Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 110): Vũ Hòa Thanh: Tình Nước

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)
clip_image001
clip_image002
clip_image003

Tình Nước – Sáng tác: Vũ Hòa Thanh
Trình bày: Duy Khánh (Pre 75)



Đọc thêm:
Đồng chí
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi vốn người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu)
Chú thích:
TV&BH vừa nhận được thư của nhà báo Hoài Nam, tác giả “70 Năm TC trong Tân Nhạc Việt Nam”, góp ý về bài nhạc Tình Nước và tác giả Vũ Hòa Thanh. Kèm theo, anh còn gởi cho chúng tôi một phần trích nói về Bài nhạc “Tình Đồng Chí” với tên tác giả phổ nhạc là “Minh Quốc” đăng trên báo Bình Thuận (Việt Nam). Để góp phần soi sáng thêm những điều chưa được rõ về tác phẩm “Tình Nước của Vũ Hòa Thanh”, chúng tôi xin trích thư của nhà báo Hoài Nam và bài báo nói trên. Xin cám ơn nhà báo Hoài Nam.
Thư của nhà báo Hoài Nam, có đoạn như sau:
“. . .Vũ Hòa Thanh dứt khoát không phải là một nhạc sĩ miền Nam sau năm 1954!
Tôi còn nhớ trong 70 năm tình ca VN, bài viết về bản Dạ Khúc của Nguyễn Mỹ Ca, tôi có nhắc tới Vũ Hòa Thanh tác giả bản Tình Nước, cùng với các nhạc sĩ trong Nam bộ đi theo kháng chiến khác, như Hiếu Nghĩa (Ông Lái Đò), Lê Trực (Tiếng còi trong sương đêm)…
Bản Tình Nước phổ từ bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu, có tựa đề ca khúc nguyên thủy là “Tình đồng chí”, với tên tác giả là nhạc sĩ Minh Quốc.
Phóng bản do anh phổ biến cho thấy Tình Nước được xuất bản tại vùng quốc gia lần đầu vào năm 1953, tới năm 1954 tái bản lần thứ nhất.
Từ đó tôi suy ra nhà xuất bản (hoặc tác giả) đã cố tình đổi tên ca khúc “Tình đồng chí” thành “Tình Nước” với tên tác giả là “Vũ Hòa Thanh” để che mắt kiểm duyệt.
Hiện nay trên các trang mạng trong nước, họ ghi như sau:
Nhạc Cách Mạng Lãng mạn
Tình Đồng Chí – Nhạc Trữ Tình Cách Mạng
Nhạc: Minh Quốc; Thơ: Chính Hữu
(hết Trích)
(Ghi Chú: Bản nhạc gốc mà chúng tôi hiện có trong tay (với phóng bản trong “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” kỳ này), cho thấy bài nhạc được ghi: Lời và Nhạc: Vũ Hòa Thanh. Bản nhạc được xuất bản năm 1954 bởi nhà xuất bản Tinh Hoa, có trụ sở chính đặt tại thành phố Huế với hai trụ sở khác, một đặt ở Hà Nội và một đặt ở Sài Gòn (xin xem chi tiết ở phóng bản 4).”
Nhạc sĩ Minh Quốc với ca khúc “Tình đồng chí”
(Theo Báo Bình Thuận)
(Trích)
BT- Nhạc sĩ Minh Quốc tên thật là Trương Công Minh, còn có bút danh là Tô Quyên, Phan Hải, sinh năm 1926 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông nguyên là biên tập cấp cao, đồng thời là Trưởng ban đại diện phía Nam của Tạp chí Cộng sản. Ông vào Đảng năm 1947, là tác giả nổi tiếng với các ca khúc Tình đồng chí (phổ thơ Chính Hữu); Thi đua ái quốc; Bốn mùa đợi mong; đồng chủ biên công trình Địa chí Bình Thuận (1697 – 2000), do Sở Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2006.
Ông mất ngày 5/6/2003 tại quê hương Bình Thuận sau một cơn bạo bệnh, để lại niềm tiếc thương trong lòng đồng nghiệp, bạn bè và những người thân thuộc từng trân trọng và quý mến ông.
“Tình đồng chí” – là kết quả của cuộc “hôn phối” tuyệt vời giữa thơ ca và âm nhạc. Trên lĩnh vực văn học, nhà thơ Chính Hữu – tác giả phần lời đã trở nên nổi tiếng và khá quen thuộc với bạn đọc cả nước, nhưng nhạc sĩ Minh Quốc – người đã có công chắp cánh cho bài thơ bằng những giai điệu tha thiết, trữ tình thì dường như chưa được nhiều người biết đến. Điều này có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nguyên nhân khách quan; đôi khi nằm ngoài sự mong đợi và tầm kiểm soát của tác giả.
