Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Đĩ thúi & phần còn lại ở đời sau (kỳ 5)

Nguyễn Viện

15.

Nguyễn không ngạc nhiên khi thấy Từ Hải bất ngờ tung ra những tác phẩm mang tính sám hối về sự đầu hàng của mình với Hồ Tôn Hiến trước kia. Chàng nói: “Ông cũng muốn đặt một viên gạch giữ chỗ cho tương lai ư?”

Từ Hải đáp: “Tôi không chỉ giữ chỗ đặt cọc vào tương lai mà tôi đang bước vào tương lai bằng đôi chân của mình”.

Nguyễn cười: “Hóa ra, trước đây ông vẫn đi bằng chân của người khác?”

Từ Hải cũng cười: “Quả thật, nhìn lại thấy vừa buồn cười, vừa muốn khóc. Có lẽ chẳng riêng gì tôi hay ông, mà tất cả; phải, tất cả, chúng ta đều đi bằng đôi chân giả do bọn thống trị áp đặt”.

Nguyễn nói: “Điều gì đã tạo ra sự tùng phục ngu muội tập thể đó?”

Từ Hải bình thản: “Thì cũng như sự đầu hàng của tôi khi xưa thôi”.

Trên sông Tiền Đường bình lặng, Thúy Kiều ngồi ở đầu thuyền gởi khúc mệnh bạc vào thiên cổ. Nàng đã vứt vào sọt rác những con cu thối và trở về. Trong ánh sáng khai nguyên của các thần linh, âm hộ nàng trong suốt. Và reo vui. Không phải vì trái tim nàng đã được lau chùi bằng nước mắt và tóc. Không phải vì sự đền đáp của hư vô. Nàng vui vì non tơ xanh rợn chân trời (của lông). Không có máu. Không có nước nhờn và trứng. Không có bất cứ điều gì. Nhưng bởi vì âm hộ nàng trong suốt, nó phản chiếu bầu trời ráng đỏ, những đám mây hình thù cổ quái và một ngọn gió vừa lướt qua mang theo hơi thở của muôn vàn sinh linh. Tởm lợm. Và bởi vì âm hộ nàng trong suốt, tất cả thế giới được nhìn thấy. Những người đàn ông đi lộn ngược. Và bóng họ khuất sau một khe nước. Thúy Kiều nói: “Con người đang say ngủ”. Không một ai nghe tiếng nàng. Chỉ có âm hộ nàng rung động. Nước sông Tiền Đường mênh mang và thấu hiểu nhưng nước sông Tiền Đường không để rửa lành những vết thương. Hai bàn chân nàng lạnh. Âm hộ nàng cũng đã ở trong nước và dường như tan biến. Nàng tự hỏi: “Phải chăng đây là cuộc hạnh ngộ cuối cùng?” Không, âm hộ nàng vẫn trong suốt và nó chứa một dòng sông đầy. Nàng thích thú với những con cá bơi ra - vào. Nàng bảo: “Thật là vô tội”. Khi những con cá cũng trở nên trong suốt như âm hộ nàng, chúng sinh sôi nảy nở nhanh chóng và bơi lội tung tăng cả trên bầu trời ráng đỏ. Bơi vào trong những đám mây cổ quái và tạo ra sấm chớp. Chúa lòng lành vô cùng, người bảo: “Hãy trở về”. Nhưng sãi Giác Duyên thì hoang mang. Bà ôm lấy Thúy Kiều và đem lên bờ. Âm hộ nàng đen trở lại. Lóng lánh như kim cương.

Chung quanh sặc mùi con cu thối.

Nguyễn hỏi: “Ông muốn giữ lại Thúy Kiều?”

Từ Hải đáp: “Có lẽ thế”.

Nguyễn nói: “Cô ấy cũng có đôi chân của cô ấy”.

Từ Hải: “Tôi không chặt chân của cô ấy”.

Nguyễn nói: “Thúy Kiều cần được giải phóng khỏi ông hay bất cứ một người đàn ông nào khác”.

Từ Hải: “Tôi chính là người giải phóng cô ấy”.

Nguyễn nói: “Xin lỗi, ông cũng là một người đàn ông. Vì thế, trong trường hợp này, Thúy Kiều cũng chỉ là từ tay một đàn ông này đến tay một đàn ông khác”.

Từ Hải cười lớn: “Thúy Kiều thì vẫn phải là Thúy Kiều thôi. Tôi để cho cô ấy quyết định”.

Nhưng Thúy Kiều không quyết định, nàng để cho số phận đưa đẩy.

