Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 1)

Tủ sách SOS2

HỒI

TRIỆU TỬ DƯƠNG

Nguyễn Quang A dịch

Nhà Xuất Bản Dân Khí, 2019

PRISONER

OF THE

STATE

The Secret Journal of

Zhao Ziyang

Translated and Edited by

Bao Pu, Renee Chiang, and Adi Ignatius

Foreword by Roderick MacFarquhar

Simon & Schuster (2009)

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Lời tựa

PHẦN 1: VỤ THẢM SÁT THIÊN AN MÔN  

1. Những cuộc Phản kháng Sinh viên Bắt đầu

2. Bài Xã luận Khiến Tình hình Tồi đi

3. Cuộc Chiến Quyền lực

4. Sự Đàn áp Thẳng tay

5. Những Lời Tố cáo Tới tấp

6. Chiến dịch Chống lại Triệu

7. Cuộc Trò chuyện của Triệu với Gorbachev

PHẦN 2: QUẢN THÚC TẠI GIA  

1. Triệu Trở thành một Tù nhân

Báo cáo Điều tra

2. Cuộc Chiến đấu Đơn độc của Triệu

PHẦN 3: GỐC RỄ CỦA BỘT PHÁT KINH TẾ TRUNG QUỐC 

1. Những Quan điểm Mâu thuẫn ở trên Đỉnh

2. Một sự Thoái lui Sớm

3. Mở cửa một cách Đau đớn ra Thế giới

4. Tìm một Cách tiếp cận Mới

5. Triệu và Hồ Đụng độ

6. Chơi Xỏ một Đối thủ

7. Từng Bước Một

8. Nền kinh tế Trở nên Quá Nóng

9. Phép Màu của Thương mại Tự do

10. Quyền Tự do trên Trang trại

11. Các Vùng Duyên hải Cất cánh

12. Đối phó với Tham nhũng

PHẦN 4: CHIẾN TRANH TRONG BỘ CHÍNH TRỊ

1. Hồ Diệu Bang “Từ chức”

2. Triệu Đi Dây

3. Các Nhà Lý luận

4. Chuẩn bị cho Sự kiện Chính

PHẦN 5: MỘT NĂM NÁO ĐỘNG

1. Sau Đại hội

2. Hốt hoảng Mua và Rút Tiền ồ ạt khỏi Ngân hàng

3. Một Loạt Bước Sai lầm

4. Vấn đề với các Giá

5. Cải cách bị Trúng Đòn

6. Triệu Rút lui

7. Chiến dịch để Lật đổ Triệu

PHẦN 6: TRUNG QUỐC PHẢI THAY ĐỔI THẾ NÀO

1. Quan điểm của Đặng về Cải cách Chính trị

2. Quan điểm của Hồ về Cải cách Chính trị

3. Quan điểm của Triệu đã Tiến hoá Như thế nào

4. Đội Quân Già Phản Công

5. Con Đường phía Trước

Lời Bạt

Sơ yếu Lý lịch của Triệu Tử Dương

Ai là Ai

Lời Cảm ơn

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ bốn mươi mốt* của tủ sách SOS2, cuốn Hồi Ký Triệu Tử Dương (Prisoner of the State – the Secret Journal of Zhao Ziyang (Tù Nhân của Nhà nước – Nhật ký Bí mật của Triệu Tử Dương)) do Bao Pu, Renee Chiang và Adi Ignatius dịch và Lời tựa của Roderick MacFarquhar được Simon & Schuster xuất bản năm 2009.

Triệu Tử Dương là chính trị gia, kỹ trị gia xuất sắc của Trung Quốc trong thế kỷ thứ thứ hai mươi và có công lớn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc. Ông và Hồ Diệu Bang (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc-ĐCSTQ) đã là hai cách tay đắc lực của Đặng Tiểu Bình trong việc đoạn tuyệt và xoá bỏ các chính sách tai hoạ của Mao. Nhưng cả hai đã bị Đặng phế truất vì đã không thực hiện những quyết định chính trị tàn khốc của Đặng.

Triệu tử Dương, Bí thư thứ hai của Tỉnh uỷ Quảng Đông đã thử khoán đất cho hộ gia đình ở đó trong năm 1962, cùng một số lãnh đạo địa phương khác, theo sáng kiến thực sự của một số nông dân để thoát khỏi tai hoạ của các công xã nhân dân của Mao. [Ông Kim Ngọc ở Việt Nam có chính sách tương tự năm 1966 tại Vĩnh Phúc]. Ông đã là Bí thư thứ nhất của ĐCSTQ ở tỉnh Quảng Đông (1965), rồi bị Cách mạng Văn hoá thanh trừng. Sau đó được phục chức và đã hoạt động ở những địa phương khác nhau. Ông đã làm Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Tỉnh Tứ Xuyên từ cuối 1975 và tại tỉnh có 100 triệu dân với nền nông nghiệp đang trên bờ phá sản này ông đã cho khoán đất cho hộ nông dân một cách đại trà, và chỉ trong vài năm đã đạt những kết quả hết sức ngoạn mục và danh tiếng của ông đã được nhiều người biết đến. Tháng Chín 1980 ông đã trở thành Thủ tướng Trung Quốc và là Thủ tướng trong hơn 6 năm. Sau khi Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang bị Đặng cho là quá khai phóng về mặt chính trị và bị hạ bệ tháng Giêng năm 1987, Triệu đã trở thành Quyền Tổng Bí thư rồi Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 13 của ĐCSTQ tháng Mười cùng năm. Chủ trương cải cách giá sai lầm của ĐCSTQ trong năm 1988 đã làm cho uy tín của Triệu bị sứt mẻ. Ngày 15-4-1989 Hồ Diệu Bang, người đã rất quý trọng và khoan dung giới trí thức, qua đời tại Bắc Kinh và cái chết của ông đã kích các sinh viên và trí thức tổ chức các buổi tưởng niệm. Các buổi tưởng niệm Hồ Diệu Bang dần dần đã bị sự phản ứng của phe cứng rắn trong ĐCSTQ kích leo thang thành các cuộc biểu tình sinh viên rầm rộ tại quảng trường Thiên An Môn, thậm chí chiếm quảng trường.

Sự cố đã xảy ra không chỉ ở Bắc Kinh mà ở cả nhiều thành phố lớn khác. Cảnh tượng tương tự như ở quảng trường Thiên An Môn khi đó đã lặp lại trong Mùa Xuân Arab 2011 như tại Quảng trường Tahir ở Cairo Ai Cập, hay tại Quảng trường Maidan ở Kiev, Urcaina năm 2014, một trong những dấu hiệu điển hình của việc huy động cho dân chủ hoá sôi động (đầy sự kiện-eventful democratization) mà Donatella della Porta đã phân tích sâu sắc trong cuốn, Huy động cho Dân chủSo sánh 1989 và 2011của bà (cuốn thứ 40 của tủ sách SOS2). Các cơ chế huy động, lan truyền cũng như leo thang mà Donatella della Porta phân tích kỹ cũng có thể thấy rất rõ trong tường thuật và những phân tích của Triệu Tử Dương về các sự kiện Thiên An Môn trong hồi ký của ông.

Triệu Tử Dương đã chủ trương giải quyết các cuộc biểu tình sinh viên một cách ôn hoà dựa trên những nguyên tắc thuyết phục, đối thoại và chỉ trừng phạt những kẻ vi phạm luật mà ông nói rõ là đập phá, cướp bóc, đánh người, đốt phá và đột nhập. Trong khi đó Đặng Tiểu Bình và các Đảng viên lão thành theo đường lối cứng rắn đã quyết định thiết quân luật, đưa quân đội vào dẹp tan các cuộc biểu tình sinh viên. Triệu đã từ chối việc tham gia ra quyết định này và từ chối thực hiện nó. Kết quả là ông đã bị Đặng Tiểu Bình cách chức và bị quản thúc tại gia trong gần 16 năm cho đến khi ông chết ngày 17-1-2005.

Trong tình trạng bị quản thúc tại gia, theo sự thúc giục của một số bạn thân, ông đã bí mật ghi âm lại những suy nghĩ của mình (hay đọc lại những ghi chép trước đó của ông vào băng ghi âm). Những cuốn băng này đã được tuồn sang Hong Kong và nội dung của chúng chính là cuốn sách này. Hồi ký của ông được xuất bản bằng tiếng Hoa và tiếng Anh năm 2009, kỷ niệm 20 năm vụ Tàn sát Thiên An Môn. Bản dịch này dựa vào bản tiếng Anh. Rất tiếc tôi không biết tiếng Hoa và không có bản tiếng Hoa nên rất có thể bản dịch này không lột tả được hết ý hay sắc thái của hồi ký của Triệu Tử Dương vì sự tam sao thất bản qua hai lần dịch. Tôi không rõ các tổ chức nghiên cứu Trung Quốc hay các nhà nghiên cứu Trung Quốc của Việt Nam, ngoài cuốn ghi chép của Tôn Phượng Minh về Những câu Chuyện của Triệu Tử Dương khi bị Giam lỏng mà chắc chắn đã được dịch nhưng không được xuất bản, đã có dịch cuốn hồi ký này chưa. Cuốn ghi chép của Tôn Phượng Minh được xuất bản năm 2007 cũng tại Hong Kong, 2 năm trước cuốn Hồi ký của Triệu Tử Dương. Người viết lời nói đầu cho bản tiếng Hoa, Đỗ Đạo Chánh đã có một cuộc phỏng vấn với The New York Times về cuốn hồi ký này cũng đáng tham khảo.

Nếu cuốn Hồi ký này chưa được dịch ra tiếng Việt trong suốt 10 năm qua thì quả là việc rất đáng tiếc. Trong khi những sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình bày bán tràn lan tại Việt Nam, thì hai cuốn sách này về Triệu Tử Dương chưa thể đến tay bạn đọc hay những nhà nghiên cứu Việt Nam. Thiếu cách nhìn đa chiều có thể khiến tư duy chúng ta (về Trung Quốc) bị méo mó. Chính vì thế tôi cho việc đưa bản dịch này đến tay bạn đọc và các nhà nghiên cứu, nhất là các chính trị gia, các đảng viên của ĐCSVN cũng như các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam là quan trọng, để giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và tìm hiểu kỹ hơn về Trung Quốc.