Trước hết, xin được nói đến hoàn cảnh ra đời của bài hát “Tình đồng chí”. Theo lời tác giả thuật lại trong “Hồi ức 50 năm âm nhạc cách mạng miền Nam”, thì bài hát được hoàn thành chỉ qua một đêm thức trắng và ca từ được phổ nguyên vẹn như lời thơ của nhà thơ Chính Hữu. Nghĩa là, ngay sau khi nhạc sĩ Minh Quốc chép lại toàn văn bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu từ tờ báo mượn được của người giao liên bên đường, thì lập tức giai điệu của bài hát đã vang lên trong đầu và lan tỏa, cuốn hút toàn bộ tâm trí của tác giả. Nói cách khác là đã có một sự cộng hưởng hết sức mạnh mẽ và tự nhiên giữa ca từ (lời thơ) và giai điệu bài hát. Quả thật, Đồng chí của Chính Hữu là một bài thơ giàu nhạc tính. “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá/ Tôi với anh đôi người xa lạ/ Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau…”
Bài hát ra đời vào tháng 7/1949 nhưng phải đến năm 1985, nhạc sĩ và nhà thơ mới được gặp nhau tại thủ đô Hà Nội. Càng thú vị hơn khi chúng ta biết rằng vào thời điểm bài hát hoàn thành, không hẹn mà gặp cả hai đều là chính trị viên đại đội và đều ở lứa tuổi 25 căng tràn nhựa sống.
Bài hát được khai sinh ở chiến trường cực Nam Trung bộ nhưng sức lan tỏa của nó không chỉ dừng lại ở vùng giải phóng khu VI mà bay vào chiến khu Tây Nam bộ, lọt vào vùng tạm chiếm miền Nam, hơn thế nữa nó còn được xuất bản công khai ở Sài Gòn với tên gọi mới là “Tình nước” và ca từ được sửa chữa ít nhiều. Tất nhiên, tác giả bài hát là một cái tên hoàn toàn xa lạ mà nhạc sĩ Minh Quốc chưa hề quen biết.
Về tác dụng và sức thuyết phục của bài hát “Tình đồng chí”; sinh thời, ca sĩ – nghệ sĩ nhân dân Quốc Hương kể lại: “Khi tôi hát (bài hát Tình đồng chí), tôi thấy những hàng nước mắt chảy ròng ròng trên gương mặt của đồng đội tôi…”. Tập hợp một cách có hệ thống những tình tiết nêu trên, tôi nghĩ, có lẽ đó chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho bài hát “Tình đồng chí” được bình chọn vào tốp những ca khúc kháng chiến hay nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX, có khả năng làm say đắm trái tim của nhiều thế hệ khán, thính giả yêu thích âm nhạc cách mạng – trước hết là cán bộ, chiến sĩ, đồng bào.
Nhạc sĩ lão thành Huy Sô – người đồng chí – người em của Minh Quốc, trong một bài viết hết sức cảm động sau khi ông qua đời, đã gọi Minh Quốc là “một nhạc sĩ chưa phải là nhạc sĩ”. Lý do rất đơn giản, bởi vì nhạc sĩ Minh Quốc không phải là người sáng tác chuyên nghiệp, chưa qua đào tạo bài bản, trường lớp chính quy nhưng gia tài ca khúc của ông ngót nghét gần 50 ca khúc và hầu hết đều có đời sống riêng trong phong trào ca hát ở cực Nam Trung bộ thời kỳ kháng chiến. Trong số này, ngoài “Tình đồng chí” đã nổi tiếng, còn phải kể đến các bài hát “Thi đua ái quốc” và “Bốn mùa đợi mong”. Không hiểu bằng cách nào mà cả 3 ca khúc này đều lọt vào vùng tạm chiếm Sài Gòn, thậm chí nó còn được lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh đô thị yêu thích; riêng bài hát “Thi đua ái quốc” còn có dịp vang lên mạnh mẽ trong nhà tù của thực dân, đế quốc. . .
(Trích từ: Nhạc sĩ Minh Quốc với ca khúc “Tình đồng chí” của Đỗ Quang Vinh)