Thật ra, ngay cả bản thân Từ Hải cũng chẳng tự quyết định được điều gì. Trào lưu nhân bản và dân chủ dội vào hắn như đứng giữa dòng thác, buộc hắn phản ứng để tồn tại. Không phải vì dũng cảm hơn mà nhìn thấy sự thật, xấu hổ trước sự thật bởi sự thật được bóc trần, phơi bày. Hoặc người ta cố tình mù, hoặc phải liêm sỉ. Sức mạnh mới của thông tin truyền thông thời kỳ toàn cầu hóa đặt con người vào những lựa chọn minh bạch. Bộ máy cai trị mất quyền kiểm soát khi thông tin không còn là một đặc quyền. Bản chất phi đạo đức và phi chính trị của khoa học kỹ thuật với những thành tựu mới vô tình cung cấp cho con người cái quyền năng trở thành đạo đức và chính trị hơn bao giờ hết. Quyền tiếp thu và bày tỏ không giới hạn.

Thúy Kiều nói: “Dù sao em vẫn cần anh Từ Hải, ít nhất cho đến khi mọi người không còn coi em là đĩ”.

Nguyễn bảo: “Để có thể sống như một người tự do, cần vượt ra khỏi những thành kiến, quán tính”.

Ngồi trong am con nhện với Đạm Tiên, Mã Kiều Nhi nhìn hóa thân của mình là Vương Thúy Kiều trong vòng tay Từ Hải, nói: “Khi xưa, cũng có lúc tao tin Từ Hải và sống với hắn như một ân huệ giải thoát. Hắn cho tao cơ hội để phục thù. Nhưng rồi tao nhận ra, tao mới là kẻ giải phóng hắn. Cho đến ngày bỏ đi, chưa bao giờ tao là tì thiếp của hắn hay hắn là ông chủ tao. Trong thực tế, hắn vẫn chỉ là thằng chơi đĩ. Còn tao, tất nhiên vẫn là gái đĩ, tự do”.

Đạm Tiên bảo: “Điều đó làm cho mày trở thành bất hủ”.

Bất chợt, Hồ Tôn Hiến đến. Đạm Tiên vội ngồi lên ban thờ. Mã Kiều Nhi làm người giữ am, nàng đưa mấy cây nhang cho Hồ Tôn Hiến. Ông ta chắp tay khấn vái. Mã Kiều Nhi không nghe được ông ta nói gì. Nàng mời ông ta ngồi.

Mã Kiều Nhi hỏi: “Ngài dùng chi ạ? Trà hay rượu?”

Hồ Tôn Hiến bảo: “Đặc sản Bảy Núi”.

Mã Kiều Nhi mang đến cho ông ta một ly nước thốt nốt ướp lạnh. Đạm Tiên bước xuống nói chuyện với ông ta.

Hồ Tôn Hiến chỉ Mã Kiều Nhi hỏi: “Cô này là ai?”

Đạm Tiên nói: “Không phải nữ tì đâu. Nếu ông muốn, cô ấy sẽ phục vụ ông”.

Hồ Tôn Hiến bảo: “Tôi thấy quen”.

Đạm Tiên nói: “Phải, rất quen. Chính ông đã bán cô ấy cho thổ quan ở đây sau khi giết Từ Hải”.

Hồ Tôn Hiến đính chính: “Cô nói sai rồi. Tôi không giết ai cả”.

Đạm Tiên bảo: “Chuyện ấy không thành vấn đề nữa. Cô gái này là Mã Kiều Nhi, tổ mẫu của Thúy Kiều đoạn trường tân thanh. Ông thử cho biết nhé”.

Hồ Tôn Hiến nói: “Không, cám ơn. Cô biết tôi là người thế nào”.

Đạm Tiên bảo: “Cô ấy sẽ khóc, nếu ông không đoái hoài”.

Hồ Tôn Hiến cười. Đạm Tiên cũng cười, nàng hỏi: “Ông cần gì?”

Hồ Tôn Hiến nói: “Tôi muốn biết bọn thế lực thù địch đang âm mưu gì?”

Đạm Tiên nói: “Cái đó ông phải hỏi bọn an ninh tình báo của ông chứ?”

Hồ Tôn Hiến nói: “Tôi không tin ai”.

Đạm Tiên diễu cợt: “Ông cảm thấy bất an à?”

Hồ Tôn Hiến đáp: “Đúng. Tôi phải làm gì?”

Đạm Tiên bảo: “Tôi sẽ vào trong núi nhờ sư phụ giải oan làm lễ độ trì cho ông. Tôi cho rằng ông đã đúng khi không tin ai. Nhưng muốn thân tâm an lạc, ông phải tin con người. Điều đó thì không thể đối với ông, phải không? Vì vậy tôi khuyên ông chuyện gì cũng phải đi tới cùng. Quyền lực cần tuyệt đối”.

Hồ Tôn Hiến hỏi: “Tôi phải giết ai?”

Đạm Tiên đáp: “Một con kiến cũng không nên sát hại, tuy nhiên, mọi chướng ngại ông cần phải dẹp bỏ”.

