (nghiêu diêu du dao thao đào)

CV cũng ghi cùng vần/khứ thanh 燿 曜 耀 鷂 姚 (diệu), v.v.

Giọng BK bây giờ là yáo so với giọng Quảng Đông jiu4 và các giọng Mân Nam 客家话:[东莞腔] jau2 [梅县腔] jau2 [陆丰腔] jau3 [客英字典] jau2 [海陆丰腔] rau2 [客语拼音字汇] yau2 yeu2 [宝安腔] jau2 [台湾四县腔] jeu2, tiếng Nhật yō và tiếng Hàn yo. Âm trung cổ của 姚 là *jeu (đọc như dêu giọng Nam Bộ VN bây giờ) tương ứng với âm Nôm dêu LM Taberd ghi dêu là 搖 (Béhaine/Taberd). Tuy nhiên, một dạng đọc khác là đào (TV) cũng đáng chú ý tuy không thấy vết tích cách đọc này trong các phương ngữ miền Nam TQ, tiếng Nhật, tiếng Hàn so với âm HV. Hiện tượng này cần được tra cứu sâu xa hơn nữa để hiểu rõ tương quan đ - d thêm chính xác nhưng không là trọng tâm bài này. Một số dạng kí âm bằng chữ Nôm khác là (a) Adam - Adam theo Kinh Thánh CG là người đàn ông đầu tiên trên trái đất và vợ là Eva - ghi là A Dong/dung 阿容 so với các dạng kí âm theo TH trước đây như Á Đang 亞當 hay Á/Ách Đang 啞噹 (Matteo Ricci). Tiếng Bồ ghi Adam là Adão (đọc gần như A Đông, so sánh với dạng chữ Nôm A Dong) (b) Judas ghi là Chu Da 珠耶 so với dạng kí âm theo TH là Do Đại 猶大. Còn có tên gọi khác là Thaddeus (gốc Hi Lạp Θαδδαῖος Thaddaîos > Tadeu là tiếng Bồ-Đào-Nha, Tadeo là tiếng Tây-Ban-Nha, Taddeo tiếng Ý - thánh Giuđa Tađêô là 1 trong 12 tông đồ) > Ta Dêu 些姚 CTTr tháng tám trang 116. Một dạng kí âm bằng tiếng TH là Đạt Đẩu 達陡. (c) Andrew có gốc Hi Lạp Ανδρεας (Andreas) ghi là An-Di 安移 TCTGKM trang 24, 25, 26... CTTr tháng mười trang 44… TQ: 圣安德肋宗徒(St. Andrew the Apostle)thánh An Đức Lặc tông đồ. Judas và Abdrew là hai trong 12 tông đồ của đức Chúa Giê Su (d) Jordan - tiếng Do Thái CG nghĩa là sông - kí âm chữ Nôm là Châu Dong 珠容 so với dạng Ước Đán 約旦 ở TQ, v.v. Để ý phụ âm đầu lưỡi/hữu thanh đ trong các dạng kí âm ở TQ. Theo tác giả Ostrowski trong luận án "The Nôm works of Geronimo Maiorica, s.j. (1589-1656) and their christology" (2006) thì đề nghị các dạng kí âm chữ Nôm dùng d vì dựa vào hình thức thị giác bề ngoài của chữ viết La Tinh hơn là dựa vào cách phát âm. Thí dụ như trường hợp chữ d tiếng Việt đọc như z tiếng Anh (Ostrowski rõ ràng bị ảnh hưởng của tiếng Việt miền Bắc, nếu biết giọng đọc miền Nam thì có lẽ sẽ có kết luận khác hơn/NCT), còn d tiếng Anh đọc như đ tiếng Việt (nếu Ostrowski biết đến khuynh hướng mũi hóa/nasalisation của tiếng Pháp hay Bồ thì nhận xét có thể khác/NCT). Thành ra LM Maiorica mới phiên âm Adam thành A Dong vì bị ảnh hưởng của con chữ La Tinh. Tác giả Nguyễn Thị Tú Mai (2012, sđd) cũng không hoàn toàn đồng ý với cách giải thích của Ostrowski.

