Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021

Thuật ngữ chính trị (106)

Phạm Nguyên Trường

339. International Criminal Court – Tòa án hình sự quốc tế (ICC). Tòa án Hình sự Quốc tế là tòa án thường trực, được thành lập năm 2002, có nhiệm vụ truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược khác. Đến năm 2008 đã có 106 nước kí kết hiệp định thành lập Tòa án này và trở thành thành viên ICC. Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kì nằm trong số các quốc gia không ủng hộ việc thành lập và không phải là thành viên ICC.

Ngày 15-9-2016, ICC tuyên bố sẽ thụ lý các vụ án liên quan tới các tội ác hủy hoại môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu trái pháp luật đất đai của người dân. Với sự thay đổi đáng kể này, các nhà hoạt động và các luật sư cho rằng trong các hợp đồng bàn giao đất trái phép dẫn tới việc phải dùng bạo lực di dời người dân, các giám đốc điều hành doanh nghiệp hoặc các chính trị gia có thể phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế.

240. International Law – Luật quốc tế. Luật quốc tế thường được chia thành công pháp quốc tế (public international law) và tư pháp quôc tê (private international law). Công pháp quốc tế bao gồm các luật lệ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nước, cũng như một loạt các quy định cụ thể dựa trên hiệp ước. Vì vậy, nó bao gồm cả hai câu hỏi cơ bản, như quyền tham chiến, cách đối xử với công dân các nước trung lập, luật chống lại nạn diệt chủng và luật về tù nhân chiến tranh, cũng như các quy định về kiểm soát hàng không quốc tế, luật về đáy biển, dẫn độ tội phạm…. Luật quốc tế, theo nghĩa này, được thực thi bởi một loạt các cơ quan, nổi tiếng nhất, mặc dù không phải là hiệu quả nhất, là Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở The Hague, một tổ chức của Liên Hợp Quốc. Các lí thuyết gia vẫn còn tranh luận về việc liệu luật quốc tế có thực sự là luật với đầy đủ ý nghĩa hay không, vì không có cơ chế thực thi các bản án. Mặc cho sự kiện là các cường quốc đôi khi vẫn phớt lờ các phán quyết của ICJ, như Hoa Kì đã làm với phán quyết trong vụ Nicaragua kiện Hoa Kì vì đã thả mình phong tảo các cảng của Nicaragua vào năm 1984, người ta hầu như luôn luôn tuân thủ luật pháp quốc tế và luật quốc tế có ảnh hưởng rõ ràng đến các quyết định của chính phủ.

Tư pháp quốc tế - có ý nghĩa ngày càng tăng - là một loạt các luật lệ và thỏa thuận phân xử các thỏa thuận mang tính hợp đồng giữa các tổ chức phi chính phủ từ các quốc gia khác nhau. Mặc dù tư pháp quốc tế không có tòa án quốc tế có quyền tài phán, sự tương thuộc ngày càng gia tăng của nền kinh tế thế giới và vai trò quan trọng về kinh tế của các công ty đa quốc gia làm cho các tổ chức này ngày càng quan tâm tới việc hợp tác trong phân xử, đến mức là hiệu quả thực tế của tư pháp quốc tế có thể lớn hơn công pháp quốc tế.

241. International Political Economy - Kinh tế chính trị quốc tế (IPE). Kinh tế chính trị quốc tế là môn học thuộc ngành khoa học chính trị, nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế. Các học giả IPE nghiên cứu các vấn đề liên quan tới toàn cầu hóa như thị trường kinh tế và tài chính quốc tế, phát triển quốc tế (ví dụ, nghèo đói và vai trò của các tổ chức trong phát triển), rủi ro chính trị...

Đầu thập niên 1970, một loạt các sự kiện quốc tế, ví dụ, khủng hoảng dầu lửa năm 1973, sự sụp đổ hệ thống Bretton Woods, hay đòi hỏi của các nước đang phát triển về việc thiết lập Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới (New International Economic Order - NIEO) buộc các nhà hoạch định chính sách cũng như các học giả phải quan tâm hơn tới tương tác giữa các yếu tố chính trị và kinh tế trong các sự kiện trong quan hệ quốc tế. Các học giả IPE như Susan Strange (1923-1998) khẳng định rằng các công trình nghiên cứu trước đây về quan hệ quốc tế đã nhấn mạnh quá mức vai trò của luật pháp, chính trị và lịch sử ngoại giao. Trong khi đó, những thách thức được đặt ra bởi mức độ tương thuộc kinh tế giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Từ năm 1968 Richard Cooper (1934-) trong tác phẩn nhan đề Kinh tế học của sự tương thuộc (The Economics of Interdependence), nhấn mạnh rằng các quốc gia cần phải phối hợp và cộng tác nhiều hơn nữa trong bối cảnh các vấn đề kinh tế trong nước của các quốc gia ngày ngày bị tác động và chi phối bởi các chính sách và sự kiện ở các quốc gia khác. Công trình của Cooper sau đó được Robert Keohane (1941-) và Joseph Nye (1937-) phát triển thêm trong các phẩm, xuất bản năm 1977, nhan đề Quyền lực và tương thuộc: Chính trị thế giới trong thời kỳ chuyển đổi (Power and Interdependence: World Politics in Transition).