Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Thuật ngữ chính trị (126)

Phạm Nguyên Trường

301. Liberal Democratic Party – Đảng dân chủ tự do (LDP - Nhật Bản). Đảng dân chủ tự do là kết quả quá trình hợp nhất của Đảng Tự Do và Đảng Dân Chủ, năm 1954, LDP là đảng nắm quyền bá chủ ở Nhật Bản. Đảng này có rất nhiều phe phái, mặc dù phe phái bao giờ cũng mang tính cá nhân chứ không phải ý thức hệ. LDP là đảng cánh hữu, không có ý thức hệ đặc biệt.

301. Liberalism – Chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa tự do có thể có nghĩa là niềm tin của một đảng cụ thể, trong một giai đoạn cụ thể, đặc biệt là hồi cuối thế kỷ XIX (thời kỳ hoàng kim của Chủ nghĩa Tự do), hoặc một quan điểm xã hội và định hướng chính trị nói chung. Trong lịch sử, Chủ nghĩa Tự do là phong trào của tầng lớp trung lưu hay tư sản, đấu tranh cho quyền tự do thoát khỏi sự kiểm soát của chế độ phong kiến ​​và quân chủ, và cùng các quyền tự do về mặt pháp lý, ví dụ, lý thuyết tự do kinh tế và tự do cá nhân. Từ quan điểm ủng hộ các quyền tự do dân sự cơ bản hay nhân quyền, chủ nghĩa tự do đã thiết lập được niềm tin chính trị hiện đại, trong đó, sự độc lập của công dân trước bất kỳ cơ quan quyền lực nào, dù đấy là nhà nước hay, ví dụ, tổ chức của người lao động, được coi là có tầm quan trọng sống còn. Các đảng tự do hiện đại – trong hầu hết các các nước dân chủ đều có những đảng như thế, mặc dù không nhất thiết mang tên như thế - thường khẳng định rằng nền chính trị của các giai cấp có tổ chức theo lối truyền thống, với cuộc xung đột rõ ràng là không thể giải quyết được giữa chủ nghĩa tư bản và một số hình thức của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa Mác, là sai lầm, và cần chú ý nhiều hơn tới tài năng, năng lực và nhu cầu thực tế các cá nhân chứ không phải các hệ thống xã hội. Chủ nghĩa tự do là một trong những nguyên nhân tốt nhất để nghi ngờ mô hình chính trị Tả/Hữu vì nó có cả cam kết bình đẳng của cánh Tả và chấp thuận nỗ lực và tự do cá nhân con người của cánh Hữu. Theo nghĩa này, Chủ nghĩa tự do thường được coi là nằm ở giữa phổ chính trị, nhưng hầu hết những người theo phái Tự do lại khẳng định rằng, không phải là “trung tâm” hay “ôn hòa”, mà thực chất họ là những người cấp tiến, mong muốn thay đổi nhiều vấn đề trong xã hội.

302. Liberal Parties – Các đảng tự do. Các đảng tự do rất đa dạng, cũng như tư tưởng của chủ ghĩa tự do rất rộng và khá mù mờ. Tất cả những người theo phái tự do đều tin vào quyền tự do cá nhân, nhưng niềm tin này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ niềm tin “cổ điển” vào các quyền tự nhiên mà nhà nước không có quyền can thiệp, tới chủ nghĩa tự do “mới” đã và đang giữ thế thượng phong trong Đảng Tự Do (Anh) suốt một thế kỉ, Đảng này cho rằng nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giải phóng người dân khỏi cảnh bần hàn, ngu dốt và kì thị. Có những đảng tự do mà một số người theo phái tự do cho là không thật sự tự do, còn một số đảng thì không dẫn chiếu tới chủ nghĩa tự do trong tên gọi của mình, nhưng nhiều người theo phái tự do lại công nhận rằng mục tiêu của họ thực sự là tự do.

Các đảng tự do không có cả nền tảng xã hội, như các đảng xã hội chủ nghĩa, cộng sản và bảo thủ, cũng như không có nền tảng khu vực như các đảng khu vực hay dân tộc chủ nghĩa. Trong hầu hết những hoàn cảnh chính trị trong thế kỉ XX, các đảng tự do thường có quan điểm ôn hòa, trung dung giữa phe xã hội chủ nghĩa và phái bảo thủ. Vì lý do đó, vai trò của họ, nói chung, ngày càng suy giảm. Hiện nay, Đảng Tự do chỉ thể hiện được vai trò của mình ở một vài nước như Australia, Canada, Colomba, Hoduras và Nhật Bản.