Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Truyện cười, giai thoại Liên Xô và Liên bang Nga (kỳ 10)

LKH sưu tầm và dịch

1. TẤM ẢNH CHỤP CHUNG MỘT THỜI

G. Ryklin, cây bút chuyên viết tạp đàm trên tờ “Sự thật”, kể lại chuyện này. Hồi đầu những năm 30 đã có một cuộc gặp mặt giữa các nhà báo Liên Xô với Stalin và nhiều vị lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước. Tôi cũng có ở đó. Cuối buổi gặp mặt, tất cả chụp ảnh chung, tôi đứng ngay cạnh lãnh tụ.

Rồi nhiều năm trôi qua, bắt bớ diễn ra liên miên, hết vụ này đến vụ khác. Thời ấy, lưu giữ một tấm ảnh chụp chung với những tên kẻ thù của nhân sẽ là chuyện cực kì nguy hiểm. Cho nên, tôi phải cắt ảnh: lần đầu tôi dùng kéo cắt bỏ một Ủy viện Bộ chính trị vừa bị thất sủng và Tổng biên tập của vài ba tạp chí. Về sau việc bắt bớ ngày càng mở rộng, hình người trong ảnh bị tôi cắt bỏ ngày một nhiều hơn. Nhiều lãnh tụ và nhiều nhà báo dần dần thay nhau biến khỏi tấm ảnh của tôi. Cuối cùng, chỉ còn lại tôi và Stalin. Sau Đại hội XX, tôi cắt luôn Stalin, và chỉ còn lại mỗi tôi trên bức ảnh.

2. TIÊU KHIỂN

Con người Stalin có một cái gì đó tàn bạo, độc ác rất lạ đời, không lí giải được.

Bà Polina Semenovna Vinogradskaja kể rằng, khi cậu con trai của Stalin là Vashili còn nằm nôi, trò tiêu khiển yêu thích của ông bố là phả khói thuốc từ chiếc tẩu vào mặt nó. Nhìn cậu bé nhăn mặt, khóc thét lên vì sặc khói thuốc, Stalin cười rất khoái chá.

3. ÔNG ẤY KHÔNG CHÀO HỎI AI ĐÂU

Người cháu gái của Stalin là Ekaterina Svanhidze kể rằng, Stalin không bao giờ chào hỏi những người xung quanh. - Mời ông vào nhà. Mình thì đon đả: “Ông Stalin đấy à? Chào ông”, còn ông ấy thì im như thóc, thậm chí, chẳng thèm ngúc ngắc cái đầu – ông ấy tựa như giận mình, lại tựa như như bảo mình, với ta, mày chẳng là ai, chẳng là cái thá gì! Thế là mình bối rối, mình không biết sẽ phải cư xử thế nào. Stalin muốn mọi người phải “bối rối” như thế.

 

4. ĐỂ BÀ ẤY ĐỪNG ĐẺ ĐỨA NỮA

- Cả một binh đoàn đang canh giữ ai kia?

- Canh giữ người đàn bà quê vùng Gori

- Bà ấy phạm tội gì?

- Đẻ ra một đứa con nổi tiếng, ngỗ nghịch, gieo rắc nhiều tội ác và đau khổ cho nhiều người

- Thế sao lại phải giam giữ bà ấy?

- Để bà ấy đừng đẻ thêm đứa khác như thế!

 

5. SẼ CHO THEO ĐỒNG CHÍ TUỐT

Stalin đến thăm Lenin ở Gorki.

- Này anh bạn, tôi thấy khó chịu lắm, chắc chết mất thôi!

- Thế thì đồng chí trao chính quyền cho tôi đi!

- Tôi sợ nhân dân không theo đồng chí!

- Đừng lo! Ai theo tôi thì theo, ai không theo, tôi sẽ cho theo đồng chí tuốt!

 

6. ĐÙA THÔI MÀ!

Các bạn Mỹ mời Kalinin hút thuốc lá.

- Mikhail Ivanovich, ông là Thái thượng hoàng ở Liên Xô! Sao ông có thể nhận điếu thuốc của bọn đế quốc vậy? - Stalin nói.

Kalinin vội dụi điếu thuốc vào cái gạt tàn, tay run lẩy bẩy.

- Mikhail Ivanovich, đùa thôi mà! Ông không biết đùa à? Cư hút đi cho khoái!

 

Nguồn: Борев, Ю.Б. Сталиниада. Москва: Советский писатель, 1990

Yuri Borisovich Borev (28/5/1925 – 30/7/2019), tác giả chuyên khảo Mỹ học, xuất bản 23 lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng, tổng cộng hơn một triệu bản. Cuốn Những phạm trù mỹ học cơ bản,  do Hoàng Xuân Nhị dịch (Trường Đại học Tổng hợp xuất bản, 1974) là từ chuyên khảo này. Ông là tác giả của hơn 550 bài báo khoa học, chừng 50 chuyên khảo về mỹ học, văn hóa, lý thuyết và lịch sử văn nghệ, phương pháp luận phê bình, ký hiệu học và thông diễn học nghệ thuật, mỹ học tiếp nhận, thi pháp học, … được dịch ra hơn 40 thứ tiếng.

Cuốn Сталиниада (Staliniada) tập hợp những giai thoại, truyện cười được thu thập từ thời Stalin, bất chấp những nguy hiểm có thể có. Đến thời perestroika, một số mẩu được công bố trên báo nhưng cuốn sách vẫn bị cấm. Cuốn sách ra mắt bạn đọc lần đầu tiên ở Ba Lan; còn ở Nga, năm 1990 Hội Nhà văn mới cho xuất bản. Ngay lập tức sách được dịch ra nhều thứ tiếng, với tổng cộng hơn hai triệu bản.