Trước khi ra về, Hồ Tôn Hiến để lại một phong bì đầy tiền Mỹ.

Một chiến dịch bôi nhọ hạ nhục được Sở Khanh cho thi hành với từng đối thủ của Hồ Tôn Hiến. Từ những hành vi hạ cấp như ném cứt, ném đá vào nhà cho đến chụp mũ chính trị phản động. Những kế hoạch bắt bớ cũng được Thúc Sinh và Kim Trọng phối hợp thực hiện bất chấp dư luận.

Thần Bạch Mi nói với Thúy Kiều: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

Thúy Kiều cúi đầu phụng mệnh. Nàng thưa: “Xin cho con được phong trần chỗ cung đình và thanh cao nơi ngõ hẻm”.

Từ đấy, Thúy Kiều chỉ đi khách với nhà quyền quí.

Tuy nhiên, Thúy Kiều không bao giờ biết, tất cả những vụ đi khách của nàng đều được quay phim và lưu trữ trong tàng thư mật thất của Sở Khanh.

Nguyễn hỏi Đạm Tiên: “Em có đọc những tác phẩm sau này của Từ Hải không?”

Đạm Tiên nói: “Văn chương cỡ Từ Hải thì không nên mất thì giờ, cho dù đó là văn chương sám hối hay phản kháng, bởi vì Từ Hải không bao giờ cởi được cái áo cán bộ”.

Nguyễn cười hỏi người cõi âm: “Văn chương đến từ đâu?”

Đạm Tiên đưa hai ngón tay làm dấu cái lá bảo: “Nồn”.

Trong tận đáy lòng, Nguyễn muốn quì xuống, cúi đầu lạy âm hộ Đạm Tiên.

Người cõi âm hỏi Nguyễn: “Viết để làm gì?”

Nguyễn bảo: “Tự sướng”.

Người cõi âm nói: “Thế thì đừng viết nữa”.

Nguyễn hỏi: “Làm sao sướng?”

Người cõi âm bảo: “Làm tình với em”.

Nguyễn nói: “Làm tình với em thì khác gì thủ dâm?!”

Người cõi âm bảo: “Nếu anh không có khả năng tư duy siêu hình, hành động siêu hình thì anh cũng sẽ không có khả năng sáng tạo”.

16.

Cù nhầy là hành động cù cưa và trạng thái của nó là nhầy nhụa, hiện thực của nó là vũng lầy. Hồ Tôn Hiến, Thúc Sinh, Sở Khanh, Kim Trọng và cả Từ Hải đều rơi trong vũng lầy. Không thể khác. Càng cố thủ, vũng lầy càng nhầy nhụa.

Không thể khác.

Hồ Tôn Hiến bảo Thúc Sinh: “Ông chuẩn bị cho tôi một nghị quyết về việc vượt qua vũng lầy, củng cố quyền lãnh đạo của chúng ta”.

Thúc Sinh hỏi: “Cái này theo mẫu của Trung Quốc hay Bắc Hàn?”

Hồ Tôn Hiến nói: “Xét tình hình thực tế hiện nay thì ta nên làm theo mẫu Bắc Hàn”.

Thúc Sinh biết không có cách nào vượt được qua vũng lầy bởi bản chất sự tồn tại của họ là vũng lầy, nhưng ông ta vẫn gặp Sở Khanh, bảo: “Cậu văn hay chữ đẹp, soạn cho lãnh tụ cái nghị quyết vượt qua vũng lầy, củng cố vai trò lãnh đạo của chúng ta”.

Sở Khanh biết mọi vấn đề chỉ là xảo ngôn, nhưng anh ta không thể tự xảo ngôn với mình, nên gặp Kim Trọng bảo: “Ông là người được đào tạo bài bản, ông soạn cho lãnh tụ cái nghị quyết vượt qua vũng lầy, củng cố vai trò lãnh đạo của chúng ta”.

Kim Trọng biết vũng lầy chính là nơi trú ẩn của mình, vì thế ông ta không muốn thay đổi qua lỗ cống, nên gặp Từ Hải bảo: “Anh là người anh hùng, chỉ có anh mới có thể giúp lãnh tụ vượt qua vũng lầy, củng cố vai trò lãnh đạo của chúng ta”.

Từ Hải biết mình chỉ là kẻ hữu dũng vô mưu, nên gặp Đạm Tiên bảo: “Em là người cõi trên, chỉ có em mới có thể giúp lãnh tụ vượt qua vũng lầy, củng cố vai trò lãnh đạo của chúng ta”.

Đạm Tiên nói: “Chuyện nhỏ”.

Ngày lành tháng tốt, giờ đại phúc, tại am con nhện giữa lưng chừng Bảy Núi, Hồ Tôn Hiến, Thúc Sinh, Sở Khanh, Kim Trọng và Từ Hải đều có mặt. Họ dâng cúng Đạm Tiên một bức tượng Linga lớn nhất Đông Nam Á.

