Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Hồi ức trong máu (tiếp theo và hết)

Truyện Nguyễn Viện

Ông tổ dòng họ nhà hắn đến cái cái xó làng mà bây giờ hắn nhận là cố hương từ giữa thế kỷ 19. Từ quốc lộ số 5 Hà Nội đi Hải Phòng, đến ga Phú Thái rẽ vào khoảng bảy cây số thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, ngôi làng giấu mặt phía sau một cái làng khác sầm uất ngoài hương lộ qua một lối đi trên sống mũi. Qua ba bốn lần thiên di vì giặc giã, người làng hắn vẫn giữ cái truyền thống hèn mọn của mình là giấu mặt sau những thôn xóm sầm uất khác. Ông tổ hắn vốn người họ Dương, vì trốn tránh lệnh truy nã của triều đình nên đã cải họ thành Nguyễn và đến thôn Đũn với một lòng kính tín tuyệt đối vào sự che chở của chúa Trời. Con gái thôn Đũn mê ông vì sự chăm chỉ siêng năng và một tinh thần mạnh mẽ khác thường. Tuy trốn tránh nhưng ông chẳng hề che giấu niềm tin của mình. Không có cha cố để rửa tội theo luật, cả gia đình vợ vẫn theo ông tìm nước thiên đàng bằng cách đọc kinh sáng tối. Cái dòng dõi ấy vẫn giữ trọn niềm tin của mình cho đến năm mươi năm sau mới có một vị linh mục đến đặt sự cai trị của hội thánh La Mã và lập nên một xứ đạo. Hơn một nửa thôn Đũn đã được rửa tội. Chẳng biết Chúa có thiên vị không mà tất cả những người theo đạo ở Đũn đều làm ăn khấm khá hơn những gia đình khác không tin Chúa. Cha già Nhữ là một vị linh mục nghiêm khắc. Mỗi lần thấy bóng dáng cha là bọn trẻ con bỏ chạy, bất kể đang chơi trong sân nhà thờ hay trong chuồng gà nhà mình. Một nỗi sợ hãi không chỉ bởi roi vọt, nó là sự sợ hãi của tội lỗi. Chẳng cứ gì trẻ con, người lớn gặp cha cũng sợ. Cây ba-toong trong tay ông có thể quất vào bất cứ ai. Ngoài mười điều răn của Chúa, sáu luật điều của hội thánh, còn có luật pháp của riêng cha để cai quản xứ đạo. Bọn trẻ con lúc nào cũng thích vi phạm luật của cha trong việc vẽ bậy trên nền sân gạch tàu của nhà thờ, hoặc lén giật chuông vài cái rồi bỏ chạy. Biết mặt tội phạm là ông xách ba-toong đến nhà đánh cả bố mẹ nếu dám cản trở việc trừng phạt của ông. Ngày ông đến đã được đón rước long trọng với đủ giáo dân của cả hạt và kèn trống ầm ĩ. Người ta trải lá dưới chân ông và lấy lọng che trên đầu ông. Tất cả các vị hương lão đều quì xuống đón nhận phép lành của ông. Ngày đưa tiễn ông về nước Chúa còn trọng thể hơn gấp ngàn lần. Khi ông còn hấp hối nằm trên giường bệnh, thì cả họ đạo đã lớp trong lớp ngoài đứng đọc kinh vang cả một góc trời. Người ta cầu cho ông được chết trong tay Chúa, trong khi ông chánh trương quì dưới đất liên tục gào lên vào tai vị cha già và gào với trời xanh: “Giêsu Maria Giuse xin cứu lấy linh hồn Antôn”. Đến lúc mỏi mồm, ông chánh trương liền ghé sát vào mũi cha già để biết chắc rằng ông đã tắt thở thì đứng lên lau nước mắt. Mọi người đều hiểu cha già của họ đã lìa cõi thế. Tất cả đàn bà con gái đều khóc rống lên. Những người đàn ông thì tụ lại với nhau, họ chuẩn bị cho công việc mai táng. Một cơn mưa từ trời bất ngờ đổ xuống. Cơn mưa tầm tã kéo dài đúng một tháng, nước ngập lênh láng như một trận hồng thủy không phân biệt được đâu là cao thấp. Người ta phải dùng bốn cái cọc tre để định vị lỗ huyệt và dùng một tảng đá lớn để ấn cái quan tài cho chìm xuống. Cả làng đứng dưới mưa. Tiếng đọc kinh lẫn trong tiếng gió rít nghe âm u như lời khẩn cầu từ vực sâu. Ban kèn tây với kèn ta thi nhau thổi, tạo nên một màu sắc khác của cái chết. Trên tay mỗi giáo dân có một cành huệ trắng. Theo thứ tự, các bậc chức sắc trong giáo họ lần lượt ném cành hoa xuống mộ địa rồi đến người đã công đức nhiều tiền nhất cho việc ma chay này. Đấy cũng là người đã đóng góp nhiều nhất cho việc xây dựng nhà thờ. Người ấy cũng là ông cụ nhà hắn. Hôm khánh thành nhà thờ, ông cụ nhà hắn được vinh dự cầm dây chuông kéo tiếng đầu tiên. Tiếng chuông vang lên thiêng liêng và thâm trầm cũng là lúc cái dây chuông giật ngược lên làm cho ông cụ mất thăng bằng ngã xuống nền gạch gãy sống mũi. Từ đó cái mũi ông cụ vẹo qua một bên trông như lúc nào cũng đang đánh hơi. Khi ném cành huệ xuống mộ, ông ngửi thấy ngay mùi thối rữa của xác người. Mặc dù nước lênh láng nhưng những cành huệ cũng đủ tạo nên một nấm mộ to lớn. Sau đó, tất cả làng quay trở lại khuôn viên nhà thờ ăn uống. Người ta phải giết đến năm con bò mới đủ. Những sự tích về cha già được người ta kể lại với nhau bằng tất cả sự linh thiêng và nuối tiếc. Ông cụ nhà hắn nói: “Khi cha già bàn với tôi về việc xây dựng nhà thờ, tôi nói rằng giáo dân mình nghèo, nên liệu cơm gắp mắm. Nhưng cha già bảo, cần phải xây nhà Chúa cho nguy nga để xứng với danh ngài và nhất là để cho dân ngoại thấy đạo của ngài mang lại vinh quang cho con người. Tiền bạc thì ông khỏi lo. Chuyện đó đã có Chúa. Không phải là tôi không tin Chúa, nhưng tôi không tin là cha già có thể mò ra một số tiền lớn để xây như ý cha muốn. Nhưng cuối cùng thì ngài cũng làm cho chúng ta có một ngôi thánh đường mà không ai trong chúng ta không hãnh diện. Các ông có biết tổng số tiền mà làng ta góp được là bao nhiêu không? Nó chưa được một phần năm mươi đâu nhé”. Một lão già ngồi bàn bên cạnh chõ mõm vào: “Thế mà cụ cũng được vinh dự giật dây chuông đầu tiên đấy”. Ông cụ nhà hắn đứng lên: “Tao bảo cho mày biết, không phải tao thì đứa nào dám láo nào?”. Lão già thối mồm cũng đứng lên: “Ông bảo ai láo?”. “Tao bảo mày đấy. Đừng có học đòi cái thói con nhà tôm cứt lộn lên đầu nhé”. Mọi người can ngăn dìu hai ông lão ra hai chỗ khác. Dù không còn đối thủ nhưng hai ông vẫn chửi nhau cho đến lúc ông nào cũng say mèm. Khi tỉnh rượu, ông cụ nhà hắn còn lẩm bẩm: “Tao phải dạy cho mày một bài học”. Ngoài cánh đồng, những cành huệ trên nấm mộ mới bập bềnh theo dòng nước trôi đi từ từ để lại ngôi mộ trống với tảng đá nhấn chìm cỗ quan tài trong nước. Mưa vẫn tiếp tục và nước vẫn tràn trong nhà. Thóc trong bồ nẩy mầm, nhưng con người cứ rũ ra rồi chết. Cơn dịch bệnh làm chết hơn một nửa dân làng. Cái lão già thối mồm chưa kịp học bài học của ông cụ nhà hắn cũng rũ xuống chết. Ông cụ nhà hắn gom ít tài sản đem con cháu qua vùng bên tá túc.

