Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Cannes: Phim chống tham nhũng Iran đoạt giải “Nhãn quan độc đáo”

Trọng Thành

“Bộ phim truyện dài hai giờ, mang tên “Một người chính trực”, thuật lại cuộc chiến chống tham nhũng của một người dân Iran bình thường, một người nuôi cá, đã quyết định chống lại đến cùng mưu toan cướp đất của một doanh nghiệp tư nhân lớn, với sự đồng lõa của chính quyền địa phương.” Nghe như một Đoàn Văn Vươn Việt Nam. Làm phim “chính trực” ở một nước như Iran chẳng dễ dàng gì, nhưng Iran có Mohammad Rasoulof. Còn Việt Nam, bao giờ? Bao giờ có một đạo diễn Việt Nam dám làm phim như Mohammad Rasoulof? Bao giờ một số phận như Đoàn Văn Vươn trở thành anh hùng trên màn ảnh? Đổ tội cho thể chế thì quá dễ. Hãy nghe Rasoulof nói: “Không phải là những kẻ kiểm duyệt chịu trách nhiệm về tình hình này. Chúng ta (tức những người làm phim) phải chịu trách nhiệm nhiều hơn họ”.

Văn Việt


clip_image002

Đạo diễn Iran Mohammad Rasoulof, Cannes, 19/05/2017.REUTERS/Regis Duvignau

Tối qua, 27/05/2017, giải Nhãn quan độc đáo “Un Certain Regard”, một trong những giải thưởng lớn của Liên hoan điện ảnh Cannes, đã được trao tặng cho bộ phim “Lerd” (tạm dịch là Một người chính trực) của đạo diễn Iran Mohammad Rasoulof. Ông là một cái gai đối với chính quyền Iran. Mohammad Rasoulof bị quản thúc tại gia trong nhiều năm và hiện một án phạt khiến ông có thể bị vào tù vào bất cứ lúc nào.

Bộ phim truyện dài hai giờ, mang tên “Một người chính trực”, thuật lại cuộc chiến chống tham nhũng của một người dân Iran bình thường, một người nuôi cá, đã quyết định chống lại đến cùng mưu toan cướp đất của một doanh nghiệp tư nhân lớn, với sự đồng lõa của chính quyền địa phương.

Một người chính trực” phơi bày nạn tham nhũng phổ biến tại Iran, nơi những ai dám đứng lên chống lại sẽ phải đối mặt với hết khổ nạn này đến khổ nạn khác. Nhân vật Reza, người nuôi cá trong phim, phải nghi ngờ chính người thân đồng lõa với những kẻ cướp đất.

Trong một cuộc trả lời tạp chí điện ảnh Pháp Telerama, tác giả nói nạn tham nhũng tại Iran bắt rễ sâu xa trong xã hội, bởi đã hòa vào một thứ “văn hóa chung”. Dân chúng không có con đường nào khác, họ phải khuất phục, chấp nhận trả tiền để được yên thân. Rất khó để thay đổi thực trạng văn hóa này, bởi cái gốc là giáo dục. Mà giáo dục, đài báo, phim ảnh đều nằm trong tay chính quyền.

"Ánh sáng" trở lại khi nào cũng do người làm phim

Theo trang mạng đài ici.Radio-Canada, đạo diễn Mohammad Rasoulof được phép quay bộ phim này trong nước, nhưng buộc phải ký một cam kết, hứa hẹn không cho ra phim “bôi đen”. Rất ít hy vọng là khán giả tại Iran được xem “Một người chính trực”. Trước đó, năm phim truyện của đạo diễn Mohammad Rasoulof đã không được cấp phép.

Đạo diễn Mohammad Rasoulof có một quan điểm rất rõ ràng về vấn đề kiểm duyệt. Vẫn trong cuộc trò chuyện với tạp chí Pháp Telerama, ông mô tả tình trạng kiểm duyệt tại Iran giống như “một căn phòng lớn lờ mờ, trần rất cao, rất tối, ở đó người ta cho phát ra một thứ âm nhạc kinh dị…. Thứ âm nhạc đó khiến chính những người quen biết cũng trở nên sợ hãi lẫn nhau… Họ không biết lúc nào ánh sáng sẽ trở lại, bởi rất có thể toàn bộ nỗi sợ hãi đang ngự trị trong chúng ta là do chúng ta tạo ra. Người trong cuộc sợ tiến lên trong bóng tối và không dám làm gì để thay đổi”.

Theo đạo diễn Iran, “Không phải là những kẻ kiểm duyệt chịu trách nhiệm về tình hình này. Chúng ta (tức những người làm phim) phải chịu trách nhiệm nhiều hơn họ”.

Đạo diễn Iran được vinh danh tại Cannes năm 2011, với một giải thưởng cũng nằm trong hạng mục “Nhãn quan độc đáo” (cho phim “Tạm biệt”), nhưng không đến được Pháp để nhận giải. Lần này ông đã tới được Cannes.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170528-cannes-phim-chong-tham-nhung-iran-doat-giai