Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 13)

Nguyễn Quang A dịch

LỜI BẠT

Bảo Phác

Để hiểu cuộc du hành chính trị lạ thường của Triệu Tử Dương, là quan trọng để biết chính xác ông đã phải đối đầu với những gì khi ông đạt tới cấp bậc cao nhất của Bắc Kinh trong năm 1980.

Các đấu thủ chi phối trong giới của ông đã là “các Đảng viên Cộng sản lão thành,” những người đã bị Mao Trạch Đông gạt sang bên vì sự không sẵn lòng của họ để đi theo các chương trình cấp tiến của ông. Sau khi bị Mao tước mất ảnh hưởng chính trị của họ trong gần hai thập kỷ, các lão thành đã khao khát để nắm lấy quyền lực và sử dụng những năm còn lại của họ để định hình Trung Quốc sau-Mao.

Người hùng mạnh nhất trong số họ đã là Đặng Tiểu Bình. Đặng đã có đúng kinh nghiệm thích hợp để quản lý hai phái đã nổi lên ở trên đỉnh. Như một người bảo thủ chính trị, ông đã có sự ủng hộ của các Đảng viên lão thành tuyệt vọng để cứu Đảng khỏi sự phá sản. Như một người khai phóng về các vấn đề kinh tế—bị Mao thanh trừng không phải một lần mà hai lần—Đặng đã là đáng tin giữa những người muốn đoạn tuyệt với những ngày cũ của tập thể hoá. Sự chia rẽ giữa các Đảng viên lão thành về đường hướng cải cách đã cần đến một lãnh tụ chóp bu để giải quyết các tranh chấp. Với sự kết hợp của ông về thâm niên, năng lực, và sự ủng hộ từ các đơn vị quân đội hạng nặng, Đặng đã nổi lên như lãnh tụ tối cao, lấp đầy chỗ trống trong một hệ thống độc đoán mà đã mất Nhà cầm Lái Vĩ đại của nó.

Một lão thành có ảnh hưởng khác đã là Trần Vân, người thậm chí cao niên hơn Đặng và đã là một người sáng lập của Đảng. Ông đã có được sự kính trọng lâu dài vì đã ổn định hoá nhanh chóng nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá của quốc gia trong những năm 1950, khi ông là Phó Thủ tướng.

Khi nhóm này lên cầm quyền, đã là rõ những gì sẽ chi phối chương trình nghị sự: sự phục hồi kinh tế và một sự chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc với thế giới. Trong tháng Mười Hai 1978, tại Hội nghị Toàn thể Thứ ba của Uỷ Ban Trung ương khoá 11, Đảng đã đưa ra một nghị quyết để chuyển sự nhấn mạnh của nó từ “đấu tranh giai cấp” sang “phát triển kinh tế.” Việc này đã chấm dứt sự ám ảnh của Đảng với việc tiêu diệt “các kẻ thù giai cấp” đã kéo dài trong ba mươi năm. Thời đại Mao đã kết thúc, và thời đại cải cách được tiến hành.

Các ngôi sao chính trị mới đã bắt đầu nổi lên. Hồ Diệu Bang đã tiếp quản Ban Tổ chức trong tháng Mười Hai 1977, với quyền lực đối với những quyết định nhân sự của Đảng. Ông đã ngay lập tức phục hồi chức cho các nạn nhân của những sự thanh trừng của Mao; lòng biết ơn của họ đã biến thành sự ủng hộ chính trị vững chắc cho Đặng Tiểu Bình, người đã cất nhắc Hồ.

Một ngôi sao khác đã là Triệu Tử Dương. Hai năm trước, Đặng đã cử Triệu đến quê ông, tỉnh Tứ Xuyên, mà khi đó đã trên bờ vực thảm hoạ nông nghiệp. Triệu, người đã có nhiều năm kinh nghiệm quản lý Tỉnh Quảng Đông, đã tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp của Tứ Xuyên. Chỉ trong vài năm, ông đã nâng một cách đầy kịch tính sản xuất nông nghiệp và thu nhập trung bình của tỉnh có 100 triệu dân này, nơi đã chính thức tiết lộ rằng 10 triệu người đã chết đói vì Đại Nhảy Vọt của Mao. Mặc dù các chính sách của ông đã có vẻ gần như “tư bản chủ nghĩa,” thành công của chúng đã tạo danh tiếng sớm của Triệu.