Những

xác

chết

làm

chứng

gian

về

thiên

đường.

Khi mặt đất trở nên khô ráo và những giọt nước mắt của con người đã cạn, ông cụ nhà hắn mang con cháu về và trách móc Thượng đế rằng: “Sao ngài nỡ giết bỏ những thợ gặt?”. Rồi không ngại ngần, ông cụ chấp nhận làm thông gia với một gia đình bên lương. Ngày ấy, con gái làng còn sống sót rất ít. Họ ngoại nhà hắn buôn bán chữ nghĩa thánh hiền trên cái gò làm gốm ở vùng bên mà ông cụ nhà hắn cùng con cháu đã tá túc suốt những ngày tai ương của hồng thủy. Bà cụ ngoại nhà hắn hiếm muộn chỉ có hai con trai, ông lớn thông y lý số hành nghề bốc thuốc và cho chữ thiên hạ vào dịp lễ tết, ông trẻ dạy học và hưởng đặc ân của mẹ trên mấy sào ruộng cho cấy thuê. Ngày mạt vận, bà cụ ngoại đau yếu ốm liệt cho người bảo ông lớn cắt thuốc cho bà. Ông lớn xem tinh tú trên ngón tay rồi bảo người nhà: “Không cần chữa”. Ngay tối hôm ấy, ông lớn về nhà bà cụ ngoại nói trên giường bệnh của mẹ mình: “Bà phải giao mấy sào ruộng lại cho tôi vì tôi là trưởng nam, tôi có quyền hưởng”. Bà cụ lạnh lùng bảo: “Mày làm giấy giao quyền trưởng nam lại cho thằng út, tao sẽ cho mày mấy sào ruộng ấy”. Ông lớn ngồi viết ngay và đưa giấy cho bà: “Tôi sống bằng cơm gạo chứ không sống bằng cái sĩ diện”. Bà cụ ngoại sai người mời toàn bộ gia tộc bên chồng đến chứng kiến, gạt nước mắt giao tờ giấy nhận quyền trưởng nam cho ông trẻ: “Con hãy nhận cái này. Đừng để nhục vì cơm áo”. Rồi bà gọi người hầu lấy lá chuối lót tay đuổi ông lớn ra khỏi nhà. Đêm ấy bà qua đời. Trên mảnh đất của tổ phụ, lúa vẫn tươi tốt nhưng con trai trưởng của nhà ấy sau này đã bị phong trào cải cách ruộng đất đấu tố giữa sân đình làng, người tá điền trung hậu dí đầu tên địa chủ xấu số xuống đất bắt liếm phân người tạ tội và xỉa xói bản chất gian ác của giai cấp bóc lột. Tên địa chủ chưa hưởng được bao nhiêu lộc của tổ tiên đã hộc máu chết trong nhục hình. Đám con cháu thất tán và trong một thời gian dài suốt hai thế hệ phải sống trong sự bạc đãi của đấu tranh giai cấp. Mẹ và cậu hắn thuộc dòng ông trẻ, đức độ không thiếu nhưng do động mồ động mả cũng không thoát được nghiệp chướng oan nghiệt.

3.

