Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Thơ Heinrich Heine: Những bài ca tình sử

Phạm Kỳ Đăng dịch

Từ chùm Romanzen trong tập Những bài thơ mới (Neue Gedichte), xuất bản năm 1844 tại nhà in Hoffmann und Campe, Hamburg.

Image result for heinrich heine


MỘT CÔ Ả


Ả là quái nữ, gã là kẻ trộm
Hai đứa chúng yêu nhau thiết tha.
Nếu gã làm những trò quỉ ma
Ả vật xuống giường, cười khúc khích.


Ngày trôi qua trong truy hoan và phấn khích
Ả gối vào ngực gã đêm đêm.
Khi người ta mang gã vào tù ngục
Ả đứng bên song ré cười lên.


Gã nhắn tin ra: anh nhớ lắm,
Ôi đến với anh đi, em yêu ơi!
Anh gọi em hoài, anh héo úa –
Ngúc ngoắc đầu ả ré lên cười.


Sáu giờ sáng gã bị treo cổ
Bảy giờ sáng gã được ròng xuống mộ;
Nhưng ả vừa mới tám giờ thôi
Uống rượu vang, và ré lên cười.



LỄ HỘI MÙA XUÂN


Đó là hứng thú buồn của mùa xuân tới
Đám người hoang dã, những cô gái măng tơ
Ào tới đó, tóc bay gió phất phơ,
Ngực thả trần, tiếng than van rền rĩ: –
Adonis! Adonis! (1)


Đêm buông xuống! Trong hồng ánh đuốc
Họ tới lui tìm kiếm trong rừng già,
Vọng trở lại, rối lên sợ hãi
Tiếng khóc cười, nức nở và rên la: –
Adonis! Adonis!


Bức tranh của chàng thanh niên tuyệt đẹp
Nằm trên mặt đất, chết và nhợt nhòa,
Máu đã nhuộm đỏ thắm những bông hoa
Tiếng than van tràn đầy không khí: –
Adonis! Adonis!




CHILDE HAROLD (2)


Một con thuyền đen, khỏe khoắn
Về kia buồn bã xuôi dòng.
Người canh thi hài, che mặt
Và ngồi im lặng ở trong.


Nhà thơ chết, nằm lặng lẽ
Lộ ra gương mặt trần phơi:
- Đôi mắt màu xanh còn ngước
Nhìn lên ánh sáng bầu trời.


Từ biển sâu vang như thể một
Vị hôn thê - tiên cá ốm gọi lên,
Và sóng dâng đập vỡ tan thuyền
Dội như tiếng kêu than nức nở.



GỌI HỒN


Tu sĩ trẻ Phanxicô (3) đơn độc
Ngồi trong căn buồng của nhà tu,
Chàng đọc cuốn thần chú cổ xưa
Mang tên Sự cưỡng bách của địa ngục.


Và khi giữa đêm giờ điểm khắc,
Chàng không sao chịu được lâu thêm,
Mấp mày môi nhợt nhạt chàng gọi
Những quỉ thần ở cõi âm lên.


Hởi các thánh thần! Lấy ra khỏi mộ
Xác người đàn bà đẹp nhất cho ta
Cho đêm nay hãy làm họ tỉnh dậy
Ta muốn lòng ở đó thăng hoa.


Chàng niệm một câu gì rối rắm
Tức thì ước nguyện được đáp đền
Người đẹp tội nghiệp đã chết đến liền
Nàng bận đồ vải mền trắng toát.


Ánh mắt nàng buồn. Từ lồng ngực lạnh
Tiếng thở dài đau đớn dâng lên
Người chết đến ngồi bên tu sĩ
Họ nhìn nhau chăm chú, và lặng im.



TRÍCH TỪ MỘT BỨC THƯ


(Mặt trời nói:)
Ánh mắt ta làm gì mi kia chứ?
Đó là quyền chính đáng của mặt trời
Rọi soi lên ông chủ như kẻ bầy tôi,
Ta chiếu sáng, bởi ta không thể khác-


Ánh mắt ta làm gì mi kia chứ?
Cân nhắc đi, đâu nghĩa vụ của mi
Hãy lấy một người đàn bà, sinh một hài nhi
Hãy là một đàn ông chỉn chu người Đức.


Ta soi chiếu, bởi ta không thể khác
Ta dạo trời lên xuống đấy mọi khi
Vì buồn tẻ ta ngó nhìn xuống dưới
Ánh mắt ta chạm gì đến nhà mi?


(Thi sĩ nói:)
Vâng đó chính là của ta đây phẩm hạnh,
Thế nên ta chịu đựng ánh mắt ngươi
Ánh sáng của hồn thanh xuân muôn đời
Vẻ đẹp chói chang, hạnh phúc bùng ngọn lửa.


Nhưng giờ đây ta cảm sự uể oải
Của nhãn lực, đang hạ xuống miền,
Như cánh đồng đen, như bóng đổ đêm đêm
Lên mí mắt của ta tội nghiệp...


(Dàn đồng ca của khỉ:)
Khỉ chúng ta, khỉ chúng ta!
Giương mắt lên há hốc mồm ra
Trước mặt trời,
Vì thế đó mặt trời không sao kháng cự.


(Dàn đồng ca của ếch):
Trong làn nước
còn ướt
hơn trên đất,
Lũ chúng ta không hề chật vật
tung tăng giỡn ánh mặt trời.


(Dàn đồng ca của chuột chũi:)
Mà thế con người bàn tán điều vô nghĩa
Về ánh nhìn và tia nắng mặt trời
Chúng ta chỉ cảm nhận sự ngứa ngáy nóng người
Và chuyên chú từ nay cào gãi.


(Một con đom đóm nói:)
Mà sao mặt trời làm ra vẻ quan trọng
Bằng sắc rạng rỡ ngắn ngủi ban ngày
Ta không tỏ ra thiếu khiêm cung làm vậy
Thế mà ta cũng là một nguồn sáng lớn thay
Trong đêm tối, ở trong đêm tối!



HUNG TINH


Ngôi sao chiếu sáng sao linh lợi
Từ trời kia rơi xuống dưới trần.
Tình yêu là gì? Em hỏi anh, bé ạ
- Một vì sao trong một đống phân.


Như một con chó ghẻ chết đứ
Vậy nằm trơ quấn rác nhớp nhơ.
Gà trống gáy lên, lợn nái khụt khịt
Cơn động tình lăn lộn chốn phân tro.


Ôi tôi đã rụng xuống vườn thế đó
Nơi những bông hoa đã ngóng chờ tôi,
Nơi tôi đã thường xuyên nguyện ước
Nấm mộ thơm, sự chết tinh khôi!



VÀO NĂM 1829


Rằng tôi dễ kiệt cùng chảy máu
Hãy cho tôi một cánh đồng quí, rộng dài!
Ôi, đừng để tôi ngạt thở nơi này
Trong thế giới hẹp của người tiểu kỷ!


Bọn họ ăn tốt, bọn họ uống no
Vui sướng vì gặp may trúng số
Tính hào phóng của họ lớn tới độ
Như cái lỗ hộp quyên cho người nghèo.


Bọn họ ngậm xì gà trong mõm
Và hai tay xỏ trong túi quần;
Sức tiêu hóa cũng thực tốt vô ngần
Cho những ai có thể tiêu hóa họ!


Họ bán buôn những đồ đặc phẩm
Toàn thế giới, trong không khí vậy mà,
Dù nêm gia vị, người ta thường ngửi
Vị linh hồn của cá ướp thối tha.