Bất chấp nhiều năm của ông trong các bộ máy cấp tỉnh, Triệu đã có kỹ năng chính trị về không nổi bật quá nhiều, mà đã giúp ông leo lên đỉnh mà không gây ra nhiều tiếng ồn ào hay chọc tức những người theo đường lối cứng rắn. Sự lên nhanh của ông đã bắt đầu trong tháng Tám 1977 tại Đại hội Đảng lần thứ 11, khi ông trở thành một uỷ viên dự khuyết của Bộ Chính trị.

Đặng đã nhanh chóng củng cố quyền lực bằng việc bổ nhiệm Hồ Diệu Bang làm Chủ tịch Đảng và Triệu Tử Dương làm Phó Chủ tịch Đảng và Thủ tướng Quốc Vụ Viện. Ảnh hưởng của Đặng bây giờ lơ lửng trên các bộ máy cai quản Đảng và nhà nước.

Hai ngôi sao đang lên của Đặng đã bắt đầu làm việc. Thành công của Hồ về phục hồi các Đảng viên bị nhục nhã, kết đôi với các thành tựu của Triệu từ những đổi mới nông nghiệp của ông, đã cho phép Đặng khẳng định sự kiểm soát của ông cả bên trong Đảng và giữa nhân dân. Ông cũng đã trở thành lãnh tụ cộng sản Trung Quốc đầu tiên có được sự ca ngợi rộng rãi từ nước ngoài. Câu cửa miệng mới ở Trung Quốc đã là “cải cách.” Với sự giúp đỡ của bộ máy tuyên truyền của Đảng, cải cách đã trở thành hiện thân của mọi hy vọng và mọi thứ tốt.

Chỉ đã có một vấn đề: không ai đã có thể đồng ý về cải cách này phải có hình thức chính xác thế nào. Những người thực dụng đã ít quan tâm đến giáo điều Marxist. Họ đã biết từ kinh nghiệm rằng các khuyến khích và các yếu tố thị trường đã có kết quả. Các Đảng viên lão thành như Trần Vân, tuy vậy, đã tin rằng Đảng Cộng sản phải vẫn trung thành với ý thức hệ nền móng của nó và theo đuổi chủ nghĩa xã hội kiểu-Soviet. Đối với họ cải cách kinh tế chỉ đã có nghĩa là việc bình phục lại từ những thảm hoạ do Mao gây ra. Trong số những người bảo thủ này, cũng đã có những lý do cá nhân cho việc phản đối cải cách. Lí Tiên Niệm, người đã quản lý công việc kinh tế trong một thời gian đáng kể trong thời đại của Mao, đã thấy cải cách như một sự phê phán ngầm công tác quá khứ của ông và đã sợ bị gạt sang bên lề. Và các quan chức sự nghiệp—kết cấu của chính quyền của Trung Quốc—những người đã được huấn luyện trong hàng thập niên để tin rằng “chủ nghĩa tư bản” là cái xấu tột độ, bây giờ cảm thấy bị mất phương hướng và bị văn hoá chính trị mới đe doạ.

Tất cả điều này đã có nghĩa rằng các nhà cải cách của Trung Quốc không có một chuyến đi dễ dàng. Khi Triệu trở thành Thủ tướng trong năm 1980, ông đã vẫn là người mới đối với chính trị cấp cao của Bắc Kinh. Vấn đề lớn đầu tiên ông đã phải giải quyết là “điều chỉnh lại” kinh tế 1981 mà đã được lão thành bảo thủ Trần Vân khởi động. Triệu đã không có lựa chọn nào ngoài việc dẫn đầu cố gắng, nhưng trong vai trò đó ông đã nhanh chóng hiểu được điểm yếu của hệ thống kế hoạch tập trung, mà đã quản lý công việc kinh tế bằng việc phân các chỉ tiêu khắp đất nước. Ông đã thử chuyển nhanh với các cải cách.

