Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

PHỔ CẬP GIÁO DỤC NHƯ HIỆN NAY THÌ KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC NỀN GIÁO DỤC ĐÍCH THỰC

FB Nhan Vuong Tri

Lời khuyên “đừng cho con học lên trên” tôi đưa ra hôm trước, nếu có được một số bạn đồng tình, thì sau đó hẳn có những bạn đã nghĩ lại.

Tôi tưởng như đang nghe thấy những câu hỏi ngược, đại loại:

-- không học thì biết cho con cái làm gì bây giờ?

-- bộ anh tưởng ở mình bây giờ học được một nghề cho rành dễ lắm hả?

...

Loại vấn đề này, tôi không thạo lắm xin để các bạn khác giải đáp giùm.

Gần với thắc mắc trên, có thể có cả những câu trách móc:

-- Sao anh lại tàn nhẫn tước đi ở con người những hy vọng tối thiểu?

-- Chẳng phải dân gian ta vẫn có câu “có nụ mừng nụ có hoa mừng hoa”?

Để đáp lại, tôi muốn nhắc lại một câu triết lý của nhà văn

Pháp A. Camus (1912-1948) mà tôi không kiếm được nguyên

văn chỉ nhớ đại ý: phải dứt bỏ hết những hy vọng trần thế tầm

thường thì mới tới được cái hy vọng cao cả chân chính

Riêng có hai câu hỏi sau đây, tôi tự đặt cho mình:

-- đâu là cơ sở thực tế từ đó anh nẩy sinh đề nghị trên?

-- trước tình hình hiện nay, hướng giải quyết của anh là gì?

Để trả lời một cách khoa học, tôi sẽ phải tìm tòi thêm rất nhiều.

Lúc này đây, tôi chỉ mới thoáng nẩy ra mấy cái ý chính:

-- đóng vai trò chi phối bộ mặt của nền giáo dục hiện nay là cái

quan niệm giáo dục phổ thông giáo dục đại trà.

-- đó không chỉ là ý chí của nhà nước mà còn là nguyện vọng

của đông đảo người dân

-- Nhưng trình độ phát triển của xã hội ta nền kinh tế của chúng ta chưa cho phép ta làm được điều đó. Nếu muốn nói bệnh thành tích thì đây là thứ bệnh thành tích lớn nhất. Do cố làm được cái điều không thể làm, chúng ta trở thành ảo tưởng và tự mình dối mình, cố ý tạo ra những mặt hàng giả rồi tự bằng lòng với nó. Một nền giáo dục phi chuẩn có đẻ ra những học sinh chuẩn mực “đạt trình độ quốc tế “, thì cũng chỉ là ngẫu nhiên.

Do biết vậy, nên ở các nước trình độ tương tự như ta không nước nào người ta làm giáo dục đại trà cả.

Từ mấy năm trước tôi đọc một bản tin về Myanmar thấy có nói bà Suu Kyi chủ trương là sau chế độ độc tài quân sự , khi chuyển sang dân sự sẽ không mở nhiều trường đại học mà chỉ cần nước ngoài giúp mở các trường dạy nghề. Tôi đoán dù tình hình chính trị ra sao thì về giáo dục bên ấy người ta vẫn làm như vậy.

--Kết luận, trong hoàn cảnh làm ào làm lấy được ta đã chót đẻ ra một nền giáo dục dài rạc như thế này, thì giờ đây tử tế nhất là phải dỡ ra làm lại từ gốc đến ngọn.

Trong cuốn "Việt Nam thời Pháp đô hộ", tác giả là nhà sử học Nguyễn Thế Anh, từng là Giám đốc nghiên cứu trường cao đẳng thực hành Sorbone Paris ( in lần đầu ở nhà Lửa thiêng Sài gòn 1970, lần thứ hai ở trung tâm học liệu 1974; tôi không tìm được cả hai bản đó mà chỉ có trong tay bản in lần thứ ba của nxb Văn học 2008), có một đoạn như sau

” Để tổ chức nền giáo dục, năm 1906, toàn quyền Paul Beaau thiết lập hội đồng cải thiện giáo dục bản xứ.

Nguyên tắc giáo dục căn bản là ”giáo huấn khối quần chúng và trích ra [tách ra] một thiểu số ưu tú; chủ trương chính là dân bản xứ phải bắt buộc học chữ quốc ngữ tại các trường và chỉ những phần tử thông minh nhất mới học lên những lớp cao đẳng tiểu học để sau này có thể theo học những trường trung học mà chương trình giảng huấn hoàn toàn là chương trình Pháp ( sđd, tr213-216)

Các bạn tôi mới quen từng học ở nhà trường Sài Gòn trước 1975, thường cũng kể với tôi rằng ngày trước nền giáo dục ở đây mô phỏng hình tháp, có khi mười học sinh tiểu học mới có một hai học sinh học lên trung học.

Nhờ thế họ mới chuẩn hóa được nền giáo dục. Còn cứ làm giáo dục theo kiểu cháo pha loãng như ở ta hiện nay, thì không bao giờ được cái gì cả , ngoại trừ cái gọi là " bình đẳng trong giáo dục". Mà cũng bình đẳng gì đâu, cái bình đẳng này hoàn toàn hình thức, mị dân.

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1866104863664776&id=100007958417043&pnref=story