Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Thế lực thù địch

Nguyễn Lân Thắng

Thế lực thù địch là một khái niệm luôn được giới cầm quyền dùng trong các xã hội toàn trị, nhằm khái quát và định dạng các nhóm người có hoạt động có thể gây nguy hại tới khả năng cầm quyền của chế độ. Ở trong các mô hình nhà nước dân chủ, người ta không dùng khái niệm "thế lực thù địch" mà họ gọi những người này bằng một cụm từ rất trung tính là giới đối lập.

Mỗi người trong chúng ta đều có thể biết rõ một ai đó được coi là người thuộc dạng "giới đối lập", hay bị coi là "thế lực thù địch". Nhưng có điều từ trước đến nay, ngoài các nguồn tin từ đài truyền hình quốc gia, từ các chuyên mục đấu tranh chống diễn biến hoà bình, hay từ báo đài quốc tế... công chúng gần xa khó có được nhận thức rõ nét về nhóm người không chịu im mồm này.

"Chúng" là ai?

"Chúng" có mục tiêu và phương pháp gì?

"Chúng" có liên hệ với nhau như thế nào?

...

Đấy là những câu hỏi lớn mà cơ quan điều tra của các nhà nước toàn trị luôn cố gắng làm rõ, để dập tắt.

Ở phía ngược lại, trong các xã hội dân chủ thì giới cầm quyền luôn tự hỏi: Họ phê phán điều gì? Họ phê phán thế có đúng không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phê phán đó? Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn này?...

Trước sự đàn áp một cách tinh vi, các hoạt động đối lập trong xã hội toàn trị luôn có tính rủi ro cao. Vì thế ngay cả trong giới đối lập với nhau cũng có sự kiêng dè, đề phòng, và từ đó dẫn tới sự phân mảnh sâu sắc, cả về tư duy lẫn hoạt động bên ngoài. Đến ngay như bản thân tôi, một người hân hạnh thường xuyên được lên sóng (hay lên thớt) trên các chương trình "chống diễn biến hoà bình", "chống thế lực thù địch"... có lẽ cũng không biết hết được mọi chuyện hay mọi người trong giới đấu tranh này.

Có nhiều lần tôi nói đùa với bạn bè rằng: Này, đừng tưởng anh em mình mới hiểu nhau, mà chính ra có khi các cơ quan điều tra mới là lực lượng hiểu rõ từng người chúng ta nhất! Họ có phương tiện, có nguồn lực và phương pháp "đấu tranh" rất bài bản để bóc tách từng người. Yêu gì? Ghét gì? Tật xấu ở đâu? Liên hệ với ai? Phụ thuộc vào ai?...

Thế nhưng, nếu chỉ phụ thuộc vào những nét vẽ đầy ác ý trên truyền thông của giới cầm quyền, lực lượng đấu tranh sẽ mãi mãi bất đồng, lạc lối, và nhất là không thể tạo ra sự ủng hộ của khối quần chúng đang im lìm quan sát và chờ đợi ngoài kia. Vì thế, quả thực trong giới đối lập bao lâu nay luôn tồn tại một khát khao. Đó là được một tiếng nói công tâm mô tả cho đúng, cho đủ hình ảnh tổng thể về mình, để mình hiểu nhau hơn, và nhất là có được sự ủng hộ của vô vàn người khác nữa.

Nhưng nói thế nào, viết thế nào cho đúng, cho đủ... mà lại không làm hại đến những con người cụ thể, ấy là một thách thức lớn mà trước khi tình cờ được biết tác phẩm THẾ LỰC THÙ ĐỊCH của nhà văn Hoàng Minh Tường, tôi không hình dung ra được. Thật là kỳ diệu. "Thế lực thù địch" với lối hành văn dạng tiểu thuyết, vừa phóng tác, vừa khái quát, những người xung quanh tôi chợt hiện lên một cách chân thực, sống động đến không ngờ.

Nào thì thành phần trong viện IDS bị giải thể... Nào thì Ba Sàm, Quê Choa, Tễu Blog, Trần Nhương, Phạm Viết Đào, Bà Đầm Xoè... Nào thì Pi tơ Tuẫn Chiết da... lại có cả "Khiển Trọc" đi biểu tình bị va mặt vào chân công an... Từng lớp từng lớp nhân vật lộ ra, có người thì tên thật, có người lại được đặt tên chệch đi, nhưng đọc là biết ngay ai là ai.