Đã là một thời kỳ gập nghềnh. Đặng đã làm rõ rằng ông không muốn “bất cứ sự cãi cọ nào” ở trên đỉnh. Mặc dù ý định của những lời của ông đã không được giải thích rõ, chúng rõ ràng đã có nghĩa rằng Đặng đã hy vọng để làm như ông muốn mà không có sự can thiệp. Nhưng khi các Đặc khu Kinh tế được yêu thích của Đặng bắt đầu có vẻ tư bản chủ nghĩa thái quá, Trần Vân trong năm 1982 đã khởi động một “Chiến dịch Đánh Mạnh Chống các Tội phạm Kinh tế” mà gián tiếp đã nhắm vào việc vô hiệu hoá các chính sách tự do mà các đặc khu đã được phép. Trần đã tìm được một cách để sử dụng quyết tâm của mình mà không có “sự cãi cọ” chính trị, và Đặng đã không phát hiện ra thủ đoạn. Dưới hoàn cảnh này cả Hồ và Triệu đã cảm thấy buộc phải đi cùng với Trần.

Vào lúc này, Triệu đã biết ông đang hoạt động trên một bãi mìn chính trị nhưng đã dấn tới trong cố gắng của ông để hiện đại hoá nền kinh tế. Đã chẳng hề phật lòng rằng ý tưởng về việc cho phép nhập khẩu thực phẩm, chẳng hạn, đã được đề xuất bởi chínhTrần Vân, người đã háo hức để đoạn tuyệt với chính sách Maoist về tự lực hoàn toàn. Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn. Với áp lực bớt đi lên sản xuất ngũ cốc trong nước, nhà nước đã có thể nới lỏng các hạn chế và các chỉ tiêu mà trong quá khứ đã ép 800 triệu nông dân vào sự nghèo khổ. Trung Quốc sau đó đã quyết định mở rộng ra phần còn lại của quốc gia những cải cách nông thôn mà Triệu đã khởi động ở Tỉnh Tứ Xuyên. Mặc dù chính sách đã bị một vài nhà quản lý cấp tỉnh kháng cự, những lợi lộc đã ngay lập tức đến mức hầu hết các vùng đã nhanh chóng chấp nhận chúng một cách tự nguyện. Ngược với chiến dịch tàn nhẫn của Mao để ép buộc các công xã lên nông thôn Trung Quốc, việc dỡ bỏ cùng hệ thống này đã được tiến hành mà không có sự ép buộc.

Tiến bộ cũng đã tiếp tục dọc vùng duyên hải nữa. Các Đặc Khu Kinh tế ở miền đông đã tiếp tục phát triển. Nhưng bởi vì chúng đã được dựng lên như các phòng thí nghiệm biệt lập cho cải cách, Đặng đã có khả năng để tránh các cuộc tranh luận chính trị rộng và tốn kém giữa các Đảng viên lão thành về liệu chúng có qua được sự kiểm ra về là “xã hội chủ nghĩa” hay không.

Với những điều kiện cần cho cải cách hơn nữa có sẵn, cái cần nhất đã là một ý thức rõ ràng về định hướng từ ban lãnh đạo trung ương. Với tư cách Thủ tướng mới, Triệu đã kết luận rằng mệnh lệnh kinh tế cấp bách chính là việc giải quyết sự phi hiệu quả kinh niên của Trung Quốc. Triệu có thể đã bị cách ly bên trong bộ máy quan liêu cộng sản lớn nhất của thế giới, nhưng ông đã nhận ra rằng, để tiến bộ, Trung Quốc phải từ bỏ nền kinh tế kế hoạch của nó để ủng hộ một thị trường tự do. Nó đã là chiến thắng lớn của lương tri.

Nhưng để làm cho điều này xảy ra trong một chính quyền mà vẫn có sự chống đối bảo thủ đáng kể, Triệu đã phải lách học thuyết chính thống, nghĩ ra những uyển ngữ cho các chính sách của ông, và tiếp tục nài nỉ sự ủng hộ của Đặng trong khi bỏ qua những lời than phiền của các lão thành hùng mạnh khác. Ông đã luôn luôn có thể bị tổn thương vì thực tế rằng các ý tưởng của ông đã trái ngược hiển nhiên với đường lối chính thức của Đảng.