Cuốn Hồi ký này chỉ nhắc đến khoảng thời gian Triệu đã lên làm lãnh đạo chóp bu ở Trung Quốc, tức là khoảng 7-8 năm cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của ông với tư cách nhà lãnh đạo quốc gia và những suy nghĩ sau này của ông về cải cách chính trị khi ông đã bị giam lỏng.

Nó giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc, về sự đấu đá nội bộ liên miên trong đội ngũ chóp bu của ĐCSTQ, về việc Đặng Tiểu Bình ngồi xổm trên pháp luật và các quy định của chính ĐCSTQ để áp đặt ý chí của mình như thế nào, về các mánh khoé trị nhau, hay mánh khoé của bản thân Triệu để qua mặt những người bảo thủ chống cải cách trong ĐCSTQ bằng cách dùng các uyển ngữ khác nhau như “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” để biện minh cho các chính sách thị trường tự do của ông hoặc bằng việc sử dụng, trích dẫn các đoạn phát biểu trong quá khứ của chính các lão thành bảo thủ đó để có được sự ủng hộ hay bớt sự chống đối của họ đối với những ý tưởng cải cách táo bạo của ông.

Những ý tưởng và phân tích của ông về hội nhập kinh tế, về tận dụng thương mại quốc tế (về “hai đầu kéo dài ra nước ngoài” thực sự là ý tưởng sinh ra công nghiệp gia công), về phát triển từ từ, về phát triển vùng duyên hải, về đối phó với tham nhũng, thậm chí về cải cách chính trị bị chết non của Trung Quốc (kể cả ý tưởng “quốc hữu hoá quân đội” tức là quân đội phải tách khỏi các đảng phái chính trị) là có tính đột phá và rất đáng chú ý và có tính gợi mở cũng như tính thời sự với các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

Cuốn sách cũng cho thấy Triệu là một người thực tiễn và rất ham học hỏi. Ông học hỏi từ chính người dân về việc khoán đất cho hộ gia đình từ đầu những năm 1960. Ông đã học từ bốn con Hổ Á châu, kể cả từ Hong Kong và Đài Loan, học từ khắp nơi (thậm chí cả Việt Nam như Tôn Phượng Minh đã nhắc đến trong cuốn sách của ông). Những ấn tượng của ông về sự phát triển nông nghiệp ở Anh, Pháp, Hy Lạp và Thuỵ Sĩ trong cuộc công du nước ngoài khi ông còn làm việc ở tỉnh Tứ Xuyên đã giúp sự hiểu biết của ông trong việc đưa ra những chính sách lớn. Những thay đổi về tư duy của ông được kể một cách rất chân thực và rất đáng để các lãnh đạo Việt Nam học tập, thay cho những cuộc đi học tập nước ngoài cưỡi ngựa xem hoa hay đi theo “chính sách” trước khi về hưu rất không hiệu quả và vô cùng tốn kém cho ngân sách.

Tất nhiên với con mắt ngày nay, một số ý tưởng của Triệu chẳng có gì mới hay đột phá cả, nhưng đặt chúng vào đúng bối cảnh Trung Quốc lúc đó chúng ta càng kính trọng sự hiểu biết và sự táo bạo của ông vì chính ông đã tạo ra một số “sự đột phá” đó. Những suy nghĩ ngớ ngẩn về cải cách giá và cách làm trái khoáy đối với cải cách giá của giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc cách đây hơn 30 năm quả thực là khó tưởng tượng được với con mắt ngày nay. Điều đáng trân trọng ở Triệu Tử Dương là ông đã thú nhận những sai lầm ngớ ngẩn đó và phân tích về cách có thể cần phải làm. Không chỉ sai lầm này mà nhiều sai lầm khác hay sự thiếu hiểu biết khác được ông công nhận đã chứng tỏ nhân cách hết sức đáng tẩn trọng của Triệu, một người chính trực.

Giả như cả Hồ Diệu Bang lẫn Triệu Tử Dương đã không bị Đặng Tiểu Bình phế bỏ và họ tìm được cách để Đặng ủng hộ thì có lẽ Trung Quốc đã khác rất xa với bây giờ, với nền kinh tế chắc chắn phát triển hơn, lành mạnh hơn và có lẽ đã đi theo con đường dân chủ thực sự.

Đáng tiếc, chế độ độc đoán, độc tài của Trung Quốc đã ngày càng được củng cố. 30 năm sau vụ Tàn Sát Thiên An Môn những ý tưởng cải cách chính trị còn nửa vời của Triệu Tử Dương vẫn chỉ là những ý tưởng. Với sự nắm quyền của Tập Cận Bình Trung Quốc ngày càng hung hăng khiến cả thế giới phải lo ngại. Chủ nghĩa Marx-Lenin Tư tưởng Mao Trạch Đông ở Trung Quốc trên thực tế đã bị vứt vào sọt rác, nhưng về mặt tu từ học vẫn được dùng và Tập ngày càng sử dụng các phương pháp đó để cổ vũ tư tưởng Tập Cận Bình, mà thực sự là chủ nghĩa dân tộc nước lớn.

Trong bối cảnh hiện nay khi chủ nghĩa độc đoán, dân tuý đang lên và phong trào dân chủ đang có vẻ gặp những thách thức mới ở chính cái nôi của dân chủ như ở Hoa Kỳ, Anh và Tây Âu, sẽ không ít người, nhất là một số trong giới lãnh đạo Việt Nam, thiên về đường lối cứng rắn kiểu Đặng Tiểu Bình (bất chấp hắn là kẻ đã ra lệnh quân đội “dạy cho Việt Nam một bài học” trong năm 1979). Công nghệ đã thay đổi, xã hội đã thay đổi và các nhà dân chủ phải thay đổi tư duy của mình để thích ứng với hoàn cảnh mới để bảo vệ các giá trị dân chủ, để củng cố dân chủ. Những phân tích của Triệu Tử Dương về đường tới dân chủ của Trung Quốc cũng có thể gúp chúng ta tin, như ông cuối cùng đã tin, rằng chế độ dân chủ nghị viện kiểu Tây phương (sẽ phải thay đổi cho phù hợp với công nghệ và xã hội) là chế độ tốt nhất được biết đến cho tới nay và phải là mục tiêu kiên định của chúng ta. Các nhà lãnh đạo Việt Nam và các đảng viên ĐCSVN rất nên học theo cách tư duy của Triệu Tử Dương hơn là của Đặng Tiểu Bình.

Tất nhiên, Triệu với tư cách nhà lãnh đạo quốc gia ông chú tâm đến sự thay đổi từ phía lãnh đạo. Nhân dân Trung Quốc, chắc hẳn cũng mong muốn các nhà lãnh đạo thay đổi, nhưng họ phải khác với Triệu, người chỉ mong ĐCSTQ phải đạt sự đột phá, người dân phải chủ động thúc đẩy và thậm chí ép lãnh đạo phải thay đổi. Đấy là cách nhìn toàn diện hơn.

Theo tinh thần ấy, chúng ta người dân Việt Nam cũng mong muốn ĐCSVN thay đổi theo kiểu Triệu mong muốn đối với ĐCSTQ, nhưng nhân dân Việt Nam phải chủ động hơn, phải “thực thi dân quyền” trên tinh thần xây dựng và gợi ý cho chính quyền phải làm gì, tức là chủ động thực hiện các quyền hiến định của mình mà không chờ bất cứ ai “cho phép” cả (vì xét về lợi ích, khuyến khích thì họ hiếm khi nào tự nguyện làm việc đó và như thế thực sự là họ vi phạm hiến pháp hay nói nhẹ hơn không làm đúng trách nhiệm của họ trong việc tạo môi trường pháp lý để người dân thực hiện các quyền hiến định của mình), mà chúng ta phải liên tục lên tiếng, góp ý, hành động và gây sức ép 24/7 để buộc ĐCSVN phải thay đổi.

Việc tìm hiểu Trung Quốc giúp chúng ta hiểu chính mình hơn, biết những sự giống nhau và khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có thể học những cái hay và nhất là tránh những cái dở của họ, và của các nước khác, là hết sức quan trọng trong sự phát triển đất nước. Và cuốn Hồi ký của Triệu Tử Dương có thể giúp chúng ta hiểu Trung Quốc hơn cũng như hiểu chúng ta hơn.

Chính vì thế, cuốn sách có thể rất bổ ích cho các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu chính trị và kinh tế, các nhà hoạt động, các sinh viên, các nhà báo và tất cả những ai quan tâm đến Trung Quốc, đến dân chủ hoá tại Việt Nam.

Như các biên tập viên cuốn sách này đã nói rõ [những phần trong dấu ngoặc vuông] là của họ, không phải của Triệu; tôi cũng mạn phép đưa {vài lời trong ngặc} để giúp làm rõ hơn văn bản hay chú thích của cuốn sách; các chú thích đánh số dưới trang là của người dịch, các chú thích khác (đánh dấu sao* hay dấu† hoặc dấu khác) là của các biên tập viên.

Tôi đã cố gắng để bản dịch được chính xác và dễ đọc, tuy nhiên do hiểu biết có hạn lại không dịch được từ nguyên bản tiếng Hoa nên bản dịch không tránh khỏi sai sót, mong các bạn góp ý để hoàn thiện và rất mong được hợp tác với những người khác để có bản dịch tốt hơn để truyền đạt trọn vẹn hơn các ý tưởng của một người Trung Quốc Vĩ đại, Triệu Tử Dương.

Hà Nội 14-4-2019

Nguyễn Quang A

LỜI NÓI ĐẦU

Adi Ignatius

Đã là một thời khắc hồ hởi cho Trung Quốc và thế giới. Trong cuối 1987, vào lúc kết thúc của một Đại hội Đảng Cộng sản đầy khí thế mà đã có vẻ đẩy Trung Quốc trên một tiến trình tiến bộ hơn, một nhóm mới của các lãnh tụ đã nổi lên, dẫn đầu bởi một người đàn ông thanh thản siêu phàm có tên là Triệu Tử Dương.