2.5 Kí âm d bằng đ qua chữ Nôm cổ

Như đã ghi bên trên (mục 2.2), một số chữ Nôm cổ cũng cho thấy phụ âm đ dùng cho d như trong Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh 24a thì da ghi là 䏧

門䏧典昌門昌典沃

Mòn da đến xương, mòn xương đến óc [tủy]. (Tự điển chữ Nôm dẫn giải, sđd)

Hay Trong Cư Trần Lạc Đạo Phú[14] 25b thì da ghi là 訥蓬栗棘 沛綽像

Nuốt bồng [cỏ rối] lặt (nhặt) cức [gai góc]. Nào tay phải xước tượng da. (Tự điển chữ Nôm dẫn giải, sđd), v.v.

3. Bàn thêm về biến âm đ > d và ghi nhận thêm về liên hệ đào-dào

3.1 Khuynh hướng ngạc cứng hóa phụ âm đ thể hiện trong trường hợp chữ nước (chất lỏng): dạng âm cổ phục nguyên tiền Việt Mường là *da:k so với dạng tiền Môn Khme *ɗaak. Sau đó *da:k ngạc cứng hóa cho ra dạng *ɲa:k (*nhạc) mà phương ngữ Nghệ An/Hà Tĩnh còn bảo lưu qua dạng nác (VBL cũng ghi dạng này cùng thời với dạng nước vào TK 17).

clip_image040VBL trang 499 clip_image042VBL trang 565

*da:k > *ɲa:k > nác... nớc… n(h)ước (chữ Nôm nhược HV 渃, tiếng Việt không có dùng dạng nhước) - thời VBL còn ghi dớt miệng (saliva/L ~ nước miếng Béhaine/Taberd) và nhớt. VBL mục nớt (trang 571) còn ghi cách dùng tuơng đương yếu nớt ~ yếu dớt. Dựa vào khuynh hướng ngạc cứng hóa trên, âm động cũng có khả năng trở thành *ɲong (nhộng[15]) hay dộng, cũng như đống trở thành dông (đòn dông) và Đổng trở thành Dóng (thánh Gióng).

3.2 Đấm[16] (VBL ghi các cách dùng như đấm nhau, đấm ngực) so với một nắm - nhắm (pugillus/L). Cách viết nhắm cho thấy cách đọc y như chữ dắm hay nhắm (VBL trang 156 còn ghi dắm con mắt lại, dắm miệng lại - dắm còn viết là nhắm). Các dữ kiện này cho ta cơ sở để liên hệ khuynh hướng ngạc cứng hóa phụ âm đầu lưỡi đ cho ra các dạng n- và nh- (d-).

3.3 Độc - nọc - nhọc

Xem lại chữ độc HV 毒. VBL ghi các cách dùng như nước độc, lòng độc, dạ độc, của độc cho thấy mức phổ thông của tính từ này trong tiếng Việt vào TK 17. Chữ độc 毒 (thanh mẫu định 定 vận mẫu ốc 沃 nhập thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

徒沃切,音碡 đồ ốc thiết, âm độc (TVGT, ĐV, QV, TV, VH, LT, TTTH, LTCN 六書正) - QV/TV ghi nhập thanh

待戴切 đãi nái thiết (TV) - TV ghi khứ thanh

杜谷切 đỗ cốc thiết (VH, CV, TVi) - TVi/CTT ghi âm độc 音讀

都毒切 đô độc thiết (CV, TVi) - TVi ghi âm đốc 音篤

徒篤切 đồ đốc thiết (TTTH)

TNAV ghi vận bộ 魚模 ngư mô (入聲作平聲 nhập thanh tác bình thanh) và 獨小韻 (độc tiểu vận)

CV ghi cùng vần/nhập thanh 牘 讀 讟 黷 犢 殰 匵 櫝 瀆 竇 嬻 瓄 韣 髑 獨 毒 纛 (độc *đậu *đạo/độc)

CV cũng ghi cùng vần/nhập thanh 篤 督 裻 竺 毒 (đốc trúc độc)

余六切, 音育 dư lục thiết, âm dục (TVi)

音代 âm đại (CTT)

音尺 âm xích (CTT)

徒篤反 đồ đốc phản (KH)

昌石切,音尺 xương thạch thiết, âm xích (TViB, KH), v.v.

