Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 94): Dương Thiệu Tước & Hồ Dzếnh: Chiều

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Chiều - Sáng tác: Dương Thiệu Tước & Hồ Dzếnh

Trình bày: Mai Hương

Đọc thêm:

“Chiều” của Hồ Dzếnh

Đào Dục Tú

Nhắc đến tác giả Hồ Dzếnh (1916-1991) không phải độc giả văn chương Việt nào cũng biết tường tận. Bởi lẽ ông xuất hiện và định danh tên tuổi của mình ở làng văn làng báo từ đầu thập niên 40 thế kỷ trước với hai tập, một truyện ngắn “Chân trời cũ” và một thơ “Quê ngoại”. Nhưng ông không đứng ở văn đoàn, văn phái nào nổi tiếng thời đó, ví như Tự Lực Văn Đoàn chẳng hạn.

Vả lại sau thời Nhân Văn Giai Phẩm “cáo chung trong thực tế” tác giả đã gần như bị văn đàn “lỡ quên”. Thứ nữa, ông là người Việt gốc Hoa, trong máu huyết của mình trộn lẫn dòng Hoa thuộc cha, dòng Việt thuộc mẹ và điều quan trọng hơn có lẽ bởi văn thơ ông hình như tiềm ẩn sâu thẳm một nỗi buồn nhân thế nên không dễ để người đời thẩm định nhanh chóng được chăng?

Người ta khó có thể cảm nhanh, đừng nói “yêu nhanh” một nỗi sầu trầm tích! Phải là người tri âm lắm với chữ, người ta mới thấy được “những hạt vàng lấp lánh” chìm dưới dòng tình cảm như là hoài hương với quê cha, như là tri ân với quê mẹ với một giọng điệu u hoài rất riêng,ví như bài thơ “Chiều” chẳng hạn.

Ngày còn ngồi trên ghế giảng đường khoa Văn, với một vốn kiến thức văn học còn quá hạn hẹp của một “anh chàng nhà quê”, đặc biệt vốn cảm và vốn nghĩ còn ngây thơ sơ sài của mình, “chạm mặt” với ‘Chiều” tôi hơi bỡ ngỡ, một chút gì như ngờ ngợ.

Thơ ông “hay” ư? Hay ở điểm nào đây. . . Hình như mới “nhập môn” văn chương, tôi bị thơ văn lãng mạn tiền chiến với khí quyển có tính bao trùm “áp đảo” của nó trong tâm thức và tâm cảm, tôi chỉ quen với điệu thơ, đại loại “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp – Con thuyền xuôi mái nước song song- Thuyền về nước lại buồn muôn ngả- Củi một cành khô lạc mấy dòng”. . .(Huy Cận).

Hay “Tôi có chờ đâu có đợi đâu- Đem chi xuân lại gợi thêm sầu- Với tôi tất cả như vô nghĩa- Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” (Chế Lan Viên) v..v..
Mãi về sau, tôi mới hiểu dần dần, chỉ có những người “thẩm chữ” tinh tế trên cái nền kiến thức văn hóa văn chương rộng mở, mới có cơ may thấy cái “lạ”, cái khác . . . thường của văn phẩm.

Thi phẩm một người có bút danh . . .cũng lạ, cũng khác, hình như “người Tầu” không phải . . .người mình thuần Việt! Tôi nhớ không lầm bài viết về thể ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường đăng trên tạp chí Sông Hương số 01 cách đây mấy chục năm có thoáng ý nói đến “Chân trời cũ” mang phong vị tùy bút đặc sắc, xem như văn thể ký đáng kể xuất hiện sớm. . .

Trở lại với “Chiều”. Đầu tiên tôi nhận ra giọng điệu trầm buồn, nhịp điệu trầm buồn của thơ là hiệu ứng từ những câu thơ ngũ ngôn mà hầu hết các từ đều mang thanh phù bình, hay phù trầm cũng thế! Khổ đầu “Trên đường về nhớ đầy- Chiều chậm đưa chân ngày- Tiếng buồn vang trong mây”, chỉ có ba âm trong mười lăm âm là . . “ngoại lai” “nhớ” , “chậm”, ” tiếng”.

Hiệu ứng âm thanh cộng hưởng với cách nói “nhân hóa” thời gian “chiều chậm đưa chân ngày” và câu thơ đầy gợi tưởng, suy tưởng về một nỗi buồn “không định danh được” tràn ngập không trung, âm vang trong. . . tĩnh lặng không trung (mây đâu có phát âm như người!) “Tiếng buồn vang trong mây” quả là có “lực đẩy vô hình” mở biên độ cảm xúc của người đọc.

Khổ hai, vẫn điệu thơ ngũ ngôn,vẫn âm bình thanh là chủ đạo “Chim rừng quên cất cánh- Gió say tình ngây ngây- Có phải sầu vạn cổ – Chất trong hồn chiều nay ?”. Hóa ra “tiếng buồn vang trong mây” do con người “chủ thể” tạo ra lại đẩy con người đến cô đơn tuyệt đối chìm đắm trong mối tương quan với vũ trụ,với trời đất.