Theo truyền thống, tượng Linga được đặt trên cái đế là Yoni. Nhưng tượng Linga dâng cúng cho Đạm Tiên không có đế, vì thế nó trở thành cái đế cho Yoni Đạm Tiên vì sự to lớn của nó. Nàng vẫn ngồi trên tượng Linga này trong tất cả mọi lúc rảnh rỗi. Đạm Tiên bảo: “Nó đâm thấu suốt em”. Thế giới không vì thế đảo lộn, mà trật tự được vãn hồi theo một truyền thống khác. Sống, lao động và chiến đấu theo gương Đạm Tiên. Nhưng Đạm Tiên vốn là một nhân vật thất truyền, nên dân gian và Thanh Tâm Tài Nhân đã mượn Thúy Kiều làm người ủy thác cho niềm tin của mình về lẽ đạo và đời. Thúy Kiều trở thành đệ ngũ thần sau “Tứ bất tử”: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa.

Thành thần, Thúy Kiều an ủi và biện hộ cho mọi nỗi niềm của trần gian.

Nguyễn cầm cuốn “Truyện Thúy Kiều” bản do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo (NXB Văn Hóa Thông Tin,1999), lòng thành khẩn khấn vái:

“Lạy vua Từ Hải

Lạy vãi Giác Duyên

Lạy tiên Thúy Kiều

Tôi là kẻ khốn khổ khốn nạn

Xin một quẻ bói về tình duyên gia đạo”

Xong, chàng lật mở cuốn sách, được quẻ:

“Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn

Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

“Ai” là ai? Nguyễn gặp Mã Kiều Nhi hỏi: “Anh có nợ tình em không?”

Mã Kiều Nhi hỏi lại: “Hỏi chi vậy?”

Nguyễn đáp: “Để anh trả cho xong”.

Mã Kiều Nhi lại hỏi: “Xong thì sao? Không xong thì sao?”

Nguyễn nói: “Xong thì anh lên đường. Không xong, anh cũng lên đường”.

Mã Kiều Nhi bảo: “Vậy thì anh cứ lên đường cho nhanh”.

Tại am con nhện của Đạm Tiên, Hồ Tôn Hiến cũng nhận được quẻ bói đó. Đạm Tiên bảo: “Theo ý nghĩa của những câu thơ này, ngài vẫn còn nợ nhân dân nhiều lắm. Vì thế, ngài chưa thể ra đi. Không ra đi thì phải làm gì? Đây chính là vấn đề của ngài. Để không phải khóc lóc trong ngày mai, ngay hôm nay ngài phải cho thi hành một kết ước giữa nhân dân và ngài”.

Tri ân lời khuyên này, Hồ Tôn Hiến ký quyết định giao cho Đạm Tiên 5 ngàn mẫu đất với lý do thực hiện dự án đặc khu tâm linh dân tộc.

Một tháng sau, mỗi hộ gia đình nhận được một văn bản sau:

Xứ Cừu và Lừa

Nhân phẩm - Tự do

BẢN KẾT ƯỚC

1.Gia đình tôi xin tự nguyện đặt mình dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đấng chăn cừu (viết đủ chữ “tự nguyện”): ..................................................................

2.Trong bất kỳ trường hợp nào, gia đình tôi xin hứa trung thành với đấng chăn cừu (ghi rõ chữ “xin hứa”):.........................................................................

Ngày........ tháng........... năm..............

Người kết ước,

(ký và ghi rõ họ tên)

Gia đình nào không ký hoặc không nộp lại bản kết ước cho tổ dân phố sẽ bị phê bình trong buổi họp tổ và bị quy kết chống đối lãnh đạo. Theo luật hình sự, chống đối lãnh đạo đồng nghĩa với phá rối an ninh có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

Thúc Sinh nhận được hợp đồng in ấn bản kết ước này và ông ta bỏ túi gần 20 tỉ. Tuy nhiên, con số ấy chỉ là tiền vặt so với dự án đặc khu tâm linh dân tộc của Đạm Tiên. Nàng nhẩm tính ít nhất cũng hốt ở giai đoạn đầu, phần chia lô bán nền khoảng 40 ngàn tỉ. Chưa kể lợi nhuận sau này trong việc kinh doanh thần thánh.

Đạm Tiên khẳng định, kinh doanh thần thánh không bao giờ lỗ. Kế họach đầu tư của dự án khu du lịch tâm linh dân tộc gồm hai phần. Về cơ sở vật chất, nàng dành cho nó 1000 mẫu và sẽ xây một ngôi chùa to nhất thế giới. Bên cạnh đó là một trung tâm cung cấp thày cúng toàn cầu do ngành an ninh đào tạo.

