Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Lại chuyện lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt

(Rút từ facebook của Lưu Trọng Văn)

Thế là thời gian lùi thêm 365 ngày nữa để cán đích 9 năm ông Võ Văn Kiệt đi xa.

Đúng hẹn gã và Huỳnh Sơn Phước người từng cùng Kim Hạnh đình đám báo Tuổi Trẻ một thời, đến nhà GS Tương Lai. Xe của Hiếu Dân con gái cưng của ông Kiệt chờ sẵn. Đón thêm Lê Công Giàu, thế là một mạch đến Nghĩa trang TP viếng mộ ông Kiệt.

Trên xe lại rôm rả chuyện.
Gã nói mới đây Nhà báo Quốc Phong, nguyên phó TBT báo Thanh Niên có kể chuyện ông Vũ Kỳ thư kí riêng cụ Hồ trước khi mất có mời cán bộ Viện bảo tàng HCM tới ghi âm ông bật mí về những gì liên quan đến tình riêng của cụ Hồ. Trong đó có nói Trung ương tính giới thiệu một cô gái nết na xinh đẹp cho cụ, nhưng rồi một cán bộ trẻ từ Nam bộ ra dự Đại hội Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã rước nàng trước.

GS Tương Lai nói, tôi có điện thoại cho Nguyễn Duy đi cùng xe, Duy bảo ghé Phan Thanh Nam trước rồi ghé nhà Hiếu Dân sau. Nam chính là con trai của cuộc tình chàng cán bộ trẻ Nam Bộ kia với cô gái xinh đẹp mà Trung Ương chuẩn bị mai mối cho cụ Hồ.

Gã khoái tính cách anh hai Nam Bộ của ông Võ Văn Kiệt. Năm 1951 đi bộ mấy tháng trời từ Nam Bộ ra Việt Bắc, thấy một nàng xinh là tấn liền...

Sau, cuộc tình không trọn vẹn, ông Kiệt trở lại Nam Bộ rồi lấy bà Kim Anh, mẹ của Hiếu Dân.

Bác Tương Lai bảo chưa thấy em gái nào chiều và thương anh trai cùng cha khác mẹ như Hiếu Dân.

Vẫn là chuyện yêu đương của các cụ. Lê Công Giàu kể hồi qua Quảng Tây, Trung Quốc công tác, ông tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Tây dẫn ông Giàu đi thăm Viện bảo tàng Cách mạng. Ông chỉ một bộ áo quần của phụ nứ Trung Hoa xếp trong tủ kính và bảo đây là bộ đồ của bạn gái của cụ Hồ do vợ chồng Chu Ân Lai giới thiệu.

Chuyện này hình như ai cũng biết rồi nên gã không khai thác, người phụ nữ Trung Hoa ấy là ai và có cưới xin gì với cụ nhà mình không, nhưng gã ghi nhận trên xe trừ bác lái xe thì bốn tên đàn ông đều nhất trí cao ở nhận định: đàn ông nào hăng hái chuyện trai gái, tình tang thì đều mạnh mẽ tính cách và máu phiêu lưu sáng tạo. Xưa nay đàn ông xìu xìu ển ển chuyện yêu đương đều chả làm nên cơm cháo gì.
Hê vì vậy tất cả nhất trí ngợi ca cụ nhà mình nếu biết cụ rất... đàn ông.

Đương nhiên cũng nhất trí cao ca ngợi bác Sáu Dân Võ Văn Kiệt, thấy em xinh là... dớt liền chả cần biết em ấy được nhắm cho ai.

Vẫn tiếp chuyện tình của các cụ nhà mình, gã hỏi bác Tương Lai và nhà báo nổi tiếng Huỳnh Sơn Phước về chuyện cô X.

Phước kể có lần ông Vũ Kỳ có đến báo Tuổi Trẻ kể về người con của bà X. tên là Tr. Ông Kỳ có thời gian chăm sóc Tr., ngày lễ 1.6 là dẫn Tr. vào Chủ tịch phủ chơi và Tr. thường xuyên được cụ Hồ cho kẹo.

Còn Tr. là con của ai với bà X.?