Các đối thủ như các nhà lý luận bảo thủ Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần đã thử lợi dụng tính dễ bị tổn thương này và đã là một nguồn chọc tức liên tục cho các nhà cải cách như Hồ và Triệu. Sức mạnh chính để giữ các cuộc tấn công này ở xa trên “mặt trận lý luận” đã là Đặng Tiểu Bình, người đã không thể quan tâm ít hơn về học thuyết. Khi Triệu trở thành Tổng Bí thư Đảng, ông đã sử dụng quyền lực của mình để dứt khoát kết liễu các định chế tả khuynh mà từ đó các cuộc tấn công này đã xuất phát.

Sự biến đổi của Trung Quốc sang một nền kinh tế thị trường đã vượt qua điểm không thể quay ngược lại vào lúc nào đó trong những năm 1980. Về mặt chính trị, tuy vậy, Đảng đã chẳng bao giờ từ bỏ những cách độc đoán của nó. Việc loại bỏ “đấu tranh giai cấp” của Mao đã là một đột phá trên một mức, nhưng nó đã cho người dân một ấn tượng sai rằng bằng cách nào đó hệ thống chính trị hay phong cách lãnh đạo của Đảng đã thay đổi. Thực ra, các vấn đề của sự cai trị độc đoán vẫn còn cho đến ngày này. Không có một sự thay đổi, Trung Quốc không thể thoát khỏi chúng: một sự thiếu trách nhiệm giải trình và một đảng luôn luôn ngồi trên pháp luật.

Điều này hầu như chắc chắn bảo đảm rằng chính phủ sẽ tiếp tục đối mặt với các cuộc nổi loạn. Đảng đã bứt rứt suốt lịch sử của nó về nó phải khoan dung ra sao trong việc xử lý sự chỉ trích. Trong năm 1957, Mao đã thúc giục các trí thức nói thẳng trong Chiến dịch Trăm Hoa Đua nở, rồi đã trừng trị thẳng tay những người đã nói thẳng một năm sau với Chiến dịch Chống-Cánh Hữu (mà Đặng đã thực hiện). Trong năm 1979, Đặng đã tiếp tục đàn áp những người chỉ trích. Ông đã dẹp tắt phong trào “Tường Dân chủ”, mà trong đó hàng ngàn trí thức và những người trẻ đã đăng những lời kêu gọi quyền tự do chính trị trên một bức tường ở Bắc Kinh. Ông muộn hơn đã khuyến khích một đợt vận động năm 1983 chống lại “Ô nhiễm Tinh thần,” có nghĩa chủ yếu là các ảnh hưởng nước ngoài, và ông đã đề xuất Chiến dịch Chống–Tự do hoá Tư sản 1985. Khi Hồ Diệu Bang không thực hiện chiến dịch đó, Đặng đã sa thải ông. Một lực chính cho cải cách chính trị như thế đã biến mất. Ông đã có vẻ đeo đuổi việc thử để tạo ra một Đảng khoan dung hơn, cởi mở hơn. Nhưng khi sự không hài lòng của Đặng với Hồ tăng lên, các Đảng viên lão thành đã lợi dụng sự rạn nứt. Với sự tán thành của Đặng, họ đã thử cắt bớt quyền lực của các quan chức có đầu óc cải cách khác. Thậm chí họ đã thử thay thế Hồ bằng người của riêng họ. Về vấn đề này, tuy vậy, Đặng đã đứng vững. Mặc dù ông đã cách chức Hồ, ông đã không để cho một người chống cải cách kinh tế, ai đó như Đặng Lực Quần, kế vị Hồ. Cho nên ông đã cất nhắc Triệu lên Tổng Bí thư. Ông đã tán thành việc cất nhắc chức Thủ tướng cho Lí Bằng, mà người thầy của ông ta đã là lão thành bảo thủ Trần Vân. Nhưng ông đã không tin cậy Lí để vận hành nền kinh tế, và như thế để bảo đảm rằng Triệu sẽ vẫn đưa ra các quyết định trong lĩnh vực đó, Đặng đã lập ra Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương và đã đặt Triệu chịu trách nhiệm.