Ồ giá như tôi thấy di sản lớn
Tội ác, đẫm máu, lớn khổng lồ
Duy chẳng thấy cái phẩm hạnh ớn no
Và đạo đức có khả năng chi trả!


Mây trên kia, đưa ta đi theo với
Tới một miền nào xa tắp, tùy mi
Tới miền đất Lapland hoặc châu Phi
Hay Pomerania, miễn là đi khỏi!


Ồ đưa ta theo, chẳng nghe lời gọi
Mây trên cao chúng thông thái vậy thay!
Chỉ du lãm nhất thời qua thành phố
Sợ hãi, rồi chúng tăng tốc vù bay.



VÀO NĂM 1839


Ôi nước Đức tình yêu tôi nơi xa,
Cứ nghĩ đến, tôi gần như khóc lắm
Nước Pháp nhộn nhạo dường u ám
Nhân dân nhẹ dạ làm tôi bực mình.


Chỉ có lý trí khô và lạnh lùng
Ngự trị trên thành Paris hài hước.
Ôi những chuông điên, chuông của tín ước
Ngọt ngào sao ngân trên chốn quê nhà.


Những quí ông lịch sự! Ấy vậy mà
Lời chào ngoan, tôi chán chường trả lại.
Sự thô bạo xưa tôi từng nếm trải
Trên tổ quốc, là hạnh phúc của tôi.


Những mụ đàn bà cười mỉm, lắm lời
Xoen xoét như bánh cối xay liên tục;
Tôi thực ngợi khen phòng the nước Đức,
Nàng ngậm tăm lặng lẽ lên giường.


Và tất cả ở đây trong vòng khép quay cuồng
Với sự hung bạo, như giấc mơ điên dại
Mọi thứ quê tôi, trên đường ray ở lại
Như đóng đinh, xinh xắn, chẳng chuyển lay.


Tôi cảm như nghe văng vẳng xa đây
Êm ả và thân quen, người gác đêm thổi sáo
Tôi nghe khúc người tuần đêm hát dạo
Giữa những hồi vang tiếng hót dạ oanh.


Nhà thơ từng hạnh phúc chốn quê anh
Triền sồi mọc xứ Schilda cao quí.
Nơi đó tôi dệt vần thơ kiều mị
Từ hương hoa tím thơm và ánh trăng.



TRONG SỚM MAI


Trên khu Fauxbourg Saint-Marçeau
Hôm nay sương mù phủ tinh mơ,
Sương thu muộn, nặng nề dày đặc
Có thể đem một đêm trắng ra so.


Thơ thẩn dạo qua màn đêm trắng
Tôi nhìn ra một bóng lướt qua
Một vóc dáng đàn bà
Có thể so sánh cùng ánh nguyệt.


Vâng, nàng ấy trông như ánh nguyệt
Lãng đãng bay, mềm mại và thanh tao
Một tấm thân thanh tú nhường bao
Ở Pháp đây chưa bao giờ tôi thấy.


Hay có thể là Luna (4) nàng ấy
Hôm nay nàng trễ cuộc hẹn bên
Một trai đẹp Endymion thanh tú
Của nàng, trong khu phố Latin (5)?


Trên đường về nhà tôi nghĩ lại,
Vì sao nàng trốn chạy, lúc nhìn tôi,
Nữ thần hẳn đã cho rằng, có lẽ
Tôi là Phoebus (6) lái mặt trời?



KỴ SĨ OLAF


1
Hai người đàn ông đứng trước thánh đường,
Cả hai mặc váy giáp trụ đỏ,
Người thứ nhất là đức vua
Còn kẻ kia là tên đao phủ.


Hướng về tên đao phủ nhà vua nói:
"Ta nhận ra ở khúc hát lâm ly
Của cha cố, rằng đã xong hôn lễ
Hãy sẵn giơ cây rìu tốt của mi!"


Chuông rền rã, đại phong cầm gào rú,
Từ nhà thờ dân chúng tràn ra;
Đám rước linh đình, kia đứng giữa
Đôi rể dâu trang điểm phấn hoa.


Như thây ma nhợt, buồn và ngượng
Nhìn kìa con gái vua đẹp tươi:
Olaf (7) anh chàng trông hỗn hào, lanh lợi
Và cái miệng hồng của gã mỉm cười.


Và cái miệng cười tươi đỏ thắm
Chàng ta nói với nhà vua buồn rầu:
"Chào sáng mai tốt lành, thưa nhạc phụ
Ngày hôm nay con sẽ rơi đầu.


Con phải chết hôm nay, ôi hãy để
Cho con còn sống tới giữa đêm,
Để cho con liên hoan đám cưới
Với tiệc tùng và điệu vũ đuốc thiêng.


Hãy để con sống, để con sống,
Cho tới khi chén cuối uống sạch bem
Lúc điệu vũ cuối cùng nhảy hết
Hãy cho con sống tới nửa đêm!"


Nhà vua nói với tên đao phủ:
"Thằng rể ta sống chết từng giờ
Cuộc đời nó đến giữa đêm là hết
Lưỡi rìu mi bén, hãy sẵn giơ!"


2
Chàng Olaf ngồi dự tiệc đám cưới,
Chàng ta nốc cạn cốc cuối cùng.
Vợ của chàng đứng tựa vai chồng
Và thở dài –
Tên đao phủ đứng trước ngay song cửa.


Điệu vũ vòng bắt đầu, chàng Olaf giữ chặt
Lấy người vợ trẻ của mình, và hấp tấp quay cuồng,
Họ nhảy trong bập bùng ánh đuốc
Điệu vũ cuối cùng –
Tên đao phủ đứng trước ngay song cửa.


Vĩ cầm vang âm thanh vui nhộn nhã
Cây sáo thở dài e sợ và buồn.
Ai nhìn thấy cả hai khiêu vũ
Sẽ giật thót hoảng hồn –
Tên đao phủ đứng trước ngay song cửa.


Và như họ nhảy múa, trong phòng ồn ã,
Chàng Olaf thầm thì với vị hôn thê:
"- Em không biết, anh yêu em dường bao
Nấm mồ cũng như thế lạnh sao –"
Tên đao phủ đứng trước ngay song cửa.


3
Chàng Olaf, giữa đêm giờ điểm
Cuộc đời mi thôi đã trôi xuôi!
Như đứa con một ông hoàng, mi đã
Thoải mái thay hưởng thụ cuộc đời.


Các thầy tu lầm rầm khấn người chết,
Hắn sẵn đứng đó với lưỡi rìu sáng quắc lên,
Ấy người đàn ông trong váy giáp đỏ
Trước khối người đen.


Chàng Olaf bước xuống dưới điện
Tức thì gươm, đèn sáng chói ngời.
Cái miệng thắm đỏ của kỵ sĩ mủm mỉm
Miệng cười tủm tỉm, chàng ta cất lời:


"Ta ban phước mặt trời, ta ban phước mặt nguyệt
Và vì sao đang lơ lửng trên trời
Ta cũng ban phước cho con chim nhỏ
Đang líu lo trong tầng khí trên khơi.


Ta ban phước cho biển, ta ban phước đất liền
Trên đồng nội những bông hoa,
Ta ban phước hoa tím, chúng sao hiền dịu
Như đôi mắt của người vợ ta.


Mắt hoa tím của vợ ta, ơi hỡi
Vì chúng mi ta mất đời xanh!
Ta cũng ban phước cây cơm cháy
Nơi em từng dâng hiến cho anh."