Đạm Tiên bảo “Lạc Việt Đại Tự” của nàng sẽ thờ Phật Phụ Phật Mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương, quốc tổ Hùng Vương và tiên Thúy Kiều.

Dự kiến mỗi năm, Lạc Việt Đại Tự sẽ thu hút một triệu khách du lịch. Vào cửa miễn phí, nhưng nhà chùa sẽ đặt thùng công đức từ cổng đến chính điện, hậu điện, toa-lét... phát ấn, phát xăm, cho lộc... tổng cộng dự thu mỗi năm 100 tỉ. Phần lẻ tẻ như bán nhang, bán hoa, nến... dành cho dân nghèo quanh vùng làm phúc.

Để xứng tầm văn hiến, trên mọi lối đi, mọi vách tường, mọi gốc cây trong Lạc Việt Đại Tự đều có lời thánh hiền bên cạnh lời hay ý đẹp do chính Đạm Tiên ứng tác.

Riêng thày trụ trì, Đạm Tiên ngỏ ý mời Nguyễn với điều kiện chàng phải qua một khóa đào tạo của an ninh.

Đạm Tiên bảo: “Anh sẽ thu hoạch nhiều đấy, không kể phần cứng cho anh là 5% doanh thu”.

Nguyễn nói: “Dù thế nào, anh cũng không dám rỡn mặt thần thánh. Em nên mời Giác Duyên thì phải đạo hơn”.

Đạm Tiên bảo: “Giác Duyên, bên an ninh và Ban Tôn giáo chính phủ sẽ không duyệt. Bà này chân tu quá”.

Nguyễn nói: “Em đừng quên người trụ trì cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách tham quan”.

Đạm Tiên bảo: “Em biết thế nên mới mời anh. Còn không, bên an ninh thiếu gì người”.

Nguyễn nói: “Cám ơn em. Để anh yên phận nghèo cho nó ra vẻ “nghệ sĩ triết gia giang hồ” tí. Quan chức và đại gia không phải tạng anh”.

Đạm Tiên bảo: “Rởm. Nguyễn Du không từng là quan chức ư?”

Nguyễn nói: “Biết vậy. Có thể một ngày nào đó anh sẽ tu thật. Nhưng bây giờ không tu giả. Vả lại cũng không thể làm việc với an ninh được”.

Mã Kiều Nhi nói với Nguyễn: “Thấy thiên hạ làm giàu sốt cả ruột”.

Nguyễn bảo: “Em cứ bán trôn nuôi miệng cho lòng thanh thản. Bận tâm làm gì bọn ăn cướp, bọn lừa đảo”.

Mã Kiều Nhi nói: “Em cũng muốn hưởng thụ mọi niềm vui của cuộc đời nữa chứ. Sướng cái lồn không thôi thì chưa đủ”.

Nguyễn nói: “Anh không phản đối việc hưởng thụ. Nhưng để cho việc hưởng thụ được trọn vẹn thì không nên dẫm đạp người khác”.

Mã Kiều Nhi cười nhạt: “Xin lỗi anh, chỉ có bọn bất tài mới nói chuyện đạo đức”.

Nguyễn bảo: “Thật ra, anh không quan tâm đến vấn đề đạo đức. Anh chỉ nghĩ đến cái dũng khí thôi”.

Mã Kiều Nhi nói: “Em hiểu. Bất lương và hèn hạ là một”.

Nguyễn bảo: “Em có thể làm tăng giá trị tự thân của mình bằng một vài động tác PR đơn giản”.

Mã Kiều Nhi: “Nâng giá đi khách?”

Nguyễn bảo: “Đúng. Em là một thứ hàng hiệu cao cấp. Đôi khi cũng có thể bán giá bình dân để ban phát hạnh phúc cho nhân lọai vào các dịp như lễ tết chẳng hạn”.

Mã Kiều Nhi nói: “Em là Kama Sutra cũng là Karma Yoga. Cung hiến không phân biệt”.

Nguyễn nói: “Đấy là phẩm chất tuyệt luân của em. Việc nâng giá không làm cho em mất tinh thần phục vụ”.

Mã Kiều Nhi nói: “Ok. Em hiểu. Em vẫn luôn chiều chuộng công bằng với tất cả những ai ham muốn em”.

Nguyễn nói: “Và em vẫn có thể nhận được rất nhiều tiền một cách công minh chính trực nhất”.

Mã Kiều Nhi: “Được. Anh bày cách cho em đi”.

Nguyễn nói: “Em không cần phải làm gì, ngoài việc chấp nhận để anh công bố em là nhân vật văn học của anh”.

Mã Kiều Nhi: “Hơi bị sang đấy nhỉ”.

Nguyễn nói: “Không phải em mà chính bọn chơi em nó tìm được cái gọi là nhân văn để tự sướng”.