Đó đã không phải là lần đầu tiên Đặng đã phớt lờ các định chế chính thức, nó cũng chẳng phải là lần cuối. Trong tháng Giêng 1987, ông đã chỉ định một “Nhóm-Năm-Người” ad hoc để tiếp quản Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị vào lúc cách chức Hồ. Rồi ông đã chỉ định một “Nhóm-Bảy-Người” để chỉ định các quan chức trong việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng thứ Mười ba. Mặc dù Đặng đã có khả năng để dùng thủ đoạn vượt qua được một số lão thành ngoan cố, ông cũng đã gieo hạt gống cho sự biến loạn tương lai. Cuối cùng, Thủ tướng Lí đã không muốn cam chịu vai trò bị cắt giảm. Và một tình hình kinh tế ngày càng bất ổn đã giúp ông gây ra rắc rối.

Cú đòn quyết định đã là sự nổ ra lạm phát cao trong 1988, bị làm trầm trọng thêm bởi một cố gắng xấu số và (theo sự thú nhận của chính Triệu) được nghĩ không thấu đáo để tiến hành một đột phá táo bạo trong việc cải cách hệ thống giá. Chính phủ đã phạm một sai lầm chí tử bằng việc công bố các sự tăng giá trước khi thực hiện chúng. Công chúng đã phản ứng lại với việc hoảng hốt mua hàng và đổ xô rút tiền khỏi các ngân hàng. Tính nghiêm trọng bề ngoài của tình hình đã khiến Triệu đột ngột bỏ cải cách giá.

Thiệt hại cho vị thế chính trị của ông đã xảy ra. Các đối thủ của ông đã bắt đầu một cố gắng có phối hợp để lật đổ ông. Công việc của Triệu đã trở nên ngày càng khó. Ông đã có được những chiến thắng ấn tượng trong những cố gắng sớm hơn của ông để giữ các cải cách đúng hướng. Ông đã vô hiệu hoá Chiến dịch Chống-Tự do hoá trong năm 1987. Ông đã ghĩ ra cụm từ “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” như cơ sở lý luận cho việc Trung Quốc chấp nhận các chính sách thị trường tự do trong giai đoạn đầu này của sự tiến hoá của nó.

Nhưng cải cách chính trị đã là một vấn đề gai góc hơn. Tại một điểm Triệu đã có viết một bức thư cho Đặng thúc ông “thiết lập một hệ thống lãnh đạo rất cần thiết,” mà đã gợi ý các vấn đề với hệ thống độc đoán hiện hành. Đặng đã nhận được bức thư nhưng không nhận được thông điệp. Đặng đã một lần nói về sự cần cho “cải cách chính trị” và cho nhiều dân chủ hơn bên trong Đảng, nhưng đó là khi đối thủ chính trị của ông, Hoa Quốc Phong, đã là một người với quá nhiều quyền lực. Sau khi bản thân Đặng trở thành lãnh tụ chóp bu, ông đã chẳng bao giờ nói lại kiểu đó. Nói chung, ý tưởng của Đặng về “cải cách chính trị” đã không vượt quá các cải cách hành chính để làm cho Đảng hiệu quả hơn.

Triệu hầu hết đã chấp nhận sự chi phối của Đặng bởi vì nó đã giúp ông né các lão thành khác về các vấn đề kinh tế. Khi Đặng ở một giai đoạn đã gợi ý việc rút lui khỏi Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị, Triệu đã thử thuyết phục ông ở lại; ông đã cần đến Đặng. Nhưng khi Triệu đã chuẩn bị để trình bày một loạt cải cách chính trị tại Đại hội Đảng thứ Mười ba, Đặng đã áp đặt những giới hạn trên chúng mà Triệu đã không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận. Đặng đã muốn không phần nào của hệ thống Tây phương: “Hãy đừng để ngay cả một dấu vết của tam quyền phân lập.”

Triệu đã nhận ra rằng Đảng cần thay đổi cách nó cai quản. Không vượt qua Đặng, Triệu đã đề xuất một “sự tách quyền lực giữa Đảng và nhà nước.” Đề xuất đã được Đại hội Đảng thông qua nhưng muộn hơn đã bị kháng cự bởi các quan chức Đảng ở tất cả mọi mức những người đã không muốn từ bỏ quyền lực của họ. Cải cách chính trị nghiêm túc đã chẳng bao giờ cất cánh khỏi mặt đất.

