Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 116): Nguyễn Vũ: Một loài chim biển

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Một Loài Chim Biển – Sáng tác: Nguyễn Vũ

Trình bày: Hoàng Oanh & Anh Khoa (Pre 75)

https://www.youtube.com/watch?v=8kdy1zFJ2Vo

Đọc thêm:

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SĨ NGUYỄN VŨ

 

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh. Ông sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời niên thiếu ông sống ở Đà Lạt. Chú ruột dạy vĩ cầm và bạn của bố ông cũng là nhạc sĩ, vì thế từ nhỏ Nguyễn Vũ đã hát cho Ban thiếu nhi Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi, cậu bé Khanh nhận được giải nhất đơn ca thiếu nhi của đài là một cây đàn mandolin – như là một định mệnh – cậu bé đã gắn bó với âm nhạc suốt gần nửa thế kỷ và trở thành nhạc sĩ Nguyễn Vũ sau này.

Năm 1958, ông và gia đình chuyển vào Sài Gòn. Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc Loài Chim Biển nhưng cho đến hai năm sau ông mới được giới yêu nhạc biết đến nhiều qua loạt ca khúc có chữ "cuối": Lời Cuối Cho Em, Nhìn Nhau Lần Cuối, Bài Cuối Cho Người Tình do ca sĩ Elvis Phương trình bày.

Sau 1975, Nguyễn Vũ là cán bộ văn thể mỹ của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 22. Từ khoảng 1990 đến nay, ông mở lớp nhạc tại nhà ở quận Tân Bình, thỉnh thoảng viết nhạc bán cho các trung tâm.

Sáng tác

Hơn 1/3 tác phẩm của Nguyễn Vũ là viết về biển vì ông rất thích biển.

  • Áo tím mùa thu
  • Bài cuối cho người tình
  • Bài thánh ca buồn
  • Biển tím
  • Chuyện loài cỏ đêm
  • Chuyện tình công chúa
  • Đêm kỷ niệm
  • Đoạn cuối cho cuộc tình
  • Ga chiều phố nhỏ
  • Gửi em đất liền (Nguyễn Vũ & Vũ Thái Hòa)
  • Hai mùa lá rơi
  • Huyền thoại chiều mưa
  • Khi mình xa nhau
  • Kỷ niệm xa bay
  • Lời cuối cho em 1, 2
  • Mây trắng
  • Một loài chim biển
  • Nhìn nhau lần cuối
  • Sao rơi trên biển
  • Thoáng giấc mơ qua
  • Tiếng hát thiên thần
  • Vùng biển trời & màu áo em (Nguyễn Vũ & Mặc Thế Nhân)
  • Vùng trời mây tím

(Theo Wikiwand)