Mã Kiều Nhi hỏi: “Em văng tục thì có nhân văn không?”

Nguyễn bảo: “Rất nhân văn. Thậm chí có mùi nhân nghĩa”.

Mã Kiều Nhi: “Haha... Sao lại nhân nghĩa ở đây?”

Nguyễn bảo: “Vì điều ấy cứu vãn cho phẩm cách của bọn chúng”.

Mã Kiều Nhi cười: “Anh đểu. Em yêu anh”.

17.

Mã Kiều Nhi trong tác phẩm của Nguyễn là một phụ nữ truyền thống phải bán mình chuộc cha theo sự dàn dựng của một kẻ cường quyền. Cũng chính kẻ cường quyền đã định đoạt số phận Mã Kiều Nhi với một tiền kiếp mù mờ Đạm Tiên và một hậu kiếp bi thương Thúy Kiều. Cái đã là, đang là và sẽ là của Mã Kiều Nhi chính danh chỉ là đĩ, phong kiến, tư bản hay vô sản cũng là đĩ, nàng đi trên mặt đất không quê hương, không bản quán, kẻ cường quyền chăn dắt nàng và cũng là khách của nàng, gặp phong kiến, tư bản nàng có chút tiền để khoe mẽ, gặp vô sản nàng bị chơi quỵt.

Nguyễn không tránh được cái khuynh hướng thời thượng giáo điều là phải vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa hiện đại, vì thế, Mã Kiều Nhi sau khi kiếm đủ tiền, nàng cũng thích đi phượt, mê chụp hình và thời trang. Một cô gái sành điệu.

Trường ca Mã Kiều Nhi của Nguyễn được người đọc đón nhận nồng nhiệt bởi đáp ứng được cái thị hiếu trưởng giả và lòng thương xót của đám đông.

Nguyễn không có khả năng vận động cho một giải thưởng văn chương quốc gia, nhưng cuối cùng chàng cũng toại nguyện. Mã Kiều Nhi với danh nghĩa nhân vật chính đã tiếp thị với hội đồng giám khảo và cô dùng nghệ thuật kamasutra của mình thay cho nghệ thuật văn chương của Nguyễn. Chất liệu văn chương Mã Kiều Nhi hẳn nhiên bất hủ, vì thế, tác phẩm của Nguyễn đã được Hội Văn nghệ sĩ Việt Nam tổ chức hội thảo và chàng được tuyên dương như một tài năng của thế kỷ. Thật ra, để có thể tổ chức được các vụ hội thảo này, Đạm Tiên đã phải bỏ ra 1 tỉ VND. Mỗi bài tham luận nhuận bút 50 triệu. Các diễn giả đều được bao trọn gói đi lại và ăn ở. Phần vui chơi giải trí là đóng góp của toàn thể các em gái trong truyện.

Đúng như Nguyễn tính toán, bảng giá đi khách của Mã Kiều Nhi và các nhân vật nữ khác tăng đột biến và trở thành vô giới hạn. Họ cũng đáp trả Nguyễn bằng cách cho chàng miễn phí vào cửa mỗi khi chàng có nhu cầu.

Cuộc đời thật đẹp. Chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam được xếp trong top 10 trên thế giới. Nguyễn chỉ có thể lý giải điều này như một cách bôi trơn trong ứng xử bằng sự thỏa hiệp, tương nhượng lẫn nhau để cùng thắng. Một kinh nghiệm của chàng với những em đĩ già hết nhớt, hoặc để lắp lỗ đít một thằng đực.

Thường ra, phú quí sinh lễ nghĩa, nhưng với người Việt yêu thơ và làm thơ là một tâm lý tiểu nông để vượt qua cái số phận của kẻ nghèo hèn và bị áp bức. Thơ để ru ngủ hay thăng hoa cũng chỉ là một cách nói. Khi tự hào Việt Nam là một cường quốc thơ cũng chỉ có nghĩa là một dân tộc không ra gì. Mặc dù thơ vẫn được coi là tinh túy của văn chương và tâm hồn con người. Không có thơ, người Việt Nam không còn gì ngoài sự khốn khổ. Một cách thủ dâm, thơ an ủi và cứu rỗi.

Mã Kiều Nhi và Vương Thúy Kiều giải phóng tâm hồn Việt. Nhưng đặt người Việt trên bờ vực thẳm của đạo lý nhân sinh. Và người Việt mãi mãi lưỡng lự trước ngưỡng cửa tự do và tù ngục.

Từ Hải gặp Nguyễn hỏi: “Ông có tin người Việt Nam hạnh phúc vào hàng nhất thế giới không?”

Nguyễn nói: “Mấy cái nghiên cứu vớ vẩn ông bận tâm làm gì?”