Với sự bùng nổ của các cuộc biểu tình sinh viên năm 1989, Triệu đã không còn thời gian. Khi Đặng quyết định triệu quân đội vào, Triệu đã làm rõ rằng ông không thể tham gia vào một quyết định như vậy. Ông đã không phải là một lãnh đạo chóp bu người đã do dự: Đặng đã không có khả năng để có được đa số của năm uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị. Như thế Đặng, đã có kinh nghiệm dẹp các thủ tục Đảng và chính phủ sang bên khi ông cần, đã có được sự ủng hộ của một tướng già nổi tiếng, Dương Thượng Côn, người đã đảm bảo sự kiểm soát của ông đối với quân đội.

Sau khi các cuộc phản kháng bị đàn áp, Đặng đã vật lộn với di sản của chính ông. Nếu chiến thắng của đường lối cứng rắn cũng kết thúc với việc giết cải cách kinh tế, thì Đặng sẽ đối mặt với triển vọng kinh khủng khét tiếng như đồ tể của Thiên An Môn người đã bảo vệ một chế độ không thể biện hộ được và phung phí uy tín mà ông đã có được sớm hơn từ sự tiến bộ kinh tế của quốc gia.

Và như thế đông đã bắt đầu để thay đổi tình hình. Trong năm 1992, ông đã có một chuyến đi nổi tiếng qua các thành phố hưng thịnh dọc duyên hải phía nam. Nó đã là một tín hiệu rõ ràng cho các lãnh đạo Trung Quốc rằng các cải cách kinh tế phải được tiếp tục—rằng không ai được thử ngừng chúng. Nước đi đã giúp buộc Đại hội Đảng thứ 14 muộn hơn trong năm đó để tái thẳng định những cải cách hơn nữa.

Nhưng khi đó Liên Xô đã sụp đổ. Với sự sụp đổ đó lơ lửng trên đầu họ, những người bảo thủ của Trung Quốc—những người đã mất sự tin cậy của nhân dân sau vụ Tàn sát Thiên An Môn, và đã từ bỏ cải cách kinh tế nhưng đã tự chứng tỏ không có khả năng cải thiện nền kinh tế—đã bị đẩy vào sự phục tùng. Họ đã nhận ra rằng vụ tàn sát đã củng cố sự cai trị độc đoán của Đảng. Với một cảm giác an toàn được hồi phục lại, họ đã ngừng lo ngại và đã phát đạt.

Ngày nay, hai mươi năm sau, các cải cách kinh tế đã mở rất rộng, và chủ nghĩa tư bản—một thị trường chứng khoán, một thị trường bất động sản, doanh nghiệp tư nhân—đã được thiết lập. Thế nhưng, đúng như Triệu đã nhận ra trong những năm muộn hơn của ông trong khi dưới sự quản thúc tại gia trong nhà có sân trong cô quạnh của ông, tham nhũng đang làm què quặt hệ thống và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào khả năng của chính phủ để cải thiện đời sống của họ. Không có cải cách chính trị, không có những kiểm soát và cân bằng (checks and balances), thị trường bị méo mó, bị thao túng bởi các quan chức tham nhũng và giao dịch bẩn thỉu. Quốc gia vẫn bị cai trị bởi người, không phải bởi luật. Trong khi ẩn dật, Triệu cuối cùng đã kết luận rằng để có tiến bộ, Trung Quốc sẽ khấm khá hơn với một hệ thống nghị viện Tây phương. Nhưng sự đột phá quan niệm này đã chỉ đến sau khi ông đã bị bịt miệng.

Triệu Tử Dương đã không có sự quan tâm nào để là một người nhìn xa trông rộng (visionary). Ông đã là một người thực dụng, người đã muốn giải quyết những vấn đề thực tế. Ông đã dẫn nước ông qua sự lầm lẫn và hỗn loạn và đã đưa ra những lựa chọn khó khăn vì mục đích cải thiện đời sống của những người khác. Ông đã làm bổn phận của mình. Di sản của ông, được ghi ở đây, sẽ bảo đảm rằng ông sẽ không phai mờ khỏi lịch sử.