NHỮNG NÀNG TIÊN CÁ


Bên bờ cô liêu sóng triều ì oạp
Vầng trăng đã lên cao.
Chàng kỵ sĩ nghỉ trên cồn cát trắng
Đắm say trong giấc mộng muôn màu.


Những tiên cá đẹp xinh trong voan quấn
Từ dưới lòng biển sâu nhô lên,
Họ im ắng đến gần cu cậu,
Thực lòng tin chàng ấy ngủ yên.


Một cô tiên tò mò sờ soạng
Chiếc lông ngù trên mũ nồi gai.
Còn cô kia rờ rẫm bao đai
Và vào cả dây quai xích sắt.


Cô thứ ba cười và sáng mắt
Từ vỏ bao cô rút gươm ra,
Và cô chống chiếc gươm sáng quắc
Hồ hởi nhìn kỵ sĩ chàng ta.


Cô thứ tư nhảy tung tăng chân sáo
Và thì thầm tự đáy lòng thành:
"Em đây người yêu nhỏ của anh
Ôi, anh đóa bông người cao quí!"


Cô thứ năm hôn lên tay kỹ sĩ
Với khát khao và nỗi nhớ nhung.
Cô thứ sáu do dự và cuối cùng
Nàng hôn lên đôi môi, đôi má.


Kỵ sỹ thông minh, không còn nhớ
Rằng chàng ta phải mở mắt ra;
Trong ánh trăng bình thản chàng ta
Để các nàng tiên cá xinh hôn hít.




BERTRAND DE BORN (8)


Niềm kiêu hãnh cao sang trong mọi nét
Vết suy tư trên vầng trán chàng ta.
Mỗi con tim đều bị chàng chiếm ngự,
Bertrand de Born, người thi sĩ rong ca (9).


Thanh âm ngọt của chàng thuần hóa
Sư tử cái Plantagenet vương triều, (10)
Hai con trai và cả cô gái yêu,
Chàng hát tất cả sa vào lưới.


Hay sao chàng quyến rũ người cha nữa!
Cơn lôi đình tan vào lệ dòng tuôn,
Khi vua nghe chàng nói lời êm ái
Thi sĩ rong ca, Bertrand de Born.



MÙA XUÂN


Sóng lấp loáng trôi về xa tắp
Trong mùa xuân sao cảm mến thương yêu!
Bên bờ sông, cô gái chăn cừu
Ngồi kết những vành hoa thanh mảnh.


Hoa lá nảy chồi, với đam mê ngào ngạt
Dễ thương sao trong xuân cảm mến nhau!
Nàng thở dài từ đáy ngực sâu:
"- Em cho ai những vành hoa em kết?"


Dọc bờ sông một kỵ mã phi ngựa
Rắn rỏi chào, tươi tắn vậy thay,
Nàng chăn cừu nhìn theo chàng e ấp
Xa xa chòm lông mũ phất phơ bay.


Nàng khóc ném xuống sông lờ lững
Những vành hoa đan kết mỹ miều,
Dạ oanh hát về nụ hôn và tình ái –
Trong mùa xuân sao cảm mến thương yêu!




ALI BEY


Ali Bey, người anh hùng tín ngưỡng
Thỏa mãn nằm trong tay các cô nương.
Thánh Allah đã ban chàng dưới thế
Vị sơ khai của chốn thiên đường.


Những thị tỳ đẹp như cung nữ
Thân hình uyển chuyển như linh dương
Một cô xoắn cho chàng ria mép
Cô kia trau chuốt trán đài gương.


Cô thứ ba gảy cây đàn luýt
Nàng múa hát và miệng cười tươi
Hôn lên trái tim chàng, nơi đó
Ngọn lửa nguồn an lạc sục sôi.


Nhưng ngoài kia dội lên bất chợt
Tiếng kèn trumpet, giáo gươm va
Hiệu lệnh vang, súng hỏa mai bắn
Đức Thánh ơi, quân Franks ào qua!


Người anh hùng nhảy lên chiến mã
Bay vào cuộc chiến, thật trong mơ
Chàng bừng tỉnh, cứ như nguyên vẹn
Nằm trong vòng tay của các cô.


Trong khi chàng chém vung, lả tả
Hàng tá đầu quân Franks rụng rơi.
Vâng, như kẻ thầm yêu trộm nhớ
Chàng dịu dàng và êm ái mỉm cười.




PSYCHE


Ở trong tay một cây đèn nhỏ,
Ở trong tim khối lớn than hồng,
Nàng Psyche lẻn tới lán trại,
Người hào hoa đang ngủ giấc nồng.



Nàng đỏ mặt và nàng run rẩy,
Khi nàng trông vẻ đẹp thánh thần
Armor - Thần Tình ái khỏa thân,
Chàng choàng tỉnh và chàng chạy trốn.


Một ngàn tám trăm năm nay chuộc tội!
Chết đến nơi, công chúa đáng thương!
Psyche nhịn ăn và hành xác,
Bởi nàng trông Thần Tình ái trần truồng.



NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG QUEN


Ngày ngày tôi biết cách chạm mặt
Người đẹp mê hồn tóc vàng kim
Trong khu vườn điện Tuilerien
Ở dưới những bóng cây hạt dẻ.


Hàng ngày nàng dạo chân nơi đó
Với hai bà mệnh phụ xấu, già nua -
Các bà mụ? Hay là các bà cô?
Họ che mặt, mặc váy đàn bà cộc.


Không ai có thể cho tôi tin tức
Họ là ai kia. Khấp khởi trong lòng
Tôi hỏi dò, thường thường vô vọng.
Tôi gần như ốm bởi nhớ nhung.


Phát hoảng lên vì bộ ria mép
Của hai bà dẫn lối cho nàng,
Và con tim riêng đập rộn ràng
Khiến tôi còn sợ ghê hơn nữa.


Không bao giờ tôi ho he một tiếng
Lúc đi qua dù lời nhỏ thầm thì
Và tôi không dám đong đưa mắt
Để nàng hay ngọn lửa tình si.


Mãi cho đến hôm nay tôi biết
Tên của nàng. Nàng tên Laura,
Như người đẹp miền Provence,
Nhà thơ lớn đã từng yêu dấu.


Nàng tên Laura! Giờ thì dám đấy
Như khi xưa tôi là Petrarca (11)
Yêu người đàn bà đẹp, đã tụng ca
Trong những bài canons và sonnets.


Nàng tên Laura! Như Petrarca có thể
Giờ say tình platon (12) tôi bốc đồng lên!
Trong du dương âm sắc của cái tên –
Kế tiếp, chẳng lần nào nên cơm cháo.



HOÁN ĐỔI


Với các cô nàng da nâu
Năm nay thôi tôi đã hết
Tôi lại sa vào mắt biếc,
Lại sa vào mái tóc vàng.


Nàng tóc vàng, tôi yêu dấu
Mới thiết tha, ngoan đạo, dịu hiền!
Trong tay nàng cầm nhành hoa huệ
Dễ em là hình nữ thánh thiêng.


Đáng trầm trồ, khớp chi thanh tú
Ít thịt da, tâm trí rất nhiều,
Cho đức tin, hy vọng và tình yêu
Toàn thể linh hồn nàng bốc cháy.


Nàng cả quyết, không hề hiểu mấy
Tiếng Đức – À tôi chẳng tin đâu
Chưa một lần em đã đọc sao
Bài thơ trời của Klopstock(13)?




FORTUNA


Đanh đá chi! Hoàn toàn uổng phí,
Fortuna, anh biết cách tranh giành
Bằng vật lộn và bằng giao tranh
Để chiếm đoạt cảm tình em đó.