Giọng BK bây giờ là dú so với giọng Quảng Đông duk6 dou6 doi6 duk1 và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔] tuk8 [沙头角腔] tuk8 [客英字典] tuk8 [海陆丰腔] tuk8 teu6 [东莞腔] tuk8 [台湾四县腔] tuk8 teu5 [客语拼音字汇] teu4 tug6 [宝安腔] tuk8, giọng Mân Nam/Đài Loan tak8, tiếng Nhật doku toku và tiếng Hàn tok.

Các tài liệu chữ Nôm cho thấy chữ độc dùng chỉ nọc như trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập 58b (Tự điển chữ Nôm dẫn giải, sđd)

針花 羝要

Ong già buông nọc (độc) châm hoa rữa. Dê yếu văng sừng húc giậu thưa

Hay trong Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa trang 185 (sđd)

Khoa đẩu nòng nọc ao làng hau hau

Ngoài ra, cái đọc 鐲 còn là cái nọc 毒 (đọc rắn ~ nọc rắn, đọc ong – Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, trang 311), do đó nọc có khả năng liên hệ đến độc (cùng một nguồn) vì phạm trù nghĩa tương ứng và tương quan của phụ âm đầu lưỡi đ - n. Một nét nghĩa cổ[17] của độc là đau đớn, khổ cực (nhọc nhằn): khổ 苦 ~ khó nhọc và dẫn đến một khả năng là độc đã ngạc cứng hóa để cho ra dạng nhọc – phù hợp với một cách đọc hậu kỳ của độc là 余六切 dư lục thiết hay đọc là dục/dọc (TVi):

độc > nọc - đọc > *dọc ~ nhọc.

3.4 Xem lại các cách dùng trong Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa/CNNAGN, mục Chú dã bộ đệ thập thất (trang 139, sđd):

Cách lô lò dào đắp xây

Mộc bị là bễ khéo thay dựng dùng

Lẫm bễ có hiệu ủy[18] đồng

Cách trì dót ngày những hòng thổi liên

Thổ đồng bễ đất càng bền

Chéo hai ống bắc thổi rèn sớm khuya...

Lò dào đã xuất hiện trong CNNAGN trong phần luyện (rèn) sắc, tuy nhiên đoạn sau lại nhắc đến Tân Hà là một địa danh cổ có tiếng làm đồ gốm. Điều này hỗ trợ cho ba cách dùng thợ dào, thợ rèn và thợ máy có cùng một nghĩa (đi chung) vào thời VBL như đã ghi nhận ở phần trên. Ngoài ra, trong Đại Nam Quốc Ngữ (trang 200, sđd) cũng dùng đào HV 陶 như sau

Đào đúc đồ sành

Đào quân bàn xoay đồ sành

Đào quật lò đúc đồ sành...

Quật HV nghĩa là hang (lò) có các cách viết như 窟 堀 窋, v.v. Đào quật chỉ lò nung (gốm) hàm ý hình thù của lò nung này giống như cái hang - xem hình chụp loại lò ếch (lò cóc) cổ nhất được dựng lại trích từ trang này http://gomsubattrang.org.vn/qua-trinh-nung-gom-bat-trang/

clip_image044

Một lò gốm từ tranh vẽ sưu tầm bởi Henri Oger (1908-1909) “Technique du peuple annamite” - tuy không lớn như lò ếch bên trên nhưng cũng cho thấy nghề ‘thủ công’ tiêu biểu