YẾU LÝ LỊCH CỦA

TRIỆU TỬ DƯƠNG

Dựa vào một phiên bản tiếng Hoa do Lí Thụ Kiều, cựu thư ký của Triệu Tử Dương, soạn.

1919, 17, tháng Mười Sinh tại Huyện Hoạt, Tỉnh Hà Nam

1932 Tham gia Liên đoàn Thanh niên Cộng sản

1933, tháng Tám Ghi danh học Trường trung học cơ sở Khai Phong Tỉnh Hà Nam

1935, tháng 12 Tham gia hoạt động của Đảng Cộng sản; tổ chức các cuộc biểu tình sinh viên chống Nhật, bước đầu tiên trên con đường hoạt động chính trị

1936, tháng Tám Ghi tên vào Trường Trung học Phổ thông Vũ Xương Tỉnh Hồ Bắc

1937, tháng Bảy Bỏ trường học khi Quân đội Hoàng gia Nhật khởi động cuộc xâm lấn toàn bộ Trung Quốc; quay về quê ở tỉnh Hà Nam, mà mau chóng trở thành vùng bị chiếm đóng và nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức một cuộc kháng cự có tổ chức chống lại người Nhật

1938, tháng Hai Gia nhập ĐCSTQ

1939, tháng Giêng Trở thành bí thư Đảng Huyện Hạt, bắt đầu sự nghiệp của ông như một nhà quản lý dân sự bên trong tổ chức ĐCSTQ

1949, tháng Ba Trở thành bí thư ĐCSTQ của Khu Nam Dương, tỉnh Hà Nam

1951 Rời quê Tỉnh Hà Nam đi Quảng Đông, bắt đầu một sự nghiệp dài và thành công như một nhà quản lý tỉnh

1958–60 Chiến dịch Đại Nhảy Vọt của Mao

1962 Trở thành bí thư thứ hai của Tỉnh Uỷ Tỉnh Quảng Đông và tham gia trong cuộc họp—được biết đến như Hội nghị Công tác Bảy Ngàn Cán bộ—nơi đảng viên kỳ cựu Lưu Thiếu Kỳ công khai không đồng ý với Mao về các vấn đề chính sách then chốt. Thử nghiệm với việc ngừng các công xã và giao khoán lại đất cho các nông dân tư nhân như một biện pháp “tạm thời” để phục hồi từ Đại Nhảy Vọt tai hại

1965 Vào tuổi bốn mươi sáu, trở thành người đứng đầu Đảng cấp tỉnh trẻ nhất đầu tiên khi ông lên chức bí thư thứ nhất của Tỉnh Uỷ Quảng Đông

1966–76 Cách mạng Văn hoá của Mao

1967 Bị tạm giam tại Trung tâm Chỉ huy Quân sự Quảng Châu như một phần của sự thanh trừng Cách mạng Văn hoá để làm trong sạch giới quan chức ủng hộ các chính sách “xét lại” (các chính sách đã ôn hoà ngược với các chính sách của Mao)

1970 Làm việc như một thợ lắp ráp tại các Nhà máy Cơ khí Tương Trung Huyện Liên Nguyên, Tỉnh Hồ Nam

1971, tháng Tư Được bổ nhiệm làm bí tư ĐCSTQ của Khu Tự trị Nội Mông và phó giám đốc Uỷ ban Cách mạng; việc này đánh dấu sự phục chức của ông sau khi bị thanh trừng

1972, tháng Ba Trở thành bí thư Đảng của Tỉnh Quảng Đông

1973, tháng Tám Trở thành uỷ viên Uỷ ban Trung ương của ĐCSTQ

1974 Trở thàng Bí thư thứ nhất của Đảng ở Tỉnh Quảng Đông

1975, tháng Mười Được Đặng Tiểu Bình cử làm bí thư thứ nhất của Tỉnh Uỷ Tỉnh Tứ Xuyên; chính sách cải cách nông thôn mà ông khỏi xướng ở Tứ Xuyên là cải cách đầu tiên thuộc loại này và trở thành mô hình thành công trong cố gắng để dỡ bỏ các công xã của Mao