Thế đấy em bị anh tóm cổ
Anh đóng em vào cái ách bò,
Kết cục em tung ra vũ khí
Nhưng vết thương của anh ngoác to.


Máu anh đỏ ào ào tuôn xối
Và chút can đảm sống đẹp tươi
Muốn lụi tàn; anh nằm buông xuôi
Và anh chết sau khi chiến thắng.



KHÚC HÁT THAN VAN
(Của một chàng trẻ người Đức)


Khá khen ai phẩm hạnh còn cười mỉm
Thương kẻ nào mất phẩm hạnh vô phương!
Bọn thập thành độc ác, họ đã
Dẫn dụ tôi – chàng trẻ đáng thương.


Chúng đã nẫng của tôi tiền bạc
Bằng quân bài và đá mắt cá chân
Các cô gái xúm vào an ủi
Tôi bằng cười nụ thánh thần.


Và khi chúng làm tôi say khướt
Và xé quần áo tôi rách bươm
Thì tôi – ấy cậu bé thảm thương
Bị bọn họ tống ra khỏi cửa.


Và sớm mai tôi choàng tỉnh ngủ
Sững sờ sao về việc đã qua!
Tôi - Cậu chàng tội nghiệp trơ ra
Ở Kassel, ngồi trong đồn bốt.



HÃY BUÔNG RA!


Ban ngày phải lòng đêm tối
Phải lòng đông là xuân xanh
Cuộc sống phải lòng cái chết -
Và còn em, em yêu anh.


Em yêu anh, bóng ghê rợn
Trùm lên em tối tràn lan
Thảy xuân sắc em úa tàn,
Và linh hồn em rỏ máu.


Buông anh ra và hãy chỉ
Riêng yêu con bướm nhởn nhơ
Trong nắng kia, cánh dật dờ-
Hãy buông anh và bất hạnh.




NÀNG METTE
(theo truyện cổ Đan Mạch)


Gã Peter và Bender ngồi uống
Rượu vang. Bender nói: "Cược nào
Dẫu mi hát chinh phục toàn thế giới.
Chưa bao giờ được Mette nhà tao!


Peter nói: Ta cược ngựa thiên lý
Đổi đàn chó của mi, chẳng thêm,
Ta hát dụ nàng Mette về trang trại
Ngay hôm nay, đúng giờ tý nửa đêm.


Và đúng lúc nửa đêm giờ tý
Gã Peter cất tiếng hát ca
Bay qua sông, qua cánh rừng già
Những âm sắc ngọt ngào, dồn dập.


Những cây thông lặng yên hồi hộp
Cánh đồng ngưng bặt tiếng rì rào
Vầng trăng mờ run rẩy trời cao
Những vì sao tinh anh nghe ngóng.


Nàng Mette bỗng nhiên bừng tỉnh:
- Ai hát kia ở trước phòng ta?
Nàng rũ xiêm và hét vọng ra
Nên nông nỗi kêu than rền rĩ.


Nàng bước đi, không gì ngăn cản
Chính thế qua sông, qua cánh rừng già
Gã Peter cùng với bài ca
Mạnh mẽ kéo nàng về sân nhà gã.


Khi nàng trở về nhà sáng sớm
Gã Bender đứng trước cửa nhà:
"- Mette này, cô ở đâu đêm qua?
Áo xống cô ướt đầm sương giá!“


- Đêm qua em bên dòng sông tiên cá
Ở đó em nghe lời họ tiên tri
Những nàng tiên cá nghịch ngợm ghê
Họ vẩy nước lên người em tung tóe.


"Sông tiên cá có bờ cát mịn
Cô chẳng hề đi đến chốn kia!
Bàn chân cô rách bươm vết máu
Và má cô máu cũng chảy kìa."


- Đêm hôm qua em vào trong rừng quỉ
Xem quỷ lùn múa điệu vũ vòng
Chẳng may em xước chân rách mặt
Bởi vì gai và những cành thông.


"- Đến tháng Năm quỉ lùn mới múa
Trên những đồng hoa trắng muốt bông
Nhưng bây giờ là mùa thu lạnh
Trên dải rừng gió rít tầng không."


- Bên Peter Nielsen, đêm em ở lại
Ông ta ca giọng mạnh mẽ nhiệm màu
Bay qua nước dòng, qua cánh rừng sâu,
Cuốn hút em không sao cưỡng lại.


Khúc hát ông ta mạnh như cái chết
Quyến rũ em vào thối rữa và bóng đêm.
Trong tim em lửa thanh sắc cháy lên
Nên em biết giờ em phải chết. –


Cửa nhà thờ tế nhuyễn treo đen kịt
Chuông nguyện hồn gióng giả thảm thương
Nghĩa đây là cái chết thê lương
Của cô nàng Mette tội nghiệp.


Gã Bender đứng trước linh cữu
Và thở dài tự đáy lòng mình:
- Nay tôi mất cô vợ đẹp xinh
Và những con chó trung thành nữa.



GẶP GỠ


Chính dưới tán cây đoan nhạc nổi
Nơi dập dìu khiêu vũ gái trai
Hai người nhảy, không ai biết họ
Trông cao sang và dáng mảnh mai.


Họ lả lướt nhịp lên nhịp xuống
Theo một cung điệu hiếm lạ kỳ;
Họ cười với nhau, lắc đầu ăn ý
Cô nương khe khẽ giọng thầm thì:


“Chàng công tử đẹp của em, trên mũ
Phất phơ rung một nhánh tảo lam
Hoa đó mọc dưới sâu đáy biển –
Ngài không sinh từ gia tộc Adam.


Ngài là đàn ông nòi thủy tộc, muốn
Quyến rũ cô gái đẹp trong làng
Em nhận ra ngài khi vừa chạm mắt
Ở hàm răng cá nhọn hoắt xương."


Họ lả lướt nhịp lên nhịp xuống
Theo một cung điệu hiếm lạ kỳ;
Họ cười với nhau, lắc đầu ăn ý
Công tử khe khẽ giọng thầm thì:


“Cô nương đẹp ơi, nói anh sao thế
Tay cô em lạnh buốt như băng
Nói anh nghe, tại sao viền ướt
Ở chiếc xiêm cô mặc trắng tinh


Anh nhận ra cô, ngay lần đầu chạm mắt
Ở cái nhún mình vẻ chế nhạo ngươi
Cô không phải là con loài người
Cô là em họ anh, nàng tiên cá!"


Vĩ cầm câm bặt, ngừng khiêu vũ
Cả hai người lịch sự rời nhau.
Đáng tiếc chúng biết nhau quá rõ
Và bây giờ tìm cách lánh mau.




VUA HARALD HARFAGAR


Ngồi dưới đó sâu nơi đáy biển
Ấy nhà vua Harald Harfagar
Bên tiên nữ của mình xinh đẹp;
Đến rồi đi cứ thế năm qua.


Bị phép tiên lưu đày và bao bọc
Vua không thể sống, chết chẳng xong
Đằng đẵng suốt hai trăm năm ròng
Tâm hồn của nhà vua tàn tạ.


Đầu nhà vua gối lên lòng tiên cá –
Người đàn bà quí phái, và ngước nhìn
Lên mắt nàng, với vẻ khát thèm
Như thể chưa bao giờ ngắm đủ.


Tóc vua vàng thành tro xám ủ
Gương mặt võ vàng nay đã nhô ra
Hai lưỡng quyền mang vẻ quỉ ma
Cơ thể vua héo khô và rệu rã.