Triệu đã không phải là một người vô danh: sau một sự nghiệp ấn tượng ở các tỉnh hướng dẫn những bước chập chững đầu tiên của sự phục hồi của Trung Quốc từ những thí nghiệm kinh tế thất bại chí tử của Mao Trạch Đông, Triệu đã được gọi về Bắc Kinh trong năm 1980 và đã mau chóng được bổ nhiệm làm Thủ tướng, chịu trách nhiệm về nền kinh tế.

Tuy nhiên bây giờ ông được nâng lên vị trí cao nhất trong ban lãnh đạo Trung Quốc: Tổng Bí thư của Đảng. Vì ông mới sáu mươi tám tuổi—chỉ là một đứa trẻ giữa các lãnh tụ Trung Quốc—ông đã phải giải quyết một thế hệ già của những người kỳ cựu không có các chức danh chính thức tuy nhiên có quyền lực cuối cùng. Nhưng lãnh tụ tối cao của những người tuổi tám mươi đó, Đặng Tiểu Bình, đã trao cho Triệu các chìa khoá của nước cộng hoà. Đã là thời của ông để toả sáng.

Triệu đã không giống bất kỳ lãnh tụ Trung Quốc trước nào. Khi lõi nội bộ mới, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, xuất hiện vào cuối Đại hội đó trong năm 1987 cho sự giáp mặt chưa từng có với đội quân báo chí quốc tế tại Đại Lễ Đường Nhân dân, Triệu đã rạng rỡ với một sự tự tin thanh thản. Ông đã có vẻ báo hiệu rằng Trung Quốc đã sẵn sàng để gia nhập thế giới, rằng nó đã bắt đầu một quá trình biến đổi không chỉ nền kinh tế của nó mà cả nền chính trị chặt chẽ của nó.

Lần đầu tiên trong ký ức, toàn bộ Ban Thường Vụ đã xuất hiện trong quần áo Tây phương, các bộ đồ Mao của họ đã được giấu đi cho dịp chụp ảnh này nhắm tới nói cho phương Tây đã phát triển rằng Trung Quốc đã thoải mái trên sân khấu. Khi một phóng viên đã bình luận về bộ vest sọc ấn tượng của Triệu, Triệu, với một cái cười toe toét, vui đùa mở chiếc áo ra để khoe ve áo có dòng chữ: made in China. Một thời đại mới đã có vẻ trong tầm tay.

Trong hai năm tiếp theo, tuy vậy, công việc tuột khỏi vòng kiểm soát, đối với Trung Quốc và Triệu. Những sai lầm trong nền kinh tế đã dẫn đến lạm phát lan tràn mà đã làm các công dân Trung Quốc tức tối và đã mở cửa cho những lãnh tụ thận trọng hơn của Trung Quốc để nắm lấy quyền lực và áp đặt lại những kiểm soát tập trung.

Và rồi, trong tháng Tư 1989, các cuộc phản kháng Thiên An Môn đã nổ ra. Vào thời gian chúng bị đàn áp, chưa đến hai tháng sau, Triệu bị tước quyền lực và dưới sự quản thúc tại gia tại nhà ông trên một ngõ yên tĩnh ở Bắc Kinh. Tác nhân thay đổi hứu hẹn nhất của Trung Quốc đã bị làm nhục, cùng với các chính sách ông ủng hộ.

Triệu đã sống mười sáu năm cuối cùng của đời ông, cho đến cái chết của ông trong năm 2005, trong sự tách biệt. Một chi tiết thi thoảng về đời ông tuồn ra: các tường thuật về một cuộc chơi golf, một bức ảnh về nét mặt già đi của ông, một bức thư cho các lãnh tụ Trung Quốc được lọt ra. Nhưng các hoạc giả Trung Quốc thường đã than vãn rằng Triệu chẳng bao giờ có tiếng nói cuối cùng của ông, rằng ông đã không để lại quang cảnh của ông về những gì thực sự đã xảy ra đằng sau sân khấu trong những năm náo động mà ông đã ở Bắc Kinh và, đặc biệt, trong 1989 trong thời gian các cuộc phản kháng Thiên An Môn, khi ông đã dũng cảm đương đầu với các lực lượng bảo thủ của Trung Quốc và đã thua.

Sự thực là, Triệu đã có tạo ra một hồi ký như vậy, trong sự bí mật hoàn toàn. Cuốn sách này là lần đầu tiên nó được đưa ra công khai.

Hoá ra là, Triệu đã ghi một cách có phương pháp các ý nghĩ và những hồi ức của ông về một số thời khắc quan trọng nhất của Trung Quốc hiện đại. Ông đã nói về cuộc đàn áp thẳng tay ở Thiên An Môn, về những đụng độ của ông với các địch thủ hùng mạnh của ông đằng sau sân khấu, về sự cãi nhau vặt thường nằm sau việc hoạch định chính sách, về làm thế nào Trung Quốc phải tiến hoá để đạt sự ổng định dài hạn.

Bằng cách nào đó, dưới mũi của những kẻ bắt giam ông, Triệu đã tìm được cách để ghi khoảng ba mươi băng (ghi âm), mỗi băng dài khoảng sáu mươi phút. Đánh giá từ nội dung của chúng, chúng được ghi vào khoảng năm 2000. Các thành viên gia đình ông nói họ không biết gì về dự án. Triệu đã ghi những nhật ký âm thanh này chủ yếu bằng ghi trên những băng cassette chất lượng thấp nằm quanh nhà: nhạc trẻ em và Kinh Kịch. Ông đã cho biết thứ tự của chúng bằng đánh số chúng với những đánh dấu bút chì mờ. Đã không có những tiêu đề hay các ghi chú khác. Vài băng ghi đầu tiên, bao gồm Thiên An Môn và các chủ đề khác ông đã hăm hở để đề cập—như những cáo buộc rằng Triệu đã phản bội người tiền nhiệm của mình, Hồ Diệu Bang, khi Hồ bị buộc rời quyền lực trong 1987—có vẻ đã được ghi trong cuộc thảo luận với các bạn bè. Tiếng của họ được nghe trên băng nhưng được bỏ đi để bảo vệ họ và sự an toàn của các gia đình của họ.

Khi Triệu hoàn tất việc ghi âm sau khoảng hai năm, ông đã tìm được cách để chuyển các băng cho vài bạn thân tín. Mỗi người được trao chỉ một phần của tổng số các băng, rõ ràng là một cố gắng để giảm bớt rủi ro rằng các băng có thể bị mất hay bị tịch thu. Khi Triệu chết trong 2005, vài trong số những người biết về các băng ghi âm đã khởi động một cố gắng bí mật, phức tạp để thu thập chúng vào một chỗ và sau đó gỡ băng chúng cho việc xuất bản. Muộn hơn, một bộ khác của các băng, có lẽ các bản gốc, đã được tìm thấy, được giấu ở nơi dễ thấy giữa các đồ chơi của các cháu ông trong phòng sách của ông.

Bản thân các băng ghi âm đã quay trở lại với gia đình Triệu, người sẽ quyết định họ sẽ phải bảo quản thế nào. Những clip ghi âm sẽ được đưa ra cho công chúng lúc phát hành cuốn sách này.

Là một trình bày gần như đầy đủ của nhật ký được ghi của Triệu. Cuốn sách không theo trình tự chính xác của Triệu. Một số đoạn được sắp xếp lại và vài đoạn khác được cắt bớt để loại bỏ sự lặp lại và cho tính dễ đọc rõ hơn. Thí dụ, chúng tôi mở đầu với các tiết đoạn giải quyết các cuộc phản kháng Thiên An Môn và sự đàn áp thẳng tay trong năm 1989 và nhiều năm của Triệu dưới sự quản thúc tại gia. Chúng tôi cũng bắt đầu mỗi chương với những ghi chú ngắn của các biên tập viên, bằng chữ nghiêng, để giúp dựng sân khấu cho các bạn đọc không quen với những gì xảy ra ở Trung Quốc lúc đó. Chúng tôi cũng đã chèn tư liệu khắp cuốn sách [trong dấu ngoặc vuông] và các ghi chú cuối trang để làm rõ thêm. Ở bất cứ đâu, những thứ này xuất hiện, đấy là từ ngữ của chúng tôi, không phải của Triệu.

Mặc dù Triệu đã không cho chỉ dẫn nào về tư liệu có thể được xuất bản hoặc mặt khác được sử dụng như thế nào và khi nào, ông rõ ràng đã muốn câu chuyện của mình sống sót. Đây là những gì ông nói vào bắt đầu của Phần 1, kể về các sự kiện dẫn đến vụ Tàn sát Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu 1989: “Tôi ghi lại vài ghi chú về các sự kiện xung quanh sự cố mùng Bốn tháng Sáu bởi vì tôi lo rằng tôi có thể bắt đầu quên một vài chi tiết. Tôi hy vọng rằng nó có thể được dùng như một loại hồ sơ lịch sử.”

Tầm quan trọng của nhật ký này là như thế nào? Trên hết, lần đầu tiên mà một lãnh tụ cỡ của Triệu ở Trung Quốc đã nói thẳng thắn về cuộc sống trên đỉnh. Ông cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào một trong những chế độ mờ đục nhất thế giới. Chúng ta được nghe về những chiến thắng và những thất bại, những niềm tự kiêu và những sự không an toàn, của người muốn thử mang lại thay đổi khai phóng cho Trung Quốc, và người đã làm mọi cố gắng để chặn vụ Tàn sát Thiên An Môn. Đấy là phiên bản của Triệu về lịch sử, và có lẽ ông đã đang đưa ra các lý lẽ của mình cho một thế hệ lãnh tụ tương lai những người có thể xét lại vụ của ông và quyết định liệu ông phải được phục hồi trong ký ức của Đảng, và của quốc gia hay không.

