Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

2000 thuật ngữ tâm lý học (kỳ 18)

Hoàng Hưng

181. Blaming the victim: Trách cứ nạn nhân

Một hiện tượng tâm lí xã hội, trong đó các cá nhân hay nhóm toan tính ứng phó với những việc tồi tệ xảy ra cho những người/nhóm người khác bằng cách trách cứ nạn nhân. Họ cho rằng người gặp một bất hạnh, tai hoạ chắc phải từng làm chuyện gì sai để đáng phải chịu hậu quả. (liên tưởng tới suy diễn “trả quả” theo thuyết Phật giáo dân gian – ND). Việc trách cứ nạn nhân được dùng để tạo ra khoảng cách tâm lí giữa người trách cứ với nạn nhân, có thể hợp lí hoá sự không can thiệp hoặc can thiệp thất bại nếu người trách cứ là kẻ chứng kiến, và tạo ra một sự tự vệ về tâm lí cho người trách cứ trước cảm nhận về trách nhiệm của mình.

182. Blocking memory: Kí ức chặn

Một kí ức lọt vào ý thức và ngăn cản việc nhớ lại một kí ức khác dù rằng có liên quan đến nó.

184. Boarding school syndrome: Hội chứng trường nội trú

Một mẫu hiệu chỉnh cảm xúc và hành vi được trẻ em các trường nội trú thu nhận như cái vỏ bảo vệ, nhưng kéo dài đến tuổi trưởng thành và biểu lộ trong những vấn đề liên kết với sự thân mật. Những người mắc hội chứng này có thể tỏ ra tự tin ở bề ngoài, nhưng thực sự thấy các mối quan hệ thân mật là sự đe doạ, và điển hình là chỉ đi vào những mối quan hệ mang tính phụ thuộc sâu khi muốn đột ngột rời bỏ những người thân yêu của mình về tình cảm hay vật chất. Thuật ngữ được đặt ra bởi nhà trị liệu tâm lí người Anh Schverien (1943-) trong một bài viết trên tờ British Journal of Psychotherapy – Tập san Liệu pháp Tâm lí Anh quốc năm 2011, sau đó trong sách Boarding School Syndrome: Broken Attachments and Hidden Trauma - Hội chứng Trường Nội trú: Những sự ràng buộc bị đứt và chấn thương bị che giấu (2015).

185: Bodily-kinesthetic intelligence: Trí khôn cơ thể-vận động

[Trong thuyết MULTIPLE-INTELLIGENCES (TRÍ KHÔN ĐA DẠNG]: Trí khôn liên quan đến việc hình thành và điều phối các động tác cơ thể, như trong việc nhảy múa, chơi đàn, chơi bóng.

186. Body dysmorphic disorder: Rối loạn dị dạng thân thể

Một rối loạn tâm trí có đặc trưng là mối bận tâm bệnh hoạn về một khuyết tật của bề ngoài cơ thể được tưởng tượng ra hay thổi phồng. Thường đi kèm việc thường xuyên kiểm tra khuyết tật (soi gương…). Tạo nên sự trầm cảm hay khiếm khuyết trong sự vận hành xã hội, công việc, và những địa hạt khác. Viết tắt: BDD. Cũng gọi là dysmorphophobia – chứng ám sợ dị dạng.

186. Body language: Ngôn ngữ cơ thể

Biểu hiện tình cảm, ý nghĩ có thể đi với hoặc không đi với ngôn từ, thông qua dáng thế, cử chỉ, vẻ mặt, hay những động tác cơ thể. Cũng gọi là nonverbal communication (giao tiếp, truyền thông không lời/phi ngôn từ) tuy nhiều nhà khảo sát tin rằng từ “communication” ở đây được dùng không thích hợp (vì những động tác có thể không có chủ ý). Tên khác: kinesics.

187. Body memory: Kí ức cơ thể

Sự nhớ lại cảm giác chấn thương tâm lí dưới hình thức đau đớn, kích động, hay không thoải mái, thường không kèm theo từ ngữ hay hình ảnh. Kí ức cơ thể thường là kết quả của chấn thương tâm lí xảy ra trong thời kì mất trí nhớ thuở ấu thơ, dẫn đến việc mã hoá mang tính cảm giác-vận động hơn là mang tính nhận thức.

188. Bondage: (sự) Hành dâm cùm trói

Một hình thức giả làm nô lệ trong hành vi sexual sadism (bạo dâm) và sexual masochism (khổ dâm) mà một người tạo ra cho bạn tình để kích thích khoái lạc tính dục. Kịch bản thường kèm theo những sự doạ nạt hay hành động nguy hiểm và hạ nhục, có thể liên quan đến người luyến ái khác giới, đồng giới nam hay nữ. Người đóng vai nô lệ có thể bị làm bất động bằng dây thừng, bẫy, xiềng xích hay những thiết bị giam cầm.

189. Boomerang effect: Hiệu ứng boomerang

Sự thay đổi thái độ theo hướng ngược lại với hướng của một thông điệp thuyết phục, được giả định là kết quả của việc thông điệp thuyết phục quá xung đột với thái độ vốn có của người được thuyết phục, hoặc khi luận điệu phản hồi của người này lại mạnh hơn luận điệu trong thông điệp thuyết phục.

190. Borderline personality disorder: Rối loạn nhân cách đường biên 

Một rối loạn nhân cách có đặc trưng là một mẫu áp đảo về sự xung động và quan hệ cá nhân không ổn định, bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Những triệu chứng và dấu hiệu: toan tính điên khùng để tránh bị bỏ rơi (sự bỏ rơi có thực hay tưởng tượng); quan hệ cá nhân quá thân thiết nhưng không ổn định; tự đánh giá một cách chao đảo liên tục; xung động (trong chi tiêu, quan hệ tính dục không an toàn, lạm dụng chất gây nghiện, lái xe bất cẩn, ăn nhiều…); có hành vi tự hại như tự thương, tự tử; bất ổn về cảm xúc; cảm giác trống rỗng kinh niên, giận dữ cao độ và không đúng chỗ (tính khí bùng nổ bộc phát); nhất thời có hoang tưởng bị hại hay bị cách biệt (khi bị stress). [Bordeline: nghĩa đen là biên giới, ở đây mang nghĩa là loại rối loạn khó đặt tên vì nằm ở biên giới giữa các loại rối loạn đã xếp hạng].