Thư thoảng lúc nhà vua bất chợt
Bị dựng lên khỏi giấc mộng tình
Bởi trên kia sóng triều tung hoang dại
Và lâu đài bằng kính rùng mình.


Thư thoảng vua cảm như nghe trong gió
Tộc người Norman gọi vọng về
Vua giơ tay sướng vui hấp tấp
Lại để tay buông thõng não nề.


Thư thoảng vua cảm như nghe thấy
Ở trên đây những thủy thủ hát ca
Và ngợi khen Harald Harfagar –
Vị vua trong bài ca hùng sử.


Nhà vua rên và khóc và nức nở
Cứ như từ đáy trái tim thôi;
Nàng tiên cá cúi mình nhanh xuống
Và hôn ông với cái miệng cười.


©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt


Chú thích của người dịch:
(1) Adonis trong thần thoại Hy Lạp được miêu tả là chàng trai vô cùng tuấn tú, chiếm trọn trái tim của 2 nữ thần xinh đẹp Aphrodite và Persephone.
(2) George Gordon Noel Byron, Lord Byron (1788-1924): Thi hào Anh, tác giả của tập anh hùng ca Cuộc hành hương của Childe Harold, nhân vật mang nhiều nét tự thuật, như hóa thân của cuộc đời ông. Lord Byron chết khi tham gia cuộc chiến giành độc lập và tự do của Hy Lạp. Thi hài ông được quàn trên con thuyền chở về nước Anh. Heinrich Heine viết bài thơ Childe Harold tưởng nhớ Lord Byron - người thi sĩ đại diện trào Lãng mạn.
(3) Tu sĩ Phan Sinh (Franziskaner): Những tu sĩ Công giáo Rôma thuộc các dòng tu do Thánh Phanxicô thành Assisi sáng lập. Dòng tu nổi bật nhất trong nhóm Phan Sinh là Dòng Anh Em Hèn Mọn, thường được gọi đơn giản là "tu sĩ Phan Sinh" hoặc "tu sĩ Phanxicô".
(4) Endymion: Chàng chăn cừu trong thần thoại Hy Lạp mang vẻ đẹp của một vị thần, đặc biệt lúc chàng ngủ còn đẹp gấp bội. Vẻ đẹp ấy khiến nữ thần mặt trăng Luna mê đắm và nàng đã xin thần Zeus ban cho Endymion giấc ngủ vĩnh hằng để chàng có thể bên nàng mãi mãi.
(5) Khu phố La Tinh hay Quận La Tinh (tiếng Pháp: Quartier Latin): Khu phố thuộc Quận 5 thành phố Paris, được biết tới như khu phố của sinh viên và học giả, tập hợp nhiều cơ sở giảng dạy và nghiên cứu.
(6) Phoebus ("người tỏa sáng"): Danh hiệu được dùng rất phổ biến trong cả thời Hy Lạp và La Mã khi muốn nói về Apollo như một vị thần của ánh sáng.
(7) Bài ballad kể về chàng kỵ sĩ Olaf lén đoạt con gái nhà vua và vì thế phải chịu chết.
(8) Bertrand de Born (1140-1215): Nam tước Pháp, thi sĩ rong ca nổi tiếng của thế kỷ 12. Huyền thoại về Bertrand de Born được nhiều nhà văn, nhà thơ (Dante Alighieri, Heinrich Heine, Erza Pound, Lion Feuchtwänger vv.) khai thác ở những motiv khác nhau.
(9) Troubadour/Trobador: Khái niệm chung chỉ những nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ cung đình thời Trung cổ. Truyền thống ca thơ có từ thời Homer, ở đây cho phép dịch là thi sĩ rong ca, kẻ ca thơ của mình.
(10) Nhà Anjou-Plantagenêt: Dòng họ vương triều gốc Pháp có thế lực và ảnh hưởng lớn thời Trung cổ.
(11) Francesco Petrarca (* 1304; † 1374 ): Nhà thơ Ý, một trong những đại diện quan trọng cùa văn học Ý thời tiền Phục hưng, cùng với Dante Alighieri und Boccaccio. Năm 1327 Petrarca gặp một thiếu phụ trẻ, ông đặt tên là Laura. Nàng gây ấn tượng mạnh mẽ tới mức ông tôn thờ nàng như một biểu tượng người đàn bà lý tưởng và như nguồn cảm hứng thơ ca suốt đời, dẫu ông biết mình không thể tới được nàng.
(12) Tình yêu thuần túy không tiếp xúc thân xác, tình yêu phi dục tính.
(13) Friedrich Gottlieb Klopstock (* 1724 ; † 1803) : Nhà thơ Đức, đại diện quan trọng của khuynh hướng Cảm xúc trong thời Khai sáng.


Nguyên tác tiếng Đức:



Ein Weib


Sie hatten sich beide so herzlich lieb,
Spitzbübin war sie, er war ein Dieb.
Wenn er Schelmenstreiche machte,
Sie warf sich aufs Bett und lachte.


Der Tag verging in Freud und Lust,
Des Nachts lag sie an seiner Brust.
Als man ins Gefängnis ihn brachte,
Sie stand am Fenster und lachte.


Er ließ ihr sagen: O komm zu mir,
Ich sehne mich so sehr nach dir,
Ich rufe nach dir, ich schmachte -
Sie schüttelt' das Haupt und lachte


Um sechse des Morgens ward er gehenkt,
Um sieben ward er ins Grab gesenkt;
Sie aber schon um achte
Trank roten Wein und lachte.



Frühlingsfeier


Das ist des Frühlings traurige Lust!
Die blühenden Mädchen, die wilde Schar,
Sie stürmen dahin, mit flatterndem Haar
Und Jammergeheul und entblößter Brust: -
Adonis! Adonis!


Es sinkt die Nacht. Bei Fackelschein,
Sie suchen hin und her im Wald,
Der angstverwirret wiederhallt
Von Weinen und Lachen und Schluchzen und Schrein:
Adonis! Adonis!


Das wunderschöne Jünglingsbild,
Es liegt am Boden blaß und tot,
Das Blut färbt alle Blumen rot,
Und Klagelaut die Luft erfüllt: -
Adonis! Adonis!



Childe Harold


Eine starke, schwarze Barke
Segelt trauervoll dahin.
Die vermummten und verstummten
Leichenhüter sitzen drin.


Toter Dichter, stille liegt er,
Mit entblößtem Angesicht;
Seine blauen Augen schauen
Immer noch zum Himmelslicht.


Aus der Tiefe klingts, als riefe
Eine kranke Nixenbraut,
Und die Wellen, sie zerschellen
An dem Kahn, wie Klagelaut.



Die Beschwörung


Der junge Franziskaner sitzt
Einsam in der Klosterzelle,
Er liest im alten Zauberbuch,
Genannt der Zwang der Hölle.


Und als die Mitternachtstunde schlug,
Da konnt er nicht länger sich halten,
Mit bleichen Lippen ruft er an
Die Unterweltsgewalten.


Ihr Geister! holt mir aus dem Grab
Die Leiche der schönsten Frauen,
Belebt sie mir für diese Nacht,
Ich will mich dran erbauen.


Er spricht das grause Beschwörungswort,
Da wird sein Wunsch erfüllet,
Die arme verstorbene Schönheit kommt,
In weißen Laken gehüllet.


Ihr Blick ist traurig. Aus kalter Brust
Die schmerzlichen Seufzer steigen.
Die Todte setzt sich zu dem Mönch,
Sie schauen sich an und schweigen.