Nhà mày có rượu không? Ông bác sau hơn hai năm mới gặp mặt hỏi. Tôi nói nhà cháu không có rượu, nhưng nếu bác muốn uống thì rượu gì cũng có. Được. Tôi đưa ông bác về nhà sau khi ghé qua tiệm rượu chơi một chai whisky. Ông bác phấn khởi ra mặt, bảo rượu Tây cơ à. Vâng, tôi nói để cho bác lên đời. Mẹ mày, ăn với nói. Cháu vẫn nghe kể về bác, cháu rất thích. Bố mày nói à? Không, mẹ cháu. Tao cũng nghe nói mẹ mày hách lắm. Mẹ cháu buôn thúng bán bưng có gì mà hách. Buôn thúng bán bưng mà mấy thằng dân biểu phải đến nhà xin phiếu, không hách thì là gì. Thôi uống đi bác. Ông bác khà một tiếng rồi dằn ly xuống, khen: Tây nó vẫn là Tây. Ông nói thêm: Mê cái gì khổ cái ấy. Cháu thấy bác có khổ đâu. Trông thế thôi, mấy thằng nhà giàu ở khắp vùng Đũn chỉ nghe thấy tiếng ho của tao, chúng đã vãi đái ra, nên rượu thì không thiếu nhưng không phải lúc nào cũng vui. Thằng chánh tổng cũng đã từng bị tao tát cho gãy mấy cái răng vì đòi bắt tao. Bác đi ăn cướp nó đòi bắt là phải rồi. Mẹ mày, mày quên là chính lũ chúng nó mới là bọn cướp cạn. Tao đi ăn cướp thật, nhưng tao còn biết chia cho đứa khác, bọn nó có chia cho ai đâu. Có chứ, nó chia cho quan trên. Mẹ mày, chúng nó cùng một lũ. Thế bác không phải cùng một lũ khác sao? Ừ, một lũ mẹ mày. Mày không phân biệt được chính tà. You có phân biệt được chính tà không? Khi nước cuốn lên hút tất cả tôm cá quẳng lên bờ, you ra oai thần lực và con người khiếp sợ neo đậu thuyền bè vào bến, you vần vũ trên bầu trời và tiếng rống của you làm con người vỡ mật. Dự báo thời tiết có giông rải rác và đợt gió lạnh đông bắc. Pháp luật cũng thua bác à? Bác có để cho pháp luật sờ đến đâu mà thua với thắng. Nói chuyện với mày chán bỏ mẹ. Nghe tao hỏi này: Mày biết đàn bà chưa? Chắc là chưa. Chưa hay là rồi chứ sao lại “chắc là chưa?”. Tại vì chưa chắc đã là biết. Mẹ mày chơi chữ với ông. Nghe cháu hỏi này: Bác biết “chơi” là gì không? Với tao là vét sạch, thế còn với mày? Ngậm miệng ăn tiền. Mẹ mày, đểu. Cháu còn phải học tập bác. Tôi chờ cơn mưa trên chiếc xe gắn máy chạy giữa đường cong của buổi chiều. Cô gái thọc tay vào túi quần (tôi), hỏi: Chim đâu rồi? Bay rồi, tôi nói. Sao bay? Sợ. Tại sao lại sợ? Chết non. Bao giờ về? Không về nữa. Nó đi đâu?Tìm tổ khác. Em giết nó trước khi tìm thấy tổ khác. Ừ, giết được cứ giết. Làm chim bảy món nhé? Tùy. Thế rồi cơn mưa đến. Cô gái bảo: Chim ướt cánh rồi. Tôi nhìn cơn mưa qua những chiếc áo trùm cánh dơi. Bàn tay cô gái vỗ về trong đũng quần, miệng nói: Mưa hay thật. Ừ, mưa che giấu con người vào u tối. Cô gái bảo mưa cổ vũ cho cái sướng được tuyên dương con chim ướt cánh của anh giữa đường phố. Còn rượu nữa không? Bác còn uống được thì cháu chiều. A lô, mang ngay một chai Chivas đến nhé. Quẳng mẹ cái điện thoại của em đi. Vô ngôn như cái cối xay có phải được việc không. Đừng tưởng cái cối xay không biết nói. Tao bảo mày câm mồm. Những cô gái líu ríu dưới cái dù màu đỏ của thế kỷ trước để cho mưa tạt ướt chiếc áo mỏng. Anh làm thơ đấy à?Thơ cái mả mẹ mày, hiếp dâm. Anh nói với em thế à? Ừ, mày là con đĩ. Tôi quẳng con đĩ xuống đường. Những gã đàn ông đói khát bâu lại như một đàn ruồi. Mày có biết đàn ông chân chính là thế nào không? Dạ, cháu học tập bác. Hãy chiếm đoạt cái không thể chiếm đoạt. Bằng cách đi ăn cướp ạ? Hạ sách. Bác bảo cháu phải làm gì? Hãy vẽ một cái ngai vàng rồi ngồi vào đấy. Bác tha cho cháu, con cháu nhà họ Dương giỏi lắm là đi ăn cướp thôi. Mẹ mày, cụ tổ nhà mày có tự ti thế đâu. Thôi bác uống đi, xong đánh một giấc, mộng kê vàng có là bao. Mẹ mày, lại còn yếm thế nữa. Thì mua vui cũng được một vài trống canh. Cứ cho là được một vài trống canh, thế mày lấy cái gì mua vui?

Thưa bác,

địt

một

phát

vào

thiên

thu

vạn

đại.