clip_image046

Tóm lại, VBL đã cho ta nhiều dữ kiện về tiếng Việt vào TK 17 như thợ dào mà bây giờ không còn dùng nữa so với thợ rèn cùng thời và cùng nghĩa. Cách dùng thợ dào vẫn còn hiện diện ở Đàng Ngoài cho đến ít nhất giữa TK 20. Dựa vào tương quan đ - d khá rõ nét thời VBL như kín dáo cũng là kín đáo, ta có cơ sở để giải thích thợ dào là thợ đào (thợ dùng lò nung để làm đồ gốm) vì các ngành nung kim loại, nung đồ gốm đều phải dùng lò rào (lò rèn) để có được nhiệt độ cao. Ngoài ra, các dạng chữ Nôm kí âm tên người nước ngoài, đặc biệt là từ kinh thánh CG, cũng cho thấy hiện tượng dùng phụ âm d thay vì đ của âm nguồn như David thì kí âm là da viết, v.v. Một cách giải thích tương quan đ - d là liên hệ của phụ âm đầu lưỡi đ - n và khuynh hướng ngạc cứng hóa n > nh (-j) như trong các trường hợp đak - nác - nhược - nước hau độc - nọc - nhọc. Tuy các phương ngữ phía Nam TQ không cho thấy vết tích của tương quan đ - d trực tiếp, nhưng các dữ kiện phiên thiết từ Quảng Vận/Tập Vận cho ta biết khuynh hướng này đã từng hiện diện vào thời kỳ này (TK 10-11, td. đào 陶 có thể đọc là dao/diêu, diêu 姚 có thể đọc là điệu hay đào, điệu). Hiện tượng này thể hiện rõ nét trong tiếng Việt vào thời VBL (TK 17) qua con chữ La Tinh như đao - dao so với 刀, đa - da so với 多, đồ và dồ so với 徒… Các nguyên nhân nội hàm cần được tìm hiểu thêm để hiểu rõ tương quan trên, thí dụ như khả năng d và đ có thể cùng một gốc[19] trong một số trường hợp chẳng hạn. Hi vọng bài viết nhỏ này tạo cảm hứng cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn về tương quan đ và d trong tiếng Việt so với Hán Việt và từ góc nhìn lịch đại so với đồng đại. Đây là một chủ đề rất thú vị[20] và có thể cần cả một cuốn sách dày chỉ để thâu nhận các dữ kiện liên hệ trực tiếp đến tương quan đ - d.

4. Tài liệu tham khảo chính

1) Pigneau de Béhaine (1772/1773) - Bá Đa Lộc Bỉ Nhu "Dictionarium Annamitico-Latinum" Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên, NXB Trẻ (Thành Phố HCM - 1999).

(1774/Quảng Đông à Địa phận Đàng Trong tái bản năm 1837) "Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ" 聖教要理國語 viết bằng chữ Nôm theo dạng Hỏi-Thưa. Y Doãn Ninh/Lê Bảo Tịnh phiên âm và chú giải, La Vang Tùng Thư xuất bản (Mỹ).

2) Phan Kế Bính (1915) "Việt Nam phong tục" tái bản nhiều lần – NXB Văn Học (2005) – có thể đọc trên mạng như trang http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoSachCu/Viet%20Nam%20Phong%20Tuc%20(Phan%20Ke%20Binh).pdf v.v.

3) Phillipe Bỉnh (1822) "Sách Sổ Sang Chép Các Việc" NXB Viện Đại Học Đà Lạt, 1968.

(khoảng 1794-1802) "Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giáo" - xem bài viết trên mạng như https://www.scribd.com/document/118931952/Nh%E1%BA%ADt-Trinh-Kim-Th%C6%B0-Kh%E1%BA%A5t-Chinh-Chua-Giao-Philiphe-B%E1%BB%89nh… Các sách viết tay bằng chữ quốc ngữ, Nôm, Bồ Đào Nha khác như Sách Các Kinh, Các Truyện Thánh và phép lạ, Các Kinh Thường Đọc (Nôm) và thường không có trang đầu với đầu đề (title) rõ ràng - có thể đọc từ thư viện Vatican.

4) Nguyễn Tài Cẩn (1979) "Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt" NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. Tái bản nhiều lần - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000...

