Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ22)

Hoàng Hưng

221. Circular reaction/ reflex: Phản ứng/ Phản xạ quay lại

(Trong lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget): Hành vi lặp lại của đứa trẻ trong giai đoạn cảm giác-vận động, có đặc trưng là những phản ứng quay lại cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Giai đoạn cấp 1 là những hành vi lặp lại vô hiệu; giai đoạn cấp 2 là việc lặp lại những hành động theo sau sự củng cố, điển hình là không có việc hiểu quan hệ nhân quả; giai đoạn 3 là việc lặp lại thao tác với đồ vật, điển hình là với những biến dạng hơi khác nhau giữa những hành vi tiếp sau.

 

222. Clairvoyance dream: Giấc mộng thấu thị (tiên tri)

(Trong parapsychology: ngoại Tâm lý học): Giấc mộng có vẻ như sẽ được xác nhận bởi những việc hay sự hiểu biết về sau.

223. Classical psychoanalysis: Phân tâm học kinh điển

- Thuyết phân tâm học nhấn mạnh chủ yếu vào Libido (dục năng, dục lực), các giai đoạn phát triển tâm lí tính dục, và các bản năng hay lực thúc đẩy của ID (cái Ấy, cái Nó). Nguyên mẫu của thuyết này là của Sigmund Freud.

-Việc chữa trị bằng phương pháp phân tích tâm lí, dựa vào các qui trình cơ bản của S. Freud, sử dụng việc diễn giải giấc mơ, liên tưởng tự do, và phân tích sự kháng cự, vào mục tiêu cơ bản của ông về sự phát triển cái nhìn xuyên thấu vào đời sống vô thức của người bệnh như cách tái cấu trúc nhân cách. Cũng gọi là orthodox psychoanalysis (phân tâm học chính thống).

224. Clustering: Tập hợp theo nhóm đồng dạng

Trong hồi ức tự do, là xu hướng những khoản mục có quan hệ về mặt khái niệm với nhau được nhớ lại tiếp nối nhau bất kể khi được học chúng có được tập hợp theo nhóm hay không. Ví dụ: nếu tên các đô thị, cây cối, và động vật được học theo trật tự tình cờ, thì tên các đô thị được nhớ lại trong cùng một nhóm, cây cối một nhóm và động vật một nhóm.

225. Coaching psychology: Tâm lý học Hướng dẫn

Một nhánh Tâm lý học Ứng dụng xuất hiện trong đầu thập niên 2000, được định nghĩa vào năm 2005 trong số đầu tiên của tạp chí The Coaching Psychologist (Nhà Tâm lý học Hướng dẫn) và năm 2006 trong số đầu tiên của tạp chí International Coaching Psychology Review (Tạp chí Tâm lý học Hướng dẫn Quốc tế) như việc áp dụng những kĩ thuật Tâm lý học để nâng cao sự an lạc và hiệu năng trong đời sống cá nhân và trong các lĩnh vực làm việc, dựa trên những hình mẫu về sự hướng dẫn có cơ sở là việc học của người trưởng thành đã được thiết định hay là những phương pháp Tâm lý học.

226. Coaction effect: Hiệu ứng cùng hành động

Hiệu ứng đối với hiệu năng thực hiện nhiệm vụ của một cá nhân gây ra bởi sự có mặt của những cá nhân khác cùng dấn thân vào hoạt động. Phụ thuộc vào bản chất của nhiệm vụ, hiệu ứng này có thể là tích cực hay tiêu cực.

227. Co-counselling: (phương pháp) Đồng tư vấn

Một kỹ thuật tư vấn hay tâm lí trị liệu tự thực hiện, trong đó mọi người làm việc từng đôi, lần lượt làm người tư vấn rồi người bệnh. Được phát triển vào thập niên 1950 bởi nhà tư vấn người Mĩ Carl Harvey Jackins (1916-99). Cũng gọi là re-evaluation counselling (tư vấn tái định giá).

228. Coenaeasthesis: (sự) Cảm nhận tổng hợp

Cảm nhận tổng hợp về sự sinh tồn của cơ thể, từ tổng số các cảm giác về cơ thể, khác biệt với từng cảm giác đặc thù. Cũng gọi là coenesthesia. Tiếng Mỹ: cenesthesis, cenesthesia.

229. Cognitive-appraisal theory: Thuyết thẩm định nhận thức

Một thuyết về xúc cảm, theo đó sự hứng khởi làm nên cơ sở của mọi cảm xúc, nhưng phẩm tính của cảm xúc được tạo bởi diễn giải của người ta về nguyên nhân của nó, cảm xúc chuyên biệt phụ thuộc vào sự diễn giải và giải thích của người ta về sự hứng khởi được cảm nhận. Thuyết này được đề xuất năm 1964 bởi nhà Tâm lý học Mĩ Stanley Schachter (1922-97), là một kiểu lí thuyết qui kết (attribution theory) có cơ sở là thuyết James-Lange nhưng có tính đến lời phê bình rằng các cảm xúc khác nhau có xu hướng chia sẻ những đáp ứng của cùng một cơ thể. Trong một thí nghiệm nổi tiếng năm 1962 của Schachter và nhà Tâm lý học Mĩ Jerome Everett Singer (1929-2010), những người tham dự được tiêm adrenalin, và một số được dẫn dắt để diễn giải rằng hứng khởi được tạo nên từ đó chỉ là một hiệu ứng phụ mang tính tâm lĩ của mũi tiêm. Rồi các người tham dự được đưa vào những tình huống được xếp đặt để gợi lên sự hoan hỉ hay giận dữ, và những người đã được dẫn dắt để gán sự hứng khởi cho mũi tiêm đã thể hiện ít cảm xúc hơn những người gán sự hứng khởi cho tình huống mà mình được đưa vào, mặc dù các kết quả không hoàn toàn rõ rệt. Cũng gọi là cognitive-evaluation theory (thuyết định giá nhận thức).

230. Cognitive behaviour modification: (sự) Sửa đổi hành vi nhận thức

Một hình thức tâm lí trị liệu dựa trên trị liệu về nhận thức và sửa đổi hành vi, trong đó người bệnh học cách thay thế lời tự nói với mình mang tính loạn chức năng (như “tôi biết rằng tôi không bao giờ làm được công việc này”) thành những sự thay thế có tính thích nghi (“công việc không trôi chảy, nhưng tôi có thể tìm ra một kế hoạch khắc phục các vấn đề”). Cũng được áp dụng vào việc kiểm soát giận dữ, quản lí stress, đối phó với lo âu và phát triển các kĩ năng giao tiếp xã hội. Viết tắt: CBM. Tiếng Mĩ: cognitive behavior modification. Cũng gọi là cognitive behaviour therapy (CBT) hay behavioural therapy (liệu pháp hành vi nhận thức/ liệu pháp hành vi).