Ông bác lăn ra cười, nước mắt đầm đìa, nước mũi tèm nhẹp; cho đến khi tiếng cười khàn đục tắt lịm lưng chừng giữa đôi môi mím, nước mắt nước mũi đóng váng trên lớp da mặt nhăn nheo, ông bác chỉ còn là một cái xác vô tích sự ăn vạ nhân gian một chỗ nằm. Em thèm lắm rồi. Thì anh đã tặng em cả gấu, cả chó, cả ngựa, cứ thế mà giải trí lành mạnh. Em chỉ muốn giải trí bằng anh thôi. Đừng có mà chổng mông kêu giời thế. Có mông không chổng thì chổng cái gì? Ông bác kể rằng, trong cái chòi giữa cánh đồng để gác dưa, những người đàn bà mặc xống đi qua đấy chẳng mấy ai không bị ông đòi thuế mãi lộ. Bà nào có khoai thì đưa khoai, không có khoai thì đưa bánh, nếu không có bánh thì cứ nằm ngửa ra. Có một người đàn bà nghiêm trang và sạch đẹp vừa có bánh vừa có khoai, vẫn cứ đòi nằm ngửa ra giữa chòi. Bữa ấy, ông bác đã thu đủ thuế, bảo người đàn bà: Về đi, tha cho mày. Người đàn bà nói: Tôi đến đây có phải để xin ông tha đâu. Ông bác nhìn người đàn bà và hỏi: Muốn trả thù chồng à? Người đàn bà gắt: Hãy chứng tỏ bản lĩnh tiếng tăm của ông đi. Ông bác cười ha hả (thế ra mình cũng có tiếng tăm cơ đấy) bảo người đàn bà chờ. Ông bác bước ra ruộng tìm quả dưa chuột to nhất. Người đàn bà quì xuống ôm chân ông cầu xin: Hãy đánh tôi đi, hãy chửi tôi đi. Ông bác dùng một chân đạp người đàn bà ra và chửi: Đồ đĩ ngựa. Đôi mắt người đàn bà mờ dại: Hãy chửi nữa đi, chửi tục vào, tôi xin. Ông bác ngần ngừ rồi cũng chửi cho sướng miệng. Ông chửi từ trên xuống dưới, chửi từ trái sang phải, chửi toàn bộ súc sinh. Người đàn bà hưng phấn toàn thân bấu vào ông như những con đỉa hút máu. Bất chợt ông bác thấy quả dưa chuột không còn cần thiết nữa, ông đút quả dưa chuột vào miệng người đàn bà và chứng tỏ ông là đàn ông như thế nào. Về sau, mỗi lần người đàn bà này đến, ông bác kính yêu của cháu đều bắt bà quì xuống và bò từ cửa vào như một con chó. Phần thưởng cho bà là một quả dưa chuột to nhất ông đút vào miệng bà cùng lúc với chiếc cọc sắt ông đóng vào lòng bà. Điều tai hại nhất của việc này là người đàn bà đã tôn vinh ông như một vị thần và đòi bỏ chồng theo ông. Ông bác của cháu buộc phải bỏ chạy. Không gác ruộng dưa nữa thì bác làm gì? Xét cho cùng, đi ăn cướp vẫn là công việc gay cấn và thỏa mãn cái thú tính nhất. Người ta bảo đánh đĩ mười phương, chừa một phương lấy chồng, nhưng để trốn chạy người đàn bà ấy, bác quyết định đánh cướp nhà lý trưởng Bân tại ngay cái làng Đũn rách nát sau hai năm hạn liên tiếp. Nhờ bố nó giàu nên mới ngoài hai mươi, thằng nhãi đã được bố mua cho chức lý trưởng. Bác ghét thằng ấy vì nó tự cho là người đàn ông duy nhất trong vùng được con gái mê. Nó quên là cứ trần xì ra, cái ngữ như quả ớt của nó thì con gái nào thèm. Bác chuẩn bị rất kỹ, từ bả cho chó đến dây thừng để trói người nếu cần thiết. Bác cũng sai bọn đàn em chuẩn bị một cái thuyền to. Đêm ấy, tất cả chó lợn nhà nó đều bị bả chết, toàn bộ người trong nhà bị xông thuốc mê bất tỉnh. Sáu thằng đàn em quang gánh vét sạch đồ đạc xuống thuyền. Bác phá tủ vơ hết vàng bạc tư trang gói trong túi vải đeo trên vai. Trước khi đi, bác vén váy tặng con vợ ba của nó quả dưa chuột. Bọn bác xuống Hải Phòng chia của rồi tạm tản đi mỗi người một ngả. Bác mua một cái thuyền khác làm nghề chở hàng, nay đây mai đó, những tưởng là yên chuyện. Một buổi sáng tinh mơ khoảng hai tháng sau, không biết bằng cách nào, con vợ ba của thằng lý trưởng đã đứng trên mũi thuyền bác với cái tay nải quần áo. Ai trong các ngươi được ta chọn, thì cha ta ở trên trời cũng sẽ chọn người ấy. Số phận của các ngươi không phải là đã được định đoạt từ muôn thuở sao. Bởi thế ta bảo các ngươi, hãy chuẩn bị sẵn linh hồn, để khi con người đến, các ngươi được thanh thản ra đi. Người đàn bà ấy tuổi Dậu, bác tuổi Sửu, hợp số kỳ lạ. Chỉ trong một thời gian ngắn, với tài quán xuyến của bà ấy, bác mua thêm một cái thuyền nữa. Rồi một thời gian nữa cũng không bao lâu, bác mua được cái nhà nhà trên phố Dinh. Đấy là cái nhà mà gia đình tôi đã sống ít ngày cuối cùng trên đất Bắc trước khi xuống tàu di cư vào Nam. Phía sau căn nhà có một nghĩa địa Tây và con đường sắt chạy qua. Lần đầu tiên tôi đã nghe thấy tiếng còi tàu và tiếng bánh sắt nghiến trên đường ray rầm rập để mơ tưởng về phía trước những con đường hoan lạc. Sau này, tôi đã nhiều lần đứng một chân trên con tàu dịch chuyển cùng với gà lợn chỉ để chửi thề sự khắc nghiệt của cuộc sống. Và năm mươi năm sau, tôi mới có cơ hội ngồi yên bình trên con tàu để trở về nhìn lại căn nhà trên phố Dinh, nhưng khi đó cả cái tên phố Dinh cũng đã không còn nữa, và cái nghĩa địa Tây đã biến thành một khu dân cư tạp nhạp. Em muốn úp mặt vào mùi hương của quá khứ để ngủ. Đừng đánh thức em. Đừng cho lũ ruồi đến gần. Đừng bắt em phải bận tâm về tương lai. Hãy để cho em yên bề trong mộ phần anh.