Aus einem Briefe


(Die Sonne spricht:)
Was gehn dich meine Blicke an?
Das ist der Sonne gutes Recht,
Sie strahlt auf den Herrn wie auf den Knecht;
Ich strahle, weil ich nicht anders kann.


Was gehn dich meine Blicke an?
Bedenke, was deine Pflichten sind,
Nimm dir ein Weib und mach ein Kind,
Und sei ein deutscher Biedermann.


Ich strahle, weil ich nicht anders kann,
Ich wandle am Himmel wohl auf, wohl ab,
Aus Langeweile guck ich hinab -
Was gehn dich meine Blicke an?


(Der Dichter spricht:)
Das ist ja eben meine Tugend,
Daß ich ertrage deinen Blick,
Das Licht der ewgen Seelenjugend,
Blendende Schönheit, Flammenglück!


Jetzt aber fühl ich ein Ermatten
Der Sehkraft, und es sinken nieder,
Wie schwarze Flöre, nächtge Schatten
Auf meine armen Augenlider ...


(Chor der Affen:)
Wir Affen, wir Affen,
Wir glotzen und gaffen
Die Sonne an,
Weil sie es doch nicht wehren kann.


(Chor der Frösche:)
Im Wasser, im Wasser,
Da ist es noch nasser
Als auf der Erde,
Und ohne Beschwerde
Erquicken
Wir uns an den Sonnenblicken.


(Chor der Maulwürfe:)
Was doch die Leute Unsinn schwatzen
Von Strahlen und von Sonnenblicken!
Wir fühlen nur ein warmes Jücken,
Und pflegen uns alsdann zu kratzen.


(Ein Glühwurm spricht:)
Wie sich die Sonne wichtig macht,
Mit ihrer kurzen Tagespracht!
So unbescheiden zeig ich mich nicht,
Und bin doch auch ein großes Licht,
In der Nacht, in der Nacht!



Unstern


Der Stern erstrahlte so munter,
Da fiel er vom Himmel herunter.
Du fragst mich, Kind, was Liebe ist?
Ein Stern in einem Haufen Mist.


Wie 'n räudiger Hund, der verrecket,
So liegt er mit Unrat bedecket.
Es kräht der Hahn, die Sau, sie grunzt,
Im Kote wälzt sich ihre Brunst.


Oh, fiel ich doch in den Garten,
Wo die Blumen meiner harrten,
Wo ich mir oft gewünschet hab
Ein reinliches Sterben, ein duftiges Grab!



Anno 1829


Daß ich bequem verbluten kann,
Gebt mir ein edles, weites Feld!
Oh, laßt mich nicht ersticken hier
In dieser engen Krämerwelt!


Sie essen gut, sie trinken gut,
Erfreun sich ihres Maulwurfglücks,
Und ihre Großmut ist so groß
Als wie das Loch der Armenbüchs.


Zigarren tragen sie im Maul
Und in der Hosentasch' die Händ;
Auch die Verdauungskraft ist gut -
Wer sie nur selbst verdauen könnt!


Sie handeln mit den Spezerein
Der ganzen Welt, doch in der Luft,
Trotz allen Würzen, riecht man stets
Den faulen Schellfischseelenduft.


O, daß ich große Laster säh,
Verbrechen, blutig, kolossal -
Nur diese satte Tugend nicht,
Und zahlungsfähige Moral!


Ihr Wolken droben, nehmt mich mit,
Gleichviel nach welchem fernen Ort!
Nach Lappland oder Afrika,
Und seis nach Pommern - fort! nur fort!


O, nehmt mich mit - sie hören nicht -
Die Wolken droben sind so klug!
Vorüberreisend dieser Stadt,
Ängstlich beschleungen sie den Flug.



Anno 1839


O, Deutschland, meine ferne Liebe,
Gedenk ich deiner, wein ich fast!
Das muntre Frankreich scheint mir trübe,
Das leichte Volk wird mir zur Last.


Nur der Verstand, so kalt und trocken,
Herrscht in dem witzigen Paris -
Oh, Narrheitsglöcklein, Glaubensglocken,
Wie klingelt ihr daheim so süß!


Höfliche Männer! Doch verdrossen
Geb ich den artgen Gruß zurück. -
Die Grobheit, die ich einst genossen
Im Vaterland, das war mein Glück!


Lächelnde Weiber! Plappern immer,
Wie Mühlenräder stets bewegt!
Da lob ich Deuschlands Frauenzimmer,
Das schweigend sich zu Bette legt.


Und alles dreht sich hier im Kreise,
Mit Ungestüm, wie 'n toller Traum!
Bei uns bleibt alles hübsch im Gleise,
Wie angenagelt, rührt sich kaum.


Mir ist, als hört ich fern erklingen
Nachtwächterhörner, sanft und traut;
Nachtwächterlieder hör ich singen,
Dazwischen Nachtigallenlaut.


Dem Dichter war so wohl daheime,
In Schildas teurem Eichenhain!
Dort wob ich meine zarten Reime
Aus Veilchenduft und Mondenschein.



In der Frühe


Auf dem Faubourg Saint-Marceau
Lag der Nebel heute morgen,
Spätherbstnebel, dicht und schwer,
Einer weißen Nacht vergleichbar.


Wandelnd durch die weiße Nacht,
Schaut ich mir vorübergleiten
Eine weibliche Gestalt,
Die dem Mondenlicht vergleichbar.


Ja, sie war wie Mondenlicht
Leichthinschwebend, zart und zierlich;
Solchen schlanken Gliederbau
Sah ich hier in Frankreich niemals.


War es Luna selbst vielleicht,
Die sich heut bei einem schönen,
Zärtlichen Endymion
Des Quartier Latin verspätet?


Auf dem Heimweg dacht ich nach:
Warum floh sie meinen Anblick?
Hielt die Göttin mich vielleicht
Für den Sonnenlenker Phöbus?



Ritter Olaf


1
Vor dem Dome stehn zwei Männer,
Tragen beide rote Röcke,
Und der eine ist der König,
Und der Henker ist der andre.


Und zum Henker spricht der König:
»Am Gesang der Pfaffen merk ich,
Daß vollendet schon die Trauung -
Halt bereit dein gutes Richtbeil.«


Glockenklang und Orgelrauschen,
Und das Volk strömt aus der Kirche;
Bunter Festzug, in der Mitte
Die geschmückten Neuvermählten.


Leichenblaß und bang und traurig
Schaut die schöne Königstochter;
Keck und heiter schaut Herr Olaf;
Und sein roter Mund, der lächelt.


Und mit lächelnd rotem Munde
Spricht er zu dem finstern König:
»Guten Morgen, Schwiegervater,
Heut ist dir mein Haupt verfallen.


Sterben soll ich heut - O, laß mich
Nur bis Mitternacht noch leben,
Daß ich meine Hochzeit feire
Mit Bankett und Fackeltänzen.


Laß mich leben, laß mich leben,
Bis geleert der letzte Becher,
Bis der letzte Tanz getanzt ist -
Laß bis Mitternacht mich leben!«


Und zum Henker spricht der König:
»Unserm Eidam sei gefristet
Bis um Mitternacht sein Leben -
Halt bereit dein gutes Richtbeil.«


2
Herr Olaf sitzt beim Hochzeitschmaus,
Er trinkt den letzten Becher aus.
An seine Schulter lehnt
Sein Weib und stöhnt –
Der Henker steht vor der Türe.