5) Đỗ Quang Chính (1972) “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659” NXB Đuốc Sáng (Sài Gòn).

6) Trần Trọng Dương (2014) "Nguyễn Trãi - Quốc Âm Từ Điển" NXB Từ Điển Bách Khoa (Hà Nội, 2014).

7) Lã Minh Hằng (2013) "NGUỒN TƯ LIỆU TỪ VỰNG THẾ KỈ 17 - QUA KHẢO SÁT TRUYỆN ÔNG THÁNH INAXU" - bài viết cho Hội Nghị thông báo Hán Nôm Học năm 2013 - có thể xem toàn bài trang này http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2013/12/nguon-tu-lieu-tu-vung-ky-17-qua-khao.html

(2013) "Khảo cứu từ điển song ngữ Hán-Việt Đại Nam Quốc Ngữ - nguyên bản Nguyễn Văn San" NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

8) André-Georges Haudricourt (1949) "L’origine des particularités de l’alphabet vietnamien" đăng trong "Dân Việt Nam" 3:61-68, 1949. Bản dịch tiếng Anh bởi Alexis Michaud, LACITO-CNRS (Pháp) đăng trên Mon-Khmer Studies 39. 89–104 (2010).

9) Trần Xuân Hoài (2019) "Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt" bài viết đăng trên báo này chẳng hạn https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Thoi-dai-do-sat-va-nghe-luyen-sat-cua-to-tien-nguoi-Viet-16379, v.v.

10) Nguyễn Quang Hồng (2015) "Tự điển chữ Nôm dẫn giải" Tập 1 và 2 - NXB Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (Hà Nội).

11) Hilario de Jesu (thế kỷ XVIII) "Sách Các Phép" bằng 3 thứ chữ Nôm, La Tinh và quốc ngữ. Sách lưu hành nội bộ (1997).

12) Trần Xuân Ngọc Lan (1985) "Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa" NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội, 1985) - Viện Khoa Học Xã Hội (Thành Phố HCM).

13) Nguyễn Thị Tú Mai (2012) "Chữ Nôm và tiếng Việt thế kỷ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Jeronimo Maiorica" Luận án TS Ngữ Văn - Đại Học Sư Phạm Hà Nội

14) Giêrônimô Maiorica (thế kỷ XVII) "Mùa Ăn Chay Cả", "Thiên Chúa Thánh Mẫu - Quyển thượng", "Thiên Chúa Thánh Mẫu - Quyển trung", "Đức Chúa Giê-Su - Quyển chi cửu & Quyển chi thập", "Thiên Chúa Thánh Giáo Hối Tội Kinh", “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông”/TCTGKM, "Kinh Những Ngày Lễ Phục Sinh - Quyển thứ ba", “Các Thánh Truyện”/CTTr. Sách lưu hành nội bộ (năm xuất bản 2002/2003, LM Nguyễn Hưng).

15) Henri Maspero (1912) "Étude sur la phonétique historique de la langue annamite: les initiales" đăng trong Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 12. 1–126

16) Hoàng Thị Ngọ (1999) "Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh" NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội).

(2016) "Từ điển song ngữ Hán Việt: Chỉ nam Ngọc âm giải nghĩa" khảo cứu, phiên âm, chú giải/Hoàng Thị Ngọ - NXB Vă Học (Hà Nội).

17) Henri Oger (1908/1909) “Technique du peuple annamite” có thể xem trên mạng như trang này chẳng hạn http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoSachCu/Technique%20du%20Peuple%20Annamite%20(Henri%20Oger)%201909.pdf, v.v.

18) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" - Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 - Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

(1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính - NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).

“Tường Trình về Đàng Trong 1645” bản dịch của Hồng Nhuệ, NXB Ánh Sáng Publishing, Escondido (California/Mỹ, 1994?).

"Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646" dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên - Tủ sách Đại Kết, Thành phố HCM (1994). Bản đồ An Nam thứ nhất (1651) trong nguyên bản La Tinh LSVQĐN hay trong bản dịch ra tiếng Pháp, bản đồ thứ nhì (1653) trích từ trang này https://www.geographicus.com/P/AntiqueMap/tonkin-rhodes-1653.