Từ Hải: “Tôi biết đấy là bố láo. Nhưng tôi hỏi ông để một lần nữa muốn nói với ông, tôi cần ông”.

Nguyễn bảo: “Tôi đã trả lời ông rồi, tôi không phải Cao Bá Quát”.

Từ Hải nói: “Tôi cũng không phải giặc Cờ Đen”.

Nguyễn hỏi: “Ông muốn gì ở tôi?”

Từ Hải: “Như ông biết, tình hình hiện nay không cho phép hình thành bất cứ một tổ chức nào ngoài khuôn khổ chính quyền. Nhưng điều đó không ngăn trở chúng ta thành một lực lượng. Làm thế nào tập hợp được ý chí chung của người dân thành một lực lượng?”

Nguyễn bảo: “Có lẽ ông nên hỏi các công dân mạng”.

Từ Hải như người đốn ngộ. Hắn ta gật gù. Mỗi công dân là một nhà báo. Mỗi blogger là một chiến sĩ. Mỗi facebooker là một khẩu pháo.

Nguyễn nói: “Sự thật là vũ khí mạnh mẽ nhất”.

Từ Hải suy nghĩ nhưng không nói ra, trong cái lực lượng vô danh nhưng vô song đó, làm thế nào để trở thành lãnh tụ?

Dường như Nguyễn hiểu Từ Hải, chàng bảo: “Bây giờ không phải là thời của các lãnh tụ”.

Thúc Sinh nói với Từ Hải: “Cậu cần phải thành lập một mạng lưới ủng hộ viên để làm chủ dư luận. Chi phí cho kế họach này thuộc ngân sách bảo vệ quyền lãnh đạo của Hồ Tôn Hiến”.

Từ Hải thấy mình không thể thoát ra khỏi cái lưới của Hồ Tôn Hiến. Vì thế, một cách chính thức, Từ Hải tạo cơ chế cho mạng lưới ủng hộ viên họat động, đồng thời những cơ sở ngoại biên cũng được Từ Hải xúc tiến song hành và nó chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của Từ Hải.

Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận, tương quan lực lượng trên không gian mạng, ưu thế bao giờ cũng thuộc về những kẻ không có gì để mất và họ muốn thay đổi. Hồ Tôn Hiến biết điều ấy và ông ta không ngại sử dụng bất cứ thủ đọan nào để trấn áp cái bóng ma càng ngày càng lớn đe dọa sự tồn vong của ông ta. Từ bạo lực đến đê tiện.

Đám đông đáp trả bằng sự diễu cợt và khinh bỉ.

Năm 2012. Sở Khanh gặp Nguyễn bảo: “Ông làm đơn xin vô Hội Văn nghệ sĩ đi”.

Nguyễn nói: “Tôi không có khả năng chung chi”.

Sở Khanh bảo: “Cũng rẻ thôi mà”.

Nguyễn hỏi: “Bao nhiêu?”

Sở Khanh: “300 triệu”.

Nguyễn bảo: “Trả góp nhé?”

Sở Khanh nói: “Ông chỉ đùa”.

18.

Súng Shotgun hay còn gọi súng bắn đạn hoa cải, súng bắn đạn ghém... tùy vào loại đạn mà nó bắn ra, là loại súng được thiết kế thường dùng để bắn khi tựa vào vai, bắn ra loại đạn là một tập hợp các viên đạn nhỏ như hạt tiêu (chỉ sát thương cao khi dùng ở khoảng cách gần) hay loại đạn đặc và lớn (dùng với khoảng cách xa) đôi khi bên trong có thể là thuốc nổ hay những thứ khác như các chất hóa học... (khi đó nó sẽ gọi là đạn đặc biệt). Shotgun có rất nhiều các biến thể khác nhau từ cỡ nòng 5,5 mm (.22 inch) đến 5 cm (2 inch) nòng trơn cùng các chế độ bắn và nạp đạn khác nhau như nạp đạn từ phía sau (loại 1, 2 hay nhiều nòng bắn từng viên), lên đạn bằng cách kéo ống bơm hay thoi nạp đạn, có các chế độ bắn như từng viên, bán tự động thậm chí hoàn toàn tự động…

Các mảnh của đạn shotgun sẽ tỏa ra các hướng sau khi ra khỏi nòng súng và sức bắn được chia đều cho từng mảnh đạn điều đó có nghĩa là sức công sát thương của từng mảnh đạn sẽ rất thấp nếu bắn ở khoảng cách xa vì các mảnh đạn sẽ tỏa đi các hướng (thậm chí nếu trúng mục tiêu chúng cũng chẳng xuyên thủng được do trở nên quá yếu) nên ở khoảng cách xa loại đạn này gần như vô dụng…” (Theo Wikipedia)

Súng hoa cải đã được sử dụng để bắn vào lực lượng cưỡng chế đất đai của dân đen. Một hành động chống đối bột phát thể hiện sự phẫn uất cùng cực đối với bạo quyền.