Der Reigen beginnt, und Herr Olaf erfaßt
Sein junges Weib, und mit wilder Hast
Sie tanzen, bei Fackelglanz,
Den letzten Tanz -
Der Henker steht vor der Türe.


Die Geigen geben so lustigen Klang,
Die Flöten seufzen so traurig und bang!
Wer die beiden tanzen sieht,
Dem erbebt das Gemüt -
Der Henker steht vor der Türe.


Und wie sie tanzen, im dröhnenden Saal,
Herr Olaf flüstert zu seinem Gemahl:
»Du weißt nicht, wie lieb ich dich hab -
So kalt ist das Grab -«
Der Henker steht vor der Türe.


3
Herr Olaf, es ist Mitternacht,
Dein Leben ist verflossen!
Du hattest eines Fürstenkinds
In freier Lust genossen.


Die Mönche murmeln das Totengebet,
Der Mann im roten Rocke,
Er steht mit seinem blanken Beil
Schon vor dem schwarzen Blocke.


Herr Olaf steigt in den Hof hinab,
Da blinken viel Schwerter und Lichter.
Es lächelt des Ritters roter Mund,
Mit lächelndem Munde spricht er:


»Ich segne die Sonne, ich segne den Mond,
Und die Stern, die am Himmel schweifen.
Ich segne auch die Vögelein,
Die in den Lüften pfeifen.


Ich segne das Meer, ich segne das Land,
Und die Blumen auf der Aue.
Ich segne die Veilchen, sie sind so sanft
Wie die Augen meiner Fraue.


Ihr Veilchenaugen meiner Frau,
Durch euch verlier ich mein Leben!
Ich segne auch den Holunderbaum,
Wo du dich mir ergeben.«



Die Nixen


Am einsamen Strande plätschert die Flut,
Der Mond ist aufgegangen,
Auf weißer Düne der Ritter ruht,
Von bunten Träumen befangen.


Die schönen Nixen, im Schleiergewand,
Entsteigen der Meerestiefe.
Sie nahen sich leise dem jungen Fant,
Sie glaubten wahrhaftig, er schliefe.


Die eine betastet mit Neubegier
Die Federn auf seinem Barette.
Die andre nestelt am Bandelier
Und an der Waffenkette.


Die dritte lacht, und ihr Auge blitzt,
Sie zieht das Schwert aus der Scheide,
Und auf dem blanken Schwert gestützt
Beschaut sie den Ritter mit Freude.


Die vierte tänzelt wohl hin und her
Und flüstert aus tiefem Gemüte:
»O, daß ich doch dein Liebchen wär,
Du holde Menschenblüte!«


Die fünfte küßt des Ritters Händ,
Mit Sehnsucht und Verlangen;
Die sechste zögert und küßt am End
Die Lippen und die Wangen.


Der Ritter ist klug, es fällt ihm nicht ein,
Die Augen öffnen zu müssen;
Er läßt sich ruhig im Mondenschein
Von schönen Nixen küssen.



Bertrand de Born


Ein edler Stolz in allen Zügen,
Auf seiner Stirn Gedankenspur,
Er konnte jedes Herz besiegen,
Bertrand de Born, der Troubadour.


Es kirrten seine süßen Töne
Die Löwin des Plantagenets;
Die Tochter auch, die beiden Söhne,
Er sang sie alle in sein Netz.


Wie er den Vater selbst betörte!
In Tränen schmolz des Königs Zorn,
Als er ihn lieblich reden hörte,
Den Troubadour, Bertrand de Born.



Frühling


Die Wellen blinken und fließen dahin -
Es liebt sich so lieblich im Lenze!
Am Flusse sitzt die Schäferin
Und windet die zärtlichsten Kränze.


Das knospet und quillt, mit duftender Lust -
Es liebt sich so lieblich im Lenze!
Die Schäferin seufzt aus tiefer Brust:
Wem geb ich meine Kränze?«


Ein Reuter reutet den Fluß entlang,
Er grüßt so blühenden Mutes!
Die Schäferin schaut ihm nach so bang,
Fern flattert die Feder des Hutes.


Sie weint und wirft in den gleitenden Fluß
Die schönen Blumenkränze.
Die Nachtigall singt von Lieb und Kuß -
Es liebt sich so lieblich im Lenze!



Ali Bey


Ali Bey, der Held des Glaubens,
Liegt beglückt in Mädchenarmen.
Vorgeschmack des Paradieses
Gönnt ihm Allah schon auf Erden.


Odalisken, schön wie Huris,
Und geschmeidig wie Gasellen
Kräuselt ihm den Bart die Eine,
Glättet seine Stirn die Andre.


Und die Dritte schlägt die Laute,
Singt und tanzt, und küßt ihn lachend
Auf das Herz, worin die Flammen
Aller Seligkeiten lodern.


Aber draußen plötzlich schmettern
Die Trompeten, Schwerter rasseln,
Waffenruf und Flintenschüsse -
Herr, die Franken sind im Anmarsch!


Und der Held besteigt sein Schlachtroß,
Fliegt zum Kampf, doch wie im Traume; -
Denn ihm ist zu Sinn, als läg er
Immer noch in Mädchenarmen.


Während er die Frankenköpfe
Dutzendweis heruntersäbelt,
Lächelt er wie ein Verliebter,
Ja, er lächelt sanft und zärtlich.



Psyche


In der Hand die kleine Lampe,
In der Brust die große Glut,
Schleichet Psyche zu dem Lager,
Wo der holde Schläfer ruht.


Sie errötet und sie zittert,
Wie sie seine Schönheit sieht -
Der enthüllte Gott der Liebe,
Er erwacht und er entflieht.


Achtzehnhundertjährge Buße!
Und die Ärmste stirbt beinah!
Psyche fastet und kasteit sich,
Weil sie Amorn nackend sah.



Die Unbekannte


Meiner goldgelockten Schönen
Weiß ich täglich zu begegnen,
In dem Tuileriengarten,
Unter den Kastanienbäumen.


Täglich geht sie dort spazieren,
Mit zwei häßlich alten Damen -
Sind es Tanten? Sinds Dragoner,
Die vermummt in Weiberröcken?


Niemand konnt mir Auskunft geben,
Wer sie sei. Bei allen Freunden
Frug ich nach, und stets vergebens!
Ich erkrankte fast vor Sehnsucht.


Eingeschüchtert von dem Schnurrbart
Ihrer zwei Begleiterinnen,
Und von meinem eignen Herzen
Noch viel strenger eingeschüchtert,


Wagt ich nie ein seufzend Wörtchen
Im Vorübergehn zu flüstern,
Und ich wagte kaum mit Blicken
Meine Flamme zu bekunden.


Heute erst hab ich erfahren
Ihren Namen. Laura heißt sie,
Wie die schöne Provenzalin,
Die der große Dichter liebte.


Laura heißt sie! Nun da bin ich
Just so weit wie einst Petrarca,
Der das schöne Weib gefeiert
In Kanzonen und Sonetten.


Laura heißt sie! Wie Petrarca
Kann ich jetzt platonisch schwelgen
In dem Wohllaut dieses Namens -
Weiter hat ers nie gebracht.



Wechsel


Mit Brünetten hats eine Ende!
Ich gerate dieses Jahr
Wieder in die blauen Augen,
Wieder in das blonde Haar.


Die Blondine, die ich liebe,
Ist so fromm, so sanft, so mild!
In der Hand den Liljenstengel,
Wäre sie ein Heilgenbild.


Schlanke, schwärmerische Glieder,
Wenig Fleisch, sehr viel Gemüt;
Und für Liebe, Hoffnung, Glaube
Ihre ganze Seele glüht.