Cấu trúc quyền lực mà Triệu mô tả là lộn xộn, thường vụng về. Các phe phái cạnh tranh nhau vội vã để lôi kéo lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, mà cái gật đầu đồng ý hay sự bác bỏ của ông cộng hưởng qua xã hội cứ như được chuyển xuống từ một nhà tiên tri. Trong chuyện kể này, Đặng là một nhân vật mâu thuẫn, người thúc Triệu đi nhanh với những cải cách kinh tế nhưng kiên định đánh trả chống lại bất cứ thứ gì có vẻ thách thức quyền tối cao của Đảng. Ông thỉnh thoảng được vẽ chân dung không như người quyền uy, mà như một con rối, tuỳ vào sự thao túng của Triệu hay các đối thủ của ông, phụ thuộc vào ai trình bày vụ việc của mình trước. Triệu suy ngẫm về những bình luận ông đưa ra cho lãnh tụ Soviet Mikhail Gorbachev mà đã làm Đặng khó chịu. Giả thiết của ông, dựa vào hàng năm trong giới nội bộ, là Đặng đã không thể có một phản ứng như vậy chỉ một mình: “Tôi dù sao muốn biết đã là ai hay người đó đã tìm được cách như thế nào để kích động Đặng.”

Trung Quốc mà Triệu miêu tả không phải là triều đại nào đó đã biến mất từ lâu. Nó là Trung Quốc ngày nay, nơi các lãnh tụ quốc gia chấp nhận quyền tự do kinh tế nhưng tiếp tục hăm doạ và bắt bớ bất kỳ ai thử nói công khai về sự thay đổi chính trị. Mặc dù các nhân vật trung tâm của câu chuyện của Triệu hầu hết đã qua đời, bản thân hệ thống và các thói quen của nó đã không tiến hoá. Vào cuối năm 2008, hơn ba trăm nhà hoạt động Trung quốc, đánh dấu kỷ niệm lần thứ sáu mươi của Tuyên ngôn Phổ quát về các Quyền con người, đã cùng ký Hiến chương 08, một văn kiện kêu gọi Đảng cải cách hệ thống chính trị của nó và cho phép quyền tự do ngôn luận và một nền tư pháp độc lập. Bắc Kinh đã phản ứng lại như nó đã luôn luôn phản ứng: thẩm vấn nhiều trong số những người ký và bắt một số người, kể cả nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Lưu Hiểu Ba.

Trung Quốc vẫn là một quốc gia nơi sự ám ảnh của Đảng với sự tự-duy trì (self-perpetuation) dẫn dắt hành vi công của nó, và nơi những tiếng nói yêu nước mà không thích hợp từng ly từng tý bị làm cho câm lặng. Điều đó có những hệ quả vượt xa lĩnh vực chính trị. Trong năm 2003, khi virus SAR chết người bắt đầu lan ra ở Trung Quốc, ban đầu các quan chức đã dùng đến cách để thử kiểm soát tin tức và che đậy mức độ vấn đề. Sự thiếu tính thật thà đó có thể đã làm cho nhiều ngàn người hơn có thể bị lây nhiễm.

Nhật ký này không toàn diện. Nó không bàn tới sự nghiệp dài và phong phú của Triệu, chỉ tới ba năm náo động trước khi ông rớt khỏi quyền lực. Thế nhưng những thành tựu xuất sắc của ông và uy tín ông đã phát triển là đáng được nghi nhớ.

Sự lên của Triệu tới quyền lực đi theo thành công của ông trong vận hành chính sách kinh tế ở các tỉnh. Tuy sinh ra ở Tỉnh Hà Nam, ông đã xây dựng sự nghiệp của mình ở Quảng Đông, nơi ông đã trở thành người đứng đầu Đảng trong năm 1965 vào tuổi bốn mươi sáu, non một cách đáng chú ý. Giống vô số các quan chức khác, ông đã bị thanh trừng trong thời gian Cách mạng Văn hoá; ông đã được phân nhiệm vụ tương đối quỵ luỵ làm một thợ lắp ráp tại Nhà máy Cơ khí Xiangzhong (Tương Trung) ở Tỉnh Hồ Nam. Triệu Ngô Tuấn (Zhao Wujun), con trai út trong bốn con trai của ông (ông cũng có một con gái), đã làm việc với ông. Gia đình đã sống trong một căn hộ nhỏ ở gần với một cái va ly ở giữa phòng khách được dùng như bàn ăn.

Sự quay lại của Triệu từ sự lưu đày cho thấy sự coi trọng cao mà các lãnh tụ của Bắc Kinh đã dành cho ông. Như Triệu một lần đã mô tả nó cho bạn bè, trong tháng Tư 1971 gia đình Triệu đột ngột bị đánh thức giữa đêm bởi tiếng gõ cửa ầm ầm. Không có sự giải thích nào, người đứng đầu Đảng của nhà máy thông báo cho Triệu rằng ông phải đi ngay đến Tràng Sa, thủ phủ tỉnh. Công cụ giao thông duy nhất của nhà máy đã là một chiếc xe motor ba bánh, mà đã nhanh chóng sẵn sàng chở ông.

Triệu được chở đến sân bay Tràng Sa, nơi một máy bay đã sẵn sàng chở ông về Bắc Kinh. Vẫn chưa biết về những gì đang xảy ra, ông đã lên máy bay; nó đã hạ cánh xuống Bắc Kinh, và ông được chở đến Khách sạn Bắc Kinh được trang bị đầy đủ. Triệu nói ông đã không ngủ suốt đêm; sau hàng năm ông ở trong vùng hoang vu chính trị, nệm giường (ở khách sạn) đã quá mềm.

Vào buổi sáng, ông được đưa đến gặp Thủ tướng Châu Ân Lai tại Đại Lễ Đường Nhân dân. Khi họ gặp nhau, Triệu đã bắt đầu một bài nói ông đã chuẩn bị suốt đêm: “Tôi đã nghĩ lại Cách mạng Văn hoá trong những năm này như một người lao động —” Châu đã cắt ngang và bảo ông, “Anh được gọi về Bắc Kinh bởi vì Uỷ ban Trung ương đã quyết định bổ nhiệm anh làm phó bí thư Đảng của Nội Mông.”

Triệu muộn hơn đã được biết rằng bản thân Mao Chủ tịch đã chịu trách nhiệm về sự quay lại của ông từ sự lưu đày. Mao một ngày đã đột nhiên hỏi một người phục vụ, cái gì đã xảy ra với Triệu Tử Dương? Khi ông được bảo rằng Triệu đã bị thanh trừng và chuyển về nông thôn như một người lao động, Mao đã bày tỏ sự bực mình của ông với sự thái quá của nỗ lực thanh lọc ông đã phát động với Cách mạng Văn hoá: “Thanh lọc mỗi từng cá nhân? Đó không phải là điều tôi muốn . . .” Với câu đó, Triệu Tử Dương đã được phục hồi.

Triệu đã giữ các chức vụ chóp bu trong vài tỉnh và đã nhận được sự ca ngợi rộng rãi vì việc tìm ra những giải pháp cho sự tê liệt kinh tế để lại từ sự tập thể hoá của Mao. Ông đã trở thành lãnh đạo Đảng ở Tỉnh Tứ Xuyên trong 1975 và đã khởi động những thay đổi đầy tham vọng ở nông thôn mà đã làm tăng sản lượng nông nghiệp và của cải của các nông dân. Thành công của ông đã khiến dân địa phương nói “yao chi liang, zhao Ziyang,” một trò chơi chữ với tên ông mà đại ý là “nếu muốn ăn, hãy tìm Tử Dương.”

Không giống nhiều quan chức cấp cao khác, Triệu đã có tiếng về sự thực dụng, về sự quan tâm đến việc kinh doanh. Ông đã không thể chịu để nhân dân làm các thứ cho ông. Trước khi ông bị thanh trừng lần cuối cùng trong năm 1989, đã có một tối khi ông khó ngủ. Văn phòng phục vụ của Đảng đã giử qua một bác sĩ để xoa bóp cho ông để giúp ông thư thái. Sau vài lần thăm, Triệu đã bắt họ dừng lại. Được hỏi vì sao, ông đã nói, “Việc đầu tiên bác sĩ này đã làm mỗi lần ông ta đến đã là quỳ xuống sàn và tháo dày của tôi ra. Tôi không thể chịu được.” Triệu đã chẳng bao giờ có vẻ có thiện cảm với sự cô lập của Trung Nam Hải, khu được bảo vệ kiên cố của Đảng ở trung tâm Bắc Kinh. Khi ông gặp những người từ bên ngoài của giới thân cận của Trung Quốc, ông đã nóng lòng hỏi, “Có tin tức gì mới nhất ở bên ngoài?”

Nhưng nếu Triệu đã là một người phá vỡ quy tắc, ông cũng đã là một người có kỷ luật. Trong khi người tiền nhiệm của ông với tư cách người đứng đầu Đảng, Hồ Diệu Bang, đã không thận trọng (một phỏng vấn khinh suất với một nhà báo Hong Kong có thể cuối cùng đã làm ông mất việc làm của mình), Triệu đã thận trọng và để ý đến tác dụng phụ tiềm tàng từ mỗi bước ông tiến hành. Tính nghiêm khắc đó đã cũng mở rộng ra đời sống riêng của ông nữa. Trong những năm ông hoạt động ở các tỉnh, bạn bè đã thúc ông bỏ hút thuốc lá. Cuối cùng, trong năm 1980 khi ông sắp trở thành Thủ tướng, ông đã đổi ý. “Okay, bây giờ là lúc,” ông bảo bạn bè. Ông đã chẳng bao giờ hút thuốc trở lại. (Ông đã tiếp tục uống, tuy vậy, và đã có tiếng có khả năng uống nhiều; một người bạn nói Triệu đã chẳng sao khi nốc sáu mao-đài trong một bữa tối.)

Những năm của ông ở các tỉnh chắc chắn đã là những năm hạnh phúc nhất của ông. Ở Bắc Kinh, Đặng đã giao nhiệm vụ cho ông lãnh đạo các cuộc cải cách—đầu tiên trong nền kinh tế, và muộn hơn trong chính trị. Nhưng Trung Quốc đã không thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi đột ngột, và khi mọi chuyện trở nên quá dễ lung lay, Đặng đã chọn sự ổn định. Ông đã hy sinh hai người thay thế khai phóng nhất của ông: đầu tiên là Hồ, rồi là Triệu. Những mơ ước về một sự thức tỉnh chính trị rộng ở Trung Quốc đã bị ngừng.

