Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

Nhà giáo cần giữ sự tôn nghiêm của nghề

Lê Học Lãnh Vân

Trong bức thơ ở cương vị tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, viết ngày 09/4/2021 và đăng trên trang Phây của mình, ông Nguyễn Kim Sơn trình bày với “các cô giáo, thầy giáo, công chức viên chức, người lao động trong ngành giáo dục” “những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của nhà giáo”.

Bức thơ ngắn xuất phát từ “những trăn trở và suy nghĩ đầu tiên” của ông sau khi nhận trách nhiệm. Bài viết này xin được chia sẻ những suy nghĩ tiếp theo bức thơ về mong mỏi của ông rằng “vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, cần giữ sự tôn nghiêm của nghề”.

Muốn vị thế của nhà giáo được củng cố và nghề giáo giữ được sự tôn nghiêm, tôi nghĩ tập thể các nhà giáo cần có ít nhất hai điều kiện:

1) Nhà giáo có thu nhập đủ để giữ một cuộc sống đàng hoàng trong xã hội. Đàng hoàng đối với trách nhiệm trong gia đình và đàng hoàng trong giao tiếp xã hội.

2) Nhà giáo có tác phong, đạo đức khiến học trò, phụ huynh, xã hội chung quanh nể trọng, mến yêu.

Hai điều kiện trên phụ thuộc nhau. Để lập luận được trình bày rõ ràng bài viết này xin bàn về chúng trong sự độc lập tương đối.

Một cá nhân có thể nghèo mà vẫn giữ khí tiết. Nhưng một tập thể, một giới trong xã hội nghèo thì giới đó thua kém, không được tôn trọng, tiếng nói không được lắng nghe, nói gì tới hướng dẫn người khác. Mức thu nhập chính thức của một giới, một ngành trong xã hội phản ánh mức độ quan tâm chính thống đối với nghề của giới đó. Khi nhà nước trả mức lương quá thấp cho một nghề, xã hội khó lòng coi trọng nghề đó! Quan điểm của giáo sư Hoàng Tuỵ rất rõ ràng: lương thấp, ngành Giáo dục không thể hết bệnh. Tôi tin rằng có nhiều cách để tăng mức thu nhập cho nhà giáo, tăng một cách đàng hoàng, chính đáng mà nhà nước nếu thực tâm muốn hợp tác với xã hội để cải cách hệ thống giáo dục tất nhà nước và xã hội sẽ tìm ra biện pháp hữu hiệu.

Tác phong và đạo đức của nhà giáo mới tạo nên vị thế cao quý của nhà giáo. Bài viết này mong không làm phiền lòng những nhà giáo còn giữ được tác phong và đạo đức của nghề khi nói rằng số người thiếu tác phong và đạo đức trong ngành đã quá nhiều! Theo cách quan sát của tác giả bài này, nếu so sánh với ngành giáo dục của cả Miền Nam và Miền Bắc thời đất nước còn phân đôi thì đạo đức học đường hiện nay quả là đang trong cơn khủng hoảng!

Đạo đức phải được giữ gìn và phát triển từ cấp cao nhất, từ các vị bộ trưởng, thứ trưởng, hiệu trưởng… Nhưng cũng rất cần các nhà giáo mà tấm gương khí tiết và tài năng nổi bật thành hình ảnh dẫn đường. Người có khí tiết và tài năng không cam phận cúi luồn, họ thà sống đời lẫn trong cây cỏ mà giữ những giá trị sống cao quý. Với họ, hư danh là vô nghĩa. Mục tiêu của họ là sự nghiệp chứ không là vị trí. Đối tượng phụng sự của họ rộng lớn, là nhân loại, là tổ quốc…

Những con người như vậy là vốn quý, nhà nước phải tạo môi trường để họ xuất hiện. Thực tiễn của nền giáo dục hôm nay là triết lý giáo dục không khai phóng và thiếu tự do cho nhân tài xuất hiện, là mục tiêu giáo dục hướng về phục vụ một tầng lớp người chứ không phải toàn dân, là tầm nhìn giáo dục gần và thấp…

Chính vì vậy mà các biện pháp gò bó được áp dụng. Thay cho thông tin và học thuật đa chiều, nhiều chiều, kiến thức bị cấm cản. Thay cho các môn học cung cấp kiến thức hữu dụng để người học lao vào đời sống, lại là các môn học thiếu thực tế và và xa xôi với ngành nghề đào tạo. Thay cho giáo viên tự chủ giảng dạy theo chương trình là những bài giải mẫu, là thang điểm xơ cứng không còn chỗ cho người học sáng tạo. Thay cho khuyến khích tính độc lập và tự lập của giáo viên là cách quản lý giao hiệu trưởng rất nhiều quyền. Thay cho một vườn trăm sách giáo khoa để giáo viên và người học tự do lựa chọn là một vài bộ sách áp đặt (vì cơ chế duyệt sách khắt khe). Thay cho dành thì giờ để giáo viên nghỉ ngơi bồi dưỡng sức khoẻ, rèn luyện chuyên môn, đọc sách mở mang kiến thức là phân cho giáo viên nhiều chuyện vô bổ, không nằm trong mô tả trách nhiệm, thậm chí ngược chiều giáo dục. Thay cho khuyến khích giáo viên lên mạng học hỏi, trao đổi kiến thức và suy nghĩ độc đáo là giới hạn và kiểm soát Facebook của giáo viên!

Cũng như ông Nguyễn Kim Sơn, tôi “có niềm tin không gì lay chuyển vào đội ngũ nhà giáo, giáo chức”. Nhưng niềm tin của tôi có điều kiện: cần môi trường giáo dục nhân bản, khai phóng. Lúc đó, một cách tự nhiên, nhiều nguồn lực nhân sự đổ về và được phát triển trong ngành Giáo dục, “vị thế của nhà giáo được củng cố và nghề giáo giữ được sự tôn nghiêm”. Lòng kính trọng và thương yêu tự nhiên được thiết lập giữa người dạy và người học.

Muốn có nền giáo dục phụng sự dân tộc và phát triển quốc gia, phải chăng cải tạo môi trường giáo dục là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Ngày 12 tháng 4 năm 2021