Sie behauptet, sie verstünde
Gar kein Deutsch - ich glaub es nicht.
Niemals hättest du gelesen
Klopstocks himmlisches Gedicht?



Fortuna


Frau Fortuna, ganz umsunst
Tust du spröde! deine Gunst
Weiß ich mir, durch Kampf und Ringen,
Zu erbeuten, zu erzwingen.


Überwältigt wirst du doch,
Und ich spanne dich ins Joch,
Und du streckst am End die Waffen
Aber meine Wunden klaffen.


Es verströmt mein rotes Blut,
Und der schöne Lebensmut
Will erlöschen; ich erliege
Und ich sterbe nach dem Siege.



Klagelied eines altdevtschen Jünglings


Wohl dem, dem noch die Tugend lacht,
Weh dem, der sie verlieret!
Es haben mich armen Jüngling
Die bösen Gesellen verführet.


Sie haben mich um mein Geld gebracht,
Mit Karten und mit Knöcheln;
Es trösteten mich die Mädchen,
Mit ihrem holden Lächeln.


Und als sie mich ganz besoffen gemacht
Und meine Kleider zerrissen,
Da ward ich armer Jüngling
Zur Tür hinausgeschmissen.


Und als ich des Morgens früh erwacht,
Wie wundr ich mich über die Sache!
Da saß ich armer Jüngling
Zu Kassel auf der Wache.



Laß ab!


Der Tag ist in die Nacht verliebt,
Der Frühling in den Winter,
Das Leben verliebt in den Tod -
Und du, du liebest mich!


Du liebst mich - schon erfassen dich
Die grauenhaften Schatten,
All deine Blüte welkt,
Und deine Seele verblutet.


Laß ab von mir, und liebe nur
Die heiteren Schmetterlinge,
Die da gaukeln im Sonnenlicht -
Laß ab von mir und dem Unglück.



Frau Mette
(Nach dem Dänischen)


Herr Peter und Bender saßen beim Wein,
Herr Bender sprach: Ich wette,
Bezwänge dein Singen die ganze Welt,
Doch nimmer bezwingt es Frau Mette.


Herr Peter sprach: Ich wette mein Roß,
Wohl gegen deine Hunde,
Frau Mette sing ich nach meinem Hof,
Noch heut, in der Mitternachtstunde.


Und als die Mitternachtstunde kam,
Herr Peter hub an zu singen;
Wohl über den Fluß, wohl über den Wald
Die süßen Töne dringen.


Die Tannenbäume horchen so still,
Die Flut hört auf zu rauschen,
Am Himmel zittert der blasse Mond
Die klugen Sterne lauschen.


Frau Mette erwacht aus ihrem Schlaf:
Wer singt vor meiner Kammer?
Sie achselt ihr Kleid, sie schreitet hinaus; -
Das ward zu großem Jammer.


Wohl durch den Wald, wohl durch den Fluß
Sie schreitet unaufhaltsam;
Herr Peter zog sie nach seinem Hof
Mit seinem Liede gewaltsam.


Und als sie morgens nach Hause kam,
Vor der Türe stand Herr Bender:
»Frau Mette, wo bist du gewesen zur Nacht,
Es triefen deine Gewänder?«


Ich war heut nacht am Nixenfluß,
Dort hört ich prophezeien,
Es plätscherten und bespritzten mich
Die neckenden Wasserfeien.


»Am Nixenfluß ist feiner Sand,
Dort bist du nicht gegangen,
Zerrissen und blutig sind deine Füß,
Auch bluten deine Wangen.«


Ich war heut nacht im Elfenwald,
Zu schauen den Elfenreigen,
Ich hab mir verwundet Fuß und Gesicht,
An Dornen und Tannenzweigen.


»Die Elfen tanzen im Monat Mai,
Auf weichen Blumenfeldern,
Jetzt aber herrscht der kalte Herbst
Und heult der Wind in den Wäldern.«


Bei Peter Nielsen war ich heut nacht,
Er sang, und zaubergewaltsam,
Wohl durch den Wald, wohl durch den Fluß,
Es zog mich unaufhaltsam.


Sein Lied ist stark als wie der Tod,
Es lockt in Nacht und Verderben.
Noch brennt mir im Herzen die tönende Glut;
Ich weiß, jetzt muß ich sterben. –


Die Kirchentür ist schwarz behängt,
Die Trauerglocken läuten;
Das soll den jämmerlichen Tod
Der armen Frau Mette bedeuten.


Herr Bender steht vor der Leichenbahr,
Und seufzt aus Herzensgrunde:
Nun hab ich verloren mein schönes Weib
Und meine treuen Hunde.



Begegnung


Wohl unter der Linde erklingt die Musik,
Da tanzen die Burschen und Mädel,
Da tanzen zwei, die niemand kennt,
Sie schaun so schlank und edel.


Sie schweben auf, sie schweben ab,
In seltsam fremder Weise;
Sie lachen sich an, sie schütteln das Haupt,
Das Fräulein flüstert leise:


»Mein schöner Junker, auf Eurem Hut
Schwankt eine Neckenlilje,
Die wächst nur tief in Meeresgrund -
Ihr stammt nicht aus Adams Familie.


Ihr seid der Wassermann, Ihr wollt
Verlocken des Dorfes Schönen.
Ich hab Euch erkannt, beim ersten Blick,
An Euren fischgrätigen Zähnen.«


Sie schweben auf, sie schweben ab,
In seltsam fremder Weise,
Sie lachen sich an, sie schütteln das Haupt,
Der Junker flüstert leise:


»Mein schönes Fräulein, sagt mir, warum
So eiskalt Eure Hand ist?
Sagt mir, warum so naß der Saum
An Eurem weißen Gewand ist?


Ich hab Euch erkannt, beim ersten Blick,
An Eurem spöttischen Knickse -
Du bist kein irdisches Menschenkind,
Du bist mein Mühmchen, die Nixe.«


Die Geigen verstummen, der Tanz ist aus,
Es trennen sich höflich die beiden.
Sie kennen sich leider viel zu gut,
Suchen sich jetzt zu vermeiden.



König Harald Harfagar


Der König Harald Harfagar
Sitzt unten in Meeresgründen
Bei seiner schönen Wasserfee;
Die Jahre kommen und schwinden.


Von Nixenzauber gebannt und gefeit,
Er kann nicht leben, nicht sterben;
Zweihundert Jahre dauert schon
Sein seliges Verderben.


Des Königs Haupt liegt auf dem Schoß
Der holden Frau, und mit Schmachten
Schaut er nach ihren Augen empor;
Kann nicht genug sie betrachten.


Sein goldnes Haar ward silbergrau,
Es treten die Backenknochen
Gespenstisch hervor aus dem gelben Gesicht,
Der Leib ist welk und gebrochen.


Manchmal aus seinem Liebestraum
Wird er plötzlich aufgeschüttert,
Denn droben stürmt so wild die Flut,
Und das gläserne Schloß erzittert.


Manchmal ist ihm, als hört er im Wind
Normannenruf erschallen;
Er hebt die Arme mit freudiger Hast,
Läßt traurig sie wieder fallen.


Manchmal ist ihm, als hört er gar,
Wie die Schiffer singen hier oben
Und den König Harald Harfagar
Im Heldenliede loben.


Der König stöhnt und schluchzt und weint
Alsdann aus Herzensgrunde.
Schnell beugt sich hinab die Wasserfee
Und küßt ihn mit lachendem Munde.