4.

Những người đàn ông thuộc bên ngoại nhà hắn dường như đều bị đeo gông bởi một lời nguyền rủa. Tất cả họ, khi lớn lên đều rời bỏ gia đình và không một ai trở về, trừ ông cậu nghiện hút thuốc phiện. Thế hệ sau cũng vậy, họ lần lượt ra đi và chỉ để lại những tin đồn u ám. Đầu tiên là người anh bị bắt lính ở miền Nam. Anh ta may mắn được nhét vào một đơn vị không phải tác chiến và đóng quân ngay trong thành phố trung tâm. Một năm anh ta có những ngày phép và những ngày nghỉ khác, nhưng anh ta không bao giờ trở về căn nhà mà từ đó anh đã ra đi. Người ta kể rằng, cuộc sống thành phố không phải chỗ cho người thất học, và làm lính như anh ta chỉ là thứ đồ bỏ. Bởi vậy, anh ta đã dành thì giờ rảnh của mình cho việc học hành. Vừa kiếm được tấm bằng đủ tiêu chuẩn học sĩ quan là anh ta xin đi ngay. Ra trường, anh ta bị tống ngay vào một đơn vị bộ binh. Ở đấy, người ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đánh nhau, bắn giết. Anh ta lên lon rất nhanh. Trong vòng ba năm, anh ta đã là đại úy đại đội trưởng. Thêm một năm nữa, người ta gắn lon thiếu tá cho anh ta và giao chức tiểu đoàn trưởng. Cùng với việc lên lon nhanh, người ta cũng kể rằng, anh ta rất sát quân. Trận đánh nào của anh ta cũng có người chết. Ở tỉnh lẻ, con gái thích được ngồi trên xe Jeep, và anh ta đã đón dâu bằng chiếc xe Jeep nhà binh của mình một cô gái đẹp nhất tỉnh. Cuộc hôn nhân làm nhiều cô gái ganh tỵ. Trong số những cô gái muốn được ngồi trên xe Jeep của anh ta chiều chiều lượn qua các đường phố có cô gái con của ông chủ cây xăng dòng họ công tử đốt tiền trăm để tìm bạc cắc. Dòng máu ngông cuồng ấy vẫn chảy trong cô ta và đến ngày của quỷ, nó trào lên ước muốn đòi giành lại người đàn ông cô mơ ước. Trong một cuộc đi chơi chung chỉ có ba người, hai vợ chồng ông thiếu tá và cô gần bãi biển, cô nói: Em rất thích bắn thử, cho em mượn súng đi. Ông thiếu tá hào hoa cho cô mượn súng. Phát thứ nhất, cô ta nhắm gốc cây dương bấm cò. Mọi người khen cô bắn giỏi. Phát thứ hai, cô quay đầu súng nhắm vào giữa ngực bà vợ. Khi cả hai vợ chồng ông thiếu tá còn đang ngỡ ngàng thì viên đạn đã nổ. Tiếng nổ hòa vào tiếng sóng đập bên ghềnh đá. Bà vợ nằm gục xuống. Viên đạn gần, không ai nghĩ người đàn bà đang hạnh phúc đó có thể sống. Cô gái bình tĩnh nói: “Hãy khai là bị bắn sẻ”. Anh ta vội quay xe đưa vợ vào nhà thương. Bà vợ được cứu sống. Dù không tố cáo chồng, anh ta vẫn phải đi tù với một nỗi oan mãi mãi. Không ai biết sau đó anh ta sống chết thế nào. Đứa con trai của anh ta không biết mặt bố, năm mười tuổi nó được bà mẹ gởi cho ông cậu vượt biên. Ở đâu đó trên mặt đất, nó tự xóa bỏ dòng dõi và nói: “Tôi được sinh ra từ biển”.

Người cháu của ông cậu út thừa hưởng vai trò trưởng tộc, nhưng anh ta chẳng quan tâm gì đến chuyện giỗ chạp. Anh ta nói người sống còn lo không xong lo gì đến người chết. Sau ngày giải phóng năm 1975, anh ta đi kinh tế mới. Năm ấy, anh ta ba mươi tuổi và vẫn còn độc thân. Dẫu vất vả vì cày cuốc, anh ta vẫn giữ cho mình cái thú vui đọc sách. Thỉnh thoảng có dịp về thành phố, bao giờ anh ta cũng lê la ra mấy cửa hàng sách cũ tìm mua vài cuốn. Đấy là nguồn gốc mọi tai họa của anh ta. Bọn du kích ở địa phương vẫn nhìn thấy anh ta kỳ lạ. Bản chất cô độc của anh ta trở thành cái nghi ngờ của những kẻ chỉ có thể sống dựa vào số đông. Anh ta bị khám xét nhà. Vài cuốn sách của chế độ cũ đủ tang chứng cho anh ta bị qui kết là phản động. Anh ta bị bắt nhốt hơn một tuần lễ cho đến khi người ta đọc xong những cuốn sách học làm người của anh ta. Được thả về, anh ta nhận ra là không thể học làm người theo sách. Sức mạnh của con người không nằm trong mỗi cá nhân, mà nó được nâng đỡ bởi cái thiết chế xã hội. Kẻ nào nắm được cái thiết chế ấy, kẻ đó có sức mạnh. Anh ta bỏ khu kinh tế mới về thành phố sống lẫn lộn trong số đông. Người ta nói có một vị lãnh đạo chính quyền ở đấy rất giống anh ta, mà không có ai nói anh ta rất giống vị lãnh đạo nọ, bởi vì với họ hàng thì anh ta đã mất tích.