1977, tháng Tám Được bổ nhiệm làm uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, bắt đầu của sự đi lên của ông tới các vị trí lãnh đạo chóp bu

1978 Trở thành Phó chủ tịch của Uỷ ban Trưng ương Đảng

1979, tháng Chín Trở thành uỷ viên Bộ Chính trị

1980, Tháng Hai Trở thành uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị (BTV)

1980, tháng Ba Phụ trách công việc kinh tế của quốc gia với tư cách lãnh đạo của Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương

1980, tháng Tư Trở thành Phó Thủ tướng Quốc Vụ Viện

1980, tháng Chín Trở thành Thủ tướng Quốc Vụ Viện

1981, tháng Sáu Trở thành Phó Chủ tịch của Uỷ ban Trung ương của ĐCSTQ

1982, tháng Chín Được bầu lại vào BTV Bộ Chính trị tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Nhất của Uỷ ban Trung ương khoá 12

1984, 19 tháng Mười Hai Ký Tuyên bố Chung Trung-Anh với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher ở Bắc Kinh cho việc trả lại chủ quyền đối với Hong Kong cho Trung Quốc vào ngày 1 tháng Bảy, 1997.

1986, tháng Mười Trở thành lãnh đạo của một nhóm mới với nhiệm vụ về đề xuất một gói cải cách chính trị, Nhóm Nghiên cứu cho Cải cách Hệ thống Chính trị. Các thành viên khác là Hồ Khởi Lập, Điền Kỳ Vân, Bạc Nhất Ba, và Bành Xung

1987, tháng Giêng Trở thành Quyền Tổng Bí thư của ĐCSTQ

1987, tháng Mười Tại Đại hội Đảng thứ Mười ba, tuyên bố rằng Trung Quốc đang ở “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội,” bằng cách ấy dọn đường cho những biến đổi thị trường thêm nữa; cũng đề xuất một gói cải cách chính trị duy nhất trong lịch sử ĐCSTQ, thử thay đổi “cách ĐCSTQ cai quản,” tức là, để đưa ra những cải cách như tách quyền lực giữa Đảng và nhà nước. Trở thành tổng bí thư và phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Quân sự Trung ương, và vẫn là uỷ viên BTV BCT

1989, 15 tháng Tư Hồ Diệu Bang chết, châm ngòi các cuộc biểu tình sinh viên

1989, 22 tháng Tư Đề xuất một cách tiếp cận ba-điểm đối với các cuộc biểu tình sinh viên: động viên quay về lớp học, tổ chức các đối thoại, và sử dụng luật chỉ để trừng phạt những người đã phạm tội

1989, 26 tháng Tư Nhân dân Nhật báo đăng sự lên án của Đặng về các cuộc biểu tình sinh viên, khiến căng thẳng leo thang thành một khủng hoảng chính trị nghiêm trọng

1989, 4 tháng Năm Trình bày bài phát biểu cho các đại biểu Ngân hàng Phát triển Á châu kêu gọi xử lý các cuộc biểu tình “dựa trên các nguyên tắc của dân chủ và luật”

1989, 17 tháng Năm Tham gia cuộc họp tại nhà Đặng Tiểu Bình nơi Đặng quyết định áp đặt quân luật; Triệu nói ông thấy khó để thực hiện một quyết định như vậy

1989, 19 tháng Năm Thăm các sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn và trình bày một bài phát biểu ngẫu hứng nài xin họ rời khỏi quảng trường, biết rằng một cuộc tấn công quân sự sắp xảy ra. Nó là sự xuất hiện công khai cuối cùng của ông

1989, tháng Sáu Một cuộc họp Bộ Chính trị Mở rộng được tổ chức để phê phán Triệu và tước mọi chức vụ của ông. Việc này bắt đầu mười sáu năm cô lập và quản thúc tại gia của ông

1997, 19 tháng Hai Đặng Tiểu Bình chết

1997, 12 tháng Chín Gửi một bức thư trong khi dưới sự quản thúc tại gia cho Đại Hội Đảng thứ 15 kêu gọi các lãnh đạo đánh giá lại sự đàn áp thẳng tay những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn trong năm 1989

2005, 17 tháng Giêng Chết tại Bắc Kinh