19) Nguyễn Ngọc San (2003) "Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử" NXB Đại Học Sư Phạm (Hà Nội).

20) Jean Louis Taberd (1838) - tên Việt là cố Từ - "Dictionarium Annamitico-Latinum" Serampore (Bengale).

21) Tạ Thành Tấn (2016) "VỀ HAI CHỮ D TRONG TỪ ĐIỂN CỦA ALEXANDRE DE RHODES" có thể tham khảo toàn bài trên trang này chẳng hạn https://tathanhtan.wordpress.com/2016/08/16/ve-hai-chu-d-trong-tu-dien-cua-alexandre-de-rhodes/, v,v,

22) J. S. Theurel (1877) "Dictionarum Anamitico-Latinum" Ninh Phú (Đàng Ngoài). LM Theurel ghi nhận LM Taberd khởi thảo và ông cố tình ‘bổ sung’ ngay trong cách giới thiệu trang đầu.

23) Nguyễn Cung Thông (2019) “Tiếng Việt thời LM de Rhodes – cách gọi ngày tháng/thời gian (phần 6)” có thể tham khảo toàn bài trên trang này chẳng hạn https://nghiencuulichsu.com/2018/06/22/tieng-viet-thoi-lm-de-rhodes-cach-goi-ngay-thang-thoi-gian-phan-6 /, v.v.

(2020) “Tiếng Việt thời LM de Rhodes – cách gọi ngày tháng/thời gian (phần 6A)” có thể tham khảo toàn bài trên trang này chẳng hạn http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-cc-cch-dng-cha-nhatcha-tucha-nhthin-cha-phan-6a/, v.v.

(2021) "Tiếng Việt từ thế kỉ 17 - từ Luận Phép Học đến Khoa Học" (phần 27) - có thể đọc toàn bài trên trang này chẳng hạn http://conggiao.info/tieng-viet-tu-the-ki-17---tu-luan-phep-hoc-den-khoa-hoc-phan-27-d-59158, v.v.

24) Đoàn Thiện Thuật (2007) "Ngữ âm tiếng Việt" tái bản lần thứ 4 - NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

25) Antonio Vieyra Transtagano (1773) “A Dictionary of the Portuguese and English Languages, in Two Parts: Portuguese and English, and English and Portuguese, Volume 1” J. Collingwood (London) tái bản nhiều lần.

26) Pierre-Gabriel Vallot (1898) "Dictionnaire franco-tonkinois illustré" NXB F.H. Schneider (Hà Nội).

(1905) "Grammaire Annamite à l’Usage Des Français de l’Annam Et Du Tonkin" Imprimeur-Éditeur F. H. Schneider, HaNoi

27) Hoàng Xuân Việt (2006) "Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ" NXB Văn Hóa Thông Tin (Hà Nội).


[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

[2] Động từ đoán bộ kim 鍛 có tần số xuất hiện (tần suất) là 1081 trên 369369126, so với động từ đoán bộ hỏa 煅 có tần suất là 400 trên 258852642 - đây là các chữ hiếm so với động từ luyện 鍊 煉 錬 thường gặp hơn với tần suất là 3602 trên 434717750.

[3] Tạm gọi là "Truyện nước An Nam Đàng Ngoài chí Đàng Trong" như tựa của trang 21c trong sách chép tay này. Đa số sách của LM Philiphê Bỉnh không có tựa đề và thường viết theo dạng kể truyện về các thánh tử đạo CG ở An Nam, các truyện truyền giáo thời ban đầu và truyện khi chính tác giả rời An Nam đi Bồ Đào Nha, v.v.

[4] Trong BBC LM de Rhodes từng ghi nhận các cách phát âm khác nhau ở các miền chung quanh thủ đô Hà Nội (Kẻ Chợ), cũng như VBL đã ghi các dạng tương đương như nhà - dà - rà, nhện - dện - rện, nhìn - dìn - rìn... Do đó không gây ngạc nhiên vì dạng rào hay ràu (Béhaine 1772/1773) xuất hiện sau dạng dào (VBL/1651).