Hồ Tôn Hiến vội vã triệu tập bộ hạ đến, gay gắt hỏi: “Tại sao lại có kẻ dám chống đối chúng ta? Các đồng chí quản lý nhân dân thế ư?”

Kim Trọng vội thưa: “Chúng tôi đã cho bắt cả tất cả họ hàng anh em bọn chúng và sẽ cho xử thật nặng để làm gương”.

Hồ Tôn Hiến nói: “Ổn định trật tự xã hội cũng là ổn định an ninh chính trị. Tôi không muốn thấy bọn dân đen ngóc đầu dậy”.

Thúc Sinh từ tốn nói: “Thưa anh, chúng ta cần phải nghiêm túc coi đây là một cảnh báo”.

Hồ Tôn Hiến nói: “Vì thế, chúng ta lại càng phải quyết liệt. Toàn bộ hệ thống phải sẵn sàng ứng chiến”.

Thúc Sinh thưa: “Nhưng chúng ta không thể coi dân là đối thủ”.

Kim Trọng nói: “Tôi cho rằng đồng chí Thúc Sinh nhầm lẫn về đối sách. Trong hệ thống của chúng ta chỉ có ta và địch”.

Hồ Tôn Hiến nói: “Đúng. Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị không bao giờ có chung một chiến hào. Sự trắc ẩn hay thương xót là tự sát”.

Thúc Sinh nói: “Tôi không lấn cấn gì về những điều các đồng chí nói. Ý tôi cũng chỉ là vấn đề đối sách”.

Hồ Tôn Hiến: “Để trấn an dân chúng, hãy cho kiểm điểm lực lượng cưỡng chế. Nhưng các đồng chí không được quên, không bảo vệ nhau lúc này, thì khi hữu sự, ai bảo vệ chúng ta? Bọn chống chính quyền, cần phải nghiêm trị. Tôi nhắc lại, tôi không muốn thấy đám dân đen ngóc đầu dậy”.

Ở các quán cà phê, tin về một anh nông dân dùng bình gas nấu cơm làm mìn và bắn súng đạn hoa cải vào lực lượng cưỡng chế gồm hàng trăm công an và quân đội võ trang đầy đủ đã làm nổ tung nhiều buổi sáng trời xanh mây trắng. Tuy nhiên, phát biểu về sự kiện bất ngờ này của một sĩ quan chỉ huy công an cũng bất ngờ không kém.

Ông ta nói: “Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này.

Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào.

Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả”.

(http://www.tienphong.vn/xa-hoi/607509/10-phat-ngon-sieu-an-tuong-cua-quan-chuc-viet-nam-tpov.html)

Nhân dân bình rằng, hàng trăm thằng lính và công an bao vây và tấn công vài thằng nông dân không những đã không bắt được nó mà còn bị nó bắn suýt toi mấy mạng thì hay ho kiểu gì.

Chính vì thế, Hồ Tôn Hiến đã yêu cầu lực lượng an ninh, quân đội cần tiếp tục làm thí điểm hợp đồng tác chiến trấn áp các cuộc nổi dậy trong tương lai của nhân dân.

Cuộc diễn tập thứ hai.

Hàng ngàn công an tiến vào ngôi làng. Súng nổ đì đùng, lựu đạn cay mù mịt. Đánh đập và bắt bớ. Người dân kêu khóc. Những người chứng kiến cũng chỉ biết khóc. Cuộc diễn tập qui mô này được tạo cớ bởi những nông dân chống lại lệnh cưỡng chế bất công của chính quyền đối với đất đai của họ nhằm phục vụ quyền lợi bọn tư bản đỏ.

Hồ Tôn Hiến nói: “Các đồng chí phải chứng tỏ cho bọn dân đen biết thế nào là quả đấm thép”.

Quả đấm thép đã làm nhiều người gãy răng, nhiều người bể xương mặt, thân thể bầm tím, thậm chí nhiều người đã tử vong.

Pháp y là người lĩnh lương của chính quyền vì thế pháp y tuyên bố trước công luận: “Chính quyền không đàn áp, đánh dân. Bọn chúng tự xử”.

Để hợp pháp hóa các vụ trấn áp và giết người, Hồ Tôn Hiến ra lệnh: “Hãy sửa luật để công an được quyền bắn bỏ mọi đối tượng nếu thấy cần”.

Cuộc diễn tập thứ ba.

Những người bất đồng chính kiến lần lượt bị bắt.

Hồ Tôn Hiến nói: “Chúng ta cần phải cho thế giới biết, chủ quyền của chúng ta là tuyệt đối. Không một tổ chức, một chính phủ nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Không một lực lượng đối lập nào được phép thành hình. Không một kẻ chống đối nào được dung tha”.

N.V.