Chuyện kể của Triệu về những năm cuối cùng của ông là đáng tôn quý, thế nhưng buồn. Dưới sự quản thúc tại gia, ông đã có thể làm chẳng bao nhiêu trừ ám ảnh về những sự kiện, vặn lại đồng hồ để nghiền ngẫm về những chi tiết kỹ thuật của vụ chính thức của Đảng chống lại ông. Từ bên ngoài đã có thể cho rằng ông đã được đối xử nhẹ nhàng, chí ít so với những cuộc thanh trừng trước, hung bạo của các quan chức cộng sản. Ông đã không bị đưa vào nhà tù, và Đảng cuối cùng đã không còn quan tâm đến thử giật ông xuống. Nhưng những người bắt giữ ông đã thành công trong việc giữ ông ngoài tầm nhìn và biến ông thành không quan trọng, quăng ra đủ những cản trở để làm nhụt chí tất cả trừ những người đến thăm quyết tâm nhất. Như Triệu nói trong nhật ký này, “Lối vào nhà tôi là một chỗ lạnh lẽo, tiêu điều.”

Các học giả không nghi ngờ gì sẽ muốn so sánh hồi ký của Triệu với các báo cáo khác về thời đại đó. Một lý do là, ông phủ nhận niềm tin rộng rãi rằng quyết định trong năm 1989 để triệu đến quân đội để đàn áp các sinh viên biểu tình đã được đưa ra cho một sự bỏ phiếu chính thức của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Triệu chứng thực chuyện khác: đã không có cuộc bỏ phiếu nào. Đối với Triệu đó là một chi tiết quan trọng, vì một sự bỏ phiếu thích hợp đã có thể cho quyết định một dáng điệu của tính chính đáng thủ tục. Triệu giải thích sự kháng cự công khai riêng của ông bằng những từ rõ nhất: “Tôi từ chối để trở thành Tổng Bí thư người huy động quân đội để đàn áp thẳng tay chống lại các sinh viên.”

Ngay sau khi quyết định được đưa ra để triệu quân đội đến—và biết rằng sự nghiệp chính trị riêng của ông có lẽ đã kết thúc—Triệu đã tiến hành một cuộc viếng thăm đáng chú ý tới Quảng trường Thiên An Môn sôi sục để nói với các sinh viên biểu tình. (Nghe rằng Triệu đang viếng thăm, đối thủ của ông, Thủ tướng Lí Bằng, đã lẽo đẽo đi theo. Triệu nói Lí đã “khiếp sợ” và nhanh chóng biến khỏi hiện trường.) Được tháp tùng cuối cùng bởi trợ lý của ông Ôn Gia Bảo, người muộn hơn đã trở thành Thủ tướng Trung Quốc, một ông Triệu mắt đẫm lệ đã nói với các sinh viên qua một loa chạy bằng pin. “Chúng tôi đã đến quá chậm,” ông đã nói, thúc giục các sinh viên rời khỏi quảng trường để tránh một kết cục hung bạo. Họ đã không để ý lời của ông. Khoảng hai tuần sau, các xe tank được tung vào, và hàng trăm người biểu tình đã bị giết.

Mặc dù ông đã là tiếng nói chính ở trên đỉnh nói rõ ràng một sự phản ứng lại nhẹ nhàng đối với những người phản kháng, ngày nay Triệu phần lớn đã bị lãng quên. Trong ba năm sau Thiên An Môn, Trung Quốc đã trì trệ dưới bóng tối áp bức của vụ Tàn sát. Nhưng khi đó Đặng Tiểu Bình, lưu tâm đến di sản riêng của ông, đã làm cuộc du hành nổi tiếng lừng danh tới vùng phía nam sôi nổi của Trung Quốc và đã gióng lên một lời kêu gọi để giải phóng chính sách kinh tế và để cho người dân làm giàu. Kết quả đã là một Trung Quốc với một nền kinh tế hưng thịnh và một chính quyền áp bức. Nếu giả như Triệu đã sống sót về mặt chính trị—tức là, giả như nếu đường lối cứng rắn đã không thắng thế trên Thiên An Môn—ông đã có thể có khả năng lái hệ thống chính trị của Trung Quốc theo hướng cởi mở và khoan dung hơn. Mục tiêu cuối cùng của ông đã là một nền kinh tế mạnh, nhưng ông đã được thuyết phục rằng mục tiêu này đã gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của dân chủ.

Lời kêu gọi của Triệu để bắt đầu từ bỏ sự kiểm soát của Đảng đối với đời sống của Trung Quốc—để đưa một chút tự do vào quảng trường công cộng—là đáng chú ý đến từ một người mà một thời đã chi phối quảng trường đó. Mặc dù Triệu bây giờ nói từ nấm mồ, tiếng nói của ông có sức mạnh đạo đức để khiến Trung Quốc bật dậy và lắng nghe.

LỜI TỰA

Roderick MacFarquhar

Tôi đã gặp Triệu Tử Dương chỉ một lần, khi tôi ghé thăm ông trong phòng ngủ khách sạn của ông ở London trong chuyến công du tháng Sáu 1979 của ông với tư cách người đứng đầu của một đoàn đại biểu Tỉnh Tứ Xuyên. Phòng đã đầy các đồng nghiệp của ông, tất cả đã hơi bị làm cho bối rối với sự xuất hiện đường đột của tôi giữa họ. Tôi đã biết về danh tiếng tăng lên của Triệu với tư cách bí thư thứ nhất Tỉnh Tứ Xuyên, vì ông đã đi tiên phong các cải cách trong nông nghiệp, và chuyến đi nước ngoài này đã là một cơ hội để ông tự học hỏi. Nhưng vào thời điểm đó các mối quan tâm học thuật của tôi đã mang tính lịch sử hơn: Giả như tôi đến Tứ Xuyên, ông sẽ có nói cho tôi về những kinh nghiệm của ông trong vận hành Tỉnh Quảng Đông trong những năm 1960? Ông sẽ vui vẻ làm vậy. Tôi đã chuyển cho một trợ lý danh thiếp của tôi và rút lui.

Từ cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, tôi đã hình thành vài ấn tượng không nghi ngờ gì là nông cạn nhưng vững chắc. Cán bộ Đảng lâu đời này đã là một người cởi mở, vui tính, và đầy sinh lực. Đáng tiếc, tôi đã chẳng bao giờ có khả năng củng cố các ấn tượng đó. Khi tôi tiến hành chuyến đi nghiên cứu tiếp của tôi đến Trung Quốc, Triệu Tử Dương đã là Thủ tướng của nước này và tôi đã biết kỹ hơn để thử vượt qua các rào cản của nộ máy quan liêu của Bắc Kinh.

Những gì chúng ta có trong cuốn sách này là tường thuật cá nhân của Triệu về Thủ tướng, và muộn hơn Tổng Bí thư Đảng đã giống cái gì, và còn muộn hơn, việc sống dưới sự quản thúc tại gia đã giống cái gì. Các tư liệu cho chúng ta một cận cảnh về thế giới đồi bại của giới chính trị cấp cao Bắc Kinh như những kẻ theo hầu của Đặng Tiểu Bình—Tổng Bí thư Đảng Hồ Diệu Bang và Thủ tướng Triệu Tử Dương—đã chiến đấu nhân danh chương trình cải cách của Đặng. Phần lớn việc này đã được các học giả Tây phương lập tư liệu, nhưng ở đây chúng ta có một tường thuật về các cuộc đấu tranh nội bộ nằm ở dưới sự hỗn loạn mập mờ có thể thấy trên bề mặt.*

Điều nổi lên rõ ràng là, Triệu đã rất khoái vai trò của ông như Thủ tướng, kể cả sự nghiên cứu và suy nghĩ nó đòi hỏi, những sai lầm và những thất vọng, và sự toại nguyện đã đến với sự phát triển tăng tốc của Trung Quốc. Ông đã có các đối thủ của mình giữa “các lão thành” Cận vệ Già (Old Guard “elders”), đặc biệt Trần Vân và Lí Tiên Niệm. Trần đã là tiếng nói của lý trí kinh tế trong những năm 1950, mỗi khi Mao Trạch Đông đã đi trật đường ray, và ông đã vẫn tin rằng hệ thống Kế hoạch 5 Năm dưới sự kiểm soát tập trung mạnh đã có thể hoạt động thậm chí tốt hơn trừ những sai lầm của Chủ tịch; rốt cuộc, nó đã biến Liên Xô thành một siêu cường. Quả thực, Trần Vân đã đề xuất rằng Trung Quốc phải quay lại tương lai. Ông đã nghĩ ra mô hình về một ‘nền kinh tế lồng chim”: nền kinh tế kế hoạch đã là chiếc lồng và các con chim đã là nền kinh tế thị trường. Bằng cách này có thể ngăn chặn thị trường vượt ngoài tầm kiểm soát. Triệu đã kính trọng Trần Vân—ông là người duy nhất trong số lão thành được thảo luận trong cuốn sách này mà Triệu thông thường gọi tên như “Đồng chí”—và đã luôn luôn thử đến thăm ông để thảo luận các chính sách mới và thuyết phục ông. Nếu điều đó đã tỏ ra là không thể, đã luôn luôn có thể nhờ đến Đặng để giữ Trần Vân trong hàng.