[5] Giống như hình minh họa trong tự điển Vallot, VBL cũng có mục bễ (~ ống bễ) có bễ thổi lửa, thổi bễ (trang 32) và lò rèn (mục rèn trang 417) cho thấy ấn tượng của kỹ nghệ này vào thời LM de Rhodes sang An Nam. Hình vẽ trong bộ sưu tập Oger cũng cho thấy hai bễ thổi lửa, lò rào nhưng nhiều chi tiết hơn như cái đe, kềm búa và thợ rèn, các sản phẩm như đinh, dao, kéo, nồi...

[6] Lò nung đồ gốm thường có nhiệt độ thấp hơn lò rèn sắt, td. khoảng từ 1000OC đến 1300OC so với lò luyện sắt có thể lên đến 2000OC (nếu dùng than đá để đốt chẳng hạn). Vì không có nhiệt kế và cấu trúc mở (open) cũng như thô sơ của lò rèn thời xưa nên rất khó kiểm soát nhiệt độ chính xác của chúng (xem các hình vẽ minh họa). Có lẽ vì hai quá trình nung đòi hỏi nhiệt độ cao khác nhau nên VBL đã tách nung thành hai mục 1) nung sắt hàm ý đốt sắt cháy đỏ lên (ignitr/L - đốt cháy) và 2) nung nồi, nung bát, nung ngói là làm cho nóng (concoqure/L) những vật liệu bằng đất sét...

[7] Tự điển Béhaine (1772/1773) có 2 danh từ (hàng rào, rào giạu), Taberd chép lại nguyên văn nhưng chỉ ghi một dạng chữ Nôm rào dùng bộ mộc (hàm ý hàng rào làm bằng cây so với chữ Nôm Béhaine là lao 簩 dùng bộ trúc và bộ mộc 橯). Mục rào của Theurel cũng có 2 danh từ hàng rào/rào giậu, nhưng thêm vào 11 cách dùng khác như thợ rào, lò rào... Mục lò của Béhaine có 8 cách dùng so với 6 cách dùng của Taberd (bỏ lò rào và lò ràu), nhưng Theurel có 11 cách dùng không có lò ràolò ràu như Béhaine. Génibrel (1898) ghi rõ trong mục rào là thợ rào dùng ở Đàng Ngoài (Tonkin). Ravier và Dronet (1903), Việt Nam Tự Điển (hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo - 1931), Gustav Hue (1937) đều ghi thờ rào cùng với thợ rèn cho tới thời Eugene Gouin (1957). Tuy nhiên ở Đàng Trong như cụ Huỳnh Tịnh Của không dùng thợ rào (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895) hay cụ Trương Vĩnh Ký (1886/1920) cũng như LM Taberd (1838).

[8] Khải 啟 là một lá thư hay đơn trình bày (mở ~ khải, lá khải) một sự việc gì liên hệ đến vua chúa/bề trên. VBL trang 359 ghi các cách dùng như lên khải dộng chúa, khẩn khải. Cho tới cuối TK 18 và đầu TK 19 vẫn còn dùng ở Đàng Ngoài (td. trong các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh). Không thấy tự điển Béhaine (1772/1773), Taberd (1838), Huỳnh Tịnh Của (1895) ghi cách dùng này (Đàng Trong).

[9] Tham khảo chi tiết về Cửu Bái (chín cổ tục vái lạy) 九拜 của Chu Lễ như Kê thủ (cúi đầu vái lạy), Đốn thủ (dập đầu vái lạy)… trên trang này chẳng hạn https://baike.baidu.com/item/%E4%B9%9D%E6%8B%9C, hay trang https://tindaumoi.com/hoc-le-nghi-truyen-thong-phong-dich-benh-trao-luu-giao-thiep-toan-the-gioi.html...