Bác Tương Lai bảo, có lần bác có hỏi nhà thơ Việt Phương là người gần cụ Hồ và thủ tướng Phạm Văn Đồng chuyện bà X.
Nhà thơ kể, hồi đó Trung Ương vẫn muốn giới thiệu cho cụ Hồ một cô gái nết na, dễ coi để làm vợ. Thế là cánh thanh niên giới thiệu cô X. một đoàn viên trẻ về làm việc ở Chủ tịch phủ. Lúc ấy nhà thơ Việt Phương là bí thư Đoàn Văn phòng Chính phủ nên được đặc trách hướng dẫn công việc cho cô X. Cô X. rất chăm chỉ làm việc, chăm sóc cụ Hồ, thường xuyên lên nhà sàn quét dọn vệ sinh. Được một thời gian thì nhà thơ Việt Phương đề cập ý định của cấp trên muốn cô X. và cụ Hồ có quan hệ khắng khít hơn. Nhà thơ Việt Phương kể cho GS Tương Lai là cô X. dãy nảy không chịu, thế là cụ Hồ bảo đừng ép cô ấy, để cô ấy trở về quê[i].

Gã nghĩ, ông cụ nhà mình sao cái chuyện ấy của riêng mình cứ thụ động thế, hừ phải tay gã ấy à...

Thực hư thế nào, chịu, nhưng theo nhà báo Quốc Phong thì ông Vũ Kỳ có kể mà bà Tình giám đốc Viện bảo tàng HCM ghi lại thì sau này mấy tay bảo vệ có cưa cẩm cô X. rồi cô X.mang thai...

Xe đi vòng vèo vẫn chưa tới Nghĩa trang, thế là vẫn chuyện tình.

Lần này là chuyện tình của bà Ngọc Toản chị ruột GS Tương Lai. Chả là ngày này 63 năm trước tại chính hầm Đe cát xto ri ở Điện Biên phủ ngay sau chiến thắng Điện Biên có đám cưới của bà Ngọc Toản với một chỉ huy chiến dịch ĐBP là Cao Văn Khánh . Trước đó tướng Vương Thừa Vũ sư trưởng sư 308 gặp mẹ bà Toản xin bà cho phép sư phó Cao Văn Khánh được yêu cô gái quân y xinh đẹp Ngọc Toản. Tướng Vũ khoe, cậu Khánh này đánh giặc rất giỏi. Bà cụ bảo tôi chỉ cần thằng rể tử tế thôi chứ không cần đánh ai giỏi cả.

Thôi, tới nghĩa trang rồi.

Mộ ông Kiệt gần mộ luật sư Nguyễn Hữu Thọ và mộ TBT Nguyễn Văn Linh. Duy nhất bia đá bên mộ ông Kiệt có hình ông và vợ cùng tên của hai vợ chồng. Hiếu Dân đã trồng hai bồn hoa sen Nam Bộ mùa sen nở rực trước mộ.

Trên mộ lúc này chỉ vòng hoa của phó thủ tướng Vũ Đức Đam người từng là thư kí thân thiết của ông Kiệt. Năm ngoái ngày này gã tới cũng chỉ thấy vòng hoa của ông Đam mà không thấy vòng hoa của quan chức nào khác. GS Tương Lai rớm nước mắt đứng trước mộ ông Kiệt. Gã nghe từ GS điều mà GS thường đau đáu khi nhớ về ông Kiệt: ước gì lúc này có anh, anh Sáu ơi. Dân tộc và đất nước cần Anh biết chừng nào.

Sau khi viếng mộ gã theo GS Tương Lai, ông Lê Công Giàu,nhà báo Huỳnh Sơn Phước tới đám giỗ ông Kiệt ở nhà Hiếu Dân, gã thấy gì, nghe gì ở đám giỗ này, ngày mai xin kể tiếp.

Bottom of Form


[i] Chuyện cô X. và đứa con tên Tr. có “dị bản” ở cuốn “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, “Đèn cù” của Trần Đĩnh và “Lời ai điếu” của Lê Phú Khải (Văn Việt)