Lí Tiên Niệm đã là một nhân cách hoàn toàn khác, và Triệu có vẻ đã bày tỏ một sự không thích chủ động đối với ông ta ngay từ đầu. Lí đã là quan chức dân sự cấp cao duy nhất phục vụ cùng Châu Ân Lai suốt Cách mạng Văn hoá. Khi Hoa Quốc Phong leo lên lãnh đạo trong những ngày cuối của Mao Chủ tịch, Lí đã trở thành cố vấn kinh tế chính của Hoa và, giả như Hoa đã sống sót với tư cách lãnh tụ, ông đã có thể là một người quyền thế trong nước. Lí đã chẳng bao giờ khôi phục được điều này, sự oán giận của ông rằng Triệu đã thừa kế vai trò của ông cũng đã chẳng nguôi. Lí thường xuyên càu nhàu rằng những thành tựu của riêng ông trong thời kỳ ngắn giữa hai vua [Mao và Đặng] của Hoa phải được công nhận như phần của cơ sở cho sự tiến hộ hiện thời. “Những thành công kinh tế không phải tất cả là liên quan của cải cách. Chẳng phải đã có những thành công trong quá khứ nữa ư? Chẳng phải nền tảng đã được đặt trong quá khứ?” Thực ra, “đại nhảy ra ngoài-great leap outwards”—việc mua hàng loạt các nhà máy từ hải ngoại—của Hoa đã hết sức kéo quá căng nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng bởi vì Lí đã là một lão thành, chẳng ai đã chống lại ông, chắc chắn không phải Triệu, và như thế Lí đã cằn nhằn về sự ám ảnh của Triệu với “cách làm ăn nước ngoài,” sự sẵn sàng của ông để học từ những gì đã thành công cho các nền kinh tế Hổ Á châu, và thậm chí từ phương Tây. Lí, người muộn hơn đã được an ủi với chức người đứng đầu nhà nước, đã là đối thủ xuất sắc nhất của cải cách và, theo Triệu, “ông đã ghét tôi bởi vì tôi thực hiện những cải cách của Đặng Tiểu Bình, nhưng bởi vì đã là khó cho ông để công khai phản đối Đặng, ông đã biến tôi thành mục tiêu của sự phản đối của ông.”

Khác với vấn đề của ông với Lí Tiên Niệm, Triệu đã là người may mắn trong hai người lính cầm cờ của Đặng, chính Hồ Diệu Bang đã là người nhận được sự giận dữ từ các lão thành và những người bảo thủ. Theo Triệu, điều này đã bởi vì với tư cách Tổng Bí Thư, Hồ đã chịu trách nhiệm về chính trị và hệ tư tưởng, và những người bảo thủ đã thấy Hồ nhất quyết không quan tâm đến những lo ngại của họ. Triệu, người viết nồng hậu về Hồ, gợi ý rằng một phần bởi vì Hồ đã đồng cảm với các trí thức và đã không muốn hành hạ họ như họ đã bị trong Cách mạng Văn hoá. Hồ cũng đã có một khuynh hướng nói thiếu cân nhắc không quan tâm đến ấn tượng được truyền đạt. Thực ra, một sự khác biệt lớn giữa Hồ và Triệu đã là về khuyng hướng của Hồ để ép sự tiến bộ kinh tế nhanh hơn, không đếm xỉa đến ưu tiên của Triệu cho sự tiến bộ chậm hơn nhưng đều đặn. Cả hai đã tận tâm với việc đưa một nền kinh tế thị trường vào, nhưng Hồ đã có vẻ vẫn khát khao kinh tế học phong trào, kiểu-Maoist. Trong năm 1983, Đặng đã phải triệu họ đến và cốt để ra lệnh cho Hồ không được làm mất tác dụng các quan chức kinh tế của chính phủ. Triệu đã tin rằng Đặng đã mất niềm tin vào Hồ lâu trước một sự bùng nổ của các cuộc biểu tình sinh viên vào cuối năm 1986, mà đã trở thành dịp cho sự sa thải ông với tư cách Tổng Bí Thư; nhìn chung, được cho phép giữ lại tư cách uỷ viên Bộ Chính trị đã không phải là số phận quá xấu cho Hồ trong hoàn cảnh đó.

Nhưng Hồ đã có một ưu thế mà Triệu đã chẳng bao giờ có thể bắt chước. Ông đã làm việc tại trung tâm trong hầu hết sự nghiệp chính trị của ông, mà đã có nghĩa rằng ông đã có một khối cử tri (constituency), các mối quan hệ; quả thực, Triệu bảo chúng ta, Hồ đã bị cáo buộc bởi nhiều kẻ thù của ông về việc khuyến khích một phái Liên đoàn Thanh niên Cộng sản, vì ông đã đứng đầu tổ chức đó trong những năm 1950. Ngược lại, Triệu đã hoạt động trong các bộ máy tỉnh ở những phần khác nhau của đất nước, và vào lúc được triệu về Bắc Kinh trong 1980, ông đã không có mối quan hệ nào, hay như ông diễn đạt, “ít kênh hơn. Vì thế một số việc dàn xếp đằng sau hậu trường vẫn mờ mịt đối với tôi, ngay cả bây giờ.” Thay vào đó, Triệu đã có khối cử tri chỉ có một người: Đặng Tiểu Bình. Tất nhiên, đã là khối cử tri một người tốt nhất để có, nhưng ngay cả Đặng đôi khi đã phải dùng thủ thuật né và xoay (bob and weave) khi đối mặt với sự phản đối mạnh từ các bạn lão thành của ông. Không ngạc nhiên rằng Triệu đã thiết tha đề nghị Đặng đừng từ chức mỗi khi Đặng đã nhắc tới khả năng này. Về phần mình, Đặng đã đảm bảo với Triệu cho đến tận tháng Tư 1989—chỉ một tháng trước khi sự nghiệp của ông bị đổ nát—rằng ông đã đảm bảo sự đồng ý của Trần Vân và Lí Tiên Niệm cho Triệu để giữ đủ hai nhiệm kỳ nữa với tư cách Tổng Bí thư Đảng, công việc mà Triệu đã nhận khi Hồ Diệu Bang bị sa thải trong tháng Giêng 1987. Nhưng trước khi quay sang pha cuối buồn bã đó của sự nghiệp của Triệu, đáng dừng lại để xem xét vai trò của ông trong chương trình cải cách.

Đặng thường được xem như kiến trúc sư của cải cách. Chắc chắn, không có sự thúc đẩy mạnh ban đầu của ông cho nó và cho sự mở cửa ra thế giới bên ngoài, thì sẽ đã không có chương trình như vậy. Vì thế trong số các lão thành ông đã vẫn là bố già (cha đỡ đầu) của nỗ lực (cải cách), sẵn sàng xông ra từ sự ẩn dật để bảo vệ nó chống lại bất cứ kẻ thách thức nào. Nhưng đọc tường thuật trần trụi (không tô điểm) và khiêm tốn (không khoe khoang) của Triệu về cương vị quản lý của ông, đã trở nên hiển nhiên rằng chính là ông hơn là Đặng đã là kiến trúc sư thật của cải cách. Chính Triệu đã là người, sau vô số tua kiểm tra, cuối cùng đã nhận ra rằng sự cam kết cho tập thể hoá nông thôn, được tái khẳng định khi Đặng quay lại quyền lực trong tháng Mười Hai 1978, đã là quá khứ, và người đã ủng hộ một hệ thống khoán hộ toàn quốc (national household responsibility system) như cách để phát triển nông nghiệp và nâng thu nhập trang trại. Như Triệu thừa nhận, không có sự ủng hộ của Đặng nó sẽ chẳng bao giờ có thể được tiến hành. Nhưng Đặng đã không tạo ra sự đột phá quan niệm. Triệu đã.

Cũng đã chính là Triệu, người nghĩ ra chiến lược phát triển duyên hải thành công to lớn. Đấy đã không phải là chính sách Đặc Khu Kinh tế được phát động sớm trong thời đại cải cách. Đúng hơn nó đã là một cố gắng để huy động tất cả các tỉnh duyên hải để phát triển một nền kinh tế, định hướng xuất khẩu, nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu, biến đổi chúng, và rồi xuất khẩu các sản phẩm với số lượng lớn ngang vậy. Đã có nhiều loại chống đối khác nhau mà Triệu đã vượt qua, nhưng lần nữa, một khi ông đã thuyết phục được Đặng, đã là việc lái buồm tương đối êm ả. Triệu đã nghĩ ra chính sách trong 1987–88 và nó đã tồn tại lâu hơn cái chết chính trị của ông, nhưng sau đó nó đã không còn được nhắc tới như chiến lược phát triển duyên hải nữa bởi vì nhóm từ đã gắn chặt đến vậy với Triệu và không công trạng nào được phép trao cho ông ta.

Triệu cũng chịu trách nhiệm về những thất bại nữa. Một trong những vấn đề lớn trong cuối những năm 1980 đã là cải cách giá cả, nhưng muộn hơn trong cuộc tranh luận Triệu đã đồng ý để hoãn nó bởi vì tình trạng của nền kinh tế. Đây đã là một trong ít cơ hội mà ông và các đối thủ chính của ông, Thủ tướng Lí Bằng và Phó Thủ tướng Diêu Y Lâm, đã ở cùng một bên. Nhưng Lí và Diêu đã lợi dụng các vấn đề kinh tế để cho Triệu ra ngoài lề. Đặng đã chịu khuất phục rằng Triệu sẽ vẫn chịu trách nhiệm chung về nền kinh tế ngay cả sau khi ông đã tiếp quản chức Tổng Bí thư, nhưng Lí và Diêu bây giờ ngày càng bỏ qua các đầu vào của Triệu. Với tư cách những người kỳ cựu của hệ thống chính trị Trung quốc họ đã nhanh chóng cảm thấy sự xói mòn quyền lực.

Thành tích của Triệu vẫn ấn tượng. Thậm chí còn ấn tượng hơn là, ông đã làm việc hầu như một mình ở mức của ông. Ông đã phát triển một nhóm trung thành của các quan chức cải cách những người đã làm việc cho ông, đáng chú ý là Bảo Đồng trợ lý của ông người vẫn dưới sự quản thúc tại gia cho đến ngày nay. Nhưng chính Triệu đã trước tiên là người để thuyết phục hay chiến đấu với các lão thành. Chính Triệu đã là người phải canh phòng lưng của mình vì cung và tên của “các đồng nghiệp” bị xúc phạm như Lí Bằng và Diêu Y Lâm. Chính Triệu đã là người phải cãi lý với các quan chức quan liêu tại mức quốc gia và tỉnh, những quan chức có lẽ đã không có một ý tưởng mới nào từ lâu trước Cách mạng Văn hoá, nhưng đã quyết tâm để bảo vệ địa bàn của họ và cách của họ để quản lý nó. Tuy nhiên, suốt những năm 1980, cho đến khi ông rời nhiệm sở, Triệu đã đang suy nghĩ, đặt câu hỏi, xem xét kỹ, thảo luận, và tranh luận về bước tiến tiếp theo. Đặng đã biểu lộ ra sự đánh giá tuyệt vời trong việc chọn Triệu như kiến trúc sư của chương trình cải cách.

Triệu đã chẳng bao giờ muốn sự cất nhắc chính thức lên vị trí Tổng Bí Thư. Ông đã thích việc đông đang làm và đã không muốn dính líu đến những tranh luận về lý thuyết hay chính trị. Giả như Đặng đã đưa ra ứng viên khác cho chức vụ [Tổng Bí Thư], Triệu đã có thể vui vẻ ở lại chức ông đã nắm. Nhưng chỉ những gợi ý về những tên dự khuyết đến từ những người bảo thủ đang chơi các trò chơi ngoắt ngoéo riêng của họ, mà Triệu đã ấu trĩ hiểu theo bề ngoài, nhưng bị Đặng nhìn thấu. Cho nên Triệu, thiên về bổn phận, đã bị bẫy.

Ông mau chóng nhận ra ông đã may mắn đến thế nào để có Hồ Diệu Bang giải quyết trở ngại suốt các năm đó. Triệu bây giờ đã thừa hưởng hai kẻ thù không đội trời chung mới: Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần (“Đặng nhỏ,” không có họ hàng gì với Đặng Tiểu Bình). Hồ Kiều Mộc đã là tay cầm bút cự phách, thư ký và người viết mướn ưa thích một thời của Mao. Đặng Tiểu Bình đã từ chối có bất cứ giao thiệp nào với ông ta trong một số năm. Đặng Lực Quần đã là một nhà lý luận cánh tả lâu đời với những mối tiếp xúc đáng kể giữa các lão thành bảo thủ. Ông đã vận hành một văn phòng nghiên cứu dưới Ban Bí thư trung ương đảng mà đã có thể dựa vào để tạo ra những ý tưởng và bình luận chống-cải cách nhất. Theo Đặng Tiểu Bình, “Đặng nhỏ” đã rất ương bướng, “giống một con la Hồ Nam.” Những người ủng hộ ông, mặt khác, không nghi ngờ gì đã nghĩ ông ta đã kiên quyết một cách đáng ngưỡng mộ trong việc đứng lên vì sự thật.

Triệu đã bày tỏ không sự quan tâm nào đến những cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Hồ Diệu Bang đã chiến đấu với Hồ Kiều Mộc và Đặng nhỏ, và họ đã xem ông là trung lập, quan tâm chỉ đến việc ngăn chặn những vấn đề ý thức hệ khỏi phá vỡ sự phát triển kinh tế. Nhưng khi Hồ Diệu Bang bị sa thải và họ nghĩ họ đã có thể lao vào một chiến dịch chống tự doa hoá tư sản, họ đã gặp phải sự phản đối của Triệu. Trong một mệnh lệnh ngắn Triệu đã đạt được cái Hồ Diệu Bang đã thất bại để làm: ông đã giải tán cơ sở quyền lực của Đặng nhỏ bằng việc thanh lý văn phòng nghiên cứu của Ban Bí thư trung ương, và đóng cửa các tạp chí cánh tả như Hồng Kỳ.

Như một sự đền đáp lại (quid pro quo), Triệu đã đề xuất rằng Đặng nhỏ được trao một ghế trong Bộ Chính trị tại đại hội Đảng tiếp sau, sao cho ông ta có thể thổ lộ các quan điểm của mình. Việc này đã được đồng ý, nhưng khi bước đầu tiên cần thiết phải được tiến hành—bầu cử vào Uỷ ban Trung ương mà từ đó các uỷ viên Bộ Chính trị được chọn ra—Đặng nhỏ đã không trúng cử. Bất chấp sự thống nhất sớm hơn của ông về sự cất nhắc của Đặng nhỏ, Đặng Tiểu Bình đã quyết định để việc bỏ phiếu có giá trị. Những người ủng hộ của Đặng nhỏ trong số các lão thành đã điên tiết và bắt đầu coi Triệu thậm chí còn tồi hơn Hồ Diệu Bang.

Thế nhưng Triệu đã cần có một chiến thắng nữa. Ông đã quyết định giải quyết một lần cho mãi mãi vấn đề mè nheo mà đã nằm dưới toàn bộ thời kỳ cải cách: Nếu Trung Quốc đã hoàn tất một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong những năm 1950, thì vì sao nó đang làm theo các phương pháp tư bản chủ nghĩa bây giờ? Ông đã quyết định lấy một cụm từ đã được dùng trong một số năm—“giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội”—và quy cho nó một sự nổi bật lý luận mà cho đến nay nó đã thiếu. Việc này sẽ không phủ nhận các thành tựu xã hội chủ nghĩa đến giờ nhưng nó sẽ giải phóng Trung Quốc khỏi giáo điều xã hội chủ nghĩa cứng nhắc. Ông cũng đã thử làm vừa lòng mọi người bằng việc nhấn mạnh địa vị của “Bốn Nguyên tắc Cốt yếu,” được Đặng đề ra trong năm 1979: giữ vững con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính của giai cấp vô sản, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và Chủ nghĩa Marx-Chủ nghĩa Lenin–Tư tưởng Mao Trạch Đông. Triệu đã đề xuất rằng Hội nghị Toàn thể Uỷ ban Trung ương mà đã đưa Đặng quay lại quyền lực trong tháng Mười Hai 1978 đã ngầm định muốn nói rằng Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và cải cách và mở cửa đã ở trên cùng một mức ngang nhau và rằng đấy đã là hai điểm cơ bản, với sự phát triển kinh tế như tiêu điểm chính. Điều này được Bảo Đồng và các đồng nghiệp của ông biến thành một thành ngữ thông tục như “một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản.” Không phải tất cả mọi người chào đón nó, nhưng Đặng Tiểu Bình thích nó, và đó mới đã là điều quan trọng. Ý tưởng đã trở thành tâm điểm của Báo cáo Chính trị của Triệu cho Đại hội Đảng thứ Mười ba trong mùa thu năm 1987.

Khi chúng ta quay sang các sự kiện của tháng Tư–tháng Sáu 1989, khi các sinh viên đã bắt đầu các cuộc diễu hành của họ tới Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ sự kính trọng của họ cho Hồ Diệu Bang, người đã mất ngày15 tháng Tư, có thể rằng các độc giả Tây phương có sự tiếp cận đến nhiều tin tức hơn Triệu Tử Dương đã có lúc đó. Điều này là một kết quả của việc xuất bản ở nước ngoài các tư liệu Cộng sản mật về cuộc khủng hoảng,* mà một vài trong số đó Triệu có lẽ đã chẳng bao giờ trông thấy, đặc biệt các biên bản của các cuộc họp của các lão thành những người đã quyết định về sự sa thải Triệu và sự lựa chọn người kế vị của ông. Những gì Triệu cung cấp ở đây là phân tích của ông về phong trào sinh viên và và chính sách của ông để giải quyết nó.

Triệu đã làm tức điên các đồng nghiệp bảo thủ của ông, như Lí Bằng, với thái độ làm bớt căng thẳng đối với các hoạt động sinh viên. Ông đã tin rằng sau các cuộc biểu tình ban đầu của họ, với việc xử lý thuyết phục đã có thể khiến các sinh viên quay lại trường học của họ. Với Lí Bằng hứa đi theo đường lối của Triệu, Triệu đã đi thăm Bắc Triều Tiên trong chuyến đi đã lên lịch từ lâu. Đáng tiếc cho Triệu, Lí Bằng đã tìm được một cách để lẩn tránh lời hứa của mình. Chẳng bao lâu sau sự khởi hành của Triệu, Lí Bằng đã đẩy các lãnh đạo của Thành uỷ Bắc Kinh để báo cáo đầu tiên cho Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và rồi cho Đặng. Báo cáo của họ đã đầy lửa và lưu huỳnh, tiên tri rằng nếu sự kiểm soát không được khôi phục ngay lập tức, đã có thể là một động loạn toàn quốc. Đặng, với những ký ức của ông về Cách mạng Văn hoá—trong thời gian đó con trai ông đã bị què suốt đời—đã chắc chắn bị ấn tượng bởi một báo cáo như vậy, và ông đã định rõ các sự kiện là “sự náo động chống-Đảng, chống-xã hội chủ nghĩa.” Triệu đã được liên lạc ở Bắc Triều Tiên và trong sự thiếu bất kể thông tin khác nào, tất yếu đã phải đồng ý với phân tích của Đặng. Lí Bằng đã đảm bảo rằng các lời và tình cảm của Đặng được bày tỏ ngay lập tức trong một bài Xã luận của Nhân dân Nhật báo vào ngày 26 tháng Tư. Tuy vậy, ngược với những kỳ vọng của Lí Bằng, bài xã luận, còn xa mới làm các sinh viên hoảng sợ để quy phục, đã làm cho họ tức điên thêm bởi vì các hành động yêu nước của họ đã bị miêu tả sai đến vậy. Vào ngày 27, các sinh viên đã lại tuần hành tới quảng trường, phá vỡ một hàng rào cảnh sát. Lí Bằng, với sự giúp đỡ của Đặng, đã kích động lại phong trào sinh viên.

Ngay vào lúc trở về của ông, Triệu đã thấy rằng cho dù có bao nhiêu bài phát biểu xoa dịu được đưa ra, những đoạn ngắn công kích của bài xã luận sẽ phải được rút lại nếu muốn làm yên phong trào sinh viên lần nữa. Nhưng những sự thẩm tra của ông đã cho biết cái ông đã biết rồi: Đặng không có ý định nào về việc cho phép bài xã luận bị từ bỏ. Thắng lợi lớn nhất của Lí Bằng đã là, cuối cùng ông đã tìm thấy một vấn đề chia rẽ quan hệ đối tác Đặng-Triệu. Triệu đã thử những cách khác hoà giải các sinh viên, nhưng vào giữa tháng Năm ông đã hết sự lựa chọn và biến dần khỏi quang cảnh chính sách. Khi sự phản kháng của ông đối với việc áp đặt quân luật đã tỏ ra vô ích, thời đại Triệu đã hết và tất cả cái còn lại đã là dự cuộc họp Uỷ ban Trung ương và chấp nhận sự sa thải.* Triệu, người đã chết trong năm 2005, đã phải tiêu nhiều thời gian dưới sự quản thúc tại gia hơn ông đã dùng để thử vận hành chương trình cải cách. Trong giai đoạn này, ông đã được phép tiến hành những chuyến đi thi thoảng đến những vị trí được quy định cẩn trọng, chơi những trận golf thi thoảng, và có những khách thăm chừng nào họ bị sàng lọc chặt chẽ. Nhưng phần lớn thời gian của Triệu đã được dùng phản đối những sự hạn chế nhỏ mọn mà dưới đó ông bị giam cầm. Quan chức Đảng luôn tận tâm, ông đã trích hiến pháp nhà nước và điều lệ Đảng cho những kẻ cai tù của ông. Đến cuối cùng, ông có vẻ thành thật, nếu một cách ấu trĩ, tin rằng vào điểm nào đó các đối thủ của ông đã có thể vỡ dưới sức nặng của chủ nghĩa hợp pháp hoàn hảo của ông. Tất nhiên, họ đã không. Tính hợp pháp đã không xuất hiện chút nào trong việc xử lý vụ của Triệu, chỉ quyền lực và sự ổn định. Dường như cứ như Triệu đã vừa đến Bắc Kinh từ miền quê xa lắc và đã không nhận ra rằng luật không đóng vai trò thật nào trong đời sống chính trị Trung quốc. Nhưng có lẽ ông có được chút an ủi nào đó từ ý tưởng rằng ban lãnh đạo đã có sự sợ hãi thật sự về sự hỗn loạn mà ông đã có thể gây ra nếu người ta thấy ông trên phố.

Trong sự giam cầm, Triệu đã nghĩ về cải cách chính trị, các ý tưởng của Đặng, của Hồ Diệu Bang, và của riêng ông. Ông đã kết luận rằng Đặng đã không thực sự tin vào cải cách chính trị, chỉ vào hành chính chặt chẽ hơn. Hồ đã không nghĩ toàn diện các ý tưởng của mình, nhưng tính hoà nhã của ông trong các chiến dịch chính trị và sự khăng khăng của ông về việc tha thứ tất cả những người đã bị bắt sai trong những chiến dịch trước đã dẫn Triệu để suy đoán rằng nếu giả như Hồ đã sống sót ông sẽ “đẩy cải cách chính trị của Trung Quốc về phía trước” theo hướng dân chủ hoá.

Triệu thú nhận rằng kể từ giữa-những năm 1980, ông đã là một nhà cải cách kinh tế và một người bảo thủ chính trị. Từ từ ông đã nhận ra rằng không có cải cách chính trị, thì chương trình cải cách kinh tế bị nguy hiểm: thí dụ, tham nhũng ồ ạt sẽ tiếp diễn. Vào 1989, ông đã sẵn sàng nói với lãnh tụ Soviet đang viếng thăm, Mikhail Gorbachev, rằng lập trường của Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ không thay đổi, nhưng phương pháp cai quản của nó phải thay đổi: luật trị (rule of law) phải thay thế nhân trị (rule by men). Ông đã muốn tăng tính minh bạch và thiết lập nhiều kênh đối thoại với các lực lượng xã hội khác nhau. Hơn nữa, ông đã cảm thấy các lực lượng xã hội phải được phép để tự tổ chức mình, hơn là bị yêu cầu quy phục các cơ quan do Đảng-nhà nước lãnh đạo. Triệu đã muốn khả năng lựa chọn, dù hạn chế, trong các cuộc bầu cử của lập pháp quốc gia.

Sau đó, quan điểm của Triệu đã tiến hoá thêm. “Thật ra, chính hệ thống dân chủ đại nghị Tây phương đã chứng tỏ sức sống nhiều nhất. Có vẻ rằng hệ thống này là hệ thống sẵn có tốt nhất hiện nay.” Sự hiện đại hoá này đã gồm cả một nền kinh tế thị trường lẫn một hệ thống chính trị dân chủ hoá. Tại Trung Quốc, điều này có nghĩa một thời kỳ chuyển tiếp (transition-chuyển đổi) dài, một thời kỳ đòi hỏi hai sự đột phá của Đảng Cộng sản: cho phép sự cạnh tranh từ các đảng khác và tự do báo chí, và làm cho bản thân Đảng dân chủ hơn. Cải cách hệ thống pháp luật và việc thiết lập một nền tư pháp độc lập cũng phải được ưu tiên. Triệu kết luận với một cuộc tìm tòi ngắn, dựa vào kinh nghiệm, về việc đưa ra những cải cách như vậy sẽ khó đến thế nào.

Câu chuyện về tình trạng bị giam cầm của Triệu gợi hai suy ngẫm: Nếu một quan chức yêu nước chỉ đi đến kết luận rằng dân chủ là cần thiết cho Trung Quốc sau hàng năm chẳng làm gì trừ suy nghĩ, có cơ may gì cho một quan chức bận rộn ngày nay để có thì giờ nhàn rỗi hay sự an toàn để nghĩ những ý tưởng như vậy trong khi đang làm việc? Và nếu anh ta đã tìm được cách để đi đến một kết luận như vậy, thì anh ta sẽ thực hiện các ý tưởng này thế nào bất chấp chống đối của Đảng ở mọi mức của xã hội? Đã cần đến một thảm hoạ với tầm vóc Cách mạng Văn hoá để lay chuyển Trung Quốc ra khỏi mô hình kinh tế Stalinist. Trung Quốc không cần một Cách mạng Văn hoá khác, nhưng Đảng phải bị lay chuyển đến gốc rễ của nó để cho các lãnh tụ của nó suy ngẫm đi theo thông điệp cuối cùng của di chúc của Triệu Tử Dương.

Ngày nay ở Trung Quốc, Triệu chẳng là gì cả. Vào một thời ít hoang tưởng hơn trong tương lai, có lẽ ông sẽ được xem như một người trong dòng dõi có thanh thế đó của các quan chức Trung Hoa lưu truyền qua nhiều thời đại, những người đã làm việc chăm chỉ và tốt cho đất nước họ, nhưng họ đã đụng chạm với nhà cầm quyền. Tên của họ vẫn gây cảm hứng, rất lâu sau khi tên của các đối thủ thối nát của họ đã bị quên đi.

Roderick MacFarquhar là Giáo sư Leroy B. Williams về Lịch sử và Khoa học Chính trị tại Đại học Harvard


* Các quyển trước gồm:

1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002; Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007)

2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002

3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002

4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính

5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn]

6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?

7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô

8. G. Soros: Xã hội Mở

9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử

10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato

11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx

12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học

13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006

14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn

15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh Hóa, 2008

16. Kornai János: Lịch sử và những bài học, NXB Tri thức, 2007

17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập tiểu luận

18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do

19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng

20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống

21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012.

22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012

23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác được xuất bản năm 2013)

24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013

25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba Lan, 2013

26. Adam Michnik: Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác, 2013

27. Elzbieta Matynia: Dân chủ ngôn hành, 2014

28. Josep M. Colomer: Lý thuyết Trò chơi và Chuyển đổi sang Nền dân chủ – Mô hình Tây Ban Nha, 2014

29. Lisa Anderson: Chuyển đổi sang Dân chủ, 2015

30. Paul J. Carnegie: Con Đường từ Chủ nghĩa Độc đoán đến Dân chủ hóa ở Indonesia, 2015

31. Hsin-Huang Michael Hsiao (ed.): Các nền Dân chủ Á châu Mới: So sánh Phillipines, Hàn Quốc và Đài Loan, 2015

32. Larry Diamond và Marc Plattner (biên tập) Dân chủ có Suy thoái? 2016

33. Chistian Welzel, Tự do đang lên – Trao quyền cho con người và truy tìm sự giải phóng, NXB Dân khí 2016

34. Guy Standing, Precariat – giai cấp mới nguy hiểm, NXB Dân khí, 2017

35. Bob Jessop, Nhà nước – Quá khứ, Hiện tại, Tương lai NXB Dân khí, 2018

36. Fortunato Musella, Các Lãnh tụ Vượt quá Chính trị Đảng, NXB Dân khí, 2018

37. Jamie Barlett, Nhân dân vs Công nghệ: internet đang giết dân chủ như thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao), NXB Dân khí, 2018

38. Yang Zhong, Văn hoá và sự Tham gia Chính trị ở Trung Quốc Đô thị. NXB Dân khí, 2018

39. Donatella della Porta, Teije Hidde Donker, Bogumila Hall, Emin Poljarevic và Daniel P. Ritter, Các Phong trào Xã hội và Nội chiến – Khi các cuộc phản kháng cho dân chủ hoá thất bại. NXB Dân Khí, 2018

40. Donatella della Porta, Huy động cho Dân chủSo sánh 1989 và 2011.NXB Dân Khí, 2019.

* Về một tường thuật Tây phương toàn diện của thời kỳ này, xem Richard Baum, Burying Mao: Chinese Politics in the Age of Deng Xiaoping (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1994)

* Zhang Liang, Andrew J. Nathan, and Perry Link, The Tiannmen Papers (New York: PublicAffairs, 2002)

* Về bài phát biểu của Triệu tự bảo vệ mình, xem Yang Jisheng, “Zhao Ziyang’s Speech in His Own Defense at the Fourth Plenary Session of 13th Central Committee of the Chinese Communist Party,” Chinese Law and Government 38, no. 3 (May–June 2005), pp. 51–68.

Một trong những người đến thăm của ông, Zong Fengming (Tôn Phượng Minh), đã ghi lại những gì Triệu đã nói ngay lập tức sau khi ông quay về nhà sau mỗi cuộc viếng thăm (không việc ghi chép nào đã được phép trong nhà của Triệu); từ hoạt động thư ký này đã là cuốn Zong Fengming, Zhao Ziyang ruanjinzhong de tanhua (Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng) (Hong Kong: Open Books, 2007). Xem bài phê bình của Andrew Nathan trong China Perspectives, no. 3 (2008), pp. 136–42