Ví dụ như nhân vật Pitơ Tuẫn Chiết da, Hoàng Minh Tường viết nguyên văn thế này: “...Hắn học Triết nửa vời. Đang học năm thứ ba đại học Tổng Hợp thì bỏ đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức. Hắn cũng chẳng có tác phẩm, công trình triết học nào. Hắn tự phong, tự viết bài đưa lên facebook, tự vỗ ngực ở các quán cà phê, các bãi bia, là triết gia hàng đầu Việt Nam, coi Trần Đức Thảo là cái đinh, sẵn sàng tranh luận về triết học, từ Kant, Hegels đến Marx, Angels, Sartre và tất nhiên, cả Trần Đức Thảo... Đồng nghiệp thấy hắn hoắng quá, bèn đặt cho bí danh Tuẫn Chiết da...”.

Những nhân vật chính diện, phản diện cứ thế lồ lộ hiện ra, trong mối tương quan tranh đấu với nhau, trong không gian và thời gian vừa thân thuộc, vừa bi hùng. Có nhiều nhân vật bị đổi tên mà đầu tiên tôi chưa đoán ra là ai trong đời thực, cứ phải gấp sách lại mò lên google tra một lúc mới vỡ lẽ ra là ông Hoàng Minh Tường đang khen ai, chửi ai... cười gần chết.

Không chỉ tên người, nhiều địa danh được nhắc đến dưới cái tên khác, như cuộc đấu tranh giữ đất ở đồng Sang, thôn Tung, xã Tâm Đồng... hay những quan chức như ông chủ tịch thành phố Cao Đức Chuông, có biệt danh Chuông con... Rồi cả phóng viên Lê Trang, với blog Kền Kền chuyên bắn tin mật có được từ người tình là tướng an ninh để định hướng dư luận. Khi chợt hiểu ra rồi thì người đọc sẽ không thể nhịn cười.

Tất nhiên vì đây là tiểu thuyết, có hư cấu, có trào lộng châm biếm... nên đừng mong gì nó đầy đủ và chính xác như bản hồ sơ có trong hộc bàn của cơ quan điều tra. Nhưng quả thật theo tôi, cho đến nay đây đang là tác phẩm xuất sắc nhất, phóng chiếu đầy đủ các mặt của một thực thể đang còn mờ mờ trong tâm trí xã hội, là thế lực thù địch như tên gọi của tác phẩm.

Cười thì cười đấy. Khóc thì khóc đấy. Nhưng nếu nghiêm túc xét về mặt giá trị lên án chế độ thì tác phẩm THẾ LỰC THÙ ĐỊCH của Hoàng Minh Tường có sức nặng không kém gì Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Pháp khi xưa. Có khác là ngày trước Nguyễn Ái Quốc được dùng tiếng Pháp, viết trên báo Pháp, để chửi Pháp. Còn bây giờ Hoàng Minh Tường phải mượn một nhà xuất bản ở Pháp, dùng những cái tên hư cấu, để vạch trần cái thối nát, cái uất ức của xã hội này dưới dạng tiểu thuyết văn học.

Tôi mượn được cuốn tiểu thuyết này trong vài ngày rồi lại phải trả ngay, vì nó là của hiếm, xuất bản mãi tận bên Pháp, nhiều người biết nó quý nên đang săn lùng. Nhưng chắc nay mai các đầu nậu sách lậu sẽ làm việc mà họ thạo nhất, để đáp ứng sự tò mò của công chúng. Hãy tìm đọc nó. Vì nó xứng đáng với tình yêu thương của các độc giả, vốn luôn dành sự trân trọng cho một nhà văn đã nhiều lần bị tịch thu sách.

Yêu thương tất cả.

Có thể là hình ảnh về sách và văn bản cho biết 'HOÀNG MINH TƯỜNG THÊ LỰC THU ĐỊCH Tiểu thuyết Original Phoice S LF LesEde La Frémillerie'

Nguồn: FB Nguyễn Lân Thắng