[10] Tham khảo bài viết (2016) "Chinese Origin of the Term Pagoda: Liang Sicheng's Proposed Etymology" của các tác giả David Robbins Tien và Gerald Leonard Cohen.

[11] Cứ liệu các thổ ngữ Khu 4 cho thấy nhiều từ có d đọc thành đ theo "Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt" trang 63 của Nguyễn Tài Cẩn hay trang 63 "Ngữ âm tiếng Việt" của Đoàn Thiện Thuật (các sđd).

[12] Do còn có thể viết chữ Nôm bằng bổ khẩu 口 hợp với chữ do 由 (LM Morrone – "ngày diu minh") – tham khảo bài viết “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – các cách dùng chúa nhật/chúa tàu/chúa nhà/thiên chúa” (phần 6A) cùng tác giả (NCT).

[13] Chữ hiếm do/du HV 䍃 nghĩa là bình chứa hay cái hũ. LM Taberd ghi dêu là 搖.

[14] Theo tác giả Trần Uyên Thi trong bài viết (2005) "THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM" thì Cư Trần Lạc Đạo Phú có 7 trường hợp d được kí âm bằng d như đạm 淡 > dặm 淡, đa 多 > da

[15] Nhộng (~ cái dộng - bombyx/L VBL) còn có nghĩa là con sâu hay giai đoạn 3 của loài biến thái hoàn toàn. VBL ghi nhộng là cùng nghĩa với tằm (bombyx/L, sâu tơ) ở các trang 179, 717.

[16] Tiếng Việt còn có dạng năm (số năm ~ lăm - dăm - nhăm) chỉ bàn tay có năm ngón, so với đấm (phải co năm ngón tay lại mới gọi là đấm so với tát). Họ Nam Đảo thường dùng số năm *lima để chỉ bàn tay, v.v.

[17] Nét nghĩa cổ của độc là 痛也,苦也 thống dã, khổ dã (~ đau nhức, cực khổ) phù hợp với phạm trù nghĩa của nhọc tiếng Việt. Thí dụ như trong Kinh Thi, Đại Nhã "dân chi tham loạn, ninh vi đồ độc" (xem trang này chẳng hạn https://zidian.911cha.com/zi6bd2.html )《詩•大雅》民之貪亂,寧爲荼毒, v.v.

[18] Chị Trần Xuân Ngọc Lan phiên chữ này là Vĩ (CNNAGN - NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1985).

[19] Tham khảo các tài liệu"Tìm hiểi tiếng Việt lịch sử" trang 40 của GS Nguyễn Ngọc San (sđd), "Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt" trang 62-63 của GS Nguyễn Tài Cẩn (sđd), "Ngữ âm tiếng Việt" trang 163-164 của GS Đoàn Thiện Thuật (sđd) "Nghiên cứu về chữ Nôm" NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội, 1987) trang 105 của GS Lê Văn Quán, "Giáo trình lịch sử tiếng Việt" NXB Giáo Dục VN (2011) trang 182, 192 của GS Trần Trí Dõi...

[20] Một hệ luận từ tương quan đ - d: thí dụ như VBL đã ghi chim cuốc, chim đa đa - sau hai thế kỷ Bà Huyện Thanh Quan có lặp lại các danh từ này trong bài Qua Đèo Ngang "Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc - Thương nhà mỏi miệng, cái da da". Trong bài thơ Nôm nổi tiếng này, bà đã dùng một số ngữ pháp đặc biệt của tiếng Việt như láy toàn phần và loại từ con và cái (đều hiện diện trong VBL: con cuốcchim đa đa) và đặc biệt là phương ngữ, v.v. Ngoài ra, gần đây hơn tác giả Tạ Thành Tấn đã so sánh các biến thể của d từ thời VBL như đ qua tính chất hút vào (implosive) khác với cách đọc phụ âm đ thường gặp hơn. Đây là một hướng nghiên cứu có khả năng giải thích được một số kết quả ngữ âm tiếng Việt mà một số thổ ngữ còn bảo lưu (xem bài viết trong phần tài liệu tham khảo chính).