Nỗi buồn thế sự gì mà vọng động “ghê gớm” thế? Hóa ra đấy là: “sầu vạn cổ”. Tác giả hỏi cũng chỉ là hỏi, là hỏi để trả lời “Có phải sầu vạn cổ- Chất trong hồn chiều nay?”. Sầu vạn cổ là một cảm thức lịch sử, cảm thức xuyên thời gian không gian rồi.

“Sầu vạn cổ” của một người mà tiên tổ cha ông họ có gốc của một dân tộc vĩ đại về văn hóa tinh thần, một góc trời văn minh nhân loại- văn minh Hoa Hạ, nhưng cũng là một xứ sở mà đời đời kiếp kiếp con người bị đẩy vào cuộc tranh phạt quyền bính, quyền thế hàng ngàn năm không bao giờ yên, thời nào cũng thấy “đống xương vô định đã cao bằng đầu” (Kiều), trùng trùng những kiếp người bi tráng, bi hùng và bi phẫn nối tiếp nhau, gối tiếp nhau như sóng dữ đại dương.. . .

Khổ ba bài thơ “Chiều” có thể xem như một lời giãi bầy, một lời giải thích bằng thơ “Tôi là người lữ khách- Mầu chiều khó làm khuây- Ngỡ lòng mình là rừng- Ngỡ hồn mình là cây”. Nếu phải làm cái việc “thuần ngôn ngữ” thì năm âm “sắc ngã” (lữ khách, khó, ngỡ điệp âm) cũng không thể thay đổi được ngữ điệu trầm buồn của mười lăm âm phù bình!
Điều đáng nói hơn là ở chỗ tác giả xác định mình là “người lữ khách” ở trần gian. Đã gọi là lữ khách thì như cụ Tản Đà “tự bạch”: “Quê hương thời có cửa nhà thời không” suốt cuộc đời lãng tử như mây bay như gió nổi. Và người lữ khách ấy lại mang “gánh sầu vạn cổ” trong ngữ cảnh một buổi chiều chạng vạng “Chiều chậm đưa chân ngày”.

Ngữ cảnh “chiều” xưa nay vẫn thường đi liền với “buồn”. Người con gái bình dân xưa “Chiều chiều chim vịt kêu chiều- thương cha nhớ mẹ chín chiều ruột đau”; “Chiều chiều ra đứng bờ ao- Trông cá cá lặn trông sao sao mờ – Buồn trông con nhện giăng tơ- Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”. . .

Con người tự nhiên sau một ngày nhọc nhằn mưu sinh, miễn cưỡng sống hay diễm phúc hơn nhiệt tâm sống, nhiệt tâm yêu thì cũng dễ bị “trùng xuống” cả về hình hài lẫn tâm cảm. Hình như mình không còn hiện hữu nữa, nỗi sầu vạn cổ chất trong hồn đã đưa đẩy người ta hòa vào mênh mông ngoại cảnh, thành hình nhân vô ảnh vô hình: “Ngỡ lòng mình là rừng-Ngỡ hồn mình là mây”.

Từ trạng thái bất thường, từ cõi mộng, cõi suy tư có gì như hoang tưởng hoang đường, thì nỗi nhớ nhà kéo thi nhân về thực tại trước mắt. Hai câu cuối “Nhớ nhà châm điếu thuốc – Khói huyền bay lên cây”. Từ ảo ảnh, ảo mộng sang thế giới thực xung quanh người, thực trăm phần trăm, bước chuyển tự nhiên chẳng có gì cố ý, khiên cưỡng cả.

Người ta dù có mơ, có bay bổng đến đâu thì rồi cũng đến lúc phải tỉnh lại, về với hiện sinh- đang sống, của mình, giống như cánh diều tuổi thơ bay cao bay xa mấy vẫn nối liền với cái cọc buộc dây trên mặt ruộng. Nhớ nhà vô hình nhưng là rất thực, châm điếu thuốc lại càng “siêu cả thực”!

Còn “Khói huyền bay lên cây. . .”người viết xem như một mỹ từ, mỹ cú “có hậu” làm đẹp một bài thơ rất thơ của Hồ Dzếnh mà thôi. Khói huyền, khói đen hay khói “diệu huyền”, bay lên cây hay bay. . .đi đâu cũng không có gì đáng “bình, tán” thêm nữa .

“Chiều” thường là một ngữ cảnh buồn, thi vị, cảm hứng muôn thuở của con người nói chung, nhất là người phương Đông hay bay bổng, hay trầm tư với thi ca nhạc họa (quen giỏi tư duy trực cảm, tượng hình, chưa quen, chưa giỏi về lĩnh vực tư duy lý trí, tư tưởng và toán học, khoa học thực chứng).

Nhưng thơ “Chiều” của Hồ Dzếnh quả là thuộc không nhiều những bài thơ lấy thời điểm nhạy cảm này làm “hứng cảm”, trở thành ám ảnh, trước hết, với riêng tôi, người viết bài tạp văn này . / .

Nguồn: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/04/09/chieu-cua-ho-dzenh/