Cũng anh em nhà này, gã là người mang một thành kiến nặng về thế thái nhân tình. Gã cho rằng chẳng có ai là người tử tế, bởi thế gã không chơi với ai. Hơn thế, gã còn cho rằng dòng họ nhà gã cũng chẳng ra gì, toàn một thứ chỉ biết chửi đổng thiên hạ. Gã cặm cụi bơm gas bật lửa, bơm mực bút bi ở một góc ngã tư đường. Đám ma đám cưới trong họ có mời gã, gã cũng không đến. Gã tự coi mình như kẻ từ dưới đất chui lên. Nhưng gã là giống đực đầy đủ bộ phận, bởi vậy gã vẫn có nhu cầu làm tình với một con vật giống cái. Thượng đế là đấng hay thương xót đã run rủi cho gã một cô gái. Đàn bà cũng là một giống vật biết thương người, cô gái yêu quí cái nết cần cù của gã. Bà mẹ cô gái cũng tội nghiệp gã tứ cố vô thân, cho gã về làm rể. Ngày ấy, bố cô gái còn đang bị học tập cải tạo, có một gã đàn ông trong nhà cũng yên tâm hơn là một con chó. Người ta bảo rằng gã sa chĩnh gạo. Khi ông bố học tập cải tạo về đã đưa cả gia đình đi Mỹ theo diện bảo lãnh của nước này. Từ đó không ai biết tin tức gì về gã nữa.

Người đàn ông cuối cùng của dòng họ này đã chọn cho mình một cách ra đi khác biệt nhất. Cậu ta là cháu út của ông bán chức trưởng nam lấy mấy sào ruộng. Khi vừa học xong tú tài thì trời đất thay đổi. Những kẻ nhát gan có bao nhiêu sách đốt hết. Bọn liều thì mang sách ra chợ giời. Một khu phố ngắn biến thành cái chợ sách cũ. Để kiếm miếng ăn, cậu ta cũng mang sách ra bán. Bán hết sách mình thì đi lùng mua sách của người. Cuộc sống tạm ổn, cậu ta tranh thủ ngấu nghiến được rất nhiều chữ nghĩa nhét vào trong đầu. Sự hỗn độn của tư tưởng giống như một đám sâu bọ cắn xé lẫn nhau làm cho tâm thần cậu ta nghiêng ngả. Những cơn đau buốt bất chợt như tia chớp đánh ngang đầu làm lóe lên những ảo tượng kỳ quái, một đôi khi nó lại làm tắt phụp tất cả mọi tinh tú và để lại một khoảng trống đen tối sâu thẳm. Những nhà cai trị nhìn thấy ở đấy mầm mống của đại loạn, sách vở là bọn xúi giục, vì thế họ dẹp cái chợ của bọn rách việc ấy đi. Tất cả sách vở bị tịch thu và châm lửa đốt ngay giữa thanh thiên bạch nhật để thị chúng. Tiếc cái văn hóa thì ít, nhưng tiếc cái vốn liếng thì nhiều, cậu ta thất thểu lang thang đi nhặt giấy vụn. Có người kể đã nhìn thấy cậu ta cho giấy vào miệng nhai sau đó tu nước máy trong phòng vệ sinh công cộng. Điều quan trọng nhất là cậu ta cảm thấy mình hoàn toàn tự do. Điên là một cái quyền tối thượng, nó giải phóng con người thoát khỏi tất cả mọi qui ước. Cậu ta vạch cu đái giữa ngã tư và hò hét ở bất cứ chỗ nào cậu ta muốn. Không ai nhìn thấy cậu ta ăn, nhưng cậu ta vẫn có thể nói tiên tri cho bất cứ ai cần niềm hy vọng. Mọi lo âu trên khuôn mặt của cậu ta dần dần biến đi nhường chỗ cho sự lạnh nhạt và với một chút méo mó ở dưới cằm, khuôn mặt ấy tỏ vẻ khinh bỉ cả nhân gian. Lần cuối cùng người ta còn nhìn thấy cậu ta trên đường, khuôn mặt ấy đã thay đổi. Cái miệng lúc nào cũng cười, chưa chắc thượng đế đã biết cậu ta nghĩ gì, bởi vì đấy là cái sản phẩm bị hỏng.

5.

Người đến để làm chứng cho thế gian. Bố tôi bảo: Mày phải làm chứng nhân lịch sử. Con xin bố, bố sinh ra con èo uột như lau sậy, chỉ việc con đứng mà không dựa vào bố đã là vinh quang rồi. Bố đừng bắt lỗi con, bởi tất cả những gì con làm không phải từ cái ý muốn sâu thẳm trong lòng bố sao. Những người đàn bà cũng bảo tôi: Anh phải chứng tỏ mình là đàn ông. Thưa các mẹ, con chỉ có một thằng giống và noi gương các bậc tiền nhân tri túc tiện túc không dám hơn. Các mẹ để con sống để con còn phục vụ tổ quốc. Bố tôi bảo: Nhi nữ thường tình, mày phải đạp dưới chân sự cám dỗ của rắn độc. Trời ơi, bố. Đàn bà sinh ra là để được tôn vinh, con có quì dưới chân họ thì cũng là phẩm hạnh trượng phu nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy, đỉnh cao của thẩm mỹ học thượng thừa. Những người đàn bà nhéo tai tôi, nói: Hãy phục vụ bà trước khi phục vụ tổ quốc nhé. Vâng, con xin nghe lời các mẹ, bởi vì có các mẹ mới có con. Các mẹ sung sướng là con hạnh phúc. Bố tôi quát: Sống phải có lý tưởng cao đẹp. Bố đừng đóng đinh con trên cây thập tự của những thói quen. Đừng bắt con chết vì những điều con không muốn. Và đừng bắt con phải hy sinh cho những kẻ không xứng đáng. Những người đàn bà vây lấy tôi, mơn trớn: Sự vĩnh cửu không dành cho con người, hãy tranh thủ mà tận hưởng cái phù du bọt bèo này. Các mẹ bao giờ cũng là kẻ khôn ngoan nhất trong số những người ngu. Tận hưởng cái phù du không phải chỉ là một cảm giác ngắn ngủi trên đầu ngọn dương cương, mà nhìn thấu suốt cái thế giới đang đổ vỡ. Bố tôi lại quát: Mày không thể đặt cược tương lai vào mông đàn bà. Đúng thế bố ạ, mông đàn bà nhịp lắc không đều, vũ trụ không thể từ tốn mà sinh nở. Những người đàn bà hóa đá cũng cựa quậy: Hãy giải phóng chúng tôi khỏi thời gian, cho chúng tôi chết trong sự đắm đuối mê muội. Được, muốn thì chiều. Các em hãy xếp hàng bên bờ vực và ngửa mặt lên trời cao, mưa sẽ tuôn đổ từ thiên thu tới nghìn trùng, đất sẽ sụt và núi sẽ lở, cây cối sẽ bật rễ và bay lên, các em hãy gieo mình xuống nỗi khát khao tận diệt để hiến tế cho hoang dã cái vẻ đẹp thuần khiết của dục vọng. Bố tôi bảo: Những người đàn ông chân chính không khua chiêng gõ mõ. Điều này thì quá khó. Cả những vị tu hành đức độ cũng không thể im lặng. Họ nói về cái vô ngôn và sự từ bỏ hùng hồn đến nỗi những bà bán cá cũng muốn lên bục giảng. Người đàn bà ngồi gần nhất cắn vào đùi tôi nói nhỏ: Giấc mơ là con đường dẫn tới cái chết. Tôi lặng lẽ đi vào quán trà. Nhạc hòa tấu lẫn trong tiếng cười nói của những cô gái. Anh thích cô nào để tôi giới thiệu? Bà chủ quán hỏi. Tôi nói tôi thích bà chủ vì bà biết cung phụng. Bậy nào, tôi có chồng rồi. Thì cứ để chồng ở nhà nấu cơm, giặt giũ, coi nhà… Trà có mùi hoa và mùi của các vị thuốc. Tôi chế thêm nước sôi. Và tôi muốn đổ tràn ra cho đến khi cái bình thủy khô cạn, nhưng tôi ngại không làm. Sao tôi lại không thể làm những điều tôi ước muốn, dù chỉ là dốc cạn một bình nước trên thố trà? Trời cao nguyên se lạnh và xanh xao gió, những vạt nắng bỏ trốn trên những đám mây, tôi cảm thấy thèm thịt chó chấm mắm tôm, thèm cái vẻ ngái ngủ của con gái. Đổ dốc xuống thung lũng, tôi tìm mùi rừng mới lớn. Gã lái xe ôm bảo, muốn giải trí thì vào tiệm hớt tóc thanh nữ là nhanh gọn nhất. Ngu à, trong tiệm hớt tóc thì làm gì có rừng. Cái ngành công nghiệp may tay này không xuất khẩu thành phẩm mà xuất khẩu phương tiện sản xuất. Vấn đề không phải là nhanh gọn hay chậm rãi gà mờ, cuộc sống đang đòi hỏi chất lượng đỉnh cao, ông có đáp ứng được không? Đừng nhận khuyết điểm qua quýt vì trình độ em có hạn. Tin thời tiết bảo sắp có bão. Mẹ ơi, cho con về nhà. Con đái ra quần rồi. Địt mẹ thằng lang băm, bố mày yếu sinh lý mà mày còn cho cái thực đơn trinh nữ ướp sen thì chầu ông bà sớm à. Mày có biết liệu pháp tinh thần không? Cứ nhìn lên đỉnh núi thì thành trượng phu ngay.

6.

Khi chiếc tàu há mồm mở ra nuốt những người di cư vào Nam năm 1954, hắn còn bé như quả ớt. Thành phố Hải Phòng trong ký ức của hắn chỉ có tiếng còi tàu cắt ngang mặt nghĩa địa. Nhưng những xác chết dưới hầm mộ chỉ nhe răng cười cuộc xê dịch của con người. Chắc hẳn những xác chết cũng nhìn thấy hắn và tất cả những kẻ đang bước xuống tàu há mồm phải đi theo hàng một để nhân viên y tế xịt thuốc sát trùng lên người. Tuy bé xíu nhưng hắn cũng có đủ cảm thức về cái cay đắng của nhân phẩm. Một xác chết có râu, đeo kính nói vào tai hắn: Những con chó có khi còn ít bọ chét hơn chúng mày. Cũng có thể, hắn vẫn thấy bà nội hắn bắt chấy bỏ vào miệng cắn. Nhưng một xác chết có khuôn mặt đàn bà nói: Sạch thì cũng có thoát chết được đâu. Hắn chẳng còn nhớ gì về chuyến đi ngoài chuyện ấy. Hắn cũng không biết có bị say sóng hay không. Có thể hắn đã ngủ suốt và khi tỉnh dậy, hắn nghe thấy tiếng mưa rơi trên cái lều bạt giữa rừng cao su ngút ngàn. Đối với hắn, chỉ có tiếng còi tàu và tiếng mưa mang âm sắc của sự sống. Mẹ hắn kể: Những người đi lính cho Pháp bảo phải đi vào Nam sớm, khi đất nước thống nhất rồi về. Mẹ hắn phân vân lắm, đấy là lúc đang buôn bán làm ăn được. Dầu hỏa gánh từ Hải Phòng về quê bao nhiêu bán cũng hết. Lại nữa, bia rượu, thuốc lá bán cho đám lính Tây lời lãi ngon lành như ăn trầu. Ý Chúa thì sao? Mẹ hắn quì trước hình Đức Mẹ cầu nguyện. Bức hình đột nhiên rơi xuống đất. Ngay ngày hôm sau, mẹ hắn gọi ông cậu đến giao giữ giùm căn nhà, rồi đưa cả gia đình xuống Hải Phòng. Mẹ hắn nghĩ, mang theo mấy chục cây vàng chắc cũng đủ tiêu trong vài ba năm để chờ các nhà chính trị giải quyết với nhau cái ý thức hệ. Nhưng cho đến khi căn nhà lá vách đất được dựng lên giữa rừng hoang vu Nam bộ thì hình ảnh quê nhà càng lúc càng xa. Mẹ hắn không bao giờ còn cơ hội trở về nữa, khi làn sóng di cư kế tiếp diễn ra vào những năm sau 1975 đến nước Mỹ xa xôi. Phần hắn, hắn muốn sống và chia sẻ cái số phận mình với số phận dân tộc (quả thật to tát và lãng mạn) như một ngọn cỏ mọc trên đất quê hương chịu dập vùi. Liệu pháp tinh thần của những ngọn cỏ là mọc nhanh và mọc nhiều, biết chết vẫn mọc, và có giết cũng không chết cho dù diệt cỏ người ta đã phải diệt tận gốc. Ở đâu có nắng mặt trời ở đấy có cỏ. Cỏ tự do và cỏ ca hát trên cái hiện sinh phù ảo. Hắn tự tìm cho mình những ý nghĩa bằng cách nghiền bột sách hòa với nước bơm thẳng vào máu. Định lượng chính xác của năm trăm hai mươi ba cuốn sách với tổng cộng mười một ngàn bảy trăm trang đạt chuẩn cho hắn trở thành con người văn hóa. Không đái đường, không ỉa bậy, biết đi thưa về trình. Cho đến năm ba mươi tuổi trên người hắn vẫn không mọc một sợi râu hay sợi lông nào. Hắn vẫn biết thích và thèm đàn bà, nhưng tuyệt nhiên cái con giun ngọ nguậy tầm phào của hắn chưa bao giờ xuất tinh dịch. Bởi thế, điều bí ẩn này trở thành một hấp lực kinh hoàng đối với tất cả mọi phụ nữ có cơ may làm tình với hắn. Hắn có thể kéo cưa hò xẻ cái dương vật đen đủi của hắn trong hố thẳm của khoái cảm cho đến khi người đàn bà kiệt sức mà vẫn cương cứng như một cây sắt. Bố hắn giục: Mày phải lấy vợ và đẻ con cho tao nhìn thấy cái dòng máu mình lưu chuyển. Sau nhiều lần quanh co rồi hắn cũng phải thú thật và xin lỗi tổ tiên rằng: Con lấy vợ thì được, nhưng đẻ con thì bất khả. Y học Tây phương chẳng có giá trị gì trong trường hợp của hắn. Gã lăng băm trên núi Tà Cú xuống xem mạch cho hắn, bảo: Khí huyết bất thường, cần phải uống thuốc lọc bỏ tạp chất trong máu và điều chỉnh chân khí. Lọc máu thì có thuốc của thày, nhưng điều chỉnh chân khí thì hắn phải tự làm lấy bằng phương pháp tự kỷ ám thị và tập dịch cân kinh. Ừ thì cứ thử xem. Mỗi tuần, hắn phải lên núi Tà Cú lấy thuốc và cho gã lang băm kiểm tra kinh mạch. Câu tự kỷ ám thị hắn phải lải nhải bất kể ngày đêm là “Tao là đàn ông, tao sinh ra đàn bà và tất cả lũ chúng mày”. Dịch cân kinh tập ngày hai lần, trước và sau khi ngủ. Trong giấc mơ, hắn luôn luôn thấy người mọc đầy lông lá và nhẩy nhót leo trèo như một con khỉ. Uống thuốc và tập luyện được một năm, từ mu bàn chân những sợi lông hướng thượng một cách bất thường mọc dần lên tới hai ống chân. Đến năm thứ hai, đột nhiên dưới vực đan điền và trong hai khe nách nở xòe những chùm lông màu vàng mượt óng ả. Hắn thử gần đàn bà, nhưng vẫn không thấy tinh dịch xuất. Sang năm thứ ba, khi hắn muốn bỏ cuộc thì cũng là lúc trên mép hắn mọc râu. Những sợi râu vừa đen vừa vàng xen kẽ nhau trông như cái hàng rào. Đến lúc ấy, chỉ cần nhìn thấy đàn bà hở hang là hắn đã vãi ra. Bởi thế, lúc nào hắn cũng đeo băng vệ sinh phụ nữ và không bao giờ bỏ áo trong quần.

7.

Những con quỉ cái nấp dưới gốc cây và quăng những chiếc áo lót cho người đi đường và bọn bán phim sex níu người ta lại. Giá rẻ anh Hai. Anh Hai thích Mỹ, Nhật hay Thái… Đen hay trắng? Con kinh bốc mùi khăm khẳm, tôi há mồm hớp một ngọn gió rồi khạc ra một búng máu. Trần gian chổng ngược hai chân để làm tình với bầu trời. Những người đàn bà vẫn bóp mũi tôi và bảo: Đừng ngửi cái mùi xú uế. Ôi mẹ ơi, con chết mất, xú uế thì cũng phải thở. Không, tao thà giết mày. Tôi cố vùng thoát, một mùi thối hơn cả chuột chết xộc đến. Tôi ọe ra. Cái mùi xú uế vẫn nằm trong bụng và nó thấm qua đường ruột vào máu. Tôi cảm thấy mình đang biến hình. Những kỳ quan của thế giới mỗi ngày một nhiều. Sự dị dạng của các nhân cách được nhân bản. Tôi muốn triển lãm tôi trên những ô gạch của đường đi. Những người đàn bà tát vào má tôi: Mày là đồ đê tiện, đểu cáng. Không khí bị nhiễm độc. Ngồi trên ngọn gió và địt trong mây, tôi vẫn còn đủ lãng mạn để sống cuộc đời này. Nhưng những người đàn bà nhất định giết tôi để giữ sự thanh danh cho thân xác. Tôi không thể trốn chạy. Thời gian mọc nấm trên người tôi. Những sợi lông hóa thạch như gai cứng đâm vào thịt, tôi nghe thấy tiếng của đám